ĐỀ KIỂM TRA :
I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu, mỗi câu đúng 0,5 đ, Tổng cộng 3,0 đ)
Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Oi ! Hàng tre xanh xanh Việt nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
Câu 1 :Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm nào ?
A. 1974 B. 1975 C. 1976 D. 1977
Câu 2: Cảm xúc bao trùm đoạn thơ trên là gì ?
A.Nỗi niềm xót xa nuối tiếc khi tg từ mNam ra viếng lăng Bác
B.Lòng biết ơn, niềm kính phục Bác khi tg từ mNam ra viếng lăng Bác
C.Nỗi xót xa nuối tiếc và niềm mong ước được ở mãi bên Bác của tác giả.
D.Niềm xúc động xót xa, niềm tự hào,lòng thành kính biết ơn của tg khi viếng lăng Bác.
PHÒNG GD & ĐT QUY NHƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN 9 ĐỀ KIỂM TRA : I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu, mỗi câu đúng 0,5 đ, Tổng cộng 3,0 đ) Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Oâi ! Hàng tre xanh xanh Việt nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... (Viếng lăng Bác - Viễn Phương) Câu 1 :Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm nào ? A. 1974 B. 1975 C. 1976 D. 1977 Câu 2: Cảm xúc bao trùm đoạn thơ trên là gì ? A.Nỗi niềm xót xa nuối tiếc khi tg từ mNam ra viếng lăng Bác B.Lòng biết ơn, niềm kính phục Bác khi tg từ mNam ra viếng lăng Bác C.Nỗi xót xa nuối tiếc và niềm mong ước được ở mãi bên Bác của tác giả. D.Niềm xúc động xót xa, niềm tự hào,lòng thành kính biết ơn của tg khi viếng lăng Bác. Câu 3: Hình ảnh cây tre và mặt trời trong đoạn thơ đã được sử dụng biện pháp tu từ nào ? A.Aån dụ B.Hoán dụ C.So sánh D.Nhân hóa Câu 4: Từ Oâi trong hai dòng thơ sau thể hiện điều gì ? Oâi ! Hàng tre xanh xanh Việt nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng A.Niềm phấn khởi vì nhìn thấy hàng tre B.Sự ngỡ ngàng khi thấy hàng tre lá rất xanh C.Nỗi xúc động vì thấy một hình ảnh quen thuộc D.Sụ ngạc nhiên vì thấy hàng tre đứng thẳng tắp Câu 5: Hai dòng thơ dẫn ở câu 4 có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán.Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 6: Nội dung nào không sử dụng các bước làm bài văn nghị luận về đoạn thơ hay bài thơ ? A.Tìm hiểu đề, tìm ý B.Lập dàn ý, viết bài C.Các phần của bài có sự liên kết hợp lý D.Đọc lại bài, kiểm tra sửa lỗi. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi “ của Lê Minh Khuê ? (2,0 đ) Câu 2: Phân tích khổ 1&2 bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương (5 điểm) ĐÁP ÁN ,BIỂU ĐIỂM: I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu, mỗi câu đúng 0,5 đ, Tổng cộng 3,0 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D A C B C II. TỰ LUẬN: Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi “ của Lê Minh Khuê ? (2,0 đ) HS có thể trình bày nhiều theo nhiều cách, nhưng khi tóm tắt phải đảm bảo các ý chính sau, mỗi ý đúng 0,5 đ -Ba cô gái thanh niên xung phong:Thao, Phương Định, Nho làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. -Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá càn san lấp vào hố bom, phá những quả bom chưa nổ. -Công việc và cuộc sống vô cùng nguy hiểm, phải đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn hồn nhiên, yêu đời , thương yêu nhau trong tình đồng đội. -Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính của truyện, là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên nhưng cũng rất dũng cảm trong công việc phá bom. Câu 2: Phân tích khổ 1&2 bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương (5 điểm) -Yêu cầu chung: 1.Về hính thức: - Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng nghị luận một đoạn thơ để làm bài -Biết lựa chọn các hình ảnh, chi tiết thơ thật tiêu biểu để thể hiện tình cảm yêu kính , khâm phục và tự hào của tác giả đ/v Bác. -Bài văn phải có bố cục ba phần rõ ràng; lời văn gợi cảm, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. 2.Về nội dung: -Phân tích để thấy được niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn nỗi xót xa của tác giả khi đến Viếng lăng Bác, lúc đứng trước lăng. Yêu cầu cụ thể: HS có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau, song ở từng phần của bài viết cần đảm bảo các ý sau: 1. Giới thiệu được tg Viễn Phương , bài thơ Viếng lăng Bác.Giới thiệu khổ 1&2 bài thơ, nêu cảm xúc,ấn tượng chung về hai khổ thơ (0,5 đ) 2. Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác, lúc đứng trước lăng được thể hiện trong hai khổ thơ. *Khổ 1:Cảm xúc của tg khi nhìn thấy lăng Bác, là niềm xúc động xót xa, lòng tự hào về con người Việt Nam (2 điểm) -Câu 1:Một câu thơ tự sự nhưng đầy chất trữ tình, là lời thông báo con ở mNam, vượt xa xôi cách trở đến thăm Bác nhưng Bác đã ra đi vì vậy câu thơ hàm chứa nỗi niềm xót xa. +Tg dùng từ thăm thay từ viếng để giảm nhẹ nỗi đau mất Bác. +Cách xưng hô con-Bác thể hiện tc thân thiết , gần gũi như một đứa con về thăm người thân xa cách đã lâu. -Ba câu còn lại: +Hình ảnh hàng tre : tả thực khung cảnh lăng Bác, một hình ảnh quen thuộc, gần gũi. +Hình ảnh hàng tre còn là hình ảnh ẩn dụ gợi nhio71 đến làng quê Việt Nam, đất nước Việt Nam.Hàng tre ấy là cốt cách, tâm hồn con người Việt Nam hien ngang kiên cường, bất khuất trong chiến đấu. *Khổ thơ 2: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng, là niềm tự hào về sự vĩ đại của Bác, là niềm thành kính biết ơn của nhân dân đ/v Bác (2 điểm) -Hai câu đầu cĩ 2 hính ảnh mặt trời : +Hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng để ca ngợi cơng lao vĩ đại của Bác đ/v dân tộc Vnam.Bác đem lại ánh sáng, độc lập. tự do, hạnh phúc +Cụm từ rất đỏ diễn tả tư tưởng CM và lịng yêu nước nồng nàn của Bác +Cách sĩng đơi hai hình ảnh mặt trời để nĩi sự trường tồn bất biến của Bác -Hai câu sau là hình ảnh dịng người - tràng hoa: +Dịng người là hính ảnh tả thực , là đồn người từ mọi miền đất nước đến Ba Đình lịch sử viếng lăng Bác +Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự ngưỡng vọng, tấm lịng thành kính, biết ơn của tác giả và cũng là của nhân dân đ/v Bác +Bảy mươi chín mùa xuân: một cách nĩi rất thơ, hính ảnh hốn dụ về cuộc đời của Bác đẹp như những mùa xuân hay chính Bác đã làm ra những mùa xuân cho đất nước , cho con người. +Điệp ngữ ngày ngày thể hiện t/c của nhân dân nhân dân dành cho Bác là vĩnh cửu 3. Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.Nêu cảm nghĩ sâu sắc về Bác, về đoạn thơ (0,5 đ) *Điểm trừ câu 2:Phần tự luận -Điểm trừ tối đa đ/v bài viết khơng đảm bảo bố cục bài văn nghị luận là 1,0 điểm. -Điểm trừ tối đa đ/v bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1,0 điểm -Điểm trừ tối đa đ/v bài viết cĩ nhiều lỗi diễn đạt, chính tả : 1 điểm ------------------------------------
Tài liệu đính kèm: