Phần I (7 điểm):
Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có câu
Ta làm con chim hót
1.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên.
2.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ ?
3. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ "Tôi", nhưng ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy?
4.Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
Phần II (3 điểm):
Dưới đây là một phần của truyện ngắn "Làng'( Kim Lân):
-Thế nhà con ở đâu?
-Nhà ta ở làng chợ Dầu.
-Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
-Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
-À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.Ông nói thủ thỉ:
-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
(Sách Văn học 9, tập hai-NXB Giáo dục. )
1.Qua đoạn đói thoại này, em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt?Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào?
2.Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" chứ không phải là "Làng chợ Dầu' ?
3.Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt nam đã được học, viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.
MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO I. ĐỀ SỐ 1. ĐỀ THI VÀO THPT NGUYỄN HUỆ MÔN NGỮ VĂN LỚP 9-NĂM HỌC 2007-2008 (Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề) ************************************************* Phần I (7 điểm): Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có câu Ta làm con chim hót 1.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên. 2.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ ? 3. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ "Tôi", nhưng ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy? 4.Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ. Phần II (3 điểm): Dưới đây là một phần của truyện ngắn "Làng'( Kim Lân): -Thế nhà con ở đâu? -Nhà ta ở làng chợ Dầu. -Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: -Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: -À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: -Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.Ông nói thủ thỉ: -Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. (Sách Văn học 9, tập hai-NXB Giáo dục. ) 1.Qua đoạn đói thoại này, em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt?Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? 2.Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" chứ không phải là "Làng chợ Dầu' ? 3.Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt nam đã được học, viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả. II.ĐỀ SỐ 2. ĐỀ THI VÀO THPT LÊ QUÍ ĐÔN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9-NĂM HỌC 2007-2008 (Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề) ************************************************* A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH Câu I 1) Chọn một trong bốn phương án (A, B, C, D) để trả lời các câu hỏi sau: a) Trong số những bài thơ sau, bài nào đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được làm đẹp cho cuộc đời? A. Sang thu; B. Mùa xuân nho nhỏ; C. Viếng lăng Bác; D. Nói với con. b) Câu văn: "Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào." thuộc loại câu nào? A. Câu trần thuật; B. Câu nghi vấn; C. Câu cảm thán; D. Câu cầu khiến. 2) Phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm của hai từ "lom khom" và "lác đác" trong hai câu thơ sau: Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Thơ Bà Huyện Thanh Quan) 3) Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên có hai câu thơ sau: Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Câu II Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) có hai câu thơ sau: Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Nêu cảm nhận của em trước vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều trong hai câu thơ trên bằng cách: Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo phương pháp diễn dịch, trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ. (Chú ý: gạch chân dưới câu hỏi tu từ mà em đã dùng). B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài) Câu IIIa Em hãy phân tích đoạn thơ sau đây (Trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương): Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! ... (Theo Ngữ văn 9 tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội 2005, trang 58) Câu IIIb ''Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn Tức nước vỡ bờ (Trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến; đồng thời nêu cao vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu, người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HUẾ THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 12.7. 2007 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (2 điểm) 1.1 Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. 1.2 Ở lớp 9, em đã học các văn bản nghị luận nào? (Nêu tên văn bản và tác giả) Câu 2: (3 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” ( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) 2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên. 2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn. Câu 3: (5 điểm) 3.1 Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bằng một đoạn văn dài không quá mười hai dòng giấy thi. 3.2 Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu. Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2 điểm) 1.1 Kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở: (1 điểm) - Văn bản tự sự - Văn bản miêu tả - Văn bản biểu cảm - Văn bản thuyết minh - Văn bản nghị luận - Văn bản điều hành (hành chính - công vụ) * Cho điểm: + HS kể đủ 6 kiểu văn bản : 1 điểm + HS kể 4-5 kiểu văn bản : 0,75 điểm + HS kể 3 kiểu văn bản : 0,5 điểm + HS kể 1-2 kiểu văn bản : 0,25 điểm 1.2 Nêu tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 9 (có tên tác giả): (1 điểm) - Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) - Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) - Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan) - Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lit Ten) * Cho điểm: Tính điểm riêng cho tên văn bản (0,5 điểm) và tên tác giả (0,5 điểm); không tính điểm nếu gán nhầm lẫn tên tác giả cho văn bản : + HS nêu đúng 4 tên : 0,5 điểm + HS nêu đúng 1-3 tên : 0,25 điểm Câu 2: (3 điểm) 2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng: (1,5 điểm) - Phép nhân hóa (0,25 điểm) làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ)(0,25 điểm) trở nên có sinh khí, có tâm hồn.(0,25 điểm) - Phép so sánh (0,25 điểm ) làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) (0,25 điểm) trở nên cụ thể, gợi cảm.(0,25 điểm) 2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn: (1,5 điểm) - Liên kết nội dung:(0,75 điểm) + Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn (0,25 điểm) là: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (0,25 điểm) + Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. (0,25 điểm) - Liên kết hình thức: (0,75 điểm) + Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất + Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt + Phép thế: cây cỏ - chúng + Phép nối: và * Cho điểm: + HS xác định đúng, có dẫn chứng 4 phép liên kết : 0,75 điểm + HS xác định đúng, có dẫn chứng 2-3 phép liên kết : 0,5 điểm + HS xác định đúng, có dẫn chứng 1 phép liên kết : 0,25 điểm Câu 3: (5 điểm) 3.1.Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng) (1 điểm) - Hình thức: Đoạn văn dài không quá 12 dòng giấy thi. (0,25 điểm) - Nội dung: Nêu được cốt truyện, nhân vật và các tình tiết chính (0,75 điểm) 3.2. Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu, từ đó rút ra bài học: (4 điểm) ■ Yêu cầu về kỹ năng: - Bài làm có đủ ba phần: Mở - Thân - Kết. - Bài làm thể hiện kỹ năng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học. - Bố cục chặt chẽ; luận điểm mạch lạc, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng chính xác, chọn lọc; suy nghĩ chân thành; diễn đạt trôi chảy, bài sạch sẽ, chữ rõ ràng. ■ Yêu cầu về kiến thức: ● Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu: (3,5 điểm) - Có thể phân tích vấn đề theo hai nhân vật chính (Ông Sáu và bé Thu). - Cũng có thể phân tích theo hai tình huống truyện (Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách của hai cha con và sự kiện ông Sáu làm chiếc lược ngà ở khu căn cứ). - Sau đây là các ý trọng tâm cần làm rõ: + Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha, mặc dù trước đó em cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh.(1,25 điểm ) + Sự thể hiện tình cảm sâu sắc, thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỷ vật “chiếc lược ngà”- biểu hiện của tình cha con cao đẹp.(1,75 điểm) + Để diễn tả tình cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công: tình huống truyện bất ngờ, hợp lý; hệ thống nhân vật chân thực, tự nhiên; ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc, đậm chất Nam bộ.(0,5 điểm) ● Bài học rút ra từ câu chuyện: (0,5 điểm) Học sinh có thể nêu nhiều bài học khác nhau, trong đó các ý cơ bản là: + Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy. + Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó. + Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ. ... ♦ Chú ý: - Giám khảo cho điểm các ý về yêu cầu nội dung kiến thức trên cơ sở gắn liền với yêu cầu về kỹ năng. - Trong phần“Phân tích tình cảm cha con...”, giám khảo không cho quá 0,5 điểm nếu học sinh sa vào kể chuyện. §Ò thi tuyÓn sinh líp 10 THPT N¨m häc 2008 - 2009 M«n thi : Ng÷ v¨n Thêi gian lµm bµi: 120 phót(kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) (§Ò gåm 8 c©u tr¾c nghiÖm, 1c©u tù luËn, cã 3 trang) I. PhÇn tr¾c nghiÖm: (Mçi c©u ®óng 0,25 ®iÓm, tæng 3,0 ®iÓm) Ghi l¹i ch÷ c¸i cña c©u tr¶ lêi ®óng nhÊt: 1. T¸c phÈm Lµng cña nhµ v¨n Kim L©n ®îc viÕt theo thÓ lo¹i nµo? A. TiÓu thuyÕt C. Håi kÝ B. TruyÖn ng¾n D. Tuú bót 2. TruyÖn ng¾n Lµng viÕt theo ®Ò tµi g×? A. Ngêi trÝ thøc C. Ngêi n«ng d©n B. Ngêi phô n÷ D. Ngêi lÝnh 3.T¸c gi¶ ®· ®Æt «ng Hai vµo mét t×nh huèng nh thÕ nµo ®Ó «ng tù béc lé tÝnh c¸ch cña m×nh? A. ¤ng Hai kh«ng biÕt ch÷, ph¶i ®i nghe, nhê ngêi kh¸c ®äc. B. Tin lµng «ng theo giÆc mµ t×nh cê «ng nghe ®îc tõ nh÷ng ngêi t¶n c. C. Bµ chñ nhµ hay nhßm ngã, nãi bãng giã vî chång «ng Hai. D. ¤ng Hai lóc nµo còng nhí th ... năm lưu lạc. Câu 2: Yêu cầu : Biết làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí. Nội dung : 1. Mở bài : Giới thiệu về người lính trong hai bài thơ. 2. Thân bài : Cần làm rõ hai nội dung : - Những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ. - Những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của người lính. Nội dung1 : - Người lính chiến đấu cho một lí tưởng cao đẹp. - Những con người dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy. - Những con người thắm thiết tình đồng đội. - Những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn. Nội dung 2 : - Nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính (bài thơ Đồng chí). - Nét ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới (Bài thơ về tiểu đội xe không kính). 3. Kết bài : Cảm nghĩ của người viết về hình ảnh người lính. ĐỀ13 Câu 1: a. Chép lại những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (Ngữ văn 9, tập một). b. Cho biết đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì ? Câu 2: Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư. Gợi ý giải Câu 1: a."Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng ! Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày". (Mã Giám Sinh mua Kiều_Ngữ văn 9, tập một). b. Đối tượng của miêu tả nội tâm : ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm nhân vật, Cũng có thể là: cảnh vật, nét mặt, trang phục, của nhân vật. Câu 2: "Lạ chi con tạo xoay vần Đời người lắm nỗi gian truân khó lường" Cha! Mẹ! Hai em! Chàng! Nếu mọi người muốn biết cuộc sống của con ra sao trong từng ấy năm phiêu bạt thì con chỉ xin kể quãng đời vẻ vang nhất của con. Liệu có ai ngờ rằng từ một tấm thân ô nhục, con bỗng chốc trở thành một phu nhân tướng quân nắm quyền sinh sát của nhiều kẻ gian ác bất lương. Nếu mọi người thấu hiểu lòng con thì hãy lắng nghe chuyện con kể : Báo ân, báo oán. Nhờ chàng Từ Hải - một vị tướng đã rạch đôi sơn hà, chống lại triều đình, con trở thành một phu nhân tướng quân. Chàng hỏi con về những người đã từng có ơn với con, những kẻ đã hãm hại con, đẩy con vào bể khổ. Rồi chàng mời hết những người có ơn, bắt hết những kẻ gian ác ấy về cho con toàn quyền xử tội. Thế là hôm ấy, con và chàng ngồi trên điện xét xử - báo ân và báo oán. Đầu tiên là Thúc Sinh, người đã từng có ơn cứu con khỏi lầu xanh. Chàng Thúc bước vào, mặt đỏ như chàm, mình mẩy run run. Con nghĩ, chắc chàng quá sợ đây mà. Con biết chàng là người nhu nhược nhưng con không trách móc. Dù vợ cả chàng là Hoạn Thư luôn ghen tuông hành hạ con nhưng chuyện đó để khi khác! Giờ đây con phải đền ơn chàng. Con cất tiếng : "Chào chàng Thúc! Hôm nay mời chàng đến đây là để tôi bày tỏ chút lòng thành, xin được đền ơn cho chàng!". Chàng chẳng dám nói gì nhưng nghe đến đây chàng đã đỡ sợ nên chàng lên tiếng : "Vâng..!". Con lại nói : "Nghĩa chàng dành cho tôi nặng đến nghìn non, trả làm sao hết. Đây có gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân để tạ lòng chàng gọi là có vậy. Mong chàng nhận cho". Người hầu bưng lễ ra, chàng lạy tạ nhận lễ. Nhưng con nghĩ : "Sao chàng phải lạy tạ, chàng còn sợ chăng". Thôi ta để chàng đi vì còn nhiều người phải báo ân nữa". Con chỉ nói thêm :"Vợ chàng quỷ quái tinh ma, phen này kẻ cắp bà già gặp nhau". Chàng đi ra và tiếp đó con báo ân cho nhiều người khác. Sau đó là đến việc báo oán, người đầu tiên mà con phải trả thù, trả hết oán chính là Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh. Mụ vừa vào tới cửa con đã nói đón : "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ?". Rồi con lại dõng dạc hơn : "Đàn bà dễ có mấy tay. Từ xưa đến nay được mấy người nhiều mưu mô, tinh quái như bà". Mụ vội vàng quỳ xuống, phần vì nhận ra con đang ngồi trên, phần vì thấy hàng hàng tướng lính áo giáp, gươm đao đầy mình. Con nghĩ : "Chắc phen này mụ sẽ phát hoảng lên, sẽ lạy lọc van xin. Vì biết mình có tội, mụ sẽ biết thế nào là "gieo nhân nào được quả nấy". Con lại dõng dạc hơn : "Dễ dàng là kiếp hồng nhan, ăn ở mà càng cay nghiệt thì sẽ càng chịu nhiều oan trái". Đến đây Hoạn Thư đã hiểu ra. Nhưng mụ tinh ranh quá, mụ còn bình tĩnh khấu đầu rồi xin thưa. Con biết mụ sẽ kêu ca, sẽ chữa tội cho mình, lúc này con có thể cho mụ từ giã cõi đời nhưng con vẫn muốn xem mụ sẽ nói gì, và cũng một phần vì con muốn xem mụ có hối cải không. Nếu có, con có thể mở lượng khoan hồng tha không giết mụ. Mụ bắt đầu thưa : "Thưa phu nhân, tôi đây là phận đàn bà hèn kém nên cũng như ai. Tôi ghen tuông thì cũng là chuyện thường tình, nghĩ lại ngày ấy kẻ hèn mọn này đã để phu nhân ra gác viết kinh ở, với lại khi phu nhân bỏ đi, tôi đâu dám chửi, cũng chẳng đuổi theo bắt về mặc dù biết gác viện đã mất vài thứ đáng giá. Với lại cũng tại chế độ đa thê, một chồng mà nhiều vợ, chồng chung thì ai dễ chiều cho ai. Nhưng cũng tại kẻ hèn mọn này gây ra việc chông gai, giờ thì chỉ còn biết trông chờ vào tấm lòng bao dung rộng lớn như biển cả của phu nhân mà thôi. Xin phu nhân nghĩ cho mà thương cho kẻ hèn kém này". Con bàng hoàng vô cùng, khen cho mụ khôn ngoan đến mực mà nói năng phải lời. Mụ thật giảo hoạt, khôn ngoan, tinh quái, ranh mãnh. Nhưng lời nói của mụ có lí quá, con cũng là đàn bà thì cần hiểu được suy nghĩ chung của đàn bà là : hay ghen tuông. Tha cho mụ thì may đời cho mụ còn làm ra thì lại là người nhỏ nhen, với lại con đã có ý khoan hồng nếu mụ biết hối cải. Dù chưa thấy hành động nhưng lời nói của mụ thì cũng có tình, có lí. Mụ đã nhận hết lỗi vào mình thì cũng khoan dung cho mụ và chỉ nói thêm : "Hãy biết hối cải vì sống mà tạo nhiều ơn nghĩa thì sẽ gặp nhiều điều tốt đẹp. Nên nhớ câu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ". Sau đó con còn xử tội nhiều tên khác. Tất cả chúng đều là lũ gian ác, độc địa, bất nhân. Con chỉ kể có vậy thôi. Đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục, con càng thấm thía cái lẽ đời : "Hồng nhan bạc mệnh". Nhưng thôi, giờ đây con đã đoàn tụ với cả nhà, có cha, có mẹ, có anh em, có người yêu chung thuỷ thì cuộc sống còn gì không hạnh phúc. Cuộc sống luôn theo nghĩa của nó là : "Gặp nhiều tai ương rồi sẽ có được niềm hạnh phúc". Con thấy thật đúng! ĐỀ14 Câu 1: Nhà thơ Tố Hữu khi miêu tả căn nhà Bác ở nơi làng Sen ban đầu đã viết : "Ba gian nhà trống không hương khói Một chiếc giường tre chiếu chẳng lành. Một thời gian sau nhà thơ sửa lại : Ba gian nhà trống nồm đưa võng Một chiếc giường tre chiếu mỏng manh." Hãy cho biết sự thay đổi từ ngữ có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của hai câu thơ ? Câu 2: Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Gợi ý giải Câu 1: Cách thay đổi từ ngữ làm câu thơ hay hơn, gợi dư âm về không khí ấm áp và sự sinh động của cảnh vật như còn phảng phất bàn tay và hơi ấm con người trong đó, không lạnh lẽo hoang tàn như hai câu thơ ban đầu. Câu 2: a. Mở bài : Giới thiệu chung về Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc, nêu nội dung chủ đề là tác phẩm viết về người nông dân, về cái đói và nhân cách cao đẹp của con người với cái nhìn nhân đạo sâu sắc. b. Thân bài : Phân tích các đặc điểm sau của nhân vật : * Lão Hạc điển hình cho cuộc sống nghèo khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. - Cuộc sống cày thuê, cuốc mướn, vợ lão vì làm nhiều, lao lực mà chết. - Lão nghèo không có tiền cưới vợ cho con khiến con lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. - Lão bị ốm đồng thời làng mất nghề ve sợi nên không kiếm được việc làm, sống tạm bợ ăn củ chuối quả sung qua ngày, cuối cùng phải bán con chó vàng là người bạn duy nhất của lão. - Bán chó xong, với những day dứt lương tâm cùng những tính toán của người lương thiện, lúc tuổi già lão đã tìm đến cái chết bằng liều bả chó.Cái chết của lão phản ánh sự cùng quẫn bế tắc của người nông dân trong xã hội đương thời, việc làm, cái đói, miếng ăn đè nặng lên vai người nông dân. * Tấm lòng lương thiện của một người cha thương con và giàu lòng tự trọng. - Lão yêu con với nỗi niềm day dứt của người cha chưa làm tròn bổn phận, chưa lo cưới vợ được cho con nên trong các câu chuyện với ông giáo hay cậu Vàng lão đều nhắc tới con với nỗi nhớ nhung cùng những tính toán cho con khi nó trở về. - Lão bòn vườn, bán chó, gửi tiền và vườn nhờ hàng xóm trông nom cho con rồi ra đi chứ quyết không tiêu của con lấy một hào. Sự hi sinh của lão âm thầm mà cao thượng. - Lão tìm đến cái chết để khẳng định nhân cách cao thượng của mình bởi lão đã từ chối sự giúp đỡ của mọi người, lão sợ sống nữa sẽ không giữ mình mà đi theo gót Binh Tư chăng ? - Cảnh lão âu yếm con chó vàng cùng những cách chăm sóc, tâm sự của lão với nó, cảnh lão khóc như con nít khi bán nó khiến người đọc cảm động và thương cảm ngậm ngùi cho số phận của lão. c. Kết luận : Nam Cao đã gạn đục khơi trong, phát hiện trong những cuộc đời đen tối ấy thứ ánh sáng của lương tri, của tình thương làm người ta thấy tin yêu cuộc đời hơn. ĐỀ15 Câu 1: Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ. Câu 2: (Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn. Gợi ý giải Câu 1: Chép chính xác 3 dòng thơ được 0,5 điểm, nếu sai 2 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm : "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo". (Đồng chí - Chính Hữu) Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm. Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau : - Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc. - Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu. Câu 2: Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau : a. Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ. b. Biểu hiện và phân tích tác hại : - Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống. - Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng. c. Đánh giá : - Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốt đẹp. - Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc. d. Hướng giải quyết : - Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường. - Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
Tài liệu đính kèm: