Giải pháp hữu ích hướng dẫn học sinh viết đúng công thức sản phẩm, khi viết phương trình hóa học phản ứng trao đổi trong dung dịch (dành cho học sinh trung bình - Yếu lớp 9)

Giải pháp hữu ích hướng dẫn học sinh viết đúng công thức sản phẩm, khi viết phương trình hóa học phản ứng trao đổi trong dung dịch (dành cho học sinh trung bình - Yếu lớp 9)

Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay,những vùng núi hay hải đảo xa xôi cũng áp dụng được công nghệ thông tin,những em bé chưa biết chữ nhưng cũng có thể sử dụng thành thạo điện thoại di động,truy cập internet trên di động Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy rất phổ biến ở các trường học hiện nay,công nghệ thông tin cũng đem lại nhiều kết quả to lớn:trong 15 phút chúng ta có thể kiểm tra học sinh 10 đơn vị kiến thức,với bao nhiêu em học sinh.Cũng trong 15 phút tưởng chừng như ít ỏi có nhiều người lãng phí nó nhưng cũng có nhiều người thay đổi số mệnh của mình thậm chí có thể thay đổi cả thế giới.Công nghệ thông tin càng có nhiều ưu điểm thì nó cũng làm cho con người chúng ta lười đi,cái gì cũng trông chờ vào máy móc.Nhưng chúng ta thấy đấy có rất nhiều việc cần đến bàn tay,khối óc của con người mà không máy móc hay loại rô bôt nào có thể thay thế.

Trong việc cải cách chương trình,thay đổi cách kiểm tra đánh giá học sinh (trắc nghiệm và tự luận).Môn Hóa học cũng áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm nên HS không cần phải viết hết PTHH,không cần giải thích hiện tượng theo từng bước đầy đủ mà các em vẫn có thể làm đúng bài kiểm tra và các em mất dần khả năng trình bày,giải thích hiện tượng hóa học đầy đủ và logic.Mà chúng ta thấy môn Hóa Học là môn học vừa có lí thuyết vừa có thực tiễn,nó có vai trò quan trọng trong nhiều nghành kinh tế.Góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

Vì vậy để giải thích hiện tượng đầy đủ ,logic,chính xác thì người học phải biết phản ứng đó có xảy ra hay không,xảy ra theo chiều hướng nào,chất thu được là gì có lợi hay có hại với con người, có ảnh hưởng đến môi trường không .,nhưng khi chúng ta chỉ biết nửa vời,không chính xác thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường làm thiệt hại kinh tế,gây ô nhiễm môi trường .

 

doc 13 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hữu ích hướng dẫn học sinh viết đúng công thức sản phẩm, khi viết phương trình hóa học phản ứng trao đổi trong dung dịch (dành cho học sinh trung bình - Yếu lớp 9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN LÂM HÀ
__________
 GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
HƯỚNG DẪN HS VIẾT ĐÚNG CÔNG THỨC SẢN PHẨM,KHI VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH
(DÀNH CHO HS TB-YẾU LỚP 9)
MÔN:HÓA HỌC
 Họ và tên tác giả:ĐẶNG THỊ LOAN PHƯỢNG
 Đơn vị:TRƯỜNG THCS HOÀI ĐỨC
Năm học: 2012-2013
Lâm Hà, tháng 02-201
Nhận xét của
Hội đồng khoa học giáo dục
 *
1/ Cấp trường:
.
.
.
.
.
.
.
+ Xếp loại:_______(.đ)
TỔ TRƯỞNG	 HIỆU TRƯỞNG
2/ Cấp huyện:
................................................................................................................
 + Xếp loại:_______(.đ)
 GK1 	 GK2	 	 TM.HĐSKKN
A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn giải pháp.
Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay,những vùng núi hay hải đảo xa xôi cũng áp dụng được công nghệ thông tin,những em bé chưa biết chữ nhưng cũng có thể sử dụng thành thạo điện thoại di động,truy cập internet trên di độngViệc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy rất phổ biến ở các trường học hiện nay,công nghệ thông tin cũng đem lại nhiều kết quả to lớn:trong 15 phút chúng ta có thể kiểm tra học sinh 10 đơn vị kiến thức,với bao nhiêu em học sinh.Cũng trong 15 phút tưởng chừng như ít ỏi có nhiều người lãng phí nó nhưng cũng có nhiều người thay đổi số mệnh của mình thậm chí có thể thay đổi cả thế giới.Công nghệ thông tin càng có nhiều ưu điểm thì nó cũng làm cho con người chúng ta lười đi,cái gì cũng trông chờ vào máy móc.Nhưng chúng ta thấy đấy có rất nhiều việc cần đến bàn tay,khối óc của con người mà không máy móc hay loại rô bôt nào có thể thay thế.
Trong việc cải cách chương trình,thay đổi cách kiểm tra đánh giá học sinh (trắc nghiệm và tự luận).Môn Hóa học cũng áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm nên HS không cần phải viết hết PTHH,không cần giải thích hiện tượng theo từng bước đầy đủ mà các em vẫn có thể làm đúng bài kiểm tra và các em mất dần khả năng trình bày,giải thích hiện tượng hóa học đầy đủ và logic.Mà chúng ta thấy môn Hóa Học là môn học vừa có lí thuyết vừa có thực tiễn,nó có vai trò quan trọng trong nhiều nghành kinh tế.Góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy để giải thích hiện tượng đầy đủ ,logic,chính xác thì người học phải biết phản ứng đó có xảy ra hay không,xảy ra theo chiều hướng nào,chất thu được là gì có lợi hay có hại với con người, có ảnh hưởng đến môi trường không.,nhưng khi chúng ta chỉ biết nửa vời,không chính xác thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường làm thiệt hại kinh tế,gây ô nhiễm môi trường..
Để làm được điều đó người học phải nắm vững ngôn ngữ hóa học,kí hiệu hóa học, phương trình hóa học,công thức hóa học đặc biệt là công thức của sản phẩm sinh ra(Chất tạo thành).Học sinh cảm thấy khó khăn khi học tập bộ môn nhất là khi viết PTHH để hoàn thành phản ứng,hay tính toán một bài toán hóa học.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy đa số HS lúng túng khi viết công thức sản phẩm của PTHH đặc biệt là phản ứng trao đổi trong dung dịch,các em thường không biết sản phẩm của mình đúng chưa,phương trình của mình thỏa mãn điều kiện(Sản phẩm có chất kết tủa hay là chất khí) chưa Nhưng để tính toán bài toán hóa đúng,viết phản ứng đúng thì việc xác định công thức của sản phẩm là việc làm vô cùng cần thiết khi học bộ môn này.
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy đa phần HS viết công thức sản phẩm của PTHH theo một thói quen là chất tham gia có những nguyên tố nào thì chất sản phẩm chứa đủ các nguyên tố đó là được,nhất là khi viết phản ứng trao đổi trong dung dịch các em không biết sản phẩm mình viết đúng hay chưa,nhất là thỏa mãn điều kiện(Sản phẩm có chất kết tủa hay là chất khí) chưa.. Từ chỗ viết không đúng công thức sản phẩm của PTHH dẫn đến bài làm bị sai mặc dù các em nghĩ mình đã làm đúng rồi,mình đã cố gắng rồi mà vẫn sai nên các em dẫn đến chán học bộ môn,sợ học bộ môn ,hay học vẹt thôi không hiểu bản chất của vấn đề nằm ở đâu,tại sao mình sai.
Vì vậy tôi viết giải pháp “HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CÔNG THỨC SẢN PHẨM,KHI VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH(LỚP 9)”.Nhằm củng cố khả năng viết PTHH,giải thích hiện tượng và xác định chất sinh ra đúng hay sai,phản ứng thỏa mãn điều kiện chưa,tính toán bài toán hóa học một cách chính xác.Khi các em hiểu được bản chất của phản ứng,giải thích hiện tượng chính xác thấy những điều kì diệu của môn hóa học thì các em sẽ không ngại khi môn hóa học mà sẽ tăng lòng yêu thích ,hứng thú khi học bộ môn,từ đó chúng ta phát huy được khả năng tự tìm tòi học hỏi tự mình nghiên cứu sự biến đổi đơn giản của các chất đơn giản trong cuộc sống thường ngày.Thấy được vai trò to lớn của Hóa học trong sự phát triển của đất nước trong thời đại công nghiệp hóa,hiện đại hóa của đất nước.
2.Phạm vi giải pháp
Học sinh đã nắm được cách tra bảng tính tan chưa?
Tại sao học sinh không xác định được công thức sản phẩm của phản ứng đó?
Tại sao học sinh không xác định được PTHH của mình viết thỏa mãn điều kiện chưa?
Tôi đã áp dụng giải pháp này trên 10 em HS TB-Yếu ở lớp 9A năm học 2011-2012 trong 3 tuần học(Từ tuần 7 đến tuần 10).Tôi thấy khả năng viết PTHH của các em tiến bộ hơn rõ rệt.
3.Phương pháp nghiên cứu
Tôi hướng dẫn cho HS cách tra bảng tính tan,xác định hóa trị của kim loại,gốc axit..viết công thức sản phẩm theo quy tắc hóa trị.Cho HS thảo luận nhóm em biết tra bảng tính tan,biết viết công thức hướng dẫn em chưa biết
Để biết em học sinh đó nắm được cách viết chưa,tôi tổ chức kiểm tra mười lăm phút đề ở dạng trắc nghiệm và tự luận.
B.NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận và thực tiễn
Như chúng ta đã biết mở đầu môn hóa học ở lớp 8 người ta đã khẳng định: “Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của các chất”.Ngôn ngữ hóa học bao gồm hóa học,kí hiệu hóa học, phương trình hóa học,công thức hóa học đặc biệt là công thức của sản phẩm sinh ra(Chất tạo thành).Muốn học tốt hóa học thì người học phải nắm vững ngôn ngữ hóa học.Như chúng ta biết PTHH có vai trò to lớn đối với HS khi học bộ môn:
-Nó là phương tiện ,phương pháp giúp giáo viên truyền đạt kiến thức hóa học,giúp HS tiếp thu kiến thức hóa học.
-Dùng để vận dụng kiến thức hóa học vào làm bài tập,giải thích hiện tượng trong cuộc sống.Là phương tiện để giáo viên kiểm tra kiến thức,phát triển khả năng tư duy của học sinh.
-Là phương tiện để HS ghi nhớ,củng cố kiến thức.Nó cũng là phương tiện duy nhất để giải thích các thực nghiệm theo quan điểm của thuyết cấu tạo nguyên tử 
-Nhưng trên thực tế học sinh đều cảm thấy khó khăn khi viết PTHH đặc biệt là khi viết công thức sản phẩm của phản ứng trao đổi trong dung dịch nên dẫn đến các em sợ học bộ môn,học theo kiểu chống đối.
2.Thực trạng
Qua nhiều năm giảng dạy môn Hóa tôi thấy:
-Có rất nhiều em viết phương trình hóa học theo một quán tính:chỉ cần để ý xem chất tham gia và sản phẩm có đủ các nguyên tố hóa học hay chưa thôi chứ không biết sản phẩm mình viết ra đúng hay sai,phản ứng thỏa mãn điều kiện chưa.
-Kĩ năng viết phương trình hóa học của một số HS không có,chưa xác định được đâu là nguyên tố kim loại,phi kim,đâu là gốc axit ,đâu là chất rắn,dung dịch.
-Khả năng tính hóa trị nhanh của các em cũng còn rất hạn chế nên viết công thức hóa học sai dẫn đến phương trình sai và điều tất yếu là bài toán,chuỗi phản ứng ,nhận biết các chất sai.
-Việc vận dụng lí thuyết vào giải thích các hiện tượng,giải các bài tập cụ thể của HS còn yếu ,đó là do :đọc đề chưa kĩ,thiếu khả năng suy luận,thiếu kiên nhẫn nên bài tập hay bị bỏ giữa chừng.
-Việc xác định sai nguyên tố kim loại,là gốc axit ,đâu là chất rắn,dung dịch ..Viết công thức sản phẩm sai có nhiều nguyên nhân.Cụ thể:
-Chưa có động cơ học tập đúng đắn,nên còn lười học,không chú ý,chưa thấy được vai trò của môn hóa học trong đời sống,trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai sau này.
-Do có khái niệm chỉ học môn thi tuyển vào lớp 10,môn học cho là chính.nên còn coi nhẹ bộ môn hóa.
-Do năng lực của HS :Đa số các em thấy viết phương trình là quá khó,công thức sản phẩm không biết viết như thế nào(vì lí thuyết chưa thuộc)chán học bộ môn.
-Do thiếu điều kiện học tập:phải phụ giúp gia đình,ít đồ làm thí nghiệm nghiên cứu ở nhà,ở trường nên khả năng tìm tòi học hỏi,sáng tạo gặp nhiều trở ngại.
-Một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em,chưa tạo điều kiện cho các em làm một số thí nghiệm đơn giản,có trong cuộc sống thường ngày.
-Trong một tiết dạy trình độ nhận thức của các em không đồng đều giáo viên bị động về thời gian,giáo viên không thể chú trọng vào một đối tượng HS nào đó mà phải bao quát hết tất cả các đối tượng HS.
-Có một vài HS không học lí thuyêt nên khi viết PTHH không nắm được bài nhưng vì lòng tự trọng không hỏi cô,hỏi bạn từ đó các em càng ngày càng không thích bộ môn ,cảm thấy môn hóa quá khó.Có những hiện tượng đơn giản trong cuộc sống các em không giải thích ,vận dụng được ,không biết tác hại đơn giản của chúng mà phòng tránh nên rất đáng tiếc.
-Trang thiết bị,phòng thực hành riêng không có nên cũng phần nào hạn chế khả năng tìm tòi học hỏi của HS.
-Từ các nguyên nhân trên nên tôi đã viết giải pháp “GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CÔNG THỨC CỦA SẢN PHẨM,KHI VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH(LỚP 9)” ,với hi vọng giúp HS thân yêu của mình yêu thích bộ môn học đầy thú vị này và có những trải nghiệm đầy thú vị và bổ ích trong cuộc sống hiện nay(ở đâu cũng có chất kích thích,chất độc)
Tôi đã áp dụng giải pháp này trên 10 em HS TB-Yếu ở lớp 9A năm học 2011-2012 trong 3 tuần học(Từ tuần 7 đến tuần 10).Tôi thấy khả năng viết PTHH của các em tiến bộ hơn rõ rệt.bài kiểm tra được nâng lên rất nhiều.
3 Giải pháp
Để khắc phục những nguyên nhân trên,góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa cho cả thầy và trò.Muốn cải thiện chất lượng một cách triệt để thì phải có các giải pháp giúp HS viết đúng PTHH,đặc biệt là viết đúng công thức của sản phẩm.Để hình thành kĩ năng cho HS cần một thời gian tương đối dài không phải trong một sớm một chiều mà thay đổi được.Kết hợp giữa lí thuyết với các bài tập, chuỗi phản ứng từ đơn giản đến nâng cao để HS làm dần dần hình thành thói quen cho các em.Muốn vậy giáo viên cần hướng dẫn các em từng bước một,phải có các ví dụ cụ thể khi viết sản phẩm cho PTHH.
	-Phân loại chất:Oxit,axit,bazo,muối,phân loại phản ứng.
	-Phải nhớ tính chất hóa học(hai chất tác dụng với nhau cho sản phẩm gì)
	-Tìm hóa trị của các nguyên tố,gốc axit trong chất tham gia.
	-Viết sản phẩm
	-Hoàn thành PTHH
Đa số HS phân loại không chính xác,giáo viên hướng dẫn HS cách phân loại:
	Axit gồm một hay nhiều nguyên tử H kết hợp với gốc axit
	Bazo gồm kim loại liên kết với nhóm -OH
	Muối gồm kim loại kết hợp với gốc axit
Theo tính chất hóa học thì cho sản phẩm thuộc loại nào(axit,bazo,muối)
Yêu cầu không quá khó đó là HS phải nhớ hóa trị của O (II) và H (I) rồi tìm hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tố liên kết với O,H.
SAU ĐÂY LÀ MỘT VÀI VÍ DỤ MINH HỌA:
Ví dụ 1.Trong số các cặp chất sau đây,cặp nào có thể phản ứng với nhau:
a.NaCl và KNO3 b.BaCl2 và HNO3 c. BaCl2 và H2SO4 
d.Na2S và HCl e.Pb(NO3)2 và Na2S g. Na2S và K2SO4 
Hướng dẫn:
-Yêu cầu học sinh phân loại chất,tra bảng tính tan xem các chất đó có tan không hay ở dạng rắn
+Các chất cho trên đều ở trạng thái dung dịch.
+Có hai loại chất đó là muối (Gồm kim loại với gốc axit) và axit (Gồm một hay nhiều nguyên tử H kết hợp với gốc axit)
-Hướng dẫn học sinh làm ra nháp,kết hợp giữa kim loại hợp chất đầu với gốc axit của chất sau,hay kim loại của hợp chất thứ hai với gốc axit của hợp chất thứ nhất và tra bảng xem có chất rắn xuất hiện không,hay khi kết hợp như vậy có sinh ra chất khí khôngNếu có thì phản ứng đó có xảy ra,nếu không thì hai chất đó không xảy ra phản ứng và không cần viết PTHH.Cụ thể:
a.Khi Na kết hợp với gốc NO3 hay K kết hợp với gốc Cl cả hai trường hợp này không xuất hiện kết tủa(Chất rắn)hay chất khí nên cặp phản ứng trên không xảy ra.
b. .Khi Ba kết hợp với gốc NO3 hay H kết hợp với gốc Cl cả hai trường hợp này không xuất hiện kết tủa(Chất rắn)hay chất khí nên cặp phản ứng trên không xảy ra.
c.Khi Ba kết hợp với gốc SO4 hay H kết hợp với gốc Cl trong hai trường hợp này đã xuất hiện chất kết tủa(Chất rắn).Chúng ta viết PTHH,khi viết chúng ta phải để ý đến hóa trị của Ba (II) và gốc SO4 (II),Hóa trị của H (I) và Cl(I) để chúng ta viết công thức sản phẩm cho chính xác.
BaCl2 + H2SO4 Ba SO4 +2 HCl
d. Khi Na kết hợp với gốc Cl hay H kết hợp với gốc S trong hai trường hợp này đã xuất hiện chất khí nên cặp phản ứng trên đã thỏa mãn điều kiện phản ứng trao đổi. Chúng ta viết PTHH,khi viết chúng ta phải để ý đến hóa trị của Na (I) và gốc Cl (I),Hóa trị của H (I) và S(II) để chúng ta viết công thức sản phẩm cho chính xác.
 Na2S + 2HCl H2S + 2NaCl 
e.Khi Pb kết hợp với gốc =S hay Na kết hợp với gốc NO3 trong hai trường hợp này đã xuất hiện chất kết tủa(Chất rắn).Chúng ta viết PTHH,khi viết chúng ta phải để ý đến hóa trị của Pb (II) và gốc S (II),Hóa trị của Na (I) và NO3để chúng ta viết công thức sản phẩm cho chính xác.
Pb(NO3)2 + Na2S PbS + 2NaNO3
g.Khi Na kết hợp với gốc SO4 hay K kết hợp với gốc S cả hai trường hợp này không xuất hiện kết tủa(Chất rắn)hay chất khí nên cặp phản ứng trên không xảy ra.
Ví dụ 2.Có ba dung dịch: Na2SO4,Ag NO3, Na2CO3 đựng trong ba lọ mất nhãn bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch trên.
Chúng ta phải phân loại các chất trước và tìm xem chất nào có dấu hiệu khác biệt với các chất còn lại thì chúng ta mới nhận biết ra chúng được.
Ta thấy khi Ag kết hợp với gốc Cl đã xuất hiện chất kết tủa(Chất rắn).Mắt khác khi H kết hợp với gốc = CO3 tạo ra hợp chất không bền dễ phân hủy ở điều kiện thường còn Ba và gốc SO4 lại sinh ra chất rắn.Vậy có hợp chất nào chứa cả ba yêu cầu đó của chúng ta không?Nếu không chúng ta tìm hợp chất nào có chứa hai yêu cầu thôi là được.Hợp chất đó là dung dịch HCl.Chúng ta mói nhận biết,viết PTHH,khi viết chúng ta phải để ý đến hóa trị của Hóa trị của H (I),Ag (I),Na(I),CO3(II) và Cl(I) để chúng ta viết công thức sản phẩm cho chính xác.Lúc này chúng ta trình bày bài nhận biết:
Lấy mỗi dung dịch một ít vào ba ống nghiệm làm mẫu thử.
Nhỏ dung dịch HCl vào ba mẫu thử trên.Mẫu nào xuất hiện kết tủa màu trắng là 
Ag NO3 vì: Ag NO3 + HCl AgCl + H NO3
Mẫu nào có khí bay lên là Na2CO3 vì:
Na2CO3 + 2HCl 2 NaCl + CO2 + H2O 
Mẫu còn lại là Na2SO4 
Ví dụ 3.Hai muối nào dưới đây có thể tồn tại trong dung dịch: (Dạng bài trắc nghiệm)
a.NaCl và Ag NO3 b. K2SO4 và Ba(NO3)2 c. KNO3 và Na2SO4
d. CuSO4 và Na2S e. KNO3 và BaCl2 g.FeSO4 và K2S
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ra nháp,kết hợp giữa kim loại hợp chất đầu với gốc axit của chất sau,hay kim loại của hợp chất thứ hai với gốc axit của hợp chất thứ nhất và tra bảng xem có chất rắn xuất hiện không,hay khi kết hợp như vậy có sinh ra chất khí khôngNếu có thì phản ứng đó có xảy ra,nếu không thì hai chất đó không xảy ra phản ứng và không cần viết PTHH.Cụ thể:
Ta thấy khi Ag kết hợp với gốc Cl đã xuất hiện chất kết tủa(Chất rắn).Nên hai muối này không tồn tại trong một dung dịch được.(Xảy ra phản ứng)
Khi Ba kết hợp với gốc SO4 đã xuất hiện chất kết tủa(Chất rắn). Nên hai muối này không tồn tại trong một dung dịch được.(Xảy ra phản ứng)
c.Khi Na kết hợp với gốc NO3 hay K kết hợp với gốc SO4 cả hai trường hợp này không xuất hiện kết tủa(Chất rắn)hay chất khí nên hai muối này có thể tồn tại trong một dung dịch được (Không xảy ra phản ứng)
d. Khi Cu kết hợp với gốc S đã xuất hiện chất kết tủa(Chất rắn). Nên hai muối này không tồn tại trong một dung dịch được.(Xảy ra phản ứng)
e. Khi Ba kết hợp với gốc NO3 hay K kết hợp với gốc Cl cả hai trường hợp này không xuất hiện kết tủa(Chất rắn)hay chất khí nên hai muối này có thể tồn tại trong một dung dịch được (Không xảy ra phản ứng)
g. Khi Fe kết hợp với gốc S đã xuất hiện chất kết tủa(Chất rắn). Nên hai muối này không tồn tại trong một dung dịch được.(Xảy ra phản ứng)
Ví dụ 4.Cho dung dịch có chứa 1,7 g Ag NO3 tác dụng với dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2.Hãy tính:Khối lượng kết tủa thu được.
Giáo viên hướng dẫn HS viết công thức chất kết tủa :Ta thấy khi Ag kết hợp với gốc Cl đã xuất hiện chất kết tủa(Chất rắn).Không cần xét cặp thứ hai vì phản ứng trên đã thỏa mãn điều kiện phản ứng trao đổi trong dung dịch.Và chúng ta viết PTHH.
Đề bài yêu cầu tính khối lượng chất kết tủa mà đề cho chúng ta khối lượng của hai chất tham gia nên phản ứng này có chất dư,nên chúng ta phải tìm số mol của hai chất tham gia để xem chất nào hết,chất nào dư.
Bài giải:
Số mol Ag NO3 là :n Ag NO3 = = 0,01 (mol)
Số mol CaCl2 là : n CaCl2 = = 0,02 (mol)
2Ag NO3 + CaCl2 2AgCl + Ca(NO3)2 
2mol 1mol 2mol 1mol
0,01 0,005 0,01 0,005
Theo PTHH n Ag NO3 : n CaCl2 = 2:1
Theo đề ra n Ag NO3 : n CaCl2 = 0,01 :0,02
Nên CaCl2 dư.Số mol dư là n CaCl2 = 0,02 – 0,005 =0,015 (mol)
Khối lượng kết tủa sinh ra là:
ADCT m AgCl = n*M = 0,01 *143,5 =1,435 (g)
Ví dụ 5.Điền công thức thích hợp vào chỗ trống cho các phản ứng sau: 
1. H2SO4 + Na2SO3 ...............+ SO2 + H2O
2. H2SO3 + 2NaOH ............... + 2H2O
3. Na2SO3 +2 HCl ...............+ SO2 + H2O
4. Na2SO4 + BaCl2 ...............+ 2NaCl
Đến ví dụ này HS đã có thể tự điền vào,giáo viên chỉ sửa khi các em làm sai
1. H2SO4 + Na2SO3 Na2SO3+ SO2 + H2O
2. H2SO3 + 2NaOH Na2SO3 + 2H2O
3. Na2SO3 +2 HCl 2NaCl+ SO2 + H2O
4. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
Nhận xét chung:với cách hướng dẫn từng bước như trên thì HS TB,yếu cũng có thể tự mình viết được PTHH,tự mình kiểm tra đúng sai và có thể tự mình làm được bài tập từ đơn giản đến phức tạp.Tạo được niềm tin vào thế giới khoa học cho HS.
4.Kết quả
Qua một năm áp dụng cho 10 em HS lớp 9A(2011-2012),tôi thấy khả năng viết PTHH,đặc biệt là công thức sản phẩm của phản ứng không bị sai nữa,các em thích học bộ môn hơn.Cụ thể:
Khá
TB
Yếu
Trước khảo sát
6
4
Sau khảo sát
6
4
C.KẾT LUẬN
Trên đây chỉ là một số giải pháp :Giúp HS viết đúng công thức sản phẩm khi viết PTHH phản ứng trao đổi trong dung dịch.Hướng dẫn HS viết công thức sản phẩm của phản ứng điển hình mà HS thường gặp trong quá trình học môn Hóa học ở bài “TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI” của lớp 9 ở trường THCS.
Trong suốt thời gian qua tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảng dạy trên lớp tìm tòi tích lũy kinh nghiệm .Trước tiên phải giúp HS biết cách phân loại chất,phân loại phản ứng,nắm vững thành phần của hợp chất,viết công thức sản phẩm một cách có hệ thống.Sau đó từng bước nâng dần kĩ năng,tập cho các em viết PTHH từ dễ đến khó.Trong quá trình luyện tập các em dần dần khắc phục được các sai xót của mình gặp phải khi viết công thức sản phẩm của phản ứng.Học sinh sẽ cảm thấy thích thú khi học tập môn Hóa học,các em tự tin hơn khi viết phương trình hóa học.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé của tôi để khắc phục tình trạng viết phương trình hóa học của học sinh.Tuy còn nhiều phương pháp khác hay hơn,học sinh dẽ hiểu hơn,nhưng đây là phương pháp mà tôi đã áp dụng và đã thành công với 10 HS tôi khảo sát.Rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để chúng ta có phương pháp dạy tốt nhất cho việc trồng người chủ tương lai của đất nước.Tôi xin chân thành cám ơn.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa hóa học 9
2.Sách giáo viên hóa học 9
3.Hướng dẫn làm bài tập hóa học 9
4.Phương pháp dạy bài tập hóa học 9
5.Phương pháp dạy học hóa học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiải pháp hoa 9 thi GVG 2012-2013.doc