Đề thi Văn 9 học kì II

Đề thi Văn 9 học kì II

Câu 1 (2,0 điểm):

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ kết thúc bằng một chi tiết kỳ ảo. Nhận xét về chi tiết này, có ý kiến cho rằng: "Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kỳ ảo" (Theo SGV Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục - 2005, trang 50).

Nhận xét đó có đúng không? Vì sao?

Câu 2 (3,0 điểm):

Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống.

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép. Dẫn từ SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục- 2007, trang 22)

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Văn 9 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 (2,0 điểm): 
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ kết thúc bằng một chi tiết kỳ ảo. Nhận xét về chi tiết này, có ý kiến cho rằng: "Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kỳ ảo" (Theo SGV Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục - 2005, trang 50).
Nhận xét đó có đúng không? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm):
Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống.
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. 
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. 
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. 
(Theo Tuốc-ghê-nhép. Dẫn từ SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục- 2007, trang 22)
Câu 3 (5,0 điểm):
Vẻ đẹp bình dị, tự nhiên mà sâu sắc của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu).
-----------Hết------------
Họ tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:.........................
 Chữ kí của giám thị 1:...............................Chữ kí của giám thị 2:........................................
Đáp án môn Ngữ văn (Tham khảo)
Câu 1:
Trình bày được các ý sau:
- Câu chuyện kết thúc bằng chi tiết: bóng Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan chốc lát rồi biến mất. Chi tiết tạo nên cách kết thúc phần nào có hậu cho truyện. (0.5 điểm) 
- Tuy nhiên, sự trở về của Vũ Nương chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận. Chi tiết phản ánh một thực tế: người chết thì không thể sống lại, hạnh phúc đã tan vỡ cũng không thể hàn gắn, Trương Sinh không thể chuộc lại những lỗi lầm của mình. Kết cục của câu chuyện vẫn là bi kịch đau đớn. (1.0 điểm )
- Chi tiết khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. (0.5 điểm) 
(Văn viết rõ ràng, mạch lạc: cho điểm tối đa; mắc lỗi về diễn đạt tuỳ các mức độ khác nhau: trừ điểm câu 1 từ 0.25 đến 0.5 điểm)
Câu 2:
a. Yêu cầu
1. Về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
2. Về nội dung: 
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
+ truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người. 
+ Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống:
- Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ
- Thái độ khi cho và nhận: cần chân thành, có văn hoá.
+ Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi người. 
b. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận về một bài thơ, thể hiện được sự cảm thụ tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các ý cơ bản sau:
+ Thể thơ tự do; câu chữ, hình ảnh giản dị, chân thực, cô đọng, chủ yếu lấy từ hiện thực cuộc sống những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp; sự hoà hợp tự nhiên của ngôn ngữ, hình ảnh và cảm xúc.
+ Chiều sâu của bài thơ là ở tình cảm đồng chí đồng đội.
- Tình đồng chí đồng đội bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ, giai cấp, được nảy nở từ trách nhiệm thiêng liêng đối với Tổ quốc.
- Tình đồng chí gắn liền với sự cảm thông những tâm tư, nỗi lòng, những hy sinh thầm lặng mà cao cả.
- Tình cảm đồng chí đồng đội là động lực giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ, sát cánh bên nhau chiến đấu.
c. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_van_9_hoc_ki_ii.doc