Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2011 - 2012 môn thi: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2011 - 2012 môn thi: Ngữ Văn

Câu 1 (2 điểm)

a. Văn bản "Chiếc lược ngà" của ai, được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Ai là người kể chuyện?

b. Trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:

"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng".

Về hình ảnh "ngọn lửa" trong đoạn thơ trên có bạn học sinh hiểu là: "một hiện tượng tạo nên ánh sáng và hơi ấm do sự đốt cháy nhiên liệu". Cách hiểu của bạn đó đã hoàn toàn đúng chưa? Vì sao?

Câu 2 (3 điểm)

Học sinh được chọn 01 trong 02 đề sau:

Đề 1:

Có người nói: "Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình".

Em hiểu ý kiến trên như thế nào, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để làm sáng tỏ ý kiến đó.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2011 - 2012 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tân Trường
Thi thử đợt II
(Ngày thi: 20 - 6 - 2011- Buổi sáng)
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Năm học 2011 - 2012
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm)
a. Văn bản "Chiếc lược ngà" của ai, được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Ai là người kể chuyện?
b. Trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"...
Về hình ảnh "ngọn lửa" trong đoạn thơ trên có bạn học sinh hiểu là: "một hiện tượng tạo nên ánh sáng và hơi ấm do sự đốt cháy nhiên liệu". Cách hiểu của bạn đó đã hoàn toàn đúng chưa? Vì sao?
Câu 2 (3 điểm)
Học sinh được chọn 01 trong 02 đề sau:
Đề 1: 
Có người nói: "Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình".
Em hiểu ý kiến trên như thế nào, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để làm sáng tỏ ý kiến đó.
Đề 2:
Có ý kiến khẳng định: "Tuổi trẻ học đường cần tránh xa các tệ nạn xã hội", hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đó.
Câu 3 (5 điểm).
 Học sinh được chọn 01 trong 02 đề.
Đề 1:
Có ý kiến nhận xét: "Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thành kính của tác giả từ miền Nam vừa giải phóng ra viếng Bác Hồ".
Hãy phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên.
Đề 2: 
Phân tích vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và trong suy nghĩ của anh thanh niên khi anh sống một mình trên trạm khí tượng giữa núi rừng Tây Bắc, trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long.
---- Hết ----
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:.....................................
Giám thị coi thi số 1:......................................; Giám thị coi thi số 2:...........................
Trường THCS Tân Trường
Thi thử đợt II
(Ngày thi: 20/6 /2011- buổi sáng)
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Năm học2011 - 2012
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
Hướng dẫn đáp án, biểu điểm, tiêu chuẩn cho điểm.
Câu hỏi
ý
Yêu cầu cần đạt, tiêu chuẩn cho điểm
Điểm
Câu 1
2 điểm
a/1đ
- Nêu đúng, viết đúng chính tả tên tác giả, nhân vật, nêu được hoàn cảnh sáng tác: – 1 điểm.
+ Tác giả : Nguyễn Quang Sáng
+ Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1966, khi tác giả đang sống, chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Mĩ. 
+ Người kể chuyện: Nhân vật "tôi" trong truyện.
1đ
b./1đ
- Nhận xét được cách hiểu của bạn học sinh: - 0,5 điểm.
Cách hiểu đó chưa hoàn toàn đúng với cách dùng từ ngọn lửa của tác giả trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ, bài thơ.
- Nêu rõ lí do: - 0,5 điểm.
Trong đoạn thơ tác giả dùng từ "ngọn lửa" với nghĩa ẩn dụ, mượn hình ảnh "ngọn lửa lòng bà" để nói đến tình cảm ấm áp, nồng nàn và sâu sắc mà bà dành cho cháu. Tình yêu thương của bà đã đem đến cho cháu niềm tin son sắt vào cuộc sống, vào tương lai.
1đ
Câu 2
3 điểm
Đề 1
Bài làm cần đạt các yêu câu sau:
- Hìnhthức: Bài nghị luận xã hội đời sống; Cần sử dụng phép lậpluận giải thích, bình luận kết hợp chứng minh; Biết lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống, sách báo (các phương tiện thông tin); Bài có bố cục, biết dựng đoạn, liên kết đoạn có sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh làm tăng tính thuyết phục, sử dụng câu chuẩn ngữ pháp. Biết liên hệ thực tế.
- Nội dung: Cần hiểu được vấn đề cần nghị luận: Tự học - điều kiện tiên quyết trên con đường học vấn và sự nghiệp của mỗi người - (Có thể dựa vào nội dung văn bản Hành trang vào thế kỉ 21 để trình bày), Nội dung bài làm cần làm rõ các vấn đề sau thể theo gợi ý trong dàn bài:
A. Mở bài( 0,25 điểm):
Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị ,luận:
- Tự học - một chìa khóa vàng của tường lai trong hoạt động học tập của mỗi người.
- Trong lịch sử, trong thực tế đời sống của nhân loại đã có biết bao tấm gương tự học đã trở thành những nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, quân sự,...Vì vậy, ý kiến: "Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình" là đúng và chí lí.
B. Thân bài (2,5 điểm):
* Trình bày khái niệm tự học: - 0,25 đ
Tự học là một hoạt động tư duy bên trong của con người. Là sự tự tìm tòi, học hỏi, tìm hiểu tri thức trên sáh báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet để thu nhận, tích lũy tri thức.
* Lí giải nguyên nhân (lí do) vì sao phải tự học? - 0,25 đ.
- Vì thời lượng học trong nhà trường là theo một một thời lượng nhất định, việc tiếp thu kiến thức từ thầy có hạn còn hiểu biết do tự học là vô hạn.
- Muốn nâng cao, mở rộng kiến thức là và tiến xa trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình cần phải có ý thức tự học (lấy dẫn chứng một vài câu nói nổi tiếng như: Lê nin nói: "Học, học nữa, học mãi”; Hồ Chí minh cũng nói: Lấy học làm cốt”,...
- Tự học còn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính mình, thể hiện con người có ý chí, có lòng tự trọng và nhân cách.
* Trình bày vai trò, lợi ích tự học, biểu hiện của tự học: - 1điểm
- Tự học- con đường giải quyết được nhiều vấn đề cuộc sống: sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, kinh tế, sức khỏe; Tự học - giúp con người đủ tự tin đứng trước những khát vọng cao đẹp về học vấn dù hoàn cảnh cá nhân có khắc nghiệt, ngặt nghèo: Lấy dẫn chứng (Trong đời sống không phải ai cũng có điều kiện đến trường, những người đó đã phải vượt lên những khó khăn để tự học và nhiều người đã thành tài, trở thành những người nổi tiếng trong các lĩnh vực như Hồ Chí Minh, như các đại văn hào Măcxim.Gorki, Bandăc và rất nhiều những người nổi tiếng khác trên thế giới => Đó là sức mạnh kì diệu của tự học.
- Tự học còn là con đường thử thách rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của của con người trên con đường chiếm lính tri thức và lập nghiệp; Không ai thành đạt mà không có chí lớn (Lấy dẫn chứng – Ví dụ: Lỗ Tấn nói: "Trên con đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng”.
* Trình bày việc tự học trong cuộc sống hiện tại của bản thân: - 0,5 điểm.
 Trong nền giáo dục hội nhập việc tự học rất quan trọng - trở thành chìa khóa vàng trong thời đại bùng nổ thông tin: Mỗi học sinh cần tự học để tiếp thu, tích lũy kiến thức, chiếm lĩnh tri thức, vươn lên trên con đường lập nghiệp; Tự học để khẳng định mình.
C. Kết luận: - 0,25 điểm.
- Khẳng định ý nghĩa việc tự học; Đề cao tự học trong thời kì đổi mới, hội nhập của đất nước.
- Không phủ nhận việc học ở trường, học ở thầy.
3đ
Đề 2
Bài làm cần đạt các yêu cầu sau:
- Hìnhthức: Kiểu bài nghị luận xã hội – về hiện tượng đời sống; Cần sử dụng phép lậpluận giải thích, bình luận kết hợp chứng minh; Biết lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống, sách báo (các phương tiện thông tin); Bài có bố cục, biết dựng đoạn, liên kết đoạn có sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh làm tăng tính thuyết phục, sử dụng câu chuẩn ngữ pháp. Biết liên hệ thực tế cuộc sống và trong nhà trường.
- Nội dung; Cần hiểu rõ vấn đền nghị luận: Tuổi trẻ học đường cần tránh xa các tệ nạn xã hội. Biết trình bày các luận cứ làm rõ luận điểm. Có thể theo dàn bài gợi ý sau:
A. Mở bài: - 0,25 điểm
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến
B. Thân bài: - 2,5 điểm
- Giải thích được thế nào là tệ nạn xã hội, kể tên một số tệ nạn xã hội (rựơu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm,...) – 0,25đ
- Biểu hiện của tệ nạn xã hội trong đời sống xã hội, trong nhà trường: (dẫnchứng - trong các đám hiếu, hỉ, ngày lễ tết có các bạn trẻ chơi tú - lơ-khơ ăn tiền, hút thuốc, uống rựơu say xỉn, đánh lộn nhau, thậm chí có bạn còn chơi lô đề, đua xe,..., có bạn còn nghiện thuốc phiện, ma túy,... – 1 đ
- Trình bày hậu quả của các tệ nạn xã hội: - 1đ
+ Với bản thân
+ Gia đình
+ Xã hội
- Biện pháp, giải pháp phòng, tránh các tệ nạn hội: - 0,25đ
+ Tuổi trẻ cần có bản lĩnh, xây dựng lối sống lành mạnh.
+ Gia đình, nhà trường, xã hội có biện pháp giúp đỡ bạn trẻ tránh xa tệ nạn xã hội.
C. Kết bài: - 0,25 điểm
- Khẳng định vai trò của tuổi trẻ trong phòng tránh tệ nạn hội và liên hệ tương lai đất nước
* Tiêu chuẩn tính điểm (chung 2 đề)
- Điểm 3 đạt các yêu cầu ở mức cao nhất.
- Điểm 2 đạt cơ bản các yêu cầu, viết có tính thuyết phục.
- Điểm 1 đã đạt các yêu cầu, viết sơ sài.
- Điểm 0 chưa biết viết bài nghị luận xã hội.
(Trong quá trình chấm, giám khảo có thể cho điểm lẻ 0,25 trong từng ý).
Câu 3
5điểm
Đề 1
Bài làm văn cần đạt các yêu cầu sau:
- Hình thức: Đề nghị luận văn học - nghị luận tác phẩm thơ. Biết vận dụng các phương pháp lập luận để phân tích bài thơ. Bài văn có bố cục, biết dựng đoạn, liên kết đoạn, câu chuẩn ngữ pháp. Biết liên hệ, biết sử dụng dẫn chứng hợp lí. Lời văn lưu loát.
- Nội dung: Bài văn vẩn làm sáng rõ: Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thành kính của tác giả từ miền Nam vừa giải phóng ra viếng Bác Hồ. Có thể theo gợi ý dàn bài sau:
A. Mở bài: - 0,5 điểm
- Dẫn dắt vấn đề,
- Nêu nội dung nghị luận, trích dẫn nhận xét.
B. Thân bài: - 4 điểm.
(Cần tập trung phân tích làm rõ các ý sau)
* Phân tích làm rõ niềm xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác: - 1,5 điểm
- Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác gợi liên tưởng đến "Hàng tre xanh xanh Việt Nam", đến tình đoàn kết dân tộc trong khó khăn, thử thách.
- Hình ảnh mặt trời gợi hình ảnh Bác : Mặt trời trong lăng rất đỏ, đến công lao vĩ đại của Bác dành cho dân tộc. Và sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Hình ảnh đoàn người vào viếng Bác gợi liên tưởng đến hình ảnh: Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, là tình cảm của nhân dân đối với Bác.
* Phân tích làm rõ niềm xúc động thành kính, thiêng liêng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác: - 1,5điểm
- Cảm nhậncủa nhà thơ về hình ảnh Bác "đang trong giấc ngủ bình yên", thanh thản giữa: vầng trăng sáng dịu hiền", giữa thiên nhiên trong trẻo, an lành; Đó là cảm xúc: Bác còn sống mãi.
- Phân tích trạng thái tâm lí của nhà thơ: Lí trí và tình cảm, niềm tin và thực tại có sự khác biệt: tin Bác còn sống mãi nhưng vẫn không tránh khỏi nỗi đau mất Bác, không được gặp Người nên nhà thơ "đau nhói ở trong tim" (phân tích động từ "nhói" để làm rõ đó là nỗi đau chan chứa tình yêu thương của một người con dành cho cha, của một người công dân dành cho lãnh tụ,...) => Đó chính là tình cảm của nhân dân dành kính dâng lên Bác.
* Phân tích nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ với Bác: - 1 điểm.
- Nhà thơ giãi bày nỗi nhớ thương khi phải về miền Nam, phải xa Bác
- Nhà thơ bày tỏ ước muốn được hóa thân thành cây tre, bông hoa, con chim,...bên lăng Bác. Đặc biệt muốn hóa thân làm cây tre "trung hiêu" – Phân tích hình ảnh cây tre và so sánh với hình ảnh cây tre ở đầu bài thơ để nâng cao ý ngghĩa tư tưởng nhà thơ muốn gửi gắm: sống đẹp, sống trung thành với lí tưởng của Bác. 
=> Tình cảm với Bác trở thành lẽ sống của cuộc đời nhà thơ nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung.
C. Kết bài: - 0,5 điểm.
- Khái quát nội dung nghệ thuật bài thơ, khẳng định tình cảm của nhà thơ, của nhân dân dành cho Bác.
- Liên hệ thực tế việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tiêu chuẩn tính điểm:
+ Điểm 5 đạt hoàn hảo các yêu cầu, biết phân tích chi tiết, hình ảnh thơ để làm rõ vấn đề; văn viết có tính biểu cảm, có tính thuyết phụ, lôi cuốn.
+ Điểm 4 đạt các yêu cầu ở mức cao, lời văn có tính thuyết phục, chặt chẽ.
+ Điểm 3 đạt cơ bản các yêu cầu, phân tích chưa sâu sắc.
+ Điểm 2 đạt các yêu cầu về hình thức, nội dung, lập luận chưa mạch lạc, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ khá nhiều.
+ Điểm 1 đã nêu được vấn đề nghị luận, trình bày chưa đầy đủ luận cứ. Viết lủng củng.
+ Điểm 0 chưa biết làm bài nghị luận về tác phẩm thơ.
( Khi chấm giám khảo có thể cho điểm lẻ 0,25 trong từng ý)
5đ
Đề 2
Bài làm văn cần đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức: Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện - phân tích nhânvật truyện. Biết sử dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp để làm rõ vấn đề. Biết trình bày bài theo bố cục, biết dựng đoạn viết câu chuẩn ngữ pháp, biết sử dụng dẫn chứng hợp lí, biết liên hệ.
- Nội dung: Tập trung làm rõ luận điểm: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và trong suy nghĩ của anh thanh niên khi anh sống một mình trên trạm khí tượng giữa núi rừng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Có thể theo gợi trong dàn ý sau:
A. Mở bài: - 0,5 điểm.
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác gải, tác phẩm, nhân vật
- Nêu vấn đề cần nghị luận, nêu nhận xét khái quát về nhân vật chính.
B. Thân bài: - 4 điểm
Cần tập trung phân tích nhân vật ở những đặc điểm sau:
* Giới thiệu khái quát nội dung, nghệ thuật truyện, cách xây dựng nhân vật truyện để làm nổi bật nhân vật anh thanh niên: - 0,5 điểm.
* Phân tích những đặc điểm tiêu biểu của anh thanh niên để làm rõ luận điểm: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và trong suy nghĩ của anh thanh niên: - 3 điểm.
+ Hoàn cảnh sống một mình.
+ Gắn bó với công việc: (Lập luận + dẫn chứng)
+ Nghiêm túc với công việc, nghiêm túc trong cuộc sống: Tổ chức cuộc sống rất khoa học,...
+ Luôn quan tâm đến mọi người (Những người đã quen thân, những người mới gặp): lập luận + dẫn chứng.
=> Bày tỏ tình cảm với nhân vật.
+ Đánh giá cách xây dựng nhân vật, xây dựng truyện của tác giả: - 0,5 điểm.
C. Kết bài: - 0,5 điểm.
- Nêu cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
- Liên hệ quan niệm sống của anh trong thực tế.
- Tiêu chuẩn tính điểm:
+ Điểm 5 đạt hoàn hảo các yêu cầu, biết phân tích đặc diểm nhân vật trong truyện, văn viết có kết hợp hài hòa các phương pháp lập luận, tính biểu cảm, có tính thuyết phụ, lôi cuốn.
+ Điểm 4 đạt các yêu cầu ở mức cao, bố cục chặt chẽ, mạch lạc, lời văn có tính thuyết phục, chặt chẽ.
+ Điểm 3 đạt cơ bản các yêu cầu, phân tích chưa sâu sắc.
+ Điểm 2 đạt các yêu cầu về hình thức, nội dung, nêu được đặc điểm nhân vật phân tích còn sơ sài, chưa biết trình bày dẫn chứng, lập luận chưa mạch lạc, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ khá nhiều.
+ Điểm 1 đã nêu được vấn đề nghị luận, trình bày chưa đầy đủ luận cứ. Viết lủng củng.
+ Điểm 0 chưa biết làm bài nghị luận tác phẩm truyện – chưa biết phân tích làm rõ đặc điểm nhân vật..
( Khi chấm giám khảo có thể cho điểm lẻ 0,25 trong từng ý)
Tổng điểm
10
--- Hết ---

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VAN THI THU 10 -2 - 011.doc