ĐƯA TÌNH HUỐNG THỰCTIỄN VÀO BÀI GIẢNG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn GDCD là môn giáo dục cho học sinh những tư tưởng đạo đức, trách nhiệm, nghĩa vụ của các em đối với gia đình và cộng đồng xã hội. Chính vì thế bộ môn giáo dục công dân rất quan trọng, có thể xem nếu được giáo dục tốt thì sẽ mang lại một nữa thành công cho mỗi con người trong xã hội, đó là cái đích. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Bởi vậy, ngành giáo dục hiện nay đã và đang đề cao môn học này. Cho nên công việc giảng dạy môn GDCD ở trường THCS rất quan trọng. Nó cùng với các môn học khác hình thành tư tưởng đạo đức cho học sinh góp phần xây dựng thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo hiện nay. Vì vậy việc giảng dạy bộ môn này muốn đạt dược mục tiêu đã đề ra, người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, kết hợp tốt các phương pháp. Trong đó không thể không kể đến việc đưa tình huống thực tiễn vào bài giảng. Có như vậy học sinh mới không bị nhàm chán, gây được hứng thú học tập của học sinh. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Đối với giáo viên.
Công việc chuẩn bị và dạy rất vất vả: Giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh, các tình huống, những câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy, nếu như có điều kiện phải sử dụng giáo án điện tử có thể cho học sinh xem những tình huống về sai phạm pháp luật hoặc những gương người tốt việc tốt trong xã hội. Đặc biệt, giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. Với công nghệ hiện đại ngày nay, chúng ta có thể tranh thủ thời gian rỗi trong ngày lên mạng truy cập thông tin, hình ảnh mới nhất, để kịp thời đưa vào bài giảng mang tính thời sự.
Cách đưa ra tình huống, nêu gương minh họa là những hình ảnh, câu chuyện gắn liền với thực tiễn, người thực, việc thực mới có sức lôi cuốn và gây được cảm xúc ở các em. Khi ra câu hỏi thảo luận phải rõ ràng để học sinh dễ thảo luận, thời gian không bị gián đoạn.
Trong quá trình giảng dạy cần phối hợp các phương pháp như: Phương pháp đàm thoại, gợi tìm, trực quan . . , nhưng chủ yếu là phương pháp trực quan, gợi tìm.
Thường xuyên kiểm tra bài cũ bằng nhiều cách khác nhau. Có thể xử lý tình huống, làm bài tập từ đó rút ra nội dung của bài. Có như vậy mới khắc sâu được kiến thức, tập cho học sinh tính tích cực mạnh dạn trong môn học này cũng như những môn học khác và ngoài xã hội.
Trong khi giảng dạy chúng ta cần đưa ra những tình huống: Câu hỏi thảo luận nhóm, sắm vai . . .
ĐƯA TÌNH HUỐNG THỰCTIỄN VÀO BÀI GIẢNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn GDCD là môn giáo dục cho học sinh những tư tưởng đạo đức, trách nhiệm, nghĩa vụ của các em đối với gia đình và cộng đồng xã hội. Chính vì thế bộ môn giáo dục công dân rất quan trọng, có thể xem nếu được giáo dục tốt thì sẽ mang lại một nữa thành công cho mỗi con người trong xã hội, đó là cái đích. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Bởi vậy, ngành giáo dục hiện nay đã và đang đề cao môn học này. Cho nên công việc giảng dạy môn GDCD ở trường THCS rất quan trọng. Nó cùng với các môn học khác hình thành tư tưởng đạo đức cho học sinh góp phần xây dựng thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo hiện nay. Vì vậy việc giảng dạy bộ môn này muốn đạt dược mục tiêu đã đề ra, người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, kết hợp tốt các phương pháp. Trong đó không thể không kể đến việc đưa tình huống thực tiễn vào bài giảng. Có như vậy học sinh mới không bị nhàm chán, gây được hứng thú học tập của học sinh. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này. II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Đối với giáo viên. Công việc chuẩn bị và dạy rất vất vả: Giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh, các tình huống, những câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy, nếu như có điều kiện phải sử dụng giáo án điện tử có thể cho học sinh xem những tình huống về sai phạm pháp luật hoặc những gương người tốt việc tốt trong xã hội. Đặc biệt, giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. Với công nghệ hiện đại ngày nay, chúng ta có thể tranh thủ thời gian rỗi trong ngày lên mạng truy cập thông tin, hình ảnh mới nhất, để kịp thời đưa vào bài giảng mang tính thời sự. Cách đưa ra tình huống, nêu gương minh họa là những hình ảnh, câu chuyện gắn liền với thực tiễn, người thực, việc thực mới có sức lôi cuốn và gây được cảm xúc ở các em. Khi ra câu hỏi thảo luận phải rõ ràng để học sinh dễ thảo luận, thời gian không bị gián đoạn. Trong quá trình giảng dạy cần phối hợp các phương pháp như: Phương pháp đàm thoại, gợi tìm, trực quan . . , nhưng chủ yếu là phương pháp trực quan, gợi tìm. Thường xuyên kiểm tra bài cũ bằng nhiều cách khác nhau. Có thể xử lý tình huống, làm bài tập từ đó rút ra nội dung của bài. Có như vậy mới khắc sâu được kiến thức, tập cho học sinh tính tích cực mạnh dạn trong môn học này cũng như những môn học khác và ngoài xã hội. Trong khi giảng dạy chúng ta cần đưa ra những tình huống: Câu hỏi thảo luận nhóm, sắm vai . . . Khi dạy bài Biết ơn ở lớp 6 giáo viên cần cho học sinh giải quyết và nhận thức về việc Đảng và Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm mục đích gì? Có thể kết hợp cho học sinh xem hình ảnh các nhà lãnh đạo tới thăm gia đình có công với Cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong thời gian gần đây nhất. Từ đó giáo viên dẫn vào bài mới. Cũng có thể đưa tình huống từ chính bản thân các em đối với thầy cô giáo cũ của mình. Khi dạy bài này chúng ta nên sử dụng tranh minh họa như: Học sinh tặng hoa thầy cô giáo nhân ngày 20/11. Ngoài việc phân tích truyện đọc trong sgk, giáo viên cần đưa ra nhiều tình huống để học sinh tìm hiểu. Khi dạy bài Lễ độ ở lớp 6, giáo viên có thể đưa tình huống: Trong lớp khi Thầy X đang giảng bài thì 2 học sinh T & H ngồi nói chuyện với nhau? Hành vi của hai em này thể hiện điều gì ? GV diễn giải và đưa ra câu hỏi: Hai bạn đó đã tôn trọng thầy cô giáo của mình chưa? Em hãy nhận xét hành vi trên? Từ đó GV mới dẩn dắt học sinh tìm ra khái niệm thế nào là lễ độ Khi dạy bài Thực hiện trật tự an toàn giao thông ở lớp 6 giáo viên đưa ra một số tình huống vi phạm luật giao thông cho học sinh sắm vai. Nhưng tốt nhất nên tìm một hình ảnh về một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra gần thời điểm giảng dạy bài này nhất. Từ những hình ảnh đó có thể nêu câu hỏi vì sao tai nạn giao thông ngày càng nhiều? Những nguyên nào dẫn đến tai nạn giao thông? Hoặc khi dạy bài Bảo vệ thiên nhiên và môi trường chúng ta có thể đưa những tình huống như đốt rừng làm nương rẫy, săn bắn thú rừng, thải rác thải ra sông Đặc biệt trong thời điểm này cần cho học sinh thấy được hậu quả của việc xả chất thải không qua xử lý của các công ty, xí nghiệp. Nổi bật là công ty bột ngọt Vedan nằm ngay trên địa bàn các em đang sống. Khi dạy bài Kiêm khiết, chúng ta có thể thông tin cho học sinh những vụ án xét xử về tội tham nhũng mang tính thời sự nhất Ngoài ra chúng ta còn phải sử dụng tranh ảnh, những tấm gương người thật việc thật về liêm khiết để hình thành nên khái niệm mà chúng ta cần cho học sinh lĩnh hội, có thể chiếu phim tư liệu liên quan đến nội dung cần trình bày, hoặc treo tranh lên đặt câu hỏi. Với bài Sống chan hòa với mọi người giáo viên có thể đưa ra những tình huống thường xảy ra với các em khối 6 như các em thường hay chia phần bàn bằng cách kẻ vạch phấn lên bàn rồi cho các em nhận xét hành vi đó hoặc có thể nêu ra một tình huống khác và đặt tình huống đó vào hoàn cảnh cụ thể của lớp và hỏi về cách xử sự cả các em 2. Đối với học sinh: Học tốt ở lớp, học bài cũ ở nhà kết hợp làm bài tập chuẩn bị bài mới sưu tầm những gương người tốt việc tốt, những câu ca dao tục ngữ, thành ngữ, những tranh ảnh liên qua đến bài học. Như vậy theo phương pháp này thì học sinh phải cùng nhau làm việc nhiều hơn, vì học sinh phải động não tư duy nhiều. Như thế sẽ khắc sâu được kiến thức. III. KẾT QUẢ: Qua quá trình điều tra và thực hiện, tôi thấy: - Lớp học sinh động, gây được hứng thú, học sinh phát biểu tích cực. - Dể hiểu gây được ấn tượng đẹp. - Kích thích được tư duy, óc sáng tạo. - Bước đầu giúp các em có ý thức thực hiện bổn phận, trách nhiệm qua những bài vừa học, phấn đấu tu dưỡng trở thàmh người công dân tốt. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Giáo viên nên thực hiện phương châm giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải luôn hoàn thiện mình và nâng cao về nhiều mặt (tự học nâng cao trình độ, học hỏi ở đồng nghiệp, ở ngoài xã hội, tham khảo các sách báo có liên quan đế bộ môn, thường xuyên cập nhật những thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy. Người thực hiện Vũ Thị Hồng
Tài liệu đính kèm: