Định hướng dạy bài Cố hương - GV: Hoàng Thị Thắm

Định hướng dạy bài Cố hương - GV: Hoàng Thị Thắm

Tiết 76- 77- 78 :VĂN BẢN

CỐ HƯƠNG

 ( Lỗ Tấn )

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp hs:

 - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

 - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “ Cố hương”, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích hình tượng nhân vật.

 - Giáo dục tình cảm yêu quí và tin tưởng vào cuộc sống.

B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: soạn bài

 - Học sinh: soạn bài ở nhà

C. Tiến trình lên lớp:

 Tiết 1

1. Ổn đ ịnh lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu trong “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

Nỗi nhớ quê hương từng là đề tài cho bao nhà thơ từ cổ chí kim, nhưng khi có dịp trở về quê cũ sau nhiều năm xa cách thì không phải ai cũng vui mừng, hài lòng. Nhân vật “tôi” trong truyện “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn sau nhiều năm đi xa trở lại quê nhà cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Và tâm trạng người về thăm quê lần cuối cùng không chỉ có thế

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng dạy bài Cố hương - GV: Hoàng Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH HƯỚNG DẠY BÀI CỐ HƯƠNG
GV HOÀNG THỊ THẮM
Tiết 76- 77- 78 :VĂN BẢN
CỐ HƯƠNG
 ( Lỗ Tấn )
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
 - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
 - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “ Cố hương”, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích hình tượng nhân vật.
 - Giáo dục tình cảm yêu quí và tin tưởng vào cuộc sống.
B. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: soạn bài
 - Học sinh: soạn bài ở nhà
C. Tiến trình lên lớp: 
 Tiết 1
1. Ổn đ ịnh lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu trong “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Nỗi nhớ quê hương từng là đề tài cho bao nhà thơ từ cổ chí kim, nhưng khi có dịp trở về quê cũ sau nhiều năm xa cách thì không phải ai cũng vui mừng, hài lòng. Nhân vật “tôi” trong truyện “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn sau nhiều năm đi xa trở lại quê nhà cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Và tâm trạng người về thăm quê lần cuối cùng không chỉ có thế
*Nội dung bài học:
 Hoạt động của GV – HS
 Nội dung bài học
- Học sinh đọc chú thích *
? Nêu hiểu biết của em về nhà văn Lỗ Tấn: cuộc đời, văn nghiệp, bút pháp nghệ thuật?
- GV: Quan điểm “ Ai kì bất hạnh, nộ kì bất tranh”
- GV giới thiệu tác phẩm và tập “ Gào thét”
- “ Cố hương” nói về sự an phận thủ thường của nhân dân Trung Quốc đồng thời lên án tội ác của xã hội phong kiến. Từ đó dặt ra vấn đề con đường đi của nông dân trước cách mạng.
- - Gv hướng dẫn HS đọc theo diễn biến truyện, chú ý bộc lộ tâm trạng nhân vật “ tôi” trước cảnh cũ người xưa, với những suy nghĩ về cuộc sống
- HS đọc chú thích Sgk. GV cho HS kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong văn bản.
- HS tóm tắt truyện: Sau 20 năm xa quê, nhân vật “ tôi” trở về thăm làng cũ. So với trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang 1 nỗi buồn thương, nhân vật “ tôi” rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay.
? Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “ tôi”, hãy tìm bố cục của truyện?
- GV: Truyện có bố cục theo kiểu “đầu cuối tương ứng” : một con người đang suy tư trong 1 chiếc thuyền, dưới bầu trời u ám, về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong 1 chiếc thuyền rời cố hương. Cách bố cục theo lối cổ điển : thời gian làm trục cho các sự việc diễn ra, hiện thực và quá khứ đan xen => tác phẩm không đơn điệu.
? Dựa vào bố cục của văn bản hãy cho biết văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào?
=> HS: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và lập luận.
? Trong đó, phương thức nào làm nổi bật tính trữ tình của văn bản này?
=> Hs: Biểu cảm và lập luận.
- GV: Tác phẩm là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí; Tác giả dùng ngôi thứ 1 để không chỉ dẫn dắt câu chuyện mà còn để biểu hiện quan điểm, tình cảm, nguyện vọng; mặt nữa, tuy sử dụng các phương thức khác nhưng tình cảm sâu kín của tác giả vẫn thấm đẫm trong từng câu chữ, từng hình ảnh, chi tiết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả - tác phẩm:
* Tác giả: 
- Lỗ Tấn (1881- 1936) , nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, tên là Chu Chương Thọ sau đổi là Chu Thụ Nhân. 
- Ông đã từng sống ở nông thôn nên hiểu rõ cuộc sống cơ cực của người dân với những phẩm chất tốt đẹp của họ.
- Ông có quan điểm rất tiến bộ đối với nông dân và những người bị áp bức; ông tố cáo, châm biếm chế độ phong kiến vô nhân đạo, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Ông luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của người lao động. Ông được coi là nhà văn bậc thầy của nền văn học hiện đại Trung Quốc.
*Tác phẩm: “ Cố hương” là truyện ngắn tiêu biểu in trong tập “ Gào thét”( 1923)
2. Đọc - Chú giải:
3. Bố cục:
* Tóm tắt truyện: 
* Bố cục: 
- Từ đầu -> “ làm ăn sinh sống”: => Nhân vật “ tôi” trên đường trở về quê cũ
- Tiếp -> “ như quét” => Nhân vật “tôi” trong những ngày ở quê
- Còn lại: Nhân vật “tôi” trên đường rời quê. 
 Tiết 77 CỐ HƯƠNG( T2)
 Lỗ Tấn
1. Theo dõi phần đầu văn bản , cho biết:
a, Cảnh làng trong con mắt người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra như thế nào?
b, Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra nơi cố hương ?
c, Trước cảnh ấy , tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về?
d,Em đọc được cảm giác nào của nhân vật từ tiếng nói vọng nội tâm này?
Từ đó , tình cảm nào của người trở về đối với cố hương được bộc lộ? 
2. a, Chuyến về quê lần này của nhân vật "tôi" có gì đặc biệt?
b, Điều đó gợi liên tưởng đến hiện thực cuộc sống như thế nào ở cố hương?
3. Nhận xét nghệ thuật kể chuyện trong phần truyện này?
4. Từ đó , hình ảnh cố hương đă hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê.
II.Phân tích
1.Trên đường trở về thăm quê cũ 
 Đang độ giữa đông ; xa gần thấy thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều , hoang vắng , nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
Tàn tạ, nghèo khổ.
A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?
Ngạc nhiên , chua xót
Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình.
Sau hơn hai mươi năm xa quê : ý định là để từ giã nó lần cuối cùng ; vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu , đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống .
Cuộc sống nơi quê ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình buộc phải rời làng đi nơi khác để tìm cách sinh sống .
Sự gia tăng yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho chỉ trong một đoạn văn ngắn mà vừa tái hiện hình ảnh của làng quê , vừa bộc lộ xúc động của lòng người.
Tiêu điều, xơ xác và đáng thương , đáng thất vọng.
 2. Những ngày " tôi" ở cố hương
Theo dõi phần văn bản tiếp theo :
1.Những ngày ở quê , nhân vật "tôi" đă gặp nhiều người quen cũ, trong đó , cuộc gặp với nhân vật nào được kể nhiều nhất? 
2.Mối quan hệ của nhân vật tôi với Nhuận Thổ đựoc kể trong những thời điểm nào?
3. Trong kí ức "tôi ":
a, Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào?
Tại sao nhân vật "tôi " lại gọi đó là một cảnh tượng thần tiên?
Khi đó hình ảnh Nhuận Thổ như thế nào?
Trong tâm trí nhân vật "tôi "người bạn ấy như thế nào?
Trong quan sát của người trở về sau hai mươi năm, hình ảnh Nhuận Thổ như thế nào?
Em có nhận xét gì về nhân vật Nhuận Thổ hiện tạo qua các chi tiết trên?
Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?
?Trong kí ức của nhân vật "tôi ", chị Hai Dương là người như thế nào?cách gọi ngày trước có ý nghĩa gì?
Hai mươi năm sau người phụ nữ ấy xuất hiện trước nhân vật "tôi "với bộ dạng, lời nói,hành động như thế nào?
?Em có nhận xét gì về sự thay đổi này? Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người như thế nào?
?Kể về hai con người ở quê, người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông?Thái độ của ông đối với cuộc sống ấy như thế nào?
Nhuận Thổ và chị Hai Dương.
-Nhuận Thổ thời qúa khứ 
'-Nhuận Thổ thời hiện tại
 Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm .chạy mất.
=>Đó là một cảnh tượng sáng sủa, dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê, giờ chỉ còn trong giấc mơ.
-Nhuận Thổ : Khuôn mặt tròn trĩnh, da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
Thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi.
Bẫy chim sẻ rất tài, biết nhiều chuyện lạ lùng lắm.
=>một chú bé khôi ngô, khỏe mạnh,hồn nhiên ,hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi và nhiều tình cảm, có tình bạn thân thiện, bình đẳng.
-Sau hai mươi năm:
Khuôn mặt vàng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, mũ rách tươm, áo bông mỏng dính,người co ro cúm rúm, bàn tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ 
Chào rất rành mạch "Bẩm ông"
Lại xin tất cả các đống tro..
=>Thay đổi toàn diện theo chiều hướng xấu, kì lạ nhất là thay đổi tính nết :trở nên tự ti, tham lam.Nhuận Thổ hiện tại già nua,tiều tụy,hèn kém.
Sự thay đổi có nguyên nhân từ cách sống lạc hậucủa người nông dân, từ hiện thực đen tối của xã hội áp bức.
*Nhân vật chị Hai Dương:
-Trước đây gọi là nàng Tây Thi đậu phụ:Cách gọi bộc lộ tình cảm thân thiện với người phụ nữ láng giềng từng là một người đẹp người ,đẹp nết.
-Hai mươi năm sau:Một người đàn bà trên dưới năm mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, chân đứng chạng ra giống hệt cái com pa
"Ai chà! Anh bây giờ làm quan rồi,..Hừ! chẳng cái gì giấu được chúng tôi đâu!
Miệng lẩm bẩm, tiện taygiật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần ,cút thẳng.
=>Thay đổi toàn diện cả hình dạng lẫn tính tình -Đó là biểu hiện suy thoái của lối sống và đạo đức ở làng quê.
Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người xấu xí tham lam, trơ trẽn đến độ lưu manh, mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê.
*Kể về hai con ngườ ở quê đã thay đổi hoàn toàn, người kể muốn ta hiểu:Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và bất lương.Từ đó bộc lộ nỗi xót thương, bất lực và căm ghét xã hội lúc bấy giờ.
 Tiết 78 CỐ HƯƠNG(T3)
?Vì sao khi rời cố hương, nhân vật tôi lai cảm thấy lòng tôi không một chút lưu luyến và vô cùng ngột ngạt?
Khi rời cố hương , nhân vật tôi mong ước điều gì?
?Trong niềm hi vọng của nhân vật tôi, xuất hiện một cảnh tượng như thế nào?
?Em hiểu ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "Tôi " như thế nào?
Ông mong muốn điều gì?
3. Khi rời cố hương:
-Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn,xa lạ từ cảnh vật đến con người.
-Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ cách bức nhau, không phải chạy vạy như tôi, không phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, không phải khốn khổ mà tàn nhẫn như người khác. chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới. Đó là làng quê tươi đẹp, con người sống tử tế với nhau
- Trong niềm hi vọng, xuất hiện cảnh tượng:Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển,trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm.=>Đó là ước mong yên bình ấm no cho làng quê.
*ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "tôi": Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
=>Hình ảnh ẩn dụ, cũng như những con đường trên mặt đất,mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng sự cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả.
-Tác giả muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức.Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương.
III. Tổng kết
Ghi nhớ SGK.
*Hoạt động 3 Luyện tập (thảo luận nhóm)
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Đọc truyện Cố hương em cảm nhận được một bức tranh làng quê như thế nào? Từ đó tình cảm ,tư tưởng nào của người kể chuyện đối với làng quê và hiện thực xã hội lúc bấy giờ được bộc lộ?
2 .Em hiểu gì về Lỗ Tấn từ ước vọng đổi đời cho quê hương của ông?Ươc vọng đó có trở thành hiện thực trên đất nước của ông của ông hay không?
3. Em mong ước gì cho làng quê của mình?
* Hoạt động 4 Củng cố dặn dò.
-Hệ thống kiến thức toàn bài.
-Hướng dẫn về nhà:Chuẩn bị trả bài tập làm văn số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docdinh_huong_day_bai_co_huong_gv_hoang_thi_tham.doc