Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 (Tiền Giang) năm học 2007 – 2008 môn Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 (Tiền Giang) năm học 2007 – 2008 môn Ngữ Văn

PHẦN II: trắc nghiệm khách quan ( mỗi câu 0,25 điểm) [Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]

Em hãy đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

 Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

 Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

 Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi ”

 (Ngữ văn 9, tập một – NXB GD. 2005, tr.153)

 

doc 1 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 (Tiền Giang) năm học 2007 – 2008 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ SỐ 1
 Đề chính thức KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
 NĂM HỌC 2007 – 2008
MÔN : NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài : 20 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN II: trắc nghiệm khách quan ( mỗi câu 0,25 điểm) [Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
Em hãy đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
	  “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
	 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
	 Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
	 Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
	 Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
	 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”
	(Ngữ văn 9, tập một – NXB GD. 2005, tr.153)
 1. Đoạn trích trên được tác giả sáng tác vào thời điểm:
A. đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
B. đang là sinh viên du học ở Liên Xô.
C. đang đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
D. đang hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn.
 2. Từ ngữ nào dưới đây đúng về giọng điệu của đoạn trích trên? 
 A. Nhỏ nhẹ, trầm lắng. B. Sôi nổi, vui tươi. 
 C. Tâm tình, thiết tha. D. Ngọt ngào, trìu mến. 
 3. Đặt vào tác phẩm, đoạn trích trên là các khổ thơ: 
A. thứ nhất, thứ hai. 	 B. thứ ba, thứ tư. 
C. thứ hai, thứ ba. 	 D. thứ tư, thứ năm. 
 4. "Ka-lưi" là tên một ngọn núi ở: 
A. vùng núi Cao Bằng. 
B. dọc đường Trường Sơn. 	
C. vùng mỏ Quảng Ninh. 	
D. vùng tây Thừa Thiên. 
 5. Tình cảm của người mẹ dành cho con được bộc lộ chủ yếu ở dòng nào sau đây? 
A. Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng 	
B. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ 	
C. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi 
D. Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi 
 6. Đoạn trích trên thể hiện ước mong gì của người mẹ dành cho con? 
A. Mong con trở thành chàng trai cường tráng, khỏe mạnh. 	
B. Mong con có giấc ngủ ngoan, có những giấc mơ đẹp. 	
C. Mong con được làm người dân của một đất nước độc lập. 	
D. Mong con trở thành chàng trai tài giỏi trong lao động sản xuất. 
 7. Tình yêu thương con của người mẹ trong đoạn trích trên gắn với tình cảm nào? 
A. Tình yêu quê hương. B. Tình yêu buôn làng. 
C. Tình yêu đất nước. D. Tình yêu lao động. 
 8. Dòng nào sau đây thể hiện rõ sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ? 
A. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ 	
B. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 	
C. Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi 	
D. Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi 
 9. Theo em, dòng đầu của đoạn trích trên là thành phần biệt lập nào? 
A. Phụ chú. 	 B. Tình thái. C. Gọi đáp. D. Cảm thán. 
 10. Cụm từ nào sau đây không có phó từ? 
A. Trên núi Ka-lưi. 	 B. Đang tỉa bắp. 	
C. Ngủ cho ngoan. 	 D. Đừng rời lưng mẹ. 
 11. Từ "mẹ" trong dòng nào dưới đây là từ xưng hô? 
A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ 
B. Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi 	
C. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều 	
D. Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi 
 12. Các câu trong đoạn "Ngủ ngoan a-kay ơi ... phát mười Ka-lưi" đã sử dụng những phép liên kết nào? 
A. Phép lặp, phép nối. B. Phép thế, phép nối. 
C. Phép lặp, phép thế. D. Phép đồng nghĩa, phép nối. 
 13. Câu "Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều" thuộc kiểu câu nào, dùng với mục đích gì? 
A. Kiểu câu cầu khiến - mục đích khẳng định. 	
B. Kiểu câu trần thuật - mục đích kể. 	
C. Kiểu câu cảm thán - mục đích bộc lộ cảm xúc. 	
D. Kiểu câu trần thuật - mục đích cầu khiến. 
 14. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" là biện pháp: 
A. đối ngữ. 	B. nhân hóa. 	C. chơi chữ. 	D. ẩn dụ. 
 15. Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì: "Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ"? 
A. Tăng tiến. B. Tương phản. C. Bổ sung. D. Tiếp nối. 
16. Hai từ “lưng” trong câu “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” là:
A. từ khác nghĩa. B. từ đồng âm.
C. từ đồng nghĩa. D. từ nhiều nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_tien_giang_nam_hoc_2007_2008_mo.doc
  • docDethi TS10 vantuluan.doc