Đề thi vào khối 10 trung học phổ thông môn học Ngữ Văn

Đề thi vào khối 10 trung học phổ thông môn học Ngữ Văn

ĐỀ THI VÀO LỚP 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Phần đề thi và đáp án

Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. Khái niệm văn bản nhật dụng chủ yếu đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản chứ không phải là một khái niệm thể loại. Hãy chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định trên.

 A. Đúng B. Sai

2. Nối tên văn bản ở cột A với phương thức biểu đạt ở cột B để có được kết luận chính xác nhất về hình thức của mỗi một văn bản nhật dụng.

 A B

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tự sự và miêu tả

Ôn dịch, thuốc lá Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm

Ca Huế trên sông Hương Thuyết minh và miêu tả

Cuộc chia tay của những con búp bê Nghị luận và biểu cảm

3. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định :

"Khi học văn bản nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với.".

4. Trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh", cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Hãy chọn đáp án đúng nhất.

A. Vẻ đẹp của sự hiểu biết sâu rộng.

B. Vẻ đẹp của lối sống giản dị, thanh đạm.

C. Vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.

D. Vẻ đẹp của một lối sống hiện đại.

 

doc 201 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi vào khối 10 trung học phổ thông môn học Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI VÀO LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Phần đề thi và đáp án
Đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM
1. Khái niệm văn bản nhật dụng chủ yếu đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản chứ không phải là một khái niệm thể loại. Hãy chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định trên.
 A. Đúng 	 B. Sai	
2. Nối tên văn bản ở cột A với phương thức biểu đạt ở cột B để có được kết luận chính xác nhất về hình thức của mỗi một văn bản nhật dụng.
 A	 B
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình	 Tự sự và miêu tả
Ôn dịch, thuốc lá	 Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm
Ca Huế trên sông Hương	 Thuyết minh và miêu tả
Cuộc chia tay của những con búp bê	 Nghị luận và biểu cảm
3. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định :
"Khi học văn bản nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với...........................".
4. Trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh", cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Hãy chọn đáp án đúng nhất.
A. Vẻ đẹp của sự hiểu biết sâu rộng.
B. Vẻ đẹp của lối sống giản dị, thanh đạm.
C. Vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
D. Vẻ đẹp của một lối sống hiện đại.
II. TỰ LUẬN
Em có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ  trẻ Việt Nam ?
 Đáp án đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : A
Câu 2 : 
 A 	B
Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình	Nghị luận và biểu cảm 
Ôn dịch, thuốc lá	 Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm
Ca Huế trên sông Hương	Thuyết minh và miêu tả
Cuộc chia tay của những con búp bê	Tự sự và miêu tả 
Câu 3 : Thực tiễn cuộc sống
Câu 4 : C
II. TỰ LUẬN
DÀN BÀI
Mở bài: 
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
Thân bài:
1. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện : cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử....
Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ?
2. Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt : khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng : các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
3. Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
4. Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Kết bài:
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.
Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt... đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. Ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu... Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.
Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. 
Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.
Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao ? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.
Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.
Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.
Đề số 2
I. TRẮC NGHIỆM
1. Trong các yêu cầu sau, yêu cầu nào là yêu cầu cao nhất của văn bản nhật dụng ? Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
A. Tính văn chương	B. Tính thẩm mĩ
C. Tính mới lạ	D. Tính cập nhật
2. Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
A. Mẹ tôi	
B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
 C. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới	
 D. Thông tin về Ngày Trái  Đất năm 2000
3. Chọn Đúng hoặc Sai cho nhận định sau : Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
 	A. Đúng	B. Sai
4. Những nội dung cụ thể sau tương ứng với những phần nào trong bố cục của văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em". Hãy điền tên từng phần vào trước dấu hai chấm và sắp xếp lại các phần theo trật tự đúng như trong văn bản.
A. ............................: Nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay: khổ cực về nhiều mặt, tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ.
B. .............................: Những điều cần phải làm của từng quốc gia và cộng đồng thế giới, vì sự sống còn, phát triển của trẻ em.
C. .............................: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
II. TỰ LUẬN
Khủng bố đang diễn ra hàng ngày tại một số nước và có nguy cơ bùng nổ trên toàn thế giới. Những suy nghĩ của em về vấn đề này ?
Đáp án Đề số 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: A. Sự thách thức
 B. Nhiệm vụ 
 C. Cơ hội
Sắp xếp theo trình tự : A -> C -> B
II. TỰ LUẬN
DÀN BÀI
Mở bài : 
Nền hoà bình của thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn khủng bố.
Thân bài:
1. Nạn khủng bố đang lan tràn trên khắp mọi khu vực của thế giới. Ngày nào cũng có cảnh đổ máu bởi khủng bố. Khủng bố đang là nỗi lo chung của tất cả các dân tộc.
2. Mâu thuẫn, xung đột chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, phe phái là nguyên nhân của tình trạng này.
3. Khủng bố đe doạ nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống con người từ tính mạng đến của cải, từ vật chất tới tinh thần, khiến nơi nơi đều bao trùm một bầu không khí căng thẳng, hoảng loạn. Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá... của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng bố.
4. Tất cả mọi người, mọi quốc gia đều phả ... Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
23
10
1. Không khí lao động khẩn trương, khỏe khoắn và tươi vui trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
2. Chép lại theo trí nhớ 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá.
a) Phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh thơ Mặt trời xuống biển và Mặt trời đội biển. Bình luận tính chính xác của hai từ xuống và đội.
b) Trong hai đoạn thơ này, tác giả diễn tả tâm trạng của ai ? Đó là tâm trạng gì ?
27
11
1. Hãy chọn một số câu thơ có giá trị nghệ thuật độc đáo trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để viết một bài văn có tên đề :
Những hình ảnh thơ tráng lệ và lãng mạn
2. Viết lời bình cho khổ thơ sau đây :
Câu hát căng buồm với gió khơi
.
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
	(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
31
12
1. Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
2. Bằng một bài văn ngắn, hãy viết cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa. 
34
13
Từ bếp lửa đời đến Bếp lửa trong thơ Bằng Việt
37
14
1. Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
2.	 Phân tích đoạn thơ :
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
.................................................
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
	(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
41
15
1.Viết về những kỉ niệm sâu sắc với một người bà kính yêu trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận
2. Từ hai câu thơ :	
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Hãy viết một bài văn với nhan đề : Mặt trời của mẹ
45
16
Từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy viết về những suy tư của người lính sau chiến tranh.
48
17
1. Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để cảm nhận được bài học sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm
2. Viết lời bình cho đoạn thơ sau :
Ngửa mặt lên nhìn mặt
......................................
 	Đủ cho ta giật mình 
(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
50
18
Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
54
19
1. Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm
2. Hãy chỉ ra các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong trích dẫn dưới đây. Phân tích tác dụng của các hình thức đó trong mỗi đoạn văn. 
57
20
1. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long để thấy được vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật.	
2. Cảm nhận của em về những điều âm vang từ "Lặng lẽ Sa Pa"
61
21
Cảm nhận của em về nhân vật ông họa sỹ trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
64
22
1. Giải nghĩa các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
	- Ăn đơm nói đặt.	- Khua môi múa mép.
	- Ăn ốc nói mò.	- Nói dơi nói chuột.
	- Ăn không nói có.	- Hứa hươu hứa vượn.
	- Cãi chày cãi cối.
2. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
	"Giản dị trong đời sống, trong quan hệ vối mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được."
(Phạm Văn Đồng - "Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại")
66
3. Cho đoạn văn sau :
	"- Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
 ......
	- Chào anh."
	 	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Hãy chọn nhân vật anh thanh niên là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn này thành một đoạn văn có nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể chuyện phù hợp ngôi thứ nhất.
23
1. Cảm nghĩ của em về tình cha con trong chiến tranh qua truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. Học xong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng em hãy viết hai bài văn ngắn để triển khai các luận đề :
	a) Bé Thu và một tình yêu cha đằm thắm, kì lạ.
	b) Ông Sáu - Người hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.
71
24
1. Phân tích hình ảnh biểu tượng : "Đầu súng trăng treo" (Đồng chí - Chính Hữu) ; hình ảnh "trăng" (Ánh trăng - Nguyễn Duy).
2. Từ hiểu biết về bài Đồng chí, hãy triển khai một đoạn văn theo luận đề sau :
Những người đồng chí, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca
74
25
1. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau. Sau đó, sửa lại câu cho đúng.
a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
b) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
c) Về khuya, đường phố rất im lặng.
d) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
2. Kể tóm tắt cốt truyện đoạn trích Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 9 - tập 1.
78
26
Phân tích đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán (Truyện Kiều- Nguyễn Du) để thấy được : “tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại” 
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1- NXB Giáo dục).
81
27
1. Cảm nhận của em về hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.
2. Hãy tưởng tượng là bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng kể lại câu chuyện : lúc nhận ra ba cũng là lúc chia tay cho đếnkhi nhận lại chiếc lược ngà từ người bạn chiến đấu của ba.
84
28
1. Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để làm nổi bật những vẻ đẹp và thân phận nhân vật Vũ Nương. 
2. Trình bày cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
87
29
Phân tích đoạn trích ở hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng vua Quang Trung.
91
30
1. Phân tích đoạn thơ Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều và Thuý Vân.
 2. Trình bày những cảm nghĩ của em về bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
95
31
1. Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
2. Phân tích tâm trạng nhớ thương của Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
3. Phân tích bức tranh thiên nhiên trong sáu câu đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để làm nổi bật cảnh ngộ của Kiều. 
100
32
Phân tích đoạn Thuý Kiều xử Hoạn Thư trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
104
33
Phân tích đoạn trích Lục Vân tiên gặp nạn để làm nổi bật những vẻ đẹp của ông Ngư.
107
34
Những suy ngẫm và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời qua truyện ngắn “Bến quê”.
112
35
1. Viết đoạn văn nói lên những suy nghĩ của em về tấm lòng người mẹ qua những dòng thơ sau :
 Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
 Lên rừng xuống bể,
 Cò sẽ tìm con,
 Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
(Con cò - Chế Lan Viên)
2. Phân tích chất thơ của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" 
(Ngữ văn 9 - tập I)
116
36
1. Trong cảnh báo ân, báo oán ở truyện Kiều, Thúy Kiều đã nói với Thúc Sinh như sau :
 Nàng rằng : Nghĩa trọng tình non
Lâm tri người cũ, chàng còn nhớ không ?
 Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân
a) “Người cũ” và “cố nhân” có phải là những từ đồng nghĩa không ?
b) Có thể đổi chỗ hai từ này trong đoạn thơ trên được không ? Tại sao ?
2. Cảm nhận và suy ngẫm của em về đoạn thơ sau : 
Ta làm con chim hót
..........................
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
122
37
1. Kết thúc bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến) đều xuất hiện cụm từ “ta với ta” nhưng ở mỗi bài lại diễn đạt một nội dung ý nghĩa khác nhau. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.
2. Vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt nam trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. 
127
38
1. Cảm nhận của em về hai câu thơ :
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
 (Chế Lan Viên - Con Cò - Ngữ văn 9 tập II)
2. “Sang thu - Khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí”
 (Sang Thu - Hữu Thỉnh - Ngữ văn 9 tập II)
134
39
1. Giới thiệu truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ 
(SGK - NV 9 tập 1)
2. Suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy 
(SGK - NV 9 tập 2)
140
40
1. Hãy viết lời bình (khoảng 1 trang giấy) cho đoạn thơ sau :
 “Mọc giữa dòng sông xanh
 ..............................
Tôi đưa tay tôi hứng”
2. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành, được cống hiến cho đất nước, góp một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, cho cuộc đời  Ước nguyện của nhà thơ tuy giản dị mà vô cùng thiêng liêng cao cả, đẹp như mùa xuân vậy.
Từ việc cảm nhận bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
146
41
1. Nếu như đằng sau câu thơ : “Mai về Miền Nam thương trào nước mắt” tác giả tiếp tục diễn tả sự đau xót tiếc thương thì kết thúc bài thơ sẽ như thế nào ? Hãy viết lời bình cho khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác”.
2. Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn xót đau của Viễn Phương khi nhà thơ từ Miền Nam ra viếng lăng Bác. Từ việc cảm nhận bài thơ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
150
42
1. Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” đã viết :
“Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Trong bài thơ “Con cò” Nhà thơ Chế Lan Viên cũng viết :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Hãy viết lời bình về tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
2. Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ : “Con cò” của Chế Lan Viên và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của NguyễnKhoa Điềm.
155
43
1. Viết lời bình cho tiêu đề sau :
“Bến quê” là bến quê.
2. Hãy làm sáng tỏ tiêu đề : Không gian bến quê và sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người.
159
44
1. Trong bài thơ "Chiều sông Thương" có hình ảnh :
 "Đám mây trên Việt Yên
 Rủ bóng về Bố Hạ"
 Và bài “Sang Thu” - Hữu Thỉnh đã viết : 
 "Có đám mây mùa hạ 
 Vắt nửa mình sang thu" 
 Hãy viết lời bình cho những tứ thơ mới mẻ và độc đáo này.
2. Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh !
163
45
Về những khát vọng cuả mẹ qua bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
166
46
Khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ”- Ngữ Văn 9- tập 2 .
170
47
Sự thành kính thiêng liêng của Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác.
174
48
Bức tranh thu qua cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trong bài thơ "Sang thu” (Ngữ văn 9 - Tập 2).
179
49
Những nghịch lí và triết lí về con người, gia đình, quê hương của nhân vật Nhĩ qua truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
184
50
1. Từ “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, hãy viết bài văn có tiêu đề :
“Tình yêu đất nước và chiến tranh chống Mĩ”.
186

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN ON THI VAO 10.doc