SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI VÀO LỚP 10 THPT 2006 - 2007
MÔN THI : NGỮ VĂN
Ngày thi: ./6/2007
Câu 1 Các câu tục ngữ sau phù hợp với PCHT nào trong giao tiếp
1. Nói có sách, mách có chứng
2. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
Câu 2. Câu văn sau thuộc loại câu nào:
" . Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng và những chuyện đó làm tôi buồn lắm, chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ"
A. Câu đơn có nhiều vị ngữ B. Câu ghép có hai về
C. Câu ghép có ba về D. Câu ghép có bốn vế
Câu 3 Ý nào sau đây không thuộc yêu cầu về hình thức của biên bản:
A. Viết đúng mẫu quy định B. Có đầy đủ các phần các mục
C. Có đánh số các mục cụ thể D. Có bố cục ba phần như một bài văn
Câu 4 Thành biệt lập trong câu văn sau là gì:
" . Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn, lần đầu tiên phát sinh bên trong nó"
A. Thành phần tình thái B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi đáp
I. Trắc nghiệm(2,0đ) SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI VÀO LỚP 10 THPT 2006 - 2007 MÔN THI : NGỮ VĂN Ngày thi: ../6/2007 Câu 1 Các câu tục ngữ sau phù hợp với PCHT nào trong giao tiếp Nói có sách, mách có chứng Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 2. Câu văn sau thuộc loại câu nào: " ... Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng và những chuyện đó làm tôi buồn lắm, chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ" A. Câu đơn có nhiều vị ngữ B. Câu ghép có hai về C. Câu ghép có ba về D. Câu ghép có bốn vế Câu 3 Ý nào sau đây không thuộc yêu cầu về hình thức của biên bản: A. Viết đúng mẫu quy định B. Có đầy đủ các phần các mục C. Có đánh số các mục cụ thể D. Có bố cục ba phần như một bài văn Câu 4 Thành biệt lập trong câu văn sau là gì: " ... Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn, lần đầu tiên phát sinh bên trong nó" A. Thành phần tình thái B. Thành phần cảm thán C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi đáp II. Tự luận (8.0đ) Phân tích bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI VÀO LỚP 10 THPT 2007 - 2008 MÔN THI : NGỮ VĂN Ngày thi: 24/6/2009 I. Trắc nghiệm(2.0đ) Đọc kĩ đoạn văn sau, trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi đáp án đúng nhất "...Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dướin tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu từ con đường mòn lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà .." (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) 1. Người kể chuyện xưng "Tôi" trong đoạn trích là ai: A. Ông Sáu B.Bác Ba C.Bé Thu D. Tác giả 2. Chọn nhân vật kể như vậy có tác dụng gì: A. Hướng người đọc chú ý đến người kể B.Câu chuyện xác thực, đáng tin cậy C.Tạo cái nhìn nhiều chiều D.Tác giả dễ bộc lộ cảm xúc 3. Cụm từ " buổi chiều sau một ngày mưa rừng" là thành phần gì: A. Cảm thán B.Gọi đáp C.Tình thái D.Phụ chú 4. Câu "Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà " dùng cách so sánh nào: A. Có hai vế so sánh A-B B.Chỉ có vế A và từ so sánh C.Chỉ có vế B D.Chỉ có từ so sánh và vế B II. Tự luận (8.0đ) Câu 1(3.0đ) "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) a. Hãy chép chính xác 3 dòng thơ tiếp theo của bài thơ b. Giới thiệu ngắn gọn (3-5 câu) về tác giả Huy Cận c. Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá Câu 2(5.0đ) Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Viếng lăng Bác " của Viễn Phương " Con ở miền Nam ...... ở trong tim" (Ngữ văn 9, tập 2 - trang 58, NXB GD - 2005) SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI VÀO LỚP 10 THPT 2008 - 2009 MÔN THI : NGỮ VĂN Ngày thi: 24/6/2009 I Trắc nghiệm (2.0đ) Đọc kĩ các câu hỏi và các phương án trả lời, ghi vào tờ giấy thi đáp án đúng nhất 1. Trong truyện ngắn Làng Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống như thế nào để ông bộc lộ tính cách của mình A. Ông Hai không biết chữ phải đi nhờ người khác đọc B. Bà chủ nhà hay nhòm ngó, nói bóng gió với vợ chống ông Hai C. Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình D. Tin làng Chợ Dầu theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người đàn bà tản cư 2. Phần gạch chân trong câu thơ: "Cô bé nhà bên(Có ai ngờ)"là thành phần nào: A. Thành phần phụ chú B.Thành phần cảm thán C. Thành phần tình thái D.Thành phần gọi đáp 3. "Khi giao tiếp, cần chú ý cách nói ngắn gọn, rành mạch , tránh cách nói mơ hồ định nghĩa cho PCHT nào: A. Phương châm về chất B.Phương châm về lượng C.Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức 4. Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết thư (điện) thăm hỏi A. Trung Quốc là nước đăng cai tổ chức Ôlimpic 2008 B. Nhân dịp nguyên thủ quốc gia có quan hệ ngoại giao vớiViệt Nam được tái đắc cử C. Trận động đất lớn làm thiệt hại người và tài sản ở một nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam D. Anh trai em mới bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài II. Tự luận (8.0đ) Câu 1 (2.0đ) Mở đầu một bài thơ có câu: "Mọc giữa dòng sông xanh" a. Hãy ghi lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ sau b. Khổ thơ vừa ghi lại được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? c. Hãy viết một đoạn văn (5-8 câu) giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Câu 2 (6.0đ) "Chuyện người con gái Nam Xương" thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Hãy phân tích truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI VÀO LỚP 10 THPT 2009 - 2010 MÔN THI : NGỮ VĂN Ngày thi: 24/6/2009 I. Trắc nghiệm (2,0đ) Đọc kĩ phần trích sau và chọn phương án đúng nhất ghi ra tờ giấy thi " ... Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính ... Cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai cũng mừng cho ông lão" (Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD - 2005) 1. Phần trích trên được trích từ văn bản nào? A. Làng C. Chiếc lược ngà B. Cố hương D. Lặng lẽ Sa Pa 2. Câu văn "Đốt nhẵn" là câu: A. Câu trần thuật đơn C. Câu đặc biệt B. Câu rút gọn D. Câu ghép 3. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai: A. Ông Hai C. Người đàn bà tản cư B. Tác giả D. Bác Thứ 4. Các câu văn "Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai cũng mừng cho ông lão" sử dụng phép liên kết câu nào: A. Phép nối C. Dùng từ đồng nghĩa B. Phép lặp từ ngữ D. Dùng từ trái nghĩa II Phần tự luận(8,0đ) Câu 1.(1,0đ) Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn Câu 2(2,0đ) Đọc kĩ các ví dụ dưới đây, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và chép vào bài câu văn đã sửa a/ Về khuya, đường phố rất im lặng b/ Bằng hình ảnh thơ đã cho ta hiểu tình yêu thương sâu nặng của người cha dành cho con. Câu 3(5,0đ) Khi nhận xét về đoạn "Cảnh ngày xuân" (trích Truyện Kiều), có ý kiến cho rằng: "Cảnh ngày xuân" là bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng qua bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du". Hãy phân tích đoạn trích "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Tài liệu đính kèm: