Đề thi “văn hay – chữ tốt” năm học 2010 – 2011

Đề thi “văn hay – chữ tốt” năm học 2010 – 2011

ĐỀ: “Lòng tự trọng là phẩm chất quan trọng của con người, không chỉ tạo nên giá trị bản thân mà còn tác động đến xã hội”. Suy nghĩ của em về nhận định trên.

YÊU CẦU CHẤM

* Đề bài thuộc dạng đề nghị luận xã hội về một ý kiến. Bài làm của học sinh cần phải làm sáng tỏ được các nội dung sau

1. Thế nào là lòng tự trọng?

Là sự tôn trọng chính bản thân. Sự tôn trọng đó chỉ có được dựa trên quan điểm, suy nghĩ, hành động . của chính bản thân về giá trị bản thân, công việc đang làm, thành tựu đạt được, nhận thức của mình về người khác. Nói một cách khác, mọi quan điểm, suy nghĩ, hành động của bản thân phải dựa trên những giá trị, chuẩn mực của đạo lý.

Hiểu một cách khái quát, lòng tự trọng là có ý thức về mình, tự mình tôn trọng mình, coi trọng danh dự mình.

Cũng cần tránh nhầm lẫn lòng tự trọng với lòng tự ái.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi “văn hay – chữ tốt” năm học 2010 – 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI “VĂN HAY – CHỮ TỐT” NĂM HỌC 2010 – 2011
ĐỀ: “Lòng tự trọng là phẩm chất quan trọng của con người, không chỉ tạo nên giá trị bản thân mà còn tác động đến xã hội”. Suy nghĩ của em về nhận định trên.
YÊU CẦU CHẤM
* Đề bài thuộc dạng đề nghị luận xã hội về một ý kiến. Bài làm của học sinh cần phải làm sáng tỏ được các nội dung sau
1. Thế nào là lòng tự trọng?
Là sự tôn trọng chính bản thân. Sự tôn trọng đó chỉ có được dựa trên quan điểm, suy nghĩ, hành động ... của chính bản thân về giá trị bản thân, công việc đang làm, thành tựu đạt được, nhận thức của mình về người khác. Nói một cách khác, mọi quan điểm, suy nghĩ, hành động của bản thân phải dựa trên những giá trị, chuẩn mực của đạo lý.
Hiểu một cách khái quát, lòng tự trọng là có ý thức về mình, tự mình tôn trọng mình, coi trọng danh dự mình.
Cũng cần tránh nhầm lẫn lòng tự trọng với lòng tự ái.
2. Lòng tự trọng có từ đâu?
Lòng tự trọng được hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta biết hình thành trong đầu hình tượng về chính mình, bằng những trải nghiệm với mọi người và hành động xung quanh chúng ta.
Ý này, nếu học sinh phát hiện ra, người chấm cần trân trọng, đánh giá cao ý tưởng này.
3. Lòng tự trọng là phẩm chất quan trọng của con người, tạo nên giá trị bản thân
Đây là ý trọng tâm, bài làm của học sinh phải khai thác sâu, đa dạng nhiều mặt về vấn đề này.
- Lòng tự trọng là phẩm chất quan trọng của con người, dù ở thời điểm nào, về cốt lõi thì không có gì thay đổi, có chăng là những cách ứng xử trong hoàn cảnh cụ thể của xã hội, trong những vị thế cụ thể của từng con người. 
- Lòng tự trọng khiến chúng ta tự nguyện làm những việc phải làm, quyết không làm những việc không được làm, không nên làm (Dẫn chứng minh họa).
- Lòng tự trọng khiến chúng ta tự nhận những gì mình xứng đáng được hưởng, quyết không thụ hưởng những gì không phải của mình
Học sinh có thể dẫn chứng minh họa:
+ Học sinh biết tự trọng sẽ không gian dối trong học tập và thi cử.
+ Công chức nhà nước tự trọng thì tự giác hoàn thành nhiệm vụ, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, tư túi.
+ Công dân tự trọng thì sẽ biết tự giác tôn trọng pháp luật.
+ Con người biết tự trọng thì sẽ không phản bội lòng tin của người khác.
...
- Khi con người có lòng tự trọng, họ sẽ tạo nên giá trị bản thân đối với mọi người xung quanh.
4. Lòng tự trọng không chỉ là phẩm chất tạo nên giá trị bản thân cho mỗi con người mà còn tác động, ảnh hưởng đến xã hội 
Ý này học sinh phải khai thác sâu, biết dẫn chứng minh họa, bàn luận để làm sáng tỏ vấn đề một cách sinh động. Học sinh biết nêu ra được những tác động , ảnh hưởng đến xã hội.
+ Một người cha, người mẹ chở con đi học, sẵn sàng phạm luật giao thông, vậy có thể giáo dục lòng tự trọng cho con cái hay không?
+ Mọi người trong gia đình không biết tôn trọng nhau thì làm sao có thể tạo nên những con người có lòng tự trọng.
- Xã hội có quá nhiều người thiếu tự trọng thì xã hội sẽ đầy những kẻ dối trá, sẵn sàng chà đạp những nguyên tắc tốt đẹp giữa người với người.
Có thể học sinh có những ý tưởng khác, nhưng yêu cầu là chỉ ra được tác động, ảnh hưởng đến xã hội.
* Nội dung bài làm của học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần phải nêu được các yêu cầu chính: thế nào là lòng tự trọng, lòng tự trọng là phẩm chất tạo nên giá trị cho mỗi con nguời, đồng thời còn tác động đến xã hội.
* Giám khảo đánh giá cao những bài làm tỏ ra am hiểu vấn đề, văn phong mạch lạc, rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; hài hòa hợp lý giữa dẫn chứng và bàn luận. Bài làm không mắc những lỗi chính tả thông thường, chữ viết rõ ràng.
* Bài làm được chấm theo thang điểm 20 điểm ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_van_hay_chu_tot_nam_hoc_2010_2011.doc