Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2012 - 2013 môn thi: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2012 - 2013 môn thi: Ngữ Văn

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

 Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây, chọn đáp án đúng (A, B, C hoặc D) và chép vào bài làm.

Câu 1: Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả Nguyễn Du sử dụng để miêu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều?

A. Bút pháp tả thực.

B. Bút pháp ước lệ. C. Bút pháp lãng mạn.

D. Bút pháp khoa trương.

Câu 2: Trong giao tiếp, không đảm bảo phương châm hội thoại về lượng tức là:

 A. Nói những điều không đúng với sự thật khách quan.

 B. Nói những điều không đúng nhưng mình tin là đúng.

 C. Nói đúng, đủ nhưng thiếu những cử chỉ, điệu bộ tương ứng.

 D. Nói thừa hoặc thiếu nội dung, không đáp ứng yêu cầu giao tiếp.

Câu 3: Bài thơ nào gợi nhắc người đọc đạo lý sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ?

A. Viếng lăng Bác.

B. Mùa xuân nho nhỏ. C. Ánh trăng.

D. Mây và sóng.

Câu 4: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được in trong tập thơ nào của tác giả Huy Cận?

A. Lửa thiêng. B. Trời mỗi ngày lại sáng. C. Đất nở hoa.

 D. Bài ca cuộc đời.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2012 - 2013 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo 
Hưng yên
đề Thi chính thức
(Đề thi có 02 trang)
kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên
Năm học 2012 - 2013
Môn thi: ngữ văn
(Đề thi chung cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài:120 phút
I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
	Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây, chọn đáp án đúng (A, B, C hoặc D) và chép vào bài làm.
Câu 1: Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả Nguyễn Du sử dụng để miêu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều?
A. Bút pháp tả thực.
B. Bút pháp ước lệ. 
C. Bút pháp lãng mạn.
D. Bút pháp khoa trương.
Câu 2: Trong giao tiếp, không đảm bảo phương châm hội thoại về lượng tức là:
	A. Nói những điều không đúng với sự thật khách quan.
	B. Nói những điều không đúng nhưng mình tin là đúng.
	C. Nói đúng, đủ nhưng thiếu những cử chỉ, điệu bộ tương ứng.
	D. Nói thừa hoặc thiếu nội dung, không đáp ứng yêu cầu giao tiếp.
Câu 3: Bài thơ nào gợi nhắc người đọc đạo lý sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ?
A. Viếng lăng Bác.	 
B. Mùa xuân nho nhỏ.
C. ánh trăng.
D. Mây và sóng.
Câu 4: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được in trong tập thơ nào của tác giả Huy Cận? 
A. Lửa thiêng. B. Trời mỗi ngày lại sáng.
 C. Đất nở hoa. 
 D. Bài ca cuộc đời. 
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào có thành phần tình thái?
 A. Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.
 	B. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
 	C. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con.
 	D. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to.
Câu 6: Qua văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Đe-ni-ơn Đi-phô muốn nói với chúng ta điều gì?
	A. Phiêu lưu mạo hiểm rất thú vị.
	B. Khi gặp hoàn cảnh khó khăn hãy hi vọng người khác cứu giúp.
	C. Không may gặp hoàn cảnh khó khăn, bằng mọi cách ta phải vượt qua.
	D. Trong hoàn cảnh khó khăn, con người phải có tinh thần lạc quan. 
Câu 7: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi.” 
	Các câu văn trên nói lên tâm trạng gì của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân?
	A. Sững sờ và đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
	B. Lo sợ khi thấy mụ chủ nhà nói sẽ đuổi gia đình mình đi nơi khác.
	C. Bàng hoàng, sững sờ khi biết tin Tây đốt nhà mình.
	D. Cảm động vì được gặp lại những người cùng làng lên tản cư.
Câu 8: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
	A. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.
	B. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay cái đẹp của bài thơ, đoạn thơ.
	C. Cần bám sát vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệuđể cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.
	D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
II. Phần tự luận: 
Câu 1: (1,0 điểm) Hãy chỉ ra các lỗi sai trong câu văn sau và sửa lại các lỗi sai đó.
	Qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc họa lổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần nạc quan, dũng cảm. 
Câu 2: (2,0 điểm)
“Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu” 
(Sang thu - Hữu Thỉnh)
	Viết đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh đám mây trong đoạn thơ trên.	
Câu 3: (5,0 điểm)
	Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
------------ Hết ------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.....
Số báo danh:......Phòng thi số:.......
Chữ ký của giám thị:................

Tài liệu đính kèm:

  • docDe chuyen hung yen.doc