Ðề tài: Đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn

Ðề tài: Đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn

Ðề tài: Đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn

 Đề 1:

Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn:

“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.

 ( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?

Câu 2 (3,0 điểm).

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.

b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.

c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?

Câu 3 (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Đáp án:

Câu 1 (2,0 điểm).

a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. 0,5 đ

b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. 0,5 đ

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. 0,5 đ

d. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. 0,5 đ

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1263Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ðề tài: Đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ðề tài: Đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn 
 Đề 1:
Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn:
“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. 
 ( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) 
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?
Câu 2 (3,0 điểm).
Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.
b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.
c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Đáp án:
Câu 1 (2,0 điểm).
a.
Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan.
0,5 đ
b.
Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
0,5 đ
c.
Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.
0,5 đ
d.
Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu.
0,5 đ
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Chép tiếp 6 câu thơ (1,0 điểm):
b. (1,5 điểm).
- Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. (0,5 điểm).
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
+ Về nội dung (0,5 điểm): 
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
+ Về nghệ thuật (0,5 điểm): 
Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 
c. (0,5 điểm).
Chén đồng: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.
Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng tinh thần thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3 (5,0 điểm).
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được tình yêu con sâu nặng của nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Tình cảm của ông Sáu dành cho con trong 3 ngày phép:
+ Tình huống: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận ông là cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. 
+ Nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt thôi thúc ông Sáu về thăm con. Gặp con, cảm xúc hồi hộp, vui sướng trào dâng trong lòng ông. Nhưng vừa gặp, bé Thu đã hoảng sợ bỏ chạy khiến ông hụt hẫng “ mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. 
+ Trong 3 ngày ở nhà, ông Sáu dành cho con tình cảm sâu sắc và mong chờ tiếng gọi “ba” của con bé. Nhưng bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ba khiến ông rất đau khổ. “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
+ Trong bữa ăn, ông gắp thức ăn cho Thu “miếng trứng cá to vàng để vào chén nó” thể hiện tình yêu thương, chăm chút, muốn bù đắp cho con. Khi con bé hất bỏ miếng trứng cá, ông Sáu rất tức giận đánh vào mông nó một cái và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”
+ Khi bé Thu nhận ông là ba, ông sung sướng, nghẹn ngào đến trào nước mắt.
- Trong những ngày ở khu căn cứ:
+ Sau buổi chia tay con, ông Sáu luôn nhớ con da diết xen lẫn với sự ân hận vì đã đánh mắng con. 
+ Thái độ vui mừng, sung sướng “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” khi nhặt được khúc ngà voi, vì ông sẽ thực hiện được tâm nguyện làm cây lược cho con như đã hứa. 
+ Ông Sáu làm cây lược với tất cả sự công phu, kĩ lưỡng, khéo léo. Việc làm đó vừa làm dịu đi nỗi nhớ thương, ân hận vì đã đánh con vừa đốt cháy thêm khao khát được gặp con. “Có cây lược, anh càng mong gặp lại con”.
+ Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà cho con gái, nhưng ánh mắt ông, cái nhìn “không đủ lời lẽ để tả lại” của ông đã nói lên tất cả tình yêu ông dành cho con.
- Đánh giá:
+ Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó người đọc thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người Việt Nam trong chiến tranh vừa trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ.
+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, tạo tình huống độc đáo, đặc biệt thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật góp phần thể hiện chân thực, cảm động tình cảm cao đẹp đó. 
Đề 2:
Câu 1. (2,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
(Nguyễn Đình Thi - “Tiếng nói của văn nghệ”,
 SGK Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục - 2009)
Câu 2. (3,0 điểm)
Bằng kiến thức đã được học, em hãy viết bài thuyết minh (khoảng 300 từ) về tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”.
Câu 3. (5,0 điểm)
Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một - NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu 1. (2 điểm)
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1. Các phép liên kết
- Phép lặp từ ngữ
- Phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng
- Phép thế
- Phép nối
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2. Từ ngữ dùng để liên kết câu
- Trong phép lặp: tác phẩm
- Trong phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng: (những vật liệu mượn ở thực tại) cái đã có rồi; (tác phẩm) nghệ sĩ
- Trong phép thế: Anh
- Trong phép nối: Nhưng
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2. (3 điểm) 
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1.
Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”.
0,25đ
2.
 Thuyết minh về tác giả:
0,75đ
- Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
0,25đ
- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
0,25đ
- Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
0,25đ
3.
Thuyết minh về bài thơ “Bếp lửa”:
1,75đ
- Xuất xứ: Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ở nước ngoài, sau được đưa vào tập “Hương cây - Bếp lửa”.
0,25đ
- Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
- Bố cục: 
+ Khổ 1: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà
+ 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa
+ Khổ 6: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
+ Khổ cuối: nỗi nhớ bà khôn nguôi của người cháu đã trưởng thành
0,25đ
- Giá trị nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu (...), đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước (...).
0,75đ
- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp hài hoà nhiều phương thức biểu đạt (...), sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng (...),...
0,5đ
4.
Đánh giá chung: 
0,25đ
“Bếp lửa” là bài thơ hay, xúc động về tình bà cháu, bồi dưỡng cho người đọc tình yêu đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Câu 3. (5,0 điểm) 
cần phải hướng đến các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1.
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhân vật ông Sáu - người cha yêu thương con sâu nặng.
0,5đ
2.
Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà người cha dành cho con. 
Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ điều đó.
3,5đ
* Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ phép:
1,0đ
+ Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến với con (...).
0,25đ
+ Những ngày nghỉ phép, ông tìm mọi cách để gần con, quá nóng ruột, không kìm được mình, ông đánh con (...). Giây phút chia tay, được nghe con gọi “ba”, ông sung sướng, xúc động nghẹn ngào không cầm được nước mắt (...).
0,75đ
* Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ:
2,5đ
+ Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con.
0,5đ
+ Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc làm cây lược (“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”). Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách.
1,5đ
+ Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức lấy chiếc lược, nhờ đồng đội trao lại cho con gái (“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”). Đến phút cuối của cuộc đời, người cha ấy vẫn chỉ nghĩ đến con, dành trọn vẹn tình cảm cho con.
Þ Như vậy thường trực, đau đáu trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành động, cử chỉ của ông Sáu từ khi được gặp con đến khi vĩnh biệt cuộc đời là hình ảnh đứa con yêu dấu.
0,5đ
3.
Đánh giá chung:
1,0đ
+ Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công nhân vật ông Sáu. Tác giả để nhân vật này hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân thật của người kể chuyện là ông Ba (bạn thân của ông Sáu); đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; sáng tạo hình ảnh chiếc lược ngà mang nhiều ý nghĩa.
0,5đ
+ Nhân vật ông Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện. Qua nhân vật này, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn bạo của chiến tranh, chiến đấu và chi ... ời khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đề quan trọng, cần được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
Kết bài: 
Giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh. 
Câu 4:
	Sau đây là một số gợi ý:
	- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
	- Giới thiệu hình ảnh anh Sáu và bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà ở Sách Ngữ văn 9, tập 1: hai nhân vật thể hiện tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le.
	- Giới thiệu đoạn trích trong đề bài : thuộc khoảng giữa của đoạn trích trong sách giáo khoa. Nó nằm trong phần thuật lại sự việc lúc anh Sáu chuẩn bị trở về đơn vị. Đó cũng là lúc tình cha con của anh Sáu và bé Thu bộc lộ một cách rõ ràng, mãnh liệt và cảm động.
	- Phân tích trình bày cảm nhận:
	+ Tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé Thu diễn ra và biểu hiện trong hoàn cảnh thật trớ trêu, éo le: 
* Học sinh nhắc lại những cảm xúc ngỡ ngàng, cam chịu của anh Sáu trong 3 ngày về phép khi bé Thu không chịu nhận anh là cha và không chịu nhận sự yêu thương, chăm sóc của anh đối với nó khiến anh có lúc đã không kiềm chế được bản thân
* Do đó lúc chia tay, cả anh Sáu và bé Thu đều có cử chỉ, tâm trạng thật đặc biệt : anh Sáu thì đưa mắt nhìn con, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà; anh muốn ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó giẫy lên rồi bỏ chạy; anh chỉ đứng nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà với đôi mắt mênh mông, tâm trạng xôn xao, bồn chồn.
+ Tình cảm cha con mãnh liệt của anh Sáu và bé Thu: nó được biểu hiện trong hành động và ngôn ngữ của nhân vật, nhất là của bé Thu:
	* Bé Thu: kêu thét lên một tiếng “Baaaba” như một tiếng xé, xé cả ruột gan mọi người, một tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng; nó vừa kêu vừa chạy tới, chạy thót lên, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, tóc nó như dựng đứng lên, nó nói trong tiếng khóc, hôn ba nó cùng khắp: hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
	* Anh Sáu : bế nó lên.
	Học sinh cần khai thác giá trị biểu cảm của những chi tiết nói trên để làm rõ tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu và bé Thu.
+ Tình cảm cha con ấy đã gây nên một cảm xúc mãnh liệt đối với những người chứng kiến: tiếng kêu của bé Thu không chỉ xé sự im lặng mà còn xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.
+ Tình cảm cha con của anh Sáu và bé Thu được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện trong một đoạn văn có những chi tiết chọn lọc, lời văn trữ tình, giàu cảm xúc đã tô đậm lên tình cảm cha con cao quý của anh Sáu và bé Thu, góp phần biểu hiện một nét tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.
- Tổng kết, đánh giá chung: một đoạn văn tự sự, có tính chất trữ tình, với những chi tiết đặc sắc đã thể hiện được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, đầy kịch tính của người dân Việt Nam thời chiến và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và đầy ám ảnh đối với người đọc hôm nay.
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN
Đề 1:
Câu I (4 điểm) 
1.Tìm sắc thái ý nghĩa khác nhau trong cách dùng từ "quê" trong những câu thơ sau:
- Buồn trông phong cảnh quê người.
- Lòng quê đi một bước đường một đau.
- Lời quê chắp nhặt dông dài.
Theo em từ các câu thơ trên có thể kết luận rằng: Trong một văn cảnh cụ thể một từ chỉ có thể mang một nghĩa hay không? 
2. Chứng minh cho ý kiễn của em qua việc xét nghĩa của các từ trắng, tròn ở câu thơ đầu tiên trong bài "Bánh trôi nước" mà em đa học:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
"Mùa xuân người cấm súng
Lộc giắt đầy trên lưng"
a, Hãy chép 8 câu thơ tiếp theo 2 câu thơdaanx trên đây rồi ghi rõ đó là bài thơ của ai, được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
b. Chữ "Lộc" trong câu "Lộc giắt đầy trên lưng" có nghĩa là gì? Tại sao tác giả có thể viết lộc xuân giắt đầy trên lưng người chiến sĩ? Theo em nhờ đâu mà cách nói ấy có thể làm cho ý thơ thêm sâu sắc và thêm đẹp?
Câu II (6 điểm) 
Trong một bài phân tích truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" có một đoạn văn được mở đầu bằng câu:
Nhưng Nguyễn Thành Long còn cho ta thấy: Ở chốn SaPa lặng lẽ kia, anh thanh niên ấy không phải là người duy nhất có đời sống đẹp đẽ, hăng say.
1. Câu mở đầu trên cho biết đoạn văn kề trên nó phải viết về đề tài gì? Đồng thời nó còn báo hiệu đoạn văn chứa nó phải mang đề tài gì?
2. Hãy hoàn thành đầy đủ đoạn văn chứa câu mở đầu trên sao cho:
a. Câu văn ấy đúng là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn.
b. Thành phàn khai triển đoạn gồm tối thiểu 10 câu.
c. Thành phần két đoạn được viết dưới dạng câu cảm thán.
Đề 2: 
Câu 1( 4 điểm): 
1.Trong tiếng Việt xưng hô thường tuân theo phương châm "xưng khiêm hô tôn". Em hiểu phương châm đó như thế nào? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của Kiều với Thúc Sinh qua 2 từ "người cũ" , "cố nhân" trong 4 câu thơ sau:
"Nàng rằng: nghĩa trọng nghìn non.
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?"
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
2. "Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
(Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá)
a.Có bạn cho rằng các hình ảnh mặt trời, ngọn lửa, sóng và cửa trong hai câu thơ trên là ẩn dụ, còn những từ xuống, cài, sập lại là nhân hóa. Từ đó lời thơ như dựng lên trước mắt người đọc một ngôi nhà không gian - ngôi nhà vũ trụ thật lớn lao, kì bí. Em có đồng ý với nhạn xét đó không, vì sao?
b. Hình ảnh mặt trời trong câu thơ trên gợi em nhớ tới những câu thơ nào khác cũng có hình ảnh mặt trời? (Ghi rõ tên bài thơ, tác giả) mà ở đó hình ảnh mặt trời được xem là một ẩn dụ tu từ.
Câu II (6 điểm): 
1. Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết: "Nghĩ cho cùng Lặng lẽ SaPa là một bức chân dung như tôi có nói trong đó".
a. Theo em đó là bức chân dung của ai? Được thể hiện ra trong tình huống nào? Qua cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
b. Viết một đoạn văn nghị luận theo phương pháp diễn dịch có độ dài không quá 15 câu phân tích vẻ đẹp của bức chân dung ấy.
2. Tên truyện "Lặng lẽ Sapa" gợi ra cho em điều gì mà nhà văn muốn gửi gắm trong thiên truyện này? Các nhân vật phụ trong truyện có vai trò như thế nào cho sự thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm? 
đề 3
Câu I (4 điểm) 
1. Chép lại đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Trong đoạn thơ có một vài từ ngữ, hình ảnh khó hiểu như: khóa xuân, chén đồng, tấm son, gốc tử. Em hãy cắt nghĩa những từ ngữ, hình ảnh đó.
2. Viết đoạn văn với độ dài khoảng 10 - 15 câu theo phương pháp Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp phân tích 8 dòng thơ cuối cùng trong đoạn trích để thấy rõ: Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Câu II (6 điểm) 
1. Một trong những yếu tố đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn của Bến quê là nghệ thuật xây dựng tình huống. Vậy theo em:
a. Tình huống truyện Bến quê là gì?
b. Tình huống này có gì đặc sắc?
2. Truyện được trần thuật theo tâm trạng và suy nghĩ của ai? Việc lựa chọn người trần thuạt như thế đem đến hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
3. Bến quê là một truyện ngắn mang tính luận đề. Nhận xét này có đúng không? Tại sao? Nguồn:  
Đề 4
Câu I (2 điểm): 
Trong truyện ngắn Làng nhà văn Kim Lân có viết một câu văn: "Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Câu văn này đặt trong văn cảnh của thiên truyện gợi cho em nhớ tới câu Kiều nào mà em đã học? Tờ đó hãy nói rõ tình cảm chung nào đã được diễn tả trong câu văn và câu thơ ấy? Vì sao nhân vật của Kim Lân và của Nguyễn Du lại có trạng thái tình cảm đó? Việc thể hiện trạng thái tình cảm ấy đã làm thấm thía ý nghĩa tư tưởng gì của truyện ngắn Làng và Truyện Kiều.
Câu II ( 5 điểm) 
Để phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, một bạn học sinh viết "Bài thơ đâu chỉ vẽ ra trước mắt ta cảnh đêm trăng trên biển lộng lấy, huy hoàng mà còn là lời ngợi ca những con người lao động mới - những người ngư dân đêm ngày gắn bó với biển đông".
1. Nếu coi đây là câu mở đoạn của một đoạn văn Tổng - Phân - Hợp thì theo em đề tài của đoạn văn ấy là gì?
2. Hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 15 câu nữa để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài mà em vừa xác định. Trong đó có ít nhất 2 lời dẫn trực tiếp và câu kết đoạn là một câu bị động.
3. Cũng viết về cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển, trong chương trình thơ văn mà em đã học còn có tác phẩm nào? Tác giả là ai? Chép lại chính xác một khổ thơ ở đó hình ảnh con thuyền cũng được miêu tả rất đẹp.
Câu III (3 điểm) 
Cho 2 câu văn:
"Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi cuộc đời đã trở nên cay cực nhất".
"Những tác phẩm như Những ngày thơ ấu hay Lão Hạc hãy còn sống mãi để chứng minh cho chân lí đó".
- Em hãy biến đổi câu văn thứ nhất thành câu có dạng phủ định rồi từ đó biến đổi tiếp thành câu hỏi.
- Biến đổi câu văn thứ hai thành câu có dạng V-C.
- Dùng 2 câu văn đã biến đổi trên làm thành những câu đầu tiên của một đoạn văn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu nữa để hoàn thành một đoạn văn nghị luận chứng minh hoàn chỉnh. Gạch chân những câu ghép mà em đã sử dụng trong đoạn văn em vừa viết. Nguồn:  
Đề 5
Câu I (8 điểm) 
1. Bạn em đưa ra 3 phương hướng cho bài tập làm văn nhằm phân tích tác phẩm Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long:
Lần lượt phân tích theo 2 ý lớn: Một hình ảnh Sapa lặng lẽ và hình ảnh SaPa không lặng lẽ.
Lần lượt phân tích theo 2 ý lớn: Vẻ đẹp của thiên nhiên SaPa và vẻ đẹp của con người SaPa.
Lần lượt phân tích theo 2 ý lớn: Hình tượng người thanh niên - nhân vật chính của tác phẩm và vẻ thơ mộng của câu chuyện thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh vật con người.
a. Trong 3 phương hướng trên có phương hươnmgs nào em thấy là chưa chính xác? Tại sao?
b. Em thấy nên làm bài theo phương hướng nào? Từ phương hướng đó, em hãy xây dựng một dàn ý chi tiết cho phần thân bài của bài làm.
c. Diễn đạt một ý trong dàn ý mà em vừa xây dựng thành một đoạn văn nghị luận Tổng - Phân - Hợp có độ dài khoảng 10 - 15 câu.
2. Trong Lặng lẽ SaPa tác giả đã để cho bác lái xe giới thiệu anh thanh niên là con người cô độc nhất thế gian. Trình bày nhận xét ngắn gọn của em: Lời giới thiệu ấy đúng hay không đúng. Vì sao?
Câu 2 (2 điểm) 
1. Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
(Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều, Nguyễn Du)
a. Giải thích ý nghĩa nội dung 2 dòng thơ đầu.
b. Hãy so sánh 2 câu thơ của Nguyễn Du "Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" với 2 câu thơ cổ Trung Quốc "Phương thảo liên thiên bích - Lê chi xổ điểm hoa" (Dịch nghĩa là: Cỏ thơm liền trời xanh, trên cành lê có mấy bông hoa) để thấy được sự tiếp thu có sáng tạo của thi hào Nguyễn Du.
2. Từ sự phân tích trên, em hãy chỉ ra nét đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Du qua 2 câu thơ tả cảnh mùa hè (cũng được trích từ tác phẩm Truyện Kiều dưới đây:
"Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông Nguồn:  

Tài liệu đính kèm:

  • docGA On thi vao 10(2).doc