Đề thi tuyển vào lớp 10 chuyên trường THPT chuyên Lý Tự Trọng năm học 2006 – 2007 môn Ngữ văn

Đề thi tuyển vào lớp 10 chuyên trường THPT chuyên Lý Tự Trọng năm học 2006 – 2007 môn Ngữ văn

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 Điểm)

Câu 1: “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi là kiểu văn bản nào?

 A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.

Câu 2: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết vào thời gian nào?

 A. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

 B. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

 C. Thời kì miền Bắc hoà bình.

 D. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất.

Câu 3: Ý nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?

 A. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm; tác phẩm văn học chứa đựng tình cảm yêu ghét, vui buồn của con người trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

 B. Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, nhưng tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm.

 C. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

 D. Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức luân lí mà cả những say sưa, vui buồn, mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ.

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển vào lớp 10 chuyên trường THPT chuyên Lý Tự Trọng năm học 2006 – 2007 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ở GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO                           KÌ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN 
 THÀNH PHỐ CẦN THƠ                         TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
       ———————                                                       NĂM HỌC 2006 – 2007
                                                                                        Khóa ngày: 20/6/2006
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN : NGỮ VĂN (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
————-
- Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận).
            – Đối với phần trắc nghiệm: Nếu thí sinh chọn ý A, hoặc ý B, hoặc ý C ở mỗi câu thì ghi vào bài làm như sau: 
            Ví dụ: Câu 1: thí sinh chọn ý A  thì ghi : 1 + A.
                                                            Đề thi có hai trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 Điểm)
Câu 1: “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi là kiểu văn bản nào?
            A. Tự sự.         B. Nghị luận.              C. Biểu cảm.              D. Thuyết minh.        
Câu 2: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết vào thời gian nào?
            A. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
            B. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
            C. Thời kì miền Bắc hoà bình.
            D. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất.
Câu 3: Ý nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?
            A. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm; tác phẩm văn học chứa đựng tình cảm yêu ghét, vui buồn của con người trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
            B. Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, nhưng tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm.
            C. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.
            D. Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức luân lí mà cả những say sưa, vui buồn, mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ.
Câu 4: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?
            A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người..
            B.Văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội.
            C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện  rất độc đáo của văn nghệ.
            D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.
Câu 5: Xác định câu có chứa thành phần cảm thán:
            A. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!                  B. Sáng nay, tôi đi học.
            C. Sáng nay, tôi giẫm phải cái gai.    D. Sao bạn vui thế?
Câu 6: Xác định câu có chứa thành phần tình thái:
            A. Với sự nỗ lực của mình, chắc chắn bạn sẽ đạt được điểm cao trong kì thi tới.
            B. Hôm nay, trời không mưa.
            C. Ôi, bông hoa đẹp quá!
            D. Ngày mai chúng mình cùng đi câu.
Câu 7: Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
            A.Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống của con người.
            B. Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động.
            C.Văn viết cần trau chuốt, bóng bẩy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ.
            D.Vận dụng linh hoạt các thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu để trình bày vấn đề.
Câu 8: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là:
            A. khác nhau về nội dung nghị luận.
            B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác.
            C. khác nhau về cấu trúc của bài viết.
            D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
II. PHẦN TỰ LUẬN (16 điểm)
            Câu 1: (6 điểm)
 Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Tình huống đó là gì? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện.
            Câu 2: (10 điểm)
            Phân tích bài thơ sau:
                                          SANG THU
                                    Bỗng nhận ra hương ổi
                                    Phả vào trong gió se
                                    Sương chùng chình qua ngõ
                                    Hình như thu đã về
                                    Sông được lúc dềnh dàng
                                    Chim bắt đầu vội vã
                                    Có đám mây mùa hạ
                                    Vắt nửa mình sang thu
                                    Vẫn còn bao nhiêu nắng
                                    Đã vơi dần cơn mưa
                                    Sấm cũng bớt bất ngờ
                                    Trên hàng cây đứng tuổi.
                                                (Hữu Thỉnh, Từ chiến hào đến thành phố, 
                                                            NXB Văn học, Hà Nội, 1991) 
—–HẾT—-
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO                   KÌ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN
THÀNH PHỐCẦN THƠ                                  NĂM HỌC 2006-2007
               ———–                                               Khóa ngày: 20/6/2006
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : NGỮ VĂN (Chuyên)
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm, mỗi câu 0,5 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
C
D
A
A
C
A
      B. Phần Tự luận: (16 điểm)
Câu 1: (6 điểm)
            – Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa chính là cuộc gặp gỡ của ngườI thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy – một họa sĩ già và cô kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên.
- Tình huống cuộc gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghỉ đến sự nghỉ ngợi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.
Câu 1: (10 điểm)
I. Yêu cầu chung:
            – Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
            – Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích bài thơ.
II. Yêu cầu cụ thể:
            1. Tác giả:
            – Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
            – Năm 1963 tham gia quân đội rồi trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
            – Tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
            2. Tác phẩm:
            – Bài thơ Sang Thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.
            – Bài thơ ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ – thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ.
            3. Chủ đề bài thơ:
            Những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
            4. Phân tích:
            a. Những hình ảnh, hiện tượng và tâm trạng của nhà thơ trước sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:
            – Tín hiệu của sự chuyển mùa: Ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang vào độ chín).
            – Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như”.
            b. Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế:
            – Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.
            – Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
            – Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.
            – Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu“.
            – Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.
             - Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có.
            * Trong quá trình phân tích bài thơ, học sinh cần khai thác một số những yếu tố nghệ thuật đặc sắc sau đây:  
- Các từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình
- Những hình ảnh thơ đặc sắc trong bài thơ ở thời điểm chuyển giao thời tiết từ hạ sang thu: “Sương chùng chình qua ngõ”, “Sông được lúc dềnh dàng”, “Đã vơi dần cơn mưa” 
            Tất cả những hình ảnh, từ ngữ trên giúp nhận rõ được sự cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời lúc sang thu.
            – Về hai dòng thơ cuối của bài (Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi): Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
III. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 8-10: Cảm thụ tác phẩm tốt. Nắm vững và sử dụng thành thạo cách làm bài văn  ở dạng phân tích bài thơ. Lời văn trong sáng, có cảm xúc; diễn ý mạch lạc, sinh động, có những đoạn văn hay, ý sâu, sáng tạo. Bố cục cân đối chặt chẽ, linh hoạt, trình bày cẩn thận, còn một vài sai sót nhỏ không đáng kể về lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 5-7: Hiểu nội dung bài thơ, nắm cách làm bài. Bố cục rõ ràng, ý diễn suôn. Sai không quá 05 lỗi về dùng từ, chính tả, chấm câu.
             - Điểm 2-4: Có tỏ ra hiểu nội dung đoạn thơ song khi phân tích còn nặng về diễn xuôi bài thơ. Bố cục thiếu cân xứng, đôi đoạn trình bày còn cẩu thả, rời rạc. Sai qua nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, chấm câu.
- Điểm 0: Bài để giấy trắng hoàn toàn hay chỉ viết được một vài dòng linh tinh.
                                                         * Một số điểm cần chú ý:
          1. Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá cho điểm. Tổ chấm có thể cụ thể hoá một số nội dung, mức điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao, hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu ...  những phẩm chất, tính cách cao đẹp và đáng yêu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
          + Về ý nghĩa của sự cống hiến, hi sinh, của cách sống đẹp và hết sức trong sáng, hồn nhiên của các nữ nhân vật trong truyện, cũng là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
          Mở rộng ra các nhân vật trong những tác phẩm khác để làm rõ thêm hình ảnh của thế hệ ấy (Ánh trăng, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa,).
          c. Cách cho điểm:
          Điểm 10: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
          Điểm 5: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1: Trình bày thiếu ý, hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
          Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Một số điểm cần chú ý
            1. Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá cho điểm. Tổ chấm có thể cụ thể hóa một số nội dung, mức điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp án, biểu điểm.
            2. Khi vận dụng đáp án, biểu điểm vào từng bài cần cụ thể, linh hoạt, cẩn thận không nên máy móc, đại khái; chú ý trân trọng, chắt chiu mọi cố gắng tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
            3. Điểm toàn bài gồm hai phần (trắc nghiệm và tự luận) cộng lại, lấy điểm lẻ đến 0,5 điểm. 
—-HẾT—-
Văn chuyên 2008-2009
  SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO                          KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
     THÀNH PHỐ CẦN THƠ                    TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
                                                                                                Năm học 2008 – 2009   
  ĐỀ CHÍNH THỨC
                                                                                                Khóa ngày: 17/6/2008
MÔN: NGỮ VĂN (Chuyên)
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)
———————————————-            
- Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận).
            – Hướng dẫn cách ghi phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
              Ví dụ: Ở câu 1, nếu thí sinh chọn phương án A thì ghi: 1.A; nếu chọn phương án B thì ghi: 1.B;
Đề thi có hai trang
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm; gồm tất cả 12 câu, mỗi câu 0,5 đ)
Dựa vào những hiểu biết về bài Tổng kết văn học ở chương trình học môn Ngữ văn 9, em hãy chọn phương án đúng cho mỗi câu sau:
Câu 1: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luận ?
            A. Tiếng nói của văn nghệ.
            B. Những ngôi sao xa xôi.
            C. Bàn về đọc sách.
            D. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây về văn học dân gian là không chính xác ?
            A. Chỉ được sáng tác khi chưa có chữ viết.
            B. Lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.
            C. Mang tính tập thể của quần chúng nhân dân.
            D. Gắn với cuộc sống sinh hoạt và tâm tư tình cảm của nhân dân.
Câu 3: “Những câu nói ngắn gọn, có vần, có đối, nhằm đúc kết kinh nghiệm trong đời sống” là nhận xét về thể loại nào của văn học dân gian ?
            A. Ca dao.       B. Tục ngữ.                 C. Ngụ ngôn.              D. Câu đố.
Câu 4: Dòng nào sau đây nêu nhận xét chưa chính xác về văn học viết ?
            A. Sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.
            B. Chịu ảnh hưởng của văn hoá, tư tưởng, văn chương của Trung Quốc.
            C. Có ảnh hưởng qua lại với văn học dân gian.
            D. Có nhiều thể loại mang tính dị bản.
Câu 5: Quy tắc “nhị tứ lục phân minh” trong thơ Đường luật là:
            A. Các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 có cùng cấu trúc về thanh điệu.
            B. Các câu 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau.
            C. Chữ thứ 4 trong câu thơ phải ngược thanh với chữ thứ 2 và thứ 6.
            D. Câu 3 và 4, 5 và 6 phải đối ý, đối thanh.
Câu 6: Tác phẩm nào sau đây thuộc phong trào Thơ mới (1932 – 1945) ?
            A. Ông đồ.                                         B. Sang thu.              
C. Mùa xuân nho nhỏ.                     D. Đoàn thuyền đánh cá.
Câu 7: Tác phẩm nào sau đây thuộc thể loại tùy bút, bút kí ?
            A. Tôi đi học (Thanh Tịnh).  B. Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng).
            C. Tắt đèn (Ngô Tất Tố).                  D. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).
Câu 8: Yêu cầu nào không phù hợp với thư (điện) chúc mừng ?
            A. Nêu được lí do viết thư (điện).
            B. Bày tỏ những tình cảm nồng nhiệt, chân thành.
            C. Bày tỏ những lời mong muốn tốt đẹp.
            D. Bày tỏ sự cảm thông sâu sắc.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây nêu đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận ?
            A. Tái hiện sự việc, con người, sự vật, phong cảnh một cách sinh động.
            B. Kể về diễn biến của sự việc, con người một cách hấp dẫn.
            C. Bày tỏ những tình cảm, cảm xúc chân thành, có sức lay động.
            D. Đưa ra được những lí lẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
Câu 10: Trong những đề văn sau, đề nào không thuộc loại đề nghị luận xã hội ?
            A. Suy nghĩ của em về bài học từ Truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa.
            B. Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của bài thơ Mây và sóng.
            C. Bình luận về đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta.
            D. Bàn về lòng dũng cảm.
Câu 11: Dòng nào sau đây nêu đúng tên tác phẩm gắn với những trang sử chống ngoại xâm của dân tộc ?
            A. Em bé thông minh, Mẹ hiền dạy con, Cây bút thần.
            B. Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Lão Hạc.
            C. Sự tích Hồ Gươm, Bình Ngô đại cáo, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
            D. Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Bố của Xi-mông.
Câu 12: Tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thuộc thể loại nào?
            A. Truyện, kí trung đại.                     B. Nghị luận trung đại.
            C. Truyện thơ Nôm.                           D. Thơ Đường luật.
B. PHẦN TỰ LUẬN (14 điểm)
Câu 1 (4 điểm)
            Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự thương cảm sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện người con gái Nam Xương. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục của ông.
            a. Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản Truyền kì mạn lục.
            b. Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của nàng Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?
Câu 2 ( 10 điểm)
          Hãy viết lời cảm ơn một nhân vật văn học về những ấn tượng và bài học mà nhân vật ấy đã để lại trong em.      
——HẾT——
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                     KÌ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
    THÀNH PHỐ CẦN THƠ                            TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG                                                                                                 Năm học 2008 – 2009
                                                                                 Khóa ngày 17 tháng 6 năm 2008
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN  (Chuyên)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày bài làm của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Khi chấm điểm cần chủ động linh hoạt vận dụng , cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 20 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài, sự nỗ lực và cố gắng của thí sinh.
            – Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn chấp nhận cho đủ điểm.
            – Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 đ.
II. Đáp án và thang điểm
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, gồm 12 câu, mỗi câu 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
B
D
C
A
B
D
D
B
C
B
B. PHẦN TỰ LUẬN (14 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
            a. Về nội dung:
- Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
- Việc làm của Vũ Nương thể hiện tình thương đối với con, tình yêu với chồng, khát vọng sum họp gia đình.
            – Yếu tố kì ảo ở cuối truyện – sự trở về của Vũ Nương.
            + Tính bi kịch của tác phẩm vẫn còn.
            + Vì sự trở về và những lời thoạichỉ là ảo ảnh: nó làm dịu bớt nỗi đau của những người bất hạnh, hạnh phúc thực sự của gia đình không còn, Trương Sinh vẫn phải dằn vặt đau khổ. 
b. Yêu cầu về hình thức:
            Trình bày phần giải thích ngắn gọn theo yêu cầu của đề bài. Văn viết tốt. Bài làm sạch sẽ, ít lỗi chính tả, ngữ pháp.
            Cách cho điểm:
            – Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn viết lưu loát, có hình ảnh.   
- Điểm 2:  Đáp ứng cơ bản yêu cầu của đề.
            – Điểm 1: Làm bài sơ sài, thiếu nhiều ý quan trọng, chưa rõ lập luận.
            – Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 2 (10 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
            - Bài viết có thể chọn một hình thức hợp lí (thư, tùy bút, nhật kí,) kết hợp yếu tố nghị luận về một nhân vật; bài viết phải có đầy đủ ba phần: Mở bài – thân bài – kết bài.
            – Văn phong phù hợp, bố cục mạch lạc, thuyết phục.
            – Không mắc lỗi diễn đạt, chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
            – Thực chất yêu cầu của đề là trình bày dưới dạng đối thoại (đơn tuyến) những ấn tượng và bài học mà một nhân vật văn học để lại trong lòng người viết.
            – Nhân vật văn học có thể thuộc bất kì một nền văn học, một giai đoạn văn học, một thể loại, một  tác phẩm văn học nào.
            – Nhân vật văn học có thể thuộc phía chính diện hay phản diện trong tác phẩm nhưng thông thường chọn nhân vật chính diện sẽ thuận lợi cho người viết hơn.
            – Người viết cần nắm chắc bản chất, giá trị, ý nghĩa của nhân vật văn học trong mối quan hệ với tác phẩm, với giai đoạn, với nền văn học tương ứng. Từ đó mà đúc rút ấn tượng và bài học một cách hợp lí, chuẩn xác, phù hợp với nhận thức và đạo đức chung.
            – Bài làm có thể đan xen ấn tượng và bài học theo trình tự tác phẩm, theo cuộc đời nhân vật hay theo sự sáng tạo nhất định của người viết, đảm bảo khoa học, chặt chẽ.
Cách cho điểm:
            Điểm 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt tốt. Chữ viết đẹp, cẩn thận.
            Điểm 5: Đáp ứng cơ bản và yêu cầu trên, còn vài sai sót.
            Điểm 1: Chưa hiểu kĩ đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề
—–HẾT—–

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_vao_lop_10_chuyen_truong_thpt_chuyen_ly_tu_tron.doc