Đề văn tham khảo lớp 9

Đề văn tham khảo lớp 9

Bài 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà)

1. Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh

 Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các dân tộc để có được vốn tri thức sâu rộng ấy, Bác đã nắm vững phương tiện giao tiếp ấy như Anh, Pháp , Trung Quốc, Nga Đi đến đâu, Người cũng tìm hiểu nền văn hóa của họ nhưng Bác tiếp thu một cách có chọn lọc, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động cái hay, cái đẹp, phê phán cái xấu cái tiêu cực, tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc dân tộc đã tạo nên cho Bác một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam nhưng cũng rất Phương Đông đồng thời rất mới, rất hiện đại.

2. Nét đẹp trong lối sống thanh cao, giản dị của Bác

- Lối sống giản dị được thể hiện ở nơi ở, nơi làm việc của Bác.

- Trang phục của Bác hết sức giản dị (bà ba nâu)

- Bác ăn uống rất đạm bạc (cháo hoa, .)

=> Cách sống của Bác lại vô cùng thanh cao và sang trọng. Đây ko phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng ko phải cách thần thánh hóa tự làm cho khác người mà đây là cách sống có văn hóa trở thành một quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nét đẹp trong lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của những vị hiền triết như: Nguyễn Trãi, .

 

doc 35 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề văn tham khảo lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà)
1. Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh
 Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các dân tộc để có được vốn tri thức sâu rộng ấy, Bác đã nắm vững phương tiện giao tiếp ấy như Anh, Pháp , Trung Quốc, Nga Đi đến đâu, Người cũng tìm hiểu nền văn hóa của họ nhưng Bác tiếp thu một cách có chọn lọc, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động cái hay, cái đẹp, phê phán cái xấu cái tiêu cực, tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc dân tộc đã tạo nên cho Bác một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam nhưng cũng rất Phương Đông đồng thời rất mới, rất hiện đại.
2. Nét đẹp trong lối sống thanh cao, giản dị của Bác
- Lối sống giản dị được thể hiện ở nơi ở, nơi làm việc của Bác.
- Trang phục của Bác hết sức giản dị (bà ba nâu)
- Bác ăn uống rất đạm bạc (cháo hoa,.)
=> Cách sống của Bác lại vô cùng thanh cao và sang trọng. Đây ko phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng ko phải cách thần thánh hóa tự làm cho khác người mà đây là cách sống có văn hóa trở thành một quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nét đẹp trong lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của những vị hiền triết như: Nguyễn Trãi,.
3. Nghệ thuật
- Bài nghị luận kết hợp với yếu tố tự sự và bình luận, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
* Ý nghĩa
- Học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh cần phải hòa nhập với khu vực, quốc tế nhưng cũng cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
- Là người học sinh cần phải biết thế nào là lối sống có văn hóa, thế nào là mốt, là hiện đại trong cách ăn mặc, nói năng,
Bài 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH ( Mác Két)
Bài viết của nhà văn Mác két đã nêu ra một cách rõ ràng, đầy sức thuyết phục về nỗi hiểm họa hạt nhân đối với nhân loại, chỉ ra sự tốn kém, vô cùng phi lý của cuộc chạy đua vũ trang đi ngược lại lý trí và phản lại sự tiến hóa của tự nhiên. Từ đó thức tỉnh và kêu gọi mọi người phải hành động để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Luận điểm
Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Cuộc chạy đua vũ trang đá làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
Chiến tranh hạt nhân ko chỉ đi ngược lại ý trí của loài người mà còn ngược lại lý trí của tự nhiên phản lại sự tiến hóa.
=>Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Bài 3: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Văn bản khẳng định quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi toàn nhân loại hãy quan tâm đến trẻ em, văn bản có 3 phần:
Phần thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về thực trạng cuộc sống khổ cực nhiều mặt về tình trạng bị rơi vào hiểm họa vào nhiều trẻ em (nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, xâm lược, chiếm đóng, nạn nhân của sự lãng quên, đối xử tàn nhẫn, bóc lột, đói nghèo, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp)
Phần cơ hội: khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em. Sự liên kết giữa các nước, có Công ước về quyền trẻ em, có bầu ko khí chính trị ổn định.
Phần nhiệm vụ: Nêu những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn và phát triển của trẻ em.
Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.
Quan tâm đến trẻ em tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh.
Đảm bảo quyền bình đẳng cho trẻ em trai và gái.
Đảm bảo cho trẻ em học hết bậc trung học cơ sở.
Tạo điều kiện cho trẻ em biết nguồn gốc và lai lịch.
Tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động xã hội.
BÀI 1 (VĂN HỌC TRUNG ĐẠI): CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (NGUYỄN DỮ)
1. Tác giả Nguyễn Dữ
Tác giả Nguyễn Dữ là người Huyện Trường Tân (nay là huyện Thanh Miện) – tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ XVI, là thời triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách. 
Truyền kỳ mạn lục ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.
Truyện” Người con gái Nam Xương” nằm trong truyện thứ 16.
2. Nội dung
Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện được giới thiệu là một người con gái tư dung tốt đẹp, tính tình thùy mị, nết na. Nàng có sắc đẹp và phẩm chất đạo đức nhưng đức hạnh là nét nổi bật trong tính cách của nàng khi lấy chồng. Chồng nàng là Trương Sinh vốn đa nghi vô học nhưng nàng đã khéo léo giữ gìn ko bao giờ để xảy ra điều tiếng gì. Cuộc sống của gia đình nàng đang yên ấm thì chiến tranh phong kiến xảy ra, Trương Sinh đi lính. Nàng tiễn chồng với lời dặn:” Chàng đi chuyến này, thiếp trả mong đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê. Chỉ mong ngày vê mang được hai chữ bình yên”. Lời dặn dò đầy tình nghĩa ko trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về. Điều đó chứng tỏ Vũ Nương là một phụ nữ rất yêu thương chồng ko tham lam danh hoa phú quý. Khi xa chồng Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết” Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nơi góc bể chân trời ko thể nào ngăn được”. Nàng còn là một người mẹ hiền, một nàng dâu thảo, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa tận tụy chăm sóc mẹ già những lúc yếu đau lo thuốc thang, cầu khẩn thần phật và lúc nào cũng dịu dàng ân cần, lấy lời ngọt ngào, ân cần khuyên nâng. Nàng đã giữ chọn đạo hiếu với gia đình. một mực thủy chung với chồng “giữ gìn một tiết tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”
Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về tưởng rằng cuộc đời nàng sẽ được hạnh phúc, nàng sẽ được sống trong sự yên ấm của chồng, của con. Bao khó khăn, vất vả của nàng cũng được đền bù nào ngờ bão tố oan khiên đã đổ xuống đầu nàng. Nàng bị chồng nghi là thất tiết, nỗi oan lớn dậy đất trời chỉ vì chồng đa nghi, vô học lại gia trưởng độc đoán nên Trương Sinh ko hề xem xét lời con thơ một cách cản thận. Một nỗi đau đớn thất vọng khi nàng ko hiểu vì sao lại bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc và bị đánh đuổi đi. Nàng ko có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng, làng xóm bênh vực. Hạnh phúc gia đình cái” thú vui nghi gia, nghi thất”, niềm khát khao của cuộc đời nàng đã tan vỡ, tình yêu ko còn, “bình rơi chông gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Cả nỗi đau khổ chờ chồng trước đây ko còn làm lại được nữa, thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã đến độ ko thể nào hàn gắn nổi. Vũ Nương đành mượn dòng nước con sông quê hương để giãi tỏ tấm lòng trong trắng của mình. Lời than của nàng như một lời nguyền xin thần song chứng giám nỗi oan khuất và tiết giá trắng trong. Phải chăng xã hội phong kiến ấy đã để cho Vũ Nương ko được minh oan, đã đẩy nàng đến bước đường cùng bởi nàng đã mất tất cả đành chấp nhận số phận. Sau mọi cố gắng ko thành, nàng đã mất đi quyền làm vợ, làm mẹ - cái quyền thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Dù cho Trương Sinh có lập đàn giải oan cho nàng cũng ko thể trở về trần gian được nữa vì hạnh phúc đã tan, cuộc đời đã hết.
=> Qua cuộc đời và số phận của nhân vật Vũ Nương, truyện có giá trị tố cáo và phê phán hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho lứa đôi phải biệt ly, người vợ trẻ phải xa chồng, sống vất vả, cô đơn để rồi phải chịu kết cục bi thảm. Ngoài ra, chuyện còn phê phán lễ giáo phông kiến khắt khe, nam quyền độc đoán gây ra bi kịch gia đình làm tan vỡ hạnh phúc. Nỗi oan của Vũ Nương đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình trở thành một trong muôn vàn nỗi oan khuất của người phụ nữ ở xã hội xưa. Tai họa có thể giáng xuống đầu họ bất kỳ lúc nào, có khi chỉ vì những nguyên nhân vu vơ. Một xã hội đầy rẫy những bất công như vậy thì quyền sống của con người làm sao có thể đảm bảo, rõ ràng xã hội ấy đã nảy sinh ra một Trương Sinh với đầu óc nam quyền là nguyên nhân sâu xa của mọi nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải chịu. Chuyện có sử dụng yếu tố hoang đường nhưng vẫn toát lên một cách chân thực, sinh động về số phận đầy oan khổ của người phụ nữ. Chuyện đã để lại trong lòng người đọc niềm thương cảm về con người con gái Vũ Nương. Giáo dục chúng ta lòng trân trọng, thương yêu con người, căm giận những bất công ngang trái.
Bài 2: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG TRÍ (Ngô Gia Văn Phái)
Đoạn văn trích hồi thứ 14, miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung và sự tham bại của quân tướng nhà Thanh vầ bọn bán nước.
Đoạn trích đã làm nổi bật người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ, một vị vua sáng suốt, một con ngươi quyết đoán nhạy bén, ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng, có tài dụng binh, là một vị tướng mưu lược kỳ tài.
Hình ảnh Quang Trung hiện lên thật oai phong, lẫm liệt với tính cách quả cảm. mạnh mẽ, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
Bài 3: TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du)
1. Tác giả
Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền – huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh. Sinh trưởng một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nhiễm. cụ đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khảm cũng từng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh.
2. Tác phẩm truyện
- Thể loại: truyện thơ Nôm.
- Nguồn gốc: Kim Vân Kiều Truyện.
- Tên gọi: Đoạn Trường Tân Thanh.
- Gồm 3251 câu thơ lục bát chia làm 3 phần.
* Tóm tắt nội dung
- Gặp gỡ đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ.
a. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
Vị trí: gặp gỡ và đính ước
Nội dung: Nói đến “Truyện Kiều” trước hết phải nói đến nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật một cách tinh tế. Mỗi nhân vật của ông là một nét vẽ khác nhau, nổi bật hơn cả là miêu tả hai chị em Thúy Kiều trong đoạn trích “hai chị em Thúy Kiều”
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em bằng bốn câu thơ ngắn gọn
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Câu thơ đầu giới thiệu, ta thấy chưa xuất hiện mà vẻ đẹp của họ đã hiện ra qua từ “tố nga”. Thế rồi qua ngòi bút ẩn dụ, ước lệ của văn chương lạ thì hai chị em Kiều nhẹ nhàng hiện ra như 2 vầng trăng sáng, hình hài thanh tú như cành mai. Tâm hồn tỏa sáng trắng trong như tuyết. Thi hào Nguyễn Du đã dành tình cảm mến yêu và ngợi khen chia đều cho hai người nhưng nét bút thì đạm nhạt mỗi người một vẻ.
Trước hết, thi hào đã tập trung miêu tả cô em. Thúy Vân hiện ra qua bốn câu thơ tiếp theo
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân từ c ... ất đáng mến ấy nữa đó là sự cởi mở chân thành, biết quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện, ân cần, chu đáo với mọi người.
	Anh còn là một người rất khiêm tốn thành thực, anh cảm thấy những công việc và những đóng góp của chỉ là nhỏ bé khi ông họa sỹ muốn vẽ chân dung của anh, anhh đã từ chối và giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn mình. Tóm lại, chỉ bằng một số những chi tiết trong khoảng thời gian rất ngắn, tác giả đã khắc họa được bức chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, cách sống, tình cảm và những suy nghĩ về cuộc sống, ý nghĩa của công việc.
Ngoài ra chuyện còn những nhân vật khacslamf nổi bật chủ đề tác phẩm:
Nhân vật ông kĩ sư vườn rau ngồi hàng giờ để thụ phấn cho cây su hào, góp phần làm tăng năng suất.
Nhân vật anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm không dời cơ quan chỉ để hàn thành bản đồ sét.
Nhân vật chỉ đi qua Sa Pa: cô kĩ sư trẻ mới ra trường, ông họa sỹ già trước khi về nghỉ hưu và bác lái xe.
BÀI 3: CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG)
1. Tác giả và hoàn cảnh:
	Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện chợ Mới, tỉnh An Giang. “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, tại chiến trường kháng chiến chống Mỹ.
*) Tóm tắt:
	Sau tám năm đi kháng chiến về, anh Sáu trở về để thăm gia đình nhưng trớ trêu thay bé Thu không nhận ông làm cha vì vết sẹo trên mặt. Đến khi bé Thu nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Trước khi đi bé Thu bảo với ông Sáu làm cho bé một chiếc lược. Khi đến khu căn cứ ông nhớ lời bé Thu lên rừng đi kiếm một chiếc ngà voi rồi lấy vỏ đạn làm cưa rồi làm một chiếc lược rất tỉ mỉ. Nhưng cuộc đời thật trớ trêu, ông đã hi sinh trong một trận càn, ông chỉ kịp trao cho một người bạn gửi chiếc lược về cho bé Thu.
2. Nội dung: 
	Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam bộ, các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam bộ trong chiến tranh. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết vào năm 1966, là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong chiến tranh.
	Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến từ lúc bé Thu còn chưa đầy một tuổi, mãi đến khi con tới tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con, hi vọng gặp lại con trong nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu đáp lại sự vui mừng của người cha, bé Thu lại lảng chánh. Tâm lí và thái độ ấy của bé Thu đã được biểu hiện qua hàng loạt chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách vì trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh nó còn quá nhỏ bé để có thể hiểu được những tình thế khốc liệt và éo le của cuộc sống. Vả lại, người lớn không ai chịu chuẩn bị cho bé đón nhận những khả năng bất thường có thể xảy ra nên nó không tin ông sáu là cha của bé bởi vì trên mặt ông có thêm vết sẹo làm cho khuôn mặt khác với tấm hình chụp chung với má nó mà nó từng biết. Phản ứng tâm lí của bé Thu chứng tỏ bé có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của bé sâu sắc và chân thật, bé chỉ yêu ba khi tin chắc đó là ba, trong cái cứng đầu của bé có ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ đầy một tình yêu dành cho bầm bé đã từng mong đợi. Cho nên, Thu đã về bà ngoại và được bà giải thích về vết sẹo làm thay đổi khuôn mặt của ba, sự nghi ngờ đã được giải tỏa ở Thu nảy sinh một trạng thái ân hận, hối tiếc “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Trong giờ phút chia tay với cha thái độ, hành động cảu bé Thu đột ngột thay đổi, lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba và tiếng kêu ấy xé lòng, xé cả không gian, xé cả trái tim những người quyến luyến, tình yêu và nỗi nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong hoàn cảnh cha con, ông Sáu phải chia tay. Có người không không cầm nổi nước mắt, còn người kể chuyện thì cảm nhận bàn tay ai đang nắm chặt trái tim mình, tình cảm của Thu đối với ba là tình cảm rất ngây thơ, hồn nhiên, biểu hiện em là một người rất yêu cha.
	Tình cảm của ông sáu đối với bé Thu được thể hiện phần nào trong chuyến về thăm quê nhà nên tình cảm ấy dược biểu hiện một cách tập trung và sâu sắc nhất ở phần cuối câu chuyện khi ông sáu trở về căn cứ, nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày sau khi chia tay gia đình là việc ông đã đánh con khi nóng giận, rồi lời dặn của đứa con “ba về ba mua cho con một cây lược nha ba” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà cho con, khi kiếm được một chiếc ngà ông đã vô cung sung sướng rồi ông dành hết tâm trí và công sức vào việc làm chiếc lược ngà. Chiếc lược đã trở thành vật thiêng liêng quý giá với ông Sáu, chiếc lược chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách. Nhưng rồi một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu, ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà.
Tóm lại, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không chỉ nói lên timhf cha con thắm thiết sâu lặng trong cảnh ngộ chiến tranh mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu con người.
BÀI 4: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (LÊ MINH KHUÊ)
1. Tác giả và hoàn cảnh:
 	Lê Minh Khuê sinh năm 1949 tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được sáng tác năm 1971.
2. Nội dung:
*) Tóm tắt:
	Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” kể về ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến đấu ác liệt nhất. Ba nữ thanh niên xung phong đó là Phương Định, Nho, Thao đã làm chung với nhau, làm trinh sát mặt đường với nhiệm vụ phá bom, lấp đường để đảm bảo cho những xe trở đạn khí và bộ đội. Công việc của họ luôn phải đối mặt với thần chết, tâm trí căng như dây đàn. Ba người với ba thứ tính cách khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là dũng cảm, trẻ trung, tươi vui và yêu đời.
*) Nội dung:
	Lê Minh Khuê thuộc thế hệ những nhà văn sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những tác phẩm đầu tay của cây bút nữ này ra mắt bạn đọc đầu những năm 70 thế kỉ XX đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn đã gây sự chú ý với bạn đọc. Tuyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” viết về ba cô gái trong một tổ trinh sát phá bom tại cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ, họ đều là những con người có tâm hồn trong sáng, sống rất hồn nhiên, dũng cảm và lạc quan dù cuocj sống chiến đấu còn đầy gian khổ, khó khăn. Ba nữ thanh niên xung phong đã làm thành một đội trinh sát mặt đường tại một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là ba cô gái còn rất trẻ, nhiệm vụ của họ là quan sát địch đánh bôm, đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom. Họ sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và nguy hiểm ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt. Công việc của họ lại càng nguy hiểm hơn vì họ phải chạy trên cao điểm ban ngày phơi mình giữa vùng trọng điểm đánh phá của quân địch, sau mỗi trận bom họ lại phải lao ra trọng điểm để đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và dùng thuốc nổ để phá bom. Một công việc hết sức nguy hiểm, thần kinh căng thẳng đòi hỏi sự dũng cảm và điềm tĩnh vậy mà ba cô gái vẫn coi công việc ấy là công việc thường ngày của mình. Mặc dù sống trong điều kiện ấy, họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, họ là ba cô gái còn rất trẻ, có cá tinh, có hoàn cảnh riêng ko giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường. Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, lòng dũng cảm ko sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó ở họ còn có những nét chung của những cô gái trẻ, dễ xúc cảm, nhiều ước mơ, hay mơ mộng, dễ vui mà dễ tâm tư. Họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường, dù sống trong một tập thể nhỏ nhưng họ rất gắn bó, yêu thương nhau, dù mỗi người đều có một cá tinh riêng: Phương Định vốn là cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của thời thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình; chị Thao thì từng trải hơn ko dễ dàng hồn nhiên, mơ ước và dự tính về tương lai có phần thiết thực hơn nhưng cũng ko thiếu những khát khao và dung động của tuổi trẻ. Chị dũng cảm, bình tĩnh nhưng rất sợ khi nhìn thấy máu. Còn Nho là em út, nhỏ nhắn được ví như một que kem trắng vào chiến trường, vẫn mang theo nét hồn nhiên, ngây thơ. Cô rất thích ăn kẹo, khi bị thương thì gan góc đến lạ thường. Họ chính là những gương măt tiêu biểu của thế hệ Việt Nam thời chống Mĩ.
PHẦN 4: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
BÀI 1: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (CHU QUANG THIỀM)
*) Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
- 	Sách ghi chép cô đúc mà truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà con người tìm tòi và tích lũy từ nhiều thời đại. Với những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường học thuật của nhân loại, sách trở thành kho tàng quý báu nơi niu giữ di sản tinh thần mà loài người thu thu lượm suốt mấy ngàn năm.
-	 Đọc sách là đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức đối với mỗi người. Đọc sách là sự chuẩn bị để làm được cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới.
- 	Những khó khăn, trở ngại của việc đọc sách hiện nay: 
+ Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu khiến người sa vào cái thói ăn tươi nuốt sống.
+ sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn đẫn đến tình trạng lãng phí thời gian vào những cuốn sách không có giá trị.
- 	Phương pháp đọc sách:
+ Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, trầm ngâm tích lũy nhất là với những quyển sách có giá trị.
+ Không nên đọc tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân. Đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích, phải coi việc đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ, là chuyện rèn luyện tính cách.
BÀI 2: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI (VŨ KHOAN)
*) luận điểm:
- 	Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam để rèn thói quen tốt khi bước vào thế kỉ mới.
- 	Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng.
+ Từ cổ trí kim, bao giờ con người cũng là động lực phất triển.
+ Trong nền kinh tế tri thức ngày nay thì vai trò con người càng quan trọng.
- 	Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước.
+ Khoa học công nghệ phất triển như huyền thoại.
+ Có sự giao thoa, hội nhập với các nền kinh tế.
+ Nhiệm vụ
Đưa đất nước ra khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- 	Những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam:
+ Điểm mạnh:
Cần cù sáng tạo, thông minh nhạy bén, đoàn kết, thích ứng nhanh
+ Điểm yếu:
Thiếu kiến thức cơ bản, thiếu tính tỉ mỉ, thường đố kị nhau, sùng ngoại

Tài liệu đính kèm:

  • docDe van tham khoa lop 9.doc