Đề tuyển sinh vào khối 10 THPT môn: Ngữ văn năm học 2010 - 2011

Đề tuyển sinh vào khối 10 THPT  môn: Ngữ văn năm học 2010 - 2011

THI THỬ & GƠỊ Ý

-ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

MÔN: NGỮ VĂN

 NĂM HỌC 2010-2011

(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Phần I: ( 3 điểm ) Cho khổ thơ :

 ”Thình lình đèn điện tắt

 phòng buyn-đinh tối om

 vội bật tung cửa sổ

 đột ngột vầng trăng tròn”

 a) Hãy chép 8 câu thơ tiếp theo và ghi rõ tác giả tác phẩm.

 b) Giải thích các từ : “thình lình””vội””đột ngột”

 c) Em có nhận xét gì về giọng thơ ở khổ thơ này so với hai khổ vừa chép. Bước ngoặt của sự viếc trong khổ thơ trên có vai trò gì trong mạch kể của tác giả.

Phần II: ( 7 điểm ) Khi chia tay với ông Sáu, bé Thu (nhân vật chính trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, đã nói:

- Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!

a) Câu nói trên của bé Thu tiếp nối theo sự việc nào trong tác phẩm? Hãy nêu tóm tắt sự việc đó. (1đ)

b) Sự việc đó được kể bằng ngôn ngữ trần thuật và điểm nhìn của nhân vật nào? Cho biết tác dụng của việc lựa chọn cách kể đó? Hãy kể tên một vài tác phẩm có cùng cách kể như tác phẩm trên. (1đ).

c) Tên truyện là “Chiếc lược ngà” nhưng nội dung truyện lại viết về tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu. Tác giả đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình như thế với dụng ý gì? Nó góp phần thể hiện những ý nghĩa gì của tác phẩm? (1đ).

d) Từ sự việc nối tiếp theo lời nói trên của nhân vật bé Thu, em có suy nghĩ gì về tấm lòng và tình cảm của ông Sáu – một người cha, một người lính với đứa con gái yêu quý của mình? Hãy trình bày những suy nghĩ đó của em bằng một đoạn văn T – P- H có độ dài từ 10 đến 12 câu. Trong đoạn có sử dụng một phép liên kết câu thích hợp. Câu kết đoạn là một câu cảm thán. (4đ).

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tuyển sinh vào khối 10 THPT môn: Ngữ văn năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI THỬ & GƠỊ Ý 
-ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
 NĂM HỌC 2010-2011
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I: ( 3 điểm ) Cho khổ thơ :
 ”Thình lình đèn điện tắt
 phòng buyn-đinh tối om
 vội bật tung cửa sổ
 đột ngột vầng trăng tròn”
 a) Hãy chép 8 câu thơ tiếp theo và ghi rõ tác giả tác phẩm.
 b) Giải thích các từ : “thình lình””vội””đột ngột”
 c) Em có nhận xét gì về giọng thơ ở khổ thơ này so với hai khổ vừa chép. Bước ngoặt của sự viếc trong khổ thơ trên có vai trò gì trong mạch kể của tác giả.
Phần II: ( 7 điểm ) Khi chia tay với ông Sáu, bé Thu (nhân vật chính trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, đã nói:
- Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!
a) Câu nói trên của bé Thu tiếp nối theo sự việc nào trong tác phẩm? Hãy nêu tóm tắt sự việc đó. (1đ)
b) Sự việc đó được kể bằng ngôn ngữ trần thuật và điểm nhìn của nhân vật nào? Cho biết tác dụng của việc lựa chọn cách kể đó? Hãy kể tên một vài tác phẩm có cùng cách kể như tác phẩm trên. (1đ).
c) Tên truyện là “Chiếc lược ngà” nhưng nội dung truyện lại viết về tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu. Tác giả đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình như thế với dụng ý gì? Nó góp phần thể hiện những ý nghĩa gì của tác phẩm? (1đ).
d) Từ sự việc nối tiếp theo lời nói trên của nhân vật bé Thu, em có suy nghĩ gì về tấm lòng và tình cảm của ông Sáu – một người cha, một người lính với đứa con gái yêu quý của mình? Hãy trình bày những suy nghĩ đó của em bằng một đoạn văn T – P- H có độ dài từ 10 đến 12 câu. Trong đoạn có sử dụng một phép liên kết câu thích hợp. Câu kết đoạn là một câu cảm thán. (4đ).
---------------------************----------------------------
PHẦN GỢI Ý :
 Phân tích tình cảm cha con trong truyện Chiếc lược ngà
(Có câu nói: ”Những tình cảm đẹp sẽ là động lực mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người!” .Vì lòng yêu cha,một cô bé nhỏ mới tám tuổi nhưng nhất quyết không nhận người khác làm bố,cho dù bị đánh.)
Có câu nói:”Những tình cảm đẹp sẽ là động lực mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người!”Vì lòng yêu cha,một cô bé nhỏ mới tám tuổi nhưng nhất quyết không nhận người khác làm bố,cho dù bị đánh.Vì lòng thương con,một người chiến sỹ dù ở sa trường vẫn luôn cặm cụi làm một chiếc lược để tặng đứa con gái bé bỏng.Có người nhận xét rằng “tình phụ tử không thể ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử”.Song nếu đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ,có thể bạn sẽ phải có cái nhìn khác mới mẻ và chân thực hơn.Câu chuyện khắc họa hình ảnh một nhân vật bé Thu đầy ấn tượng và tinh tế, hơn thế lại ca ngợi tình cha con thiêng liêng,vĩnh cửu dù trong chiến tranh.
Nguyễn Quáng Sáng sinh năm 1933 ở An Giang.Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông tham gia bộ đội và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.Sau năm 1945, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết vănn.Có lẽ vì sinh ra va hoạt động chủ yếu ở miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.Các tác phẩm chính là Chiếc lược ngà(1968),Mùa gió chướng(1975),Dòng sông thơ ấu(1985),Nguyễn Quang Sáng có lỗi viết văn giản dị,mộc mạc nhưng sâu sắc,xoay quanh những câu truyện đời thường nhưng ý nghĩa.Chiếc lược ngà viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ chống Mỹ ,là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng, khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc,xây dựng tình huống bất ngờ và ca ngợi tình cha con thắm thiết.Vẫn viết về một đề tài dường như đã cũ song truyện mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
Câu truyện xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.Khi ông Sáu đi kháng chiên chống Pháp,lúc đó bé Thu chưa đầy một tuổi.Khi ông có dịp thăm nhà thì con gái đã lên 8 tuổi.Song bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như bức ảnh chụp chung với má.Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu dùng mọi cách để gần gũi nhưng con bé vẫn không chịu gọi một tiếng “Ba”. Đến khi bé Thu nhận ra cha mình thì cũng là khi ông Sáu phải ra đi. Ông hứa sẽ mang về tặng con một cái lược ngà.Những ngày chiến đầu trong rứng, ông cặm cụi làm chiếc lược cho con gái.Chiếc lược làm xong chưa kịp trao cho con gái thì ông đã hi sinh.Trước khi nhắm mắt ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn nhờ chuyển lại cho con mình.
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba” ,hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống,cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.
Nhưng xét cho cùng,cô bé ấy có bướng bỉnh,gan góc,tình cảm có sâu sắc,mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi,với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ,thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy.Khi bị ba đánh,bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,bước ra khỏi mâm”.Có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giot nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi?Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng,mở lòi tói,cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang ,khua thật to,rồi lấy dầm bơi qua sông”.Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý.Có lẽ co bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi ,mà chạy ra vỗ về,dỗ dành.Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu,giữa một bên là sự cứng cỏi,già giặn hơn tuổi,nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.Song khi “Chiều đó,mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”,cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi,vừa tinh tế.Dù như thế thì bé Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi hồn nhiên,dẫu có vẻ như cứng rắn và mạnh mẽ trước tuổi.
Ở đoạn cuối,khi mà bé Thu nhận ra cha,thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tính cảm.Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay,giờ trỗi dậy,vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau.Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó,cưng nựng nó,săn sóc,chăm lo cho nó,làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống.Nó gần như chưa có chú ấn tượng nào về cha,song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào,cao lớn nhường nào,có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao?Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lại kia làm bố.Khi đến ngày ông Sáu phải đi,con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”,”lúc đứng ở góc nhà,lúc đứng tựa cửa và cứ nìn mọi người vây quanh ba nó,dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình ,nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ,nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó,làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó.Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi,có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng.Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa,nó bỗng kêu hét lên “Ba”,”vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc,nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”,”Nó hôn ba nó cùng khắp.Nó hôn tóc,hôn cổ,hôn vai,hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”.Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu,tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua,tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói,tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần.Bao nhiêu mơ ước,khao khát như muốn vỡ òa ra tring một tiếng gọi cha.Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó.Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha.Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giảu tình cảm,có cá tính mạnh mẽ,kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên,ngây thơ:Nhân vật bé Thu.
Không chỉ khắc họa thành công nhân vật bé Thu,truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ca ngợi tình cha con sâu đậm mà đẹp đẽ.Bên cạnh hình ảnh bé Thu,hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh,vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu,bỏ lại gia đình,quê hương;và đặc biệt ông là người yêu con tha thiết.Sau ngần ấy năm tham gia kháng chiến, ông Sáu vẫn luôn nung nấu khao khát cháy bỏng là được gặp con và nghe con gọi một tiếng cha.Nhưng cái ngày gặp lại con thì lại nảy sinh một nỗi éo le là bé Thu không nhận cha. Ông Sáu càng muốn gần gũi thì dường như sự lạnh lùng,bướng bỉnh của con bé làm tổn thương những tình cảm da diết nhất trong lòng ông.Còn gì đau đớn hơn một người cha giàu lòng thương con mà bị chính đứa con gái ấy từ chối.Có thể coi việc bé Thu hất cái trứng ra khỏi chén như một ngòi nổ làm bùng lên những tình cảm mà bấy lâu nay ông dồn nén,chứa chất trong lòng.Có lẽ ông biết rằng mình cũng không đúng vì suốt bảy năm trời chẳng thể về thăm con,chẳng làm gì được cho con,nên nhân những ngày này ông muốn bù đắp cho con phần nào.Giá gì không có cái bi kịch ấy,giá gì bé Thu nhận ra ông Sáu sớm hơn,thì có thể ông Sáu và bé Thu sẽ có nhiều thời gian vui vẻ,hạnh phúc.Nhưng sợ rằng một câu truyện như vậy sẽ chẳng thể gây được cảm động cho người đọc với những xúc cảm khác nhau,có lúc dồn nén,có lúc lại thương xót,có lúc lại “mừng mừng tủi tủi” cho ông Sáu khi mà bé Thu cất tiếng gọi “Ba”,tiếng gọi muộn màng nhưng lại có ý nghĩa đẹp đẽ!Ai có thể ngờ được một người lính dạn dày nơi chiến trường,quen với cái chết cận kề lại  ... ắt ấy, tôi dần dần thấy một người quen, quen lắm. Tôi cố nhớ, nhớ không ra, tôi thấy mình lẩn thẩn. 
Bỗng có tiếng kêu thất thanh: 
- Máy bay ! 
- Máy bay ! 
Xuồng liền chòng chành, như có người định lao xuống, người nhốn nháo và nhiều tiếng lao nhao lên: 
- Tấp vào ! 
- Ðâu? 
- Ðèn nó ở phía sau kìa! 
- Tấp vào, tấp vào. Phản lực! 
Cô giao liên cho máy nổ nhỏ dần, quay lại sau một lúc rồi bảo: 
- Không phải đâu, sao trên trời đó mà. 
Trong lúc mọi người đang lo, có người hoảng hốt, có người định nhảy thì giọng của cô bình tĩnh như vậy đó. Có người chưa thật tin, nhưng trước thái độ thản nhiên của cô, mọi người lại ngồi yên. "Sao trên trời đó mà", giọng nói nhỏ nhẹ và ngọt ngào. Và cô lại cho máy nổ to. 
Sau mấy ngày đi bộ, được ngồi trên chiếc xuồng máy thật là thích thú. Nhưng nghĩ đến máy bay, tôi lại thấy phiền. Tiếng máy đuôi tôm nổ to quá như át cả tiếng máy bay. May mà gặp cô giao liên bình tĩnh, cô mà rối, chắc có người đã nhảy rồi, xuồng chắc cũng chìm mất. Tôi cố không nghĩ gì khác, tập trung lắng nghe tiếng máy bay. 
Xuồng bắt đầu vào một quãng kinh trống, hai bên bờ không có một ngôi nhà, xa xa một chòm tre, một lùm cây, hai bên là cánh đồng hoang. Tôi sốt ruột muốn cho xuồng lao nhanh hơn. Hình như hiểu tâm trạng tôi, cô cho máy nổ to. Sóng trước mũi xuống trào lên kéo thành những đợt sóng dài, làm run rẩy đám cỏ hai bên bờ, vỗ bập bềnh các giề lục bình và các đám nghề(2) mọc hoang. 
Trong lúc mọi người đang yên tâm, đang thích thú ngồi trên chiếc xuồng lao nhanh thì cô giao liên tắt máy báo tin: 
- Máy bay! 
Cô vừa nói vừa tấp sát lại bụi tre. Chiếc xuồng sau cũng tấp lại. Rõ ràng là có tiếng máy bay, tiếng cánh quạt "lạch bạch" của đám trực thăng Mỹ. Tôi chẳng biết cái lỗ mũi của cô thính đến cỡ nào, còn cái tai của cô rõ là thính thật, tiếng máy bay lẫn trong tiếng máy đuôi tôm, thật khó nghe. 
Xuồng chòng chành, có người chới với muốn té: 
- Nó còn xa lắm! - Cô trấn tĩnh chúng tôi - Các bác, các chú bước lên phân tán mỏng, tìm núp vào chỗ kín. Nếu nó có soi tới các bác, các chú nhớ đừng động đậy - Trong lúc cô nói, anh em khách đã vọt lên bờ hết rồi. Tôi là người cuối cùng. Tôi vừa bước lên thì cô bảo: 
- Bác cứ ở đây đi. Xuồng ít người không sao! 
Nếu một người nào khác bảo như vậy, tôi chắc không nghe. Trước thái độ của cô, ngồi cùng một chiếc xuồng với cô tôi thấy vững hơn ngồi trong công sự. 
Ðám trực thăng Mỹ từ đầu kinh soi lần lần tới, tiếng động cơ của nó rầm rộ, như hàng chục chiếc tầu thủy đang chạy. ánh sáng ngọn đèn soi của nó mỗi lúc một gần. Bọn Mỹ, ngụy thường đi ba chiếc, một chiếc tìm người, tìm mục tiêu, còn hai chiếc soi đèn thì bắn. 
- Lấy lá cây che kín, đừng động đậy nhé! - Cô lại nhắc tôi. 
Ðó là lần đầu tiên tôi bị trực thăng soi, khi ngọn đèn của nó soi qua - cái thứ ánh sáng chói chang và tiếng cánh quạt đập trên đầu, tôi thấy xuồng mình rõ quá, tôi thấy cái be dài, thấy những lỗ trống của ba lô dưới lớp lá ngụy trang, thấy cỏ quặn lên như trong một cơn lốc, tôi nghĩ: "Thôi chết rồi". Tôi rút vai thu mình cho nhỏ lại. Như đoán được tâm trạng của tôi, cô lại nhắc: 
- Nó không thấy rõ mình như mình thấy mình đâu! 
Lần này, lời cô nói với tôi không hiệu quả nữa. Phút chốc tôi lại muốn lao xuống nước. Nhưng tôi kịp trấn tĩnh. 
Rồi cái ánh sáng ma quỷ ấy xa dần với tiếng động cơ rầm rộ mỗi lúc mỗi xa. Ðêm lại mờ mờ đi. Tôi vẫn ngồi im vì còn lo nó quay trở lại. Cô giao liên nói như an ủi tôi: 
- Nó làm coi dữ vậy, nhưng nó chẳng thấy cái gì đâu. Miễn là mình bình tĩnh, đừng động đậy - Ðoạn cô nhìn ra cánh đồng, gọi anh em khách. Anh em có người ướt nhem, vừa thay quần áo, vừa chửi rủa. Xuồng lại nổ máy. 
Quá nửa đêm, đoàn chuyển lên đi bộ - Chúng tôi đi men theo bờ mẫu, băng qua cánh đồng, bờ mẫu chỗ bùn lầy, chỗ lồi lõm, chỗ nhầy nhụa, chúng tôi đi sát vào nhau và hầu như thay phiên nhau trượt té vậy. - Người này đang lom khom ngồi dậy, người khác lại đánh "ạch" ngã xuống ruộng, chúng tôi, dép cầm tay, mò mẫn đi từng bước, cứ thế mà đi. Gần đến bờ sông, giao liên cho chúng tôi dừng lại, phái trinh sát đi bám đường. 
Hai trinh sát đi khoảng hai mươi phút thì đụng biệt kích. Lần này bọn nó không nằm phục trong đám vườn dọc bờ kinh, nó chồm ra ngoài ruộng. Súng nổ tới tấp. Ðạn rít veo véo qua đầu chúng tôi. 
- Nằm xuống! Cô giao liên ra lệnh - Anh Tư dẫn khách đi, tôi ở lại. 
Chẳng hiểu sao, lúc đó tôi muốn kéo cô cùng đi. Qua giọng phân công của cô, tôi đoán cô là nhóm trưởng. Vừa nghe tiếng cô, nhìn lại cô đã vụt chạy đâu rồi. Ðạn đan thành lưới rít qua đầu chúng tôi, rơi "chéo chéo" trên mặt ruộng, khiến chúng tôi phải nằm dán người vào bờ mẫu không sao ngóc đầu lên được. 
Trong lúc đó, phía bên trái, bỗng có nhiều tiếng "cạc bin" nổ. Lập tức đường đạn bay về hướng đó. Tôi đoán biết, cô giao liên đang dẫn đường đạn bay về mình. 
- Chạy ! - Anh Tư, người giao liên ra lệnh. Ðoàn khách chúng tôi liền vọt lên. Tôi không phải là người dạn súng cho lắm, nhưng lúc đó, tôi không thấy lo cho mình nữa, tôi cứ nghĩ đến cô giao liên. Ðoàn khách chúng tôi - không hàng ngũ, chạy bừa qua ruộng lúa, đâm thẳng ra ven cây, rồi vượt qua sông. 
Tiếng súng mỗi lúc một dữ dội. Tôi cố lắng nghe tiếng "cạc bin" của cô, nhưng không tài nào nghe được, lòng cứ xôn xang. 
Nhờ có tiếng súng biệt kích mà chúng tôi đến rặng cây làng rất sớm. Anh em bên kia trạm - trạm L. A, cũng vừa đến, không phải chờ lâu. 
Ðoàn tập hợp lại trong một đám dứa bị chất độc hóa học, tàu lá lơ thơ, trống trải. Ðoàn khách còn đủ mặt, có một vài người bị mất dép, có người qua sông bị trôi ba lô. Còn tôi, già mà hãy còn cứng. Tôi chả mất một món gì. 
Ai cũng mệt mỏi, anh em giao liên cho chúng tôi nằm nghỉ đến sáng. Có người không cần phải mắc võng, cũng chẳng trải ni lông, nằm vật xuống đất, lấy bòng làm gối, ngáy pho pho. Còn tôi, vì nhiều nỗi, nên cứ lơ mơ. Tôi đang trên đường về tỉnh nhà. Làng nước đâu còn như xưa nữa. Người ta bị rời nhà, bị dồn vào các trại tập trung, rồi người ta lại phá ra, cả vườn tược cũng thay đổi. Tôi nghe nói vậy, nhưng không thể hình dung ra được. Tôi cứ nhớ lại cảnh cũ. Nhớ những lần trở về, nhớ cảnh chia tay của cha con anh Sáu mà cây lược tôi vẫn còn giữ đây. Trong khi nghĩ miên man, đôi lúc tôi chợt nhớ đến anh em ở lại chặn bọn biệt kích. Nhất là cô giao liên. Chẳng hiểu cô bé và anh em giao liên ra sao. Mệt quá rồi tôi cũng thiếp đi... 
Nghe đâu đây có tiếng chân đi, tiếng người nói, tiếng cười đùa. Tôi chợt tỉnh dậy, thấy trời đã đâm mây ngang, màn đêm như vén dần ra cánh đồng. Tôi thấy một nhóm người, chẳng nghe họ nói gì, nhưng biết là họ đang kể lại những chuyện sôi nổi. Và tôi nhìn thấy, cô giao liên, quần áo cô bùn đất bê bết và đẫm ướt. Thế là họ về kịp rồi. 
Tôi vừa đến họ cũng vừa chìa tay ra. Bây giờ tôi mới nhìn rõ cô. Cô vừa chặn địch, vừa bước ra khỏi chỗ nguy hiểm mà mặt cứ phơi phới. Mặc dù nước da cô bị rám nắng, tôi trông cô không quá hai mươi tuổi. Con gái hai mươi tuổi không thể có cặp mắt trong sáng như thế, và cô mới ngây thơ làm sao, cô vẫn còn đeo bông tòn ten, cô đi dần về phía tôi, tôi bỗng muốn tỏ lòng mến phục của tôi đối với cô, cả lòng cảm ơn nữa. Nhưng chẳng lẽ lại nói như vậy, tôi mỉm cười chào cô và làm quen: 
- Này cháu. Bác lo cho cháu quá! Cháu thứ mấy? 
- Dạ cháu thứ hai. 
- Sao bác lại nghe có người kêu cháu là chị út? Chắc là cháu đã có... 
- Dạ không! - Cô giao liên chận câu nói của tôi lại - cháu vừa thứ hai vừa thứ út vì cháu là con một mà! 
- Cháu là người ở làng nào mà sao bác thấy quen quen. 
- Dạ cháu ở Cù Lao Giêng! 
Nghe đến tên làng, tôi bỗng giật mình. Nhìn cái đôi mắt cô bé, ngực tôi bỗng phập phồng, và như có linh tính, tôi liền hỏi lại, hỏi dồn dập: 
- Có phải Cù Lao Giêng, quận Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa không vậy cháu? 
- Dạ phải. 
- Cháu tên gì? 
- Cháu tên Thu. 
- Thu à? Tôi lặp lại và kinh ngạc . 
Tôi lặp bặp hỏi tiếp: 
- Có phải ba cháu là Sáu, má cháu là Bình phải không? 
Cô bé kinh ngạc đến nỗi không nói được nữa, nó mở tròn mắt nhìn khắp người tôi. Trong lúc đó, anh em giao liên trạm L.A. kêu khách chuẩn bị lên đường. Nhưng tôi chẳng để ý cũng chẳng muốn nghe, tôi quay lại và bảo: 
- Chờ tôi một chút. 
Tôi quay lại cô bé. Cả hai người vẫn còn ngạc nhiên. Cô bé vẫn tròn mắt nhìn tôi, đúng, đúng, đúng là đôi mắt của con cháu. Tôi thầm nghĩ, và bảo: 
- Có phải không cháu? 
- Dạ... Sao bác biết? 
Tôi cố nén xúc động nhưng cũng lặp bặp nhắc lại: 
- Bác là bác Ba đây này. Cháu có còn nhớ lúc ba cháu đi, ba cháu có hứa mua cho cháu cây lược không? 
Cô cháu khe khẽ gật đầu: "Dạ nhớ, dạ nhớ". 
Các bạn ạ! Trong kháng chiến có những cuộc gặp gỡ thật tình cờ! Tôi vừa nhìn cháu, vừa móc túi lấy ra cây lược. 
- Ba cháu gởi cho cháu cây lược ngà này đây. Cây lược này do ba cháu làm. 
Ðôi mắt của cháu lại to tròn hơn, mặt xúc động đến thẫn thờ. Cháu đưa tay nhận cây lược. Cây lược như đánh thức kỷ niệm ngày chia tay, ngực cháu phập phồng. Thấy cháu nhìn ngắm cây lược, tim tôi bỗng nhói đau. Tôi biết cháu đang bàng hoàng trước hạnh phúc bất ngờ, tôi không muốn làm gì xao động đến hạnh phúc của cháu, tôi thấy cần phải nói dối: 
- Ba cháu vẫn khoẻ, ba cháu không về được, nên gởi cho bác. 
Cháu Thu liền chớp mắt nhìn tôi, môi mấp máy run run: 
- Chắc là bác lầm, cây lược này không phải của ba cháu. 
Tôi đâm ra thất vọng, hoang mang nữa, tôi hỏi lại: 
- Ba cháu tên Sáu, má cháu tên Bình phải không? 
- Dạ phải - Hình như cháu muốn khóc, mắt cháu đỏ hoe nhưng cố nén và nói: 
- Nếu cháu không lầm thì chắc bác sợ cháu buồn nên bác nói giấu cháu. Cháu biết cha cháu chết rồi. - Cháu chớp mắt, hai giọt lệ ứa ra, vỡ tràn qua đôi mắt - Cháu chịu đựng được, bác đừng ngại, cháu nghe tin ba cháu chết đã hai năm rồi, sau đó thì cháu xin má cháu đi giao liên... 
Cháu còn muốn nói gì nữa, nhưng giọng bị tắc nghẹn đầu cúi xuống, mái tóc khẽ run run. Còn tôi , tôi lỡ nói dối, nên chẳng biết thế nào nữa, đành im lặng. 
Trong khi đó, anh em trong đoàn táo tác gọi tôi, giục tôi đi. Không thể nán lại được nữa, tôi đành phải vội vàng hỏi xin cháu địa chỉ, hỏi thăm qua mẹ cháu và bà con. 
Nỗi mừng gặp gỡ bất ngờ khiến tôi chưa hết bàng hoàng thì lại phải chia tay. Nhìn cháu tôi bỗng buột miệng nói: 
- Thôi, ba đi nghe con! 
Tôi không nghe cháu đáp lại, chỉ thấy đôi môi tái nhợt của cháu mấp máy. 
Ði được một quãng xa nhìn lại, tôi thấy cháu cố đi theo tôi một đoạn đường. Cháu dừng lại trên bờ mẫu những đợt sóng lúa xanh nhỏ nối đuôi nhau dập dờn như chạy đến vỗ về cháu. Sau lưng cháu là đám dừa bị chất độc hóa học mà tàu lá chỉ còn những cọng khô như những chiếc xương cá khổng lồ treo lủng lẳng, đọt non vừa mới đâm lên, xa trông như một rừng gươm. 
Lúc chia tay, tôi không nghe cháu gọi tôi là ba. Nhưng những lúc nằm một mình, nhớ lại thì tôi nghe tiếng gọi "ba" của cháu, và tiếng "ba" như vang lên từ trong tâm tôi.
----------------------------***-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI THU va GOI YDe thi VAN tuye sinh lop102010 20112.doc