Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT quốc học môn: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT quốc học môn: Ngữ Văn

Câu 1: (2 điểm)

 Kể tên các văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 9.

 Trong số đó, văn bản nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho em ? Bằng một đoạn nghị luận (dài không quá 15 dòng giấy thi) theo phép lập luận quy nạp, hãy trình bày về ấn tượng đó.

Câu 2: (2 điểm)

 Đọc kỹ đoạn thơ sau:

 " Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

 Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."

 (Nguyễn Du - Truyện Kiều)

 Hãy viết một văn bản (dài không quá một trang giấy thi) để phân tích hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ. Trong văn bản có sử dụng các yếu tố: khởi ngữ, thành phần biệt lập, lời dẫn trực tiếp (xác định bằng cách gạch chân).

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT quốc học môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUỐC HỌC 
 THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 19.06.2006
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN
 SBD:..............PHÒNG:......... Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2 điểm)
	Kể tên các văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 9.
	Trong số đó, văn bản nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho em ? Bằng một đoạn nghị luận (dài không quá 15 dòng giấy thi) theo phép lập luận quy nạp, hãy trình bày về ấn tượng đó.
Câu 2: (2 điểm)
	Đọc kỹ đoạn thơ sau:
 	 " Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
	 Bốn bề bát ngát xa trông, 
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. 
	 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."
	 (Nguyễn Du - Truyện Kiều) 
 	Hãy viết một văn bản (dài không quá một trang giấy thi) để phân tích hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ. Trong văn bản có sử dụng các yếu tố: khởi ngữ, thành phần biệt lập, lời dẫn trực tiếp (xác định bằng cách gạch chân).
Câu 3: (6 điểm)
	Từ việc trình bày cảm nhận về một tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, hãy nói về góc đẹp nhất trong lòng em.
------------------------ Hết --------------------------
SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUỐC HỌC 
 THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 19.06.2006
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: ( 2 điểm)
a. Kể tên các văn bản nhật dụng: (1 điểm)
	+ Lớp 8: 	- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
	- Ôn dịch, thuốc lá.
	- Bài toán dân số.
	+ Lớp 9:	- Phong cách Hồ Chí Minh
	- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
 -Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
b. Xác nhận văn bản để lại ấn tượng sâu đậm - Trình bày về ấn tượng: (1 điểm)
+ Hình thức: Một đoạn nghị luận (không xuống dòng) theo phép lập luận quy nạp. (0,5 điểm)
+ Nội dung: Ấn tượng về văn bản nhật dụng. (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a. Hình thức:(1 điểm)
- Văn bản không dài quá một trang giấy thi.
- Văn bản có đủ các yếu tố: khởi ngữ , thành phần biệt lập (thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú) và lời dẫn trực tiếp.
b. Nội dung: (1 điểm)
Học sinh có thể phân tích theo trình tự đoạn thơ hoặc phân tích theo từng vấn đề. Sau đây là gợi ý chung:
- Hoàn cảnh:(0,5 điểm)
	+ Kiều bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
	+ Không gian trước lầu Ngưng Bích mở ra mênh mông, "bát ngát" đến rợn ngợp. Thời gian tuần hoàn song khép kín đến tù đọng.
- Tâm trạng:(0,5 điểm)
	+ Sự cô đơn, lẻ loi, buồn tủi.
	+ Nỗi đau xót, ê chề, "bẽ bàng".
Câu 3: (6 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Nắm kỹ năng làm loại bài tổng hợp.
- Biết gắn kết giá trị của một tác phẩm văn học với đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của cá nhân người viết.
- Lý giải thuyết phục, mạch lạc. Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Đề bài có hai yêu cầu:
- Yêu cầu 1: Nêu cảm nhận về một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
- Yêu cầu 2: Trình bày về "Góc đẹp nhất trong lòng em".
* Thực chất, yêu cầu (2) vừa là khởi nguyên, vừa là đích tới của yêu cầu (1).
* Học sinh có thể tách biệt hay lồng ghép hai yêu cầu này sao cho hợp lý, nhuần nhuyễn và thuyết phục.
* Học sinh phải xác định chính xác "góc đẹp nhất" trong lòng mình là ở đâu, chứa đựng điều gì, từ đó mới có định hướng lựa chọn tác phẩm, lựa chọn các giá trị thích hợp để thẩm bình, nhằm làm sáng rõ "góc đẹp nhất" đó.
1. Yêu cầu 2: 
- "Góc đẹp nhất trong lòng em" có thể thuộc về tư tưởng hay tâm hồn, tình cảm 
- "Góc đẹp nhất" phải thể hiện sự chính chắn và sâu sắc trong nhận thức của người viết; đồng thời phù hợp với quan niệm về đạo đức của xã hội, đạo lý của dân tộc. 
2. Yêu cầu 1:
- Lựa chọn tác phẩm có các giá trị thể hiện tốt nhất nội dung trên.
- Tác phẩm có thể có nhiều giá trị, ý nghĩa. Người viết phải biết lướt qua (hoặc bỏ qua) các khía cạnh thứ yếu, biết nhấn mạnh ở những khía cạnh chính yếu (cả nội dung và hình thức) có sự gắn kết với "góc đẹp nhất" của tâm hồn mình.
C. Biểu điểm:
- Điểm 6: Nội dung bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu ở trên. Cảm nhận tốt các giá trị tác phẩm trên cơ sở định hướng chính xác vấn đề. Gắn kết hai phần tốt. Diễn đạt sáng tạo, truyền cảm, giàu chất văn. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Điểm 4: Thể hiện được các yêu cầu cơ bản. Cảm nhận đúng đắn các giá trị tác phẩm, có sự gắn kết với trọng tâm vấn đề, tuy nhiên chưa hoàn hảo. Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ, sạch.
- Điểm 2: Bài nêu chưa được nửa số ý. Có hiểu vấn đề, tuy vậy chưa giải quyết được luận đề. Diễn đạt còn vụng, chữ viết chưa sạch đẹp.
- Điểm 1: Bài lạc đề. Phân tích tác phẩm sa đà, không định hướng. Diễn đạt vụng, chữ viết cẩu thả.
----------------- Hết ------------------
SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUỐC HỌC 
 THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 19.06.2006
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN (CHUYÊN)
 SBD:...........PHÒNG:......... Thời gian làm bài: 150 phút 
Câu 1: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
" Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...
* * *
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác."
 (Nam Cao - Lão Hạc )
1.1 Theo em, đoạn văn bản trên là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm ? Giải thích ngắn gọn lý do. 
1.2. Từ nội dung đoạn trích và toàn tác phẩm, hãy tìm hiểu hàm ý của hai câu : " Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ... Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".
Câu 2: (7 điểm)
" Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh."
 (Nguyễn Đình Thi -Tiếng nói của văn nghệ)
Em hiểu thế nào về nhận định trên ?
Chọn phân tích hai tác phẩm văn học Việt Nam (trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở), một thuộc thời kỳ trung đại, một thuộc thời kỳ hiện đại để làm sáng rõ vấn đề.
----------------- Hết ------------------
SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUỐC HỌC 
 THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 19.06.2006
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Câu 1: (3 điểm)
1.1. - Đoạn văn là lời độc thoại nội tâm. (0,25 điểm)
- Lý do:(0.75 điểm) 
	+ Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
	+ Lời trong văn bản là lời độc thoại nội tâm của nhân vật "Tôi "(Ông giáo) 
1.2. Tìm hiểu hàm ý ở hai câu văn: 
a. Câu "Cuộc đời ... đáng buồn..." : 
- Sự ngỡ ngàng, thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (hiểu nhầm) (0,5 điểm)
- Nỗi chán ngán, chua chát của ông giáo trước cuộc đời và thế thái nhân tình. (0,5 điểm)
b. Câu "Không ! Cuộc đời ... nghĩa khác": 
- Sự khẳng định mạnh mẽ, niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc - nhân cách của một người lao động lương thiện.(0,5 điểm)
- Nỗi buồn, nỗi xót xa cho số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ.(0,5 điểm)
Câu 2: (7 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Nắm vững kỹ năng làm loại bài tổng hợp.
- Lý giải mạch lạc , thuyết phục. Hành văn trôi chảy. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Đề bài có hai yêu cầu:
 - Giải thích nhận định.
 - Chứng minh vấn đề.
Học sinh có thể tách biệt hay gộp chung hai yêu cầu trên một cách thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý cho từng yêu cầu:
1. Giải thích: 
 Nhận định nêu lên một đánh giá về nội dung của văn nghệ , liên quan đến tác phẩm văn học và nhà văn. 
- Chất liệu của tác phẩm là hiện thực đời sống khách quan.
- Người nghệ sĩ không dừng lại ở việc mô phỏng, sao chép đời sống khách quan đó mà luôn hướng tới những giá trị cao hơn- giá trị của sự sáng tạo không ngừng (về nhận thức, về nội dung).
- Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, cũng là nơi nhà văn gửi gắm bao tâm tư, tình cảm, bao khát vọng, dâng hiến cho đời.
2. Chứng minh:
- Học sinh lựa chọn hai tác phẩm phù hợp với nội dung giải thích trên.
- Hai tác phẩm thuộc nền văn học Việt Nam, song ở hai thời kỳ khác nhau, do đó học sinh cần tìm ra được tiếng nói đồng điệu giữa chúng để phân tích đạt tới hiệu quả hô ứng.
- Phân tích tác phẩm phải hướng tới vấn đề trên từng luận điểm một; không chung chung, đại khái.
C. Biểu điểm:
- Điểm 7: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở trên. Nắm chắc vấn đề, giải thích chính xác, chọn dẫn chứng và phân tích đúng hướng, thuyết phục. Bố cục hợp lý, diễn đạt tốt, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm 5: Hiểu yêu cầu đề, trình bày được các ý cơ bản. Giải thích đạt yêu cầu, chọn dẫn chứng và phân tích phù hợp; tuy nhiên chưa sâu sắc. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá, chữ sạch.
- Điểm 3: Trình bày được nửa số ý, tỏ ra có hiểu yêu cầu đề, song giải quyết chưa toàn diện, chưa thuyết phục. Dẫn chứng và phân tích chưa phong phú, chưa sâu. Bố cục và diễn đạt tạm được.
- Điểm 1: Không nắm được yêu cầu đề. Dẫn chứng nghèo nàn, phân tích không đúng hướng. Diễn đạt vụng, chữ xấu.
------------------ Hết -------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi Ngu van tuyen lop 10 chuyen.doc