Giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ

Giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ

A\PHẦN MỞ ĐẦU

 I/Lý do chọn đề tài

Như chnúg ta đã biết "Trung Quốc được biết đến như là một thi quốc . Đường là thời kỳ hoàng kim của thơ ca ".Chính vì vậy ,thơ Đường có một giá trị to lớn đối với thơ ca Trung Quốc .Trãi qua bốn giai đoạn phát triển của mình , Đường thi đã cống hiến cho thơ ca nhân loại biết bao tên tuổi nổi tiếng .Trong đó nổi bậc lên là tên tuổi hai nhà thơ vĩ đại _Lý Bạch -Đỗ Phủ .Mỗi nhà thơ có những nét nổi bật riêng ,có caí hay riêng đáng để ta học hỏi .Thơ Lý Bạch đại diện cho đỉnh cao của thơ ca lãng mạn còn thơ Đỗ Phủ là tiếng thơ tha thiết của hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ .

Vốn yêu mến thơ Đừơng từ thời phổ thông ,qua những bài thơ :Thu hứng , Đăng cao. Đến hôm nay ,khi được học tập trong môi trường sư phạm ,có nhiều điều kiện để nghiên cứu về thơ Đường ,tôi đã phát hiện ra những cái hay trong nhiều bài thơ mà mình cảm nhận được , đó là những khoảnh khắc đặc biệt _những khoảnh khắc thăng hoa cảu tâm linh con người như phút chia ly ,chí đăng cao hay một đêm thanh tĩnh nhớ quê hương tất cả đều để lại cho tôi nhiều suy ngẫm

Và đặc biệt càng đọc và tìm hiểu nhiều về thơ Đỗ Phủ ,tôi càng yêu thích thơ ông .Bởi trước tiên vì tôi rất đồng cảm và xót thương cho cuộc đời bất hạnh của nhà thơ _một con người mà "cuộc đời chẳng được mấy ngày vui".Và càng trân trọng hơn nữa tấm lòng nhân đạo sâu sắc thể hiện qua từng câu thơ chữ thơ của một nhà thơ đi lên từ nỗi khổ cực của nhân dân ,từ sự đồng cảm với cuộc sống của những con người cùng khổ trong xã hội

Chính từ những lý do trên đã thôi thúc tôi tìm đến với Đỗ Phủ và nghiên cứu về ông với một đề tài mà tôi cho rằng có ý nghĩa với mình : " Gía trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ ".

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 3710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND TỈNH QUẢNG NAM
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
 KHOA XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI : 
GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ TINH THẦN NHÂN ĐẠO
TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
 Giáo viên hướng dẫn :ThS HUỲNH THỊ THU HẬU 
 Sinh viên thực hiện :VÕ THỊ NHƯ HIỀN 
 Lớp :NGỮ VĂN-K05
 Tam kỳ ,tháng 12 năm 2007 
A\PHẦN MỞ ĐẦU
 I/Lý do chọn đề tài 
Như chnúg ta đã biết "Trung Quốc được biết đến như là một thi quốc . Đường là thời kỳ hoàng kim của thơ ca ".Chính vì vậy ,thơ Đường có một giá trị to lớn đối với thơ ca Trung Quốc .Trãi qua bốn giai đoạn phát triển của mình , Đường thi đã cống hiến cho thơ ca nhân loại biết bao tên tuổi nổi tiếng .Trong đó nổi bậc lên là tên tuổi hai nhà thơ vĩ đại _Lý Bạch -Đỗ Phủ .Mỗi nhà thơ có những nét nổi bật riêng ,có caí hay riêng đáng để ta học hỏi .Thơ Lý Bạch đại diện cho đỉnh cao của thơ ca lãng mạn còn thơ Đỗ Phủ là tiếng thơ tha thiết của hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ .
Vốn yêu mến thơ Đừơng từ thời phổ thông ,qua những bài thơ :Thu hứng , Đăng cao.. Đến hôm nay ,khi được học tập trong môi trường sư phạm ,có nhiều điều kiện để nghiên cứu về thơ Đường ,tôi đã phát hiện ra những cái hay trong nhiều bài thơ mà mình cảm nhận được , đó là những khoảnh khắc đặc biệt _những khoảnh khắc thăng hoa cảu tâm linh con người như phút chia ly ,chí đăng cao hay một đêm thanh tĩnh nhớ quê hươngtất cả đều để lại cho tôi nhiều suy ngẫm
Và đặc biệt càng đọc và tìm hiểu nhiều về thơ Đỗ Phủ ,tôi càng yêu thích thơ ông .Bởi trước tiên vì tôi rất đồng cảm và xót thương cho cuộc đời bất hạnh của nhà thơ _một con người mà "cuộc đời chẳng được mấy ngày vui".Và càng trân trọng hơn nữa tấm lòng nhân đạo sâu sắc thể hiện qua từng câu thơ chữ thơ của một nhà thơ đi lên từ nỗi khổ cực của nhân dân ,từ sự đồng cảm với cuộc sống của những con người cùng khổ trong xã hội 
Chính từ những lý do trên đã thôi thúc tôi tìm đến với Đỗ Phủ và nghiên cứu về ông với một đề tài mà tôi cho rằng có ý nghĩa với mình : " Gía trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ ".
II/lịch sử vấn đề
Nghiên cứu và bình giảng về thơ ca Đỗ Phủ thì có lẽ đã có rất nhiều người đi trước đã làm .Trong phạm vi tìm hiểu của mình ,tôi có thể đơn cử một vài tác phẩm nghiên cứu về Đỗ Phủ của nhiều tác giả như:"Máu và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ”(Hoàng Trung Thông)," Đỗ Phủ -nhà thơ châm biếm và đã kích”(Bùi Thanh Ba),"Nghệ thuật thơ Đỗ Phủ ”(Trần Xuân Đề) ," Đỗ Phủ -khởi đầu sáng tác”(Hồ Sỹ Hiệp).Mỗi tác phẩm đều nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của thơ ca và cuộc đời Đỗ Phủ,cũng có những tác phẩm chỉ nói chung chung những vấn đề cơ bản mà nhiều người đã nói .
Tuy nhiên để tìm hiểu và nghiên cứu đầy đủ về Đỗ Phủ _một bậc "thi thánh",một thiên tài của thi ca cổ điển Trung Quốc thì như thế vẫn chưa đủ .Bằng sự tìm hiểu ,nghiên cứu và sự nổ lực rất lớn của bản thân trong một thời gian khá dài .Tôi xin được đưa ra những quan điểm của riêng mình về những vấn đề mà tôi đã cảm và hiểu từ tập thơ hơn một ngàn bài của ông như một đóng góp nhỏ của bản thân về việc tìm hiểu thơ ca Đỗ Phủ.
Bài viết bước đầu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế .Rất mong sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quí thầy cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
 III/ Mục đích nghiên cứu
Là sinh viên Ngữ văn năm cuối cấp ,sắp trở thành thầy cô giáo dạy văn ,cũng như nhiều sinh viên khác ,tôi cũng mong muốn tích luỹ cho mình những kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp sau này .Việc tìm hiểu về cuộc đời và thơ ca Đỗ Phủ đã giúp tôi rất nhiều trong việc mở rộng kiến thức cũng như trao dồi kỹ năng về phương pháp nghiên cứu khoa học và tạo cơ sở vững chắc cho công việc nghiên cứu trong tương lai.
Tìm hiểu và nghiên cứu về thơ Đỗ Phủ với mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào viêc nghiên cứu chung về nhà thơ thiên tài này . Đồng thời giúp cho những người yêu thơ Đỗ Phủ có một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời ,tính hiện thực và tấm lòng nhân đạo của thơ ông .
 IV/Nhiệm vụ nghiên cứu
*Tìm hiểu và nắm vững những mốc chính về cuộc đời nhà thơ , đồng thời nắm được những biến động xã hội quan trọng ảnh hưởng đến thơ ông .
*Nắm được toàn bộ tác phẩm theo từng giai đoạn của cuộc đời nhà thơ ,tìm hiểu phần dịch nghĩa và đối sánh nhiều bản dịch thơ khác nhau để hiểu tác phẩm và cảm nhận được giá trị nội dung từng bài thơ .
*So sánh với những tác phẩm cùng chủ đề của nhiều nhà thơ khác trong cùng thời đại để có được những nhận xét đúng đắn phù hợp. 
*Vận dụng thơ ca đã tìm hiểu ,phân tích tổng hợp để làm rõ đề tài đã chọn.
 V/Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp đọc và cảm nhận tác phẩm.
*Phương pháp thống kê -phân loại.
*Phương pháp phân tích -tổng hợp.
*Phương pháp so sánh -đối chiếu để làm rõ đề tài đã chọn .
 MỤC LỤC
 A)PHẦN MỞ ĐẦU
 I/Lý do chọn đề tài
 II/Lịch sử vấn đề
 III/Mục đích nghiên cứu
 IV/Nhiệm vụ nghiên cứu
 V/Phương páhp nghiên cứu
 B)PHẦN NỘI DUNG
 I/Cơ sở lý luận của đề tài 
 II/Thực tiễn đề tài 
 1)Cuộc đời bất hạnh của một nhà thơ nghèo 
 2)Tinh thần phản kháng cường quyền sâu sắc
 3)Tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ
 4)Thiên nhiên buồn mang tâm sự của con người
 C)PHẦN KẾT LUẬN
 D)TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 B\PHẦN NỘI D UNG
 I/ c ơ sở lý luận của đề tài :
 Có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay ,cho đến lúc cầm lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi.Nhưng cũng có những bài văn,bài thơ như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm không thể nào quên .Thơ Đường là một trường hợp như thế !
 Thơ Đường,nhất là vào thời Trung-Vãn Đường đã cống hiến biết bao tên tuổi những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ,Bạch Cư Dị,Vương Duy...Trong đó Lý Bạchvà Đỗ Phủ là hai ngôi sao sáng của thơ Đường lúc ấy .Mỗi người một vẻ không ai giống ai nhưng cũng thể nào tách rời nhau ,tên hai nhà thơ đã gắn chặt vào nhau, làm cho khi nhắc đến người này không thể không nhắc đền người kia.Thật vậy,thơ ca của cả hai thi nhân gộp lại mới nói lên được đầy đủ tâm hồn người Trung Quốc thời ấy.Người ta thường nói văn chương Lý -Đỗ người đời khó sánh kịp,nhưng hai nhà thơ ấy lại tiêu biểu cho hai đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc .Nếu như Lý Bạch thiên về những vần thơ bay bổng lãng mạn với những cảnh sắc lung linh mờ ảo thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường với những con người ở tầng lớp dướ của xã hội .Cũng chính vì vậy mà tiếng thơ của ông mang một nỗi buồn ai oán, day dứt triền miên về những cảnh đời đau khổ ,bất hạnh,những bất công ngang trái trong xã hội mà chính ông cũng đã từng nếm trải trong suốt cuộc đời mình.
Cuộc đời đau khổ và ý thức trách nhiệm với Tổ Quốc với nhân dân đã khiến Đỗ Phủ trở thành người thư kí trung thành và lương tâm của thời đại .Thơ Đỗ Phủ đã phản ánh một cách toàn diện ,trung thực và sâu sắc nỗi đau khổ của người "dân đen", những tai hoạ khủng khiếp mà đất nước mà đất nước và nhân dân phải chịu đựng trong chiến tranh loạn lạc .Thơ Đỗ Phủ là là bức tranh hiện thực là "lịch sử bằng thơ"được tạo nên bởi một trái tim chan chứa tình cảm nhân đạo cao cả.
Càng đọc thơ Đỗ Phủ chúng ta mới càng thấy hết được cuộc sống cơ cực và khổ sở của nhân dân Trung Quốc thời ấy, lại càng thấu hiểu hơn về cuộc đời bất hạnh của nhà thơ thiên tài _Đỗ Phủ .
Đúng như Quách Mạc Nhược _nhà thơ Trung Quốc đã từng viết :"Những thương tích trên trần thế ,trong thơ thánh nhân ,nỗi thống khổ nhân gian ,sóng lớn cuồn cuộn dưới ngòi bút đã khái quát toàn diện tài hoa và đặc sắc của Đỗ Phủ và thơ của ông . Ông đích thực là thi nhân vĩ đại tiếp nối người đời trước và mở lối cho con cháu các thế hệ sau này "
Hay như nhà thơ Nguyên Chẩn đã từng nhận xét :"Từ .khi có thi nhân đến nay,không có ai vĩ đại bằng Đỗ Phủ".
Có lẽ là vậy ! Đỗ Phủ không những vĩ đại đối với Trung Quốc mà còn vĩ đại đối với cả nhân loại nữa .Và tôi yêu thơ Đỗ Phủ cũng chính vì những điều đó! Và chắc hẵn mỗi chúng ta ,ai đã từng đọc thơ Đỗ Phủ có thể quên bất cứ thứ gì nhưng không thể nào quên được "giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo" thấm đẫm trong từng câu thơ,chữ thơ của nhà thơ hiện thực vĩ đại này .
 II/Thực tiễn đề tài :
Đỗ Phủ (712- 770) tự Tử Mỹ sinh trưởng trong một gia đình quan lại có truyền thống lâu đời ở huyện Củng - tỉnh Hà Nam .Cuộc đời 58 tuổi của ông không phải là dài nhưng cũng đủ để ông nếm trải những gian truân ,bất hạnh của một người cùng khổ .Hơn nửa đời người Đỗ Phủ sống trong cảnh buồn thương, đau khổ. Ông phiêu bạc khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, đi nhiều nhưng không phải để ngao du hào phóng như Lý Bạch mà để tìm kế sinh nhai. Để rồi trút hơi thở cuối cùng trên con thuyền rách nát giữa sông Tương mưa gió tơi bời trong khi cái mơ ước tầm thường đơn giản nhất là trở về quê cũ vẫn chưa thực hiện được .
Những bước đường chông gai ,khi giặc bắt ,lúc bôn ba cộng với những ngày đau ốm và những cơn đói rét đã rút ngắn chỗi đời của ông nhưng đồng thời cũng cho ông một vốn sống hết sức phong phú để ông trở thành nhà thơ vĩ đại .Chính trong những cơn thử thách đó ông càng thấm thía với nỗi khổ của nhân dân và càng thấy rõ bộ mặt của giai cấp thông trị ...tất cả đã khắc vào trái tim nhân đạo cao cả của nhà thơ một niềm cảm thông vô hạn .
Vốn sinh ra trong một gia đình quan lại là " con cháu của một gia đình quý tộc có tiếng về thi thơ , đời đời theo nghiệp Nho để làm quan" , Đỗ Phủ trước sau vẫn mang trong mình cái hoài bão lớn lao ,cái nhiệt tình chính trị nồng cháy của một nhà thơ muốn "nghiêng Đông Hải rửa càn khôn "với tâm niệm "giúp vua vượt Nghiêu Thuấn".
Nhưng hoài bão đẹp đẽ lớn lao và nhiệt tình chính trị nồng cháy kia có bao giờ được trở thành hiện thực .Chế độ xã hội phong kiến đen tối và tàn bạo vốn thù ghét tài hoa ,chôn vùi người chính trực .Vì thế mà một nhà thơ thiên tài như Đỗ Phủ phải long đong khốn đốn và cuộc đời nhà thơ rút lại chỉ còn là một nỗi lo xé ruột , một nỗi đau thắt lòng .
 1)Cuộc đời bất hạnh của một nhà thơ nghèo 
 Cùng sống trong một thời đại với Vương Duy,Lý Bạch,Cao Thích ,Sầm Tham.,nhưng Đỗ Phủ phải nếm trải nhiều nỗi gian truân của cuộc sống hơn ai hết. Đời ông từ 30 tuổi trở đi có thể nói là một tấn bi kịch kéo dài .Mười năm chờ đợi ở Trường An (746-755) là mười năm ông sống đời kẻ hành khất ,rày đây mai đó ,nhờ vả vào một số nhà quyền quý :
 "Sáng gõ cửa nhà giàu 
 Chiều theo sau đuôi ngựa
 Xơi rượu thừa thịt nguội 
 Khắp nơi ngậm ngùi đau"
 (Kính tặng quan tá thừa họ Vi )
 Cảnh sống cơ cực đó đối với nhà thơ là một sự sỉ nhục,thế nhưng ông vẫn cắn răng chịu đựng để vựơt qua những tháng ngày nhục nhã này .Có năm trời làm đói rét , ông phải ngày ngày đến đong gạo chính quyền xuất kho bán rẻ cho người nghèo để sống qua ngày .
 Trong khoảng thời gian đó , Đỗ Phủ còn sống cuộc sống một nhà văn nghiệp dư, ông sống bằng cách viết thơ ,phú ...tặng một quan lại giàu có,một vương công để kiếm tiền ,bài thơ "Cùng các aông tử chơi mát ở hồ Trượng Bát .." đã nói lên điều đó :
"Các công tử dùng băng làm nước 
  ...  sang hèn chẳng bi
Không giàu nghèo cũng đủ "
Đó là ước mơ được công bằng xã hội _một mơ ước mà có lẽ đến bây giờ vẫn là mục đích là đỉnh cao mà xã hội loài người cần hướng đến .Mơ ước đó sẽ chẳng bao thực hiện được trong cái xã hội phong kiến muôn sầu nghìn thảm kia .Phải đợi đến mười hai thế kỷ sau , ước mơ đẹp đẽ của ông mới trở thành sự thật .Tổ Quốc vĩ đại của Đỗ Phủ ngày nay đã hoàn toàn thủ tiêu chế độ người bóc lột người và đã dựng nên một xã hội hoàn toàn mới mẻ vượt qua cả những ước mơ đẹp đẽ nhất của thi hào lúc bấy giờ
 4)Thiên buồn mang tâm sự của con người
Cũng như Lý Bạch , Đỗ Phủ là một người đi rất nhiều , ông đi nhiều để tìm nơi sinh sống ,nhưng dù sao bước chân của ông cũng đã dặt lên nửa phần đất nước ,và nhiều danh thắng cổ tích đã là đề tài phong phú cho thơ ông .Nhưng điều đặc biệt là thơ sơn thuỷ của ông không đơn thuần miêu tả phong cảnh thiên nhiên mà thưòng kết hợp với đời sống xã hội ,với tâm sự của bản thân làm cho thơ viết về thiên nhiên của ông mang những nét rất riêng .
Đỗ Phủ sử dụng đề tài thiên nhiên cũng đẻ mô tả những vấn đề xã hội .Thiên nhiên trong thơ ông không có tính chất bay bổng như trong thư Lý Bạch . Đỗ Phủ có chú ý đến cảnh sông núi ,đất trời ,trăng sao,nhưng miêu tả thiên nhiên mênh mông bát ngát là để làm nổi bật những con người âm thầm chịu đựng bao nỗi khổ đau.,chính vì thế thiên nhiên trong thơ ông thường đượm vẻ sấu muộn . Nó không đẹp đẽ ung dung như thiên nhiên trong thơ Vương Bột :
"Chiếc cò bay với ráng pha 
Sông thu trời nước bao la một màu”
Nó cũng không dồn dập bay bổng như thơ Lý Bạch :
"Nước sông Hoàng tự trên trời đổ xuống 
Đổ xuống biển rồi có ngược lên đâu ”
Cảnh thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ đầy rẫy những âm thanh khói lửa loạn ly và tràng ngập dấu chân của người lưu vong ,thiên nhiên ấy hình như có cái gì giày vò .Hoa tươi,chim hót không còn là thú vui .Buổi chiều ráng đỏ gió nhè nhẹ thổi qua ,cây liễu đồi thông cũng không còn nghe nhạc điệu vút lên tươi vui trong gió . Đến cả trời đất cũng không còn thanh bình đẹp đẽ ,cảnh sắc tạo vật không còn đùa vui .
Tiếng sóng gào thét trong thơ Đỗ Phủ cũng chỉ là tiếng thét căm hờn .Thiên nhiên đẹp đẽ không phải lúc nào cũng có chim múa hoa cười .Trời đất đã nhuốm màu ảm đạm của chiến tranh .Khói lửa ,tiếng kèn nơi chiến địa đã làm cho núi sông cũng tê tái :
"Bóng cờ quân lính đầy trời đất 
Tiếng kèn chiến trận xót núi sông"
Khoảng đồng rộng đẹp đẽ không còn tiếng sáo mục đồng réo rắt ,loạn lạc binh đao đã làm cho cuộc sống rộn rịp ngày xưa chỉ còn lại tiếng khóc :
"Ngoài đồng tiếng khóc la 
Chiến loạn thức muôn nhà 
Ngư tiều một đôi xứ 
Còn đang rộn tiếng ca”
Đất nước đau thương nên thơ ông cũng tràn trề nước ,"Xuân vọng” là bài thơ biểu hiện một cách sâu sắc ,cô đọng thực chất nỗi đau thương đó của nhà thơ :
"Nước mất nhưng núi sông còn 
Thành xanh quạnh quẽ um tùm cỏ gai
Cảm thời hoa để lệ rơi
Biệt ly chim cũng vì người xót xa ”..
"Xuân vọng " là ngóng xuân ,thế mà bài thơ lại thấm đẫm nỗi đau vô hạn .Hoa ,chim cũng mang những tam sự ,những tình cảm như con người .Hoa ,chim vốn là những cảnh vật đặc trưng của mùa xuân ,vốn là những cảnh vật làm vui lòng người thế mà giờ đây vì "cảm thời", "hận biệt" nên thấy hoa nở mà "đầm nước mắt " nghe chim kêu mà "khắc khoải lòng".
Ở bài thơ" Khúc Giang" ,nhà thơ cũng tả cảnh mùa xuân ,nhưng không phải là xuân đến với trăm hoa đua nở mà là cảnh xuân tàn tạ với muôn cánh hoa rơi mang một nỗi buồn man mác :
"Một cánh hoa bay giảm vẻ xuân 
Gío tung vạn nẻo buồn khó cân"
Mang một nỗi buồn khó tả ,thiên nhiên giờ đây chỉ còn là một khung cảnh cô độc vắng lặng đến rợn người :
"Nhà nhỏ ven sông chim làm tổ
Vườn hoa một cổ bóng kỳ lân"
Nhìn đom đóm bay trong bầu trời đem mịt mờ ,nhà thơ lặng lẽ một mình đối diện với nỗi cô đơn trong căn phòng trống vắng để rồi vẽ lên khung cảnh một đêm thu thật buồn khi bất chợt bắt gặp những "cánh sao rơi tán loạn" trong đêm tối :
"Đêm thu đom đóm bay đầy trời
Màn thưa khéo lọt đỗ trên người 
Trong phòng lặng ngắt buồn đàn sách 
Ngoài hiên tán loạn cánh sao rơi”
Cảnh thu buồn luôn xuất hiện trong thơ Đỗ Phủ. Ở bài Thu hứng ,thông qua cảm xúc trước mùa thu Ba Thục , Đỗ Phủ thể hiện nỗi lo âu cho đất nước ,nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận mình ,thiên nhiên vì thế cũng mang một nỗi buồn hiu hắt, ảm đạm trong hơi thu nhạt nhoà :
"Lác đác rừng phong hạt móc sa
Ngàn non hiu hắt khí thu loà 
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm 
Mặt đất mây đùn cửa ải xa ”
Muốn hiểu thơ Đỗ Phủ đúng, sâu ,cần có vốn sống,cần có những kiến thức tối thiểu về tình hình cuộc sống đương thời .Không chỉ những vần thơ "trữ tình chính trị -xã hội" mới trực tiếp nói đến thế sự mà ngay những vần thơ "trữ tình phong cảnh" nhiều khi cũng mang dáng dáp khá rõ của hiện thực :
 "Thu quạnh nghìn khơi lòng khách não 
 Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn "
 (Đăng cao)
Những bài thơ tả thiên nhiên của Đỗ Phủ chứa đầy tình cảm hiện thực . Đỗ Phủ ít tả cảnh "du sơn ngoạn thuỷ" đơn thuần ,những bức tranh phong cảnh của ông thường gắn liền với cuộc sống thời đại.
Đỗ Phủ cũng có tả cảnh đêm trăng tiệc rượu như Lý Bạch ,nếu đêm trăng tiệc rượu trong thơ Lý Bạch đượm về thần tiên ,nhẹ nhàng thanh thoát thì đêm trăng tiệc rượu trong thơ Đỗ Phủ chất chứa biết bao niềm uất hận :
"Giữa thu, ngựa béo tung tăng 
Lắp tên bắn cả mặt trăng Hán triều”
 (Cửa lưu hoa)
Đối với Đỗ Phủ ,trăng lại là ánh vàng buồn rượi chiếu lên muôn cảnh vật đượm vẻ bi thảm .Dưới con mắt Đỗ Phủ ,trăng trở nên buồn rầu .Nếu có trách trăng thì không phải trách trăng không chịu theo người cùng nhảy múa ,mà chỉ trách trăng lặn không còn ánh sáng để rọi đường cho kẻ chạy loạn :
"Trăng liềm lặn đã lâu rồi
Gồ ghề lởm chởm đường thời khó đi”
Trăng treo lơ lửng giữa trời ,lúc con người đang phải chia lìa vì chiến tranh ,hầu như không còn ai ngắm nữa .Tất cả mọi cảnh vật thiên nhiên đối với chủ quan tác giả đã trở thành bức tranh thê thảm nhuốm màu sắc thời đại .Có khi nhìn trăng nhớ bạn:
"Ôm đàn tẻ ngắt trăng soi
Bao giờ thư gửi ngang trời thăng nhau” 
 (Tặng Lý Bạch)
Cũng có lúc ngắm trăng lại nhớ quê hương ,nhớ vợ con đang phải sống đơn côi nơi quê nhà ,nhà thơ hình dung rõ ràng người vợ cũng đang ngắm trăng nhớ mình :
"Đêm hôm nay Phu Châu trăng tỏ 
Một mình em độc ngắm trăng rằm”
 (Đêm trăng)
Thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ mang tâm trạng như con người .Nhà thơ tả thiên nhiên không phải để tìm vui nơi cuộc sống ,mang trong mình trái tim đa sầu đa cảm với đời nhà thơ nhìn đâu cũng thấy một nỗi sầu bi đau khổ ,có lẽ đó là nét nỗi bật trong con người Đỗ Phủ _một nhà thơ luôn nặng lòng với cuộc đời cho đến cả giờ phút cuối cùng.Thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ bên cạnh những bài thơ đượm buồn cũng có những bài tươi vui sinh động ,thế nhưng thiên nhiên buồn đã góp phần tạo nên giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ .
 C\PHẦN KẾT LUẬN
Hoài Thanh khi nghiên cứu về Đỗ Phủ đã viết :"Lý Bạch là một người tiên , Đỗ Phủ chỉ là một người bình thường .Nhưng một người thường từng trải nhiêù ,hay thương người và nhất là có ngòi bút rất tuyệt .Cho nên thơ Lý Bạch đưa ta tiêu dao mấy từng mây ,thơ Đỗ Phủ lại dắt ta đi sâu vào giũa tình đời cay đắng . Đỗ Phủ muốn tìm vui "Tế suy vật lý tu hành lạc”(Xét kỹ việc đời nên hành lạc).Nhưng nào ông có được vui .Lòng ông còn quá bận rộn với sự đời .Văn thơ ông đượm vẻ buồn ,không có lấy một nụ cười tươi tắn .Phải chăng vì ông đau ốm nhiều ? Ông có câu thơ :"Bách niên đa bệnh độc đăng đài”(Trăm năm nhiều bệnh ,một mình bước lên lầu)"
Thật vậy ,thơ văn Đỗ Phủ hình như chỉ riêng tả những nỗi đau thương . Đau thương vì thân thế mình ,vì những sự biến cố của quốc gia và nhất là những nỗi đau thương của hạng cùng dân không tên tuổi _những con người khổ đau dưới đáy của xã hội .Mỗi khi nói đến những người xấu số đó ,lời văn của ông giản dị và thắm thiết lạ thường nhưng chất chứa trong đó là cả một trái tim nhân đạo cao cả của một nhà thơ đầy lòng nhân ái .
Có một thái độ tích cực với đời như thế ,bản thân lại lâm vào cảnh lưu vong do chiến hoạ gây nên ,rồi sống khốn cùng đói khát như bất cứ người bần khổ nào khác trong giai cấp bị trị ,nhà thơ đã nhìn vào hiện thực xã hội một cách đúng đắn và có một lòng nhân đạo rộng rãi ít người có .
Chính vì thế mà Phương Lựu trong "Nhân câu thơ Đỗ Phủ trong di chúc của Bác Hồ” có viết : Ở Trung Quốc "từ ngàn xưa đã hình thành nên một truyền thống nhân đạo ,lòng yêu thương con người vô biên có tầm cỡ nhân loại .Và tất cả những điều đó ,ngay từ mười thế kỉ tước dường như đã được kết tinh lại ở con người Đỗ Phủ . Đỗ 	Tử Mỹ là biểu trưng tinh thần quí báu đó của chủ nghĩa nhân ái Trung Hoa” .
Không những là nhà thơ của lòng nhân ái bao la thơ Đỗ Phủ còn là bức tranh hiện thực xã hội sinh động , đúng như lời nhận xét của Phan Ngọc _nhà nghiên cứu thơ Đỗ Phủ đã từng viết :"Hình như trong thơ Thế Giới chỉ có một nhà thơ mà tác phẩm nói lên toàn bộ lịch sử giai đoạn mình sống ,cụ thể chính xác đến từng sự kiện ,một nhà thơ mà cuộc đời diễn ra như hoạ ,một nhà thơ mà thơ có thể làm cơ sở cho dân tộc học ,kinh tế học,khảo cổ học,sử học,văn hoá ,triết học đó là Đỗ Phủ ”
Là nhà thơ của nhân dân "Đỗ Phủ là người đầu tiên văn học Thế Giới tuyên bố mình "vì dân đen đau khổ quanh năm”và nguyện sống đến chết không thay đổi cái chí của mình "(Phan Ngọc). Điều đó thật hiển nhiên vì toàn bộ sự nghiệp của ông cho đến lúc rời khỏi cuộc đời vẫn lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phục vụ duy nhất .
 Điều đó được Phan Ngọc thể hiện thật sâu sắc trong bài thơ thấm đượm nghĩa tình:
"Nhà thơ lớn tiếng tăm đâu ít 
Bài thơ hay kể xiết vạn ngàn 
Nhưng thơ cho chính người dân
Cho người nhỏ bé bao lần bị khinh
Thơ riêng nói đến hoà bình 
Cuộc đời chồng vợ mái tranh quê nhà 
Chỉ một người ! Đó là Tử Mỹ ”
Bài thơ là tất cả niềm kính yêu bô hạn mà Phan Ngọc dâng lên Đỗ Phủ -một bậc thầy của đời mình ,hay cũng chính là nỗi lòng trân trọng vô biên của bao thế hệ bạn đọc hôm nay dành cho Người _nhà thơ của nhân dân vì nhân dân . Để mỗi khi nhắc đến Đỗ Phủ ,mỗi chúng ta sẽ không thể quên được tên tuổi của một nhà thơ "dân đen" đầy lòng nhân ái _Đỗ Tử Mỹ ! ./.
D)TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/Phan Ngọc _ Đỗ Phủ - nhà thơ Thánh với lịch sử hơn 1000 bài thơ _NXB Văn hoá-Thông tin Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây ,2000.
2/Đinh Vũ Ngọc_Đường thi cảm dịch _NXB Đà Nẵng ,2000.
3/Nguyễn Quảng Tuân_Thơ Đường _NXB Văn hoá ,2003.
4/Nguyễn 	Văn Nam-Nguyễn Hoàng Anh _Đường thi trăm bài thơ hay _NXB Hải Phòng ,2003.
5/Nguyễn Danh Đạt _Bình và chú giải 100 bài thơ Đường hay nhất _NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh,1999.
6/Nguyễn Thị Bích Hải _Bình giảng thơ Đường _NXB Giáo Dục ,2005.
7/Hồ Sỹ Hiệp _Đỗ Phủ _NXB Thanh niên ,1999.
8/Vũ Tiến Quỳnh _Phê bình bình luận văn học Lý Bạch-Đỗ Phủ -Bạch Cư Dị -Thôi Hiệu_NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh,1997.
9/Huỳnh Thị Thu Hậu _Bài giảng văn học thế giới 1 ,2007.

Tài liệu đính kèm:

  • docđỗ phủ.doc