Giáo án 4 – Trường Tiểu học Bạch Đích – Năm học 2010 - 2011 - Tuần 16

Giáo án 4 – Trường Tiểu học Bạch Đích – Năm học 2010 - 2011 - Tuần 16

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai do phương ngữ. Hiểu một số từ mới trong bài (Chú giải)

- Hiểu nội dung: Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm cho học sinh. Biết đọc bài với giọng sôi nổi, hào hứng kể về trò chơi kéo co của dân tộc.

 

doc 126 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 4 – Trường Tiểu học Bạch Đích – Năm học 2010 - 2011 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn:28/11/2008
	 Ngày giảng:1/12/2008
Thứ 2
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc:
kéo co
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai do phương ngữ. Hiểu một số từ mới trong bài (Chú giải)
- Hiểu nội dung: Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm cho học sinh. Biết đọc bài với giọng sôi nổi, hào hứng kể về trò chơi kéo co của dân tộc.
3. Giáo dục: Tôn trọng các tục lệ của các địa phương trên đất nước.
II/ Đồ dùng: tranh minh hoạ.
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 (3)
- Y/c học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài Tuổi Ngựa.
- Nhận xét, đánh giá. 
1 học sinh đọc còn lại theo dõi.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Luyện đọc
 (10)
- Cho 1 học sinh đọc toàn bộ bài.
- Chia đoạn. (3 đoạn)
+ Đ1: 5 dòn đầu
+ Đ2: 4 dòng tiếp theo
+ Đ3: Còn lại.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp phát âm, giải nghĩa một số từ.( 3 lượt)
- Đọc mẫu.
- 1 học sinh đọc.
- Theo dõi.
- Luyện đọc theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe.
b, Tìm hiểu bài
 (11)
- Qua phần đầu bài văn em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
( Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội = nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt vào lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội về sau vạch ranh giới ngăn cách 2 đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng)
- Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
( Cuộc chơi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách chơi thông thường. Đó là cuộc thi giữa bên nam - nữ. nam là phái mạnh phải khoẻ hơn nữ. Thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nam phải chịu thua bên nữ là phái yếu  xem chung quanh)
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
(Đó là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.)
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
(Vì có rất đông người tham gia. Vì không khí ganh đua rất sôi nổi. Vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.)
- Em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? (Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi)
- Đọc, suy nghĩ, trả lời câu hỏi cá nhân theo y/c của gv.
c, HD đọc diễn cảm (12)
- Nêu cách đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- Hd, đọc mẫu 1 đoạn tiêu biểu. 
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá .
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp
- Lắng nghe
- Đọc theo cặp
- 2 - 3 học sinh đọc.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Cho học sinh nêu nội dung của bài (GV ghi bảng)
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Nêu nội dung bài (2 học sinh)
- Lắng nghe.
Tiết 3: Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Củng cố cho hs cách chia cho số có 2 chữ số. Giải toán có lời văn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng chia cho số có 2 chữ số. áp dụng giải các bài tập.
 3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
 II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 5
- Gọi hs lên bảng chữa BT 1
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 học sinh lên bảng làm, còn lại làm vào nháp. 
B/ Bài mới
1. GTB: 1
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
HD học sinh làm bài tập
Bài 1
 (8)
- Cho học sinh nêu y/c của bài 
- HD hs làm bài.
- Y/c học sinh làm bài. Chữa b ài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Đáp án:
a, 4725 : 15 = 315 b, 35136 : 18 = 1952
4674 : 82 = 57 18408 : 52 = 354
4935 : 44 = 112(dư 7) 17826 : 48 = 371(dư 18)
- Nêu y/c của bài.
- Cùng gv làm mẫu.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 2
 (8)
- Cho học sinh đọc bài toán
- Hd học sinh tóm tắt, nêu các bước giải.
- Y/c hs làm bài.
- 1 hs lên chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Kết quả:
 Số m2 nền n hà lát được là:
 1050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số: 42m2.
- Nêu y/c của bài
- Cũng gv tóm tắt.
- Làm bài cá nhân và chữa bài
Bài 3
 (9)
- Cho học sinh nêu bài toán
- Hd học sinh tóm tắt, nêu các bước giải.
- Y/c hs làm bài vào vở. 1 hs lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Kết quả:
 Số sản phẩm làm trong 3 tháng là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
 Trung bình mỗi người làm được là:
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 sản phẩm.
- Nêu y/c của bài
- Cũng gv tóm tắt.
- Làm bài cá nhân và chữa bài
Bài 4
 (6)
- Nêu y/c của bài tập.
- HD hs làm bài. Nên cho hs thực hiện phép chia để tìm thương, số dư à chỗ sai trong phép tính
* Kết quả:
Thực hành chia: 12345 : 67 = 184 (dư 17)
- Lắng nghe.
- Thực hành chia.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Đạo đức:
Yêu lao động (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết được giá trị của lao động.
2. Kỹ năng: Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năg của bản thân.
- Nêu những bạn trong lớp, trong trường có tinh thần lao động tốt và những bạn chưa có tinh thần lao động tốt trong thời gian qua.
3.Giáo dục: Phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II/ Đồ dùng: tranh, vở BT đạo đức.
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 3
- Hãy nêu những việc em và các bạn đã làm thể hiện sự kính trọng các thầy cô giáo ?
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 - 2 học sinh nêu. còn lại theo dõi.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a,HĐ1: Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a và thảo luận
 (10)
 - Đọc truyện: Một ngày của Pê-chi-a.
- Cho 1 hs đọc lại truyện.
-Y/c hs thảo luận nhóm 3 câu hỏi trong SGK (Câu 3 bỏ từ Vì sao).
- Cho hs trình bày kết quả.
- Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở đều là sản phẩm của lao động. lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- Cho hs đọc ghi nhớ trong SGK
(Lưu ý: Bỏ câu: Lười lao động là đáng che trách)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc truyện
- Thảo luận theo nhóm.
- Trình bày kết quả
- Lắng nghe.
- 2 - 3 hs đọc ghi nhớ
b,HĐ2: Thảo luận BT1
 (8)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, giải thích y/c của các nhóm.
- Y/c các nhóm thảo luận.
- Cho các nhóm trình bày kết quả.
- Kết luận về các biểu hiện yêu lao động, của chây lười lao động.
- Nhận nhóm, nhận nhiệm vụ.
- Thảo luận
- Trình bày ý kiến.
- Lắng nghe.
c,HĐ3:
Đóng vai BT2 
 (8)
- Chia nhóm y/c mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
- Y/c các nhóm chuẩn bị.
- Cho 1 số nhóm lên bảng trình bày.
- Thảo luận về cách ứng xử của mỗi nhóm.
- Nhận xét, đánh giá. 
* Hãy nêu những bạn trong lớp, trong trường có tinh thần lao động tốt, những bạn chưa có tinh thần lao động tốt trong thời gian qua ?
- Nhận xét, đánh giá, nhắc nhở hs cùng thực hiện theo nội dung bài học.
- Nhận nhóm, nhận nhiệm vụ.
- Chuẩn bị.
- Trình bày BT đã chuẩn bị.
- Lắng nghe.
- Một số hs trình bày.
3. HĐ nối tiếp
 (3)
- Tóm tắt lại nội dung bài.
- Y/c học sinh thực hiện các nội dung thực hành trong SGK
- Lắng nghe.
 Ngày soạn:29/11/2008
	 	 Ngày giảng:2/12/2008
Thứ 3
Tiết 1: Toán
thương có chữ số 0
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp thương có chữ số 0.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi học toán. 
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 (5)
- Y/c hs lên bảng chữa bài 2 
- Nhận xét, đánh giá 
1 hs lên bảng làm còn lại làm vào nháp.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Ví dụ:
 (14)
* Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị
- Nêu phép tính: 9450 : 35
- Hd hs đặt tính, tính
 9450
35
 245
 00
 0
270
* Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục
- Nêu phép tính: 2448 : 24
- Hd hs đặt tính, tính 
 2448
24
 048
 00 
102
- Theo dõi.
- Cùng gv đặt tính, tính.
- Theo dõi.
- Cùng gv đặt tính, tính
b, Luyện tập
HD hs làm bài tập
Bài1
 (6)
- Cho 1 HS nêu y/c của bài.
- HD hs làm bài.
- Y/c học sinh làm bài vào vở. 2 hs lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Kết quả:
8750 : 35 = 250 23520 : 56 = 420
- Nêu y/c 
- Lắng nghe
- Làm bài và chữa bài.
Bài 2
 (5)
- Cho HS nêu đầu bài.
- HD hs tóm tắt, nêu các bước giải.
- Y/c học sinh làm bài , 1 học sinh lên bảng chữa.
- Nhận xét, đánhg giá.
* Kết quả:
 1 giờ 12 phút = 72 phút
 Trung bình mỗi phút bơm được là:
 97200 : 72 = 1350 (l)
 Đáp số: 1350 l
- Nêu đầu bài.
- Lắng nghe.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 3
 (6)
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Hd hs tóm tắt, nêu các bước giải.
- Y/c hs làm bài, chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
 a, Chu vi mảnh đất là:
 307 x 2 = 614 (m)
 b, Chiều rộng mảnh đất là:
 (307 - 97) : 2 = 105 (m)
 Chiều dài của mảnh đất là:
 105 + 97 = 202 (m)
 Diện tích của mảnh đất là:
 202 x 105 = 21210 (m2)
 Đáp số: 21210 m2 
- Nêu dầu bài.
- Lắng nghe.
- Làm bài, chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hd hs học ở nhà + chuẩn bị cho bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Chính tả: Nghe- Viết
kéo co
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nghe, viết đúng 1 đoạn bài Kéo co. Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
- Tìm viết đúng chính tả các từ ngữ có chứa âm đầu s/x; các từ láy, các tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, viết, trình bày đúng, đẹp bài viết.
3. Giáo dục: Có ý thức luyện viết, có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 3
- Y/c viết các từ: trốn tìm, cắm trại, chọi dế
- Nhận xét.
hs nghe, viết vào nháp.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Hd học sinh nghe viết 
 (21) 
- GV đọc bài viết.
- Y/c học sinh đọc thầm lại đoạn viết.
- Cho học sinh luyện viết 1 số tiếng, từ: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, ganh đua, khuyến khích, trai tráng (có nhận xét, sửa sai)
- Y/c học sinh gấp SGK, gv đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh nghe, viết.
- Đọc lại đoạn viết cho học sinh soát lỗi.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
- Lắng nghe
- Đọc thầm lại bài viết.
- luyện viết các từ giáo viên y/c.
- Nghe, viết bài
- Nghe, soát lỗi
b, Hd học sinh làm bài tập (12)
- Cho học sinh đọc nội dung bài 
- Y/c học sinh làm bài.
- Cho hs trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả:
Nhảy dây, múa rối, giao bóng
- Đọc nội dung của BT
- Làm bài và trình bày kết quả.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung của bài
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Luyện từ  ... ọc về văn miêu tả đồ vật. 
Bài viết đúng với y/c của đề. có đủ 3 phần (MB, TB, KB) diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả đồ vật.
* TCTV: học sinh biết viết bài văn miêu tả đồ vật.
3. Giáo dục: Có ý thức học tập, dùng từ đặt câu đúng.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 2
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- CB vở, giấy KT.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu - ghi đầu bài
- Lắng nghe.
2. Giảng bài
a,HD làm bài
 (8)
- GV chép đề bài lên bảng (Các đề trong SGK)
- Cho 1 hs nêu lại các đề văn đó.
- Y/c hs chọn 1 trong 4 đề để làm bài.
- Theo dõi đề bài.
- 1 HS đọc lại đề bài.
- Lựa chọn đề để làm bài.
b, Y/c hs làm bài
 (24)
- Y/c hs làm bài văn vào vở (giấy kiểm tra)
(Theo dõi, nhắc nhở chỉnh sửa cho những hs chưa nắm được y/c của đề.)
- Làm bài tập làm văn vào vở, (giấy kiểm tra)
3. C2- dặn dò
 (3)
- Thu bài
- Nhận xét chung giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
- Nộp bài.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: 
 Sức khoẻ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ.
Cung cấp cho hs một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng đúng các từ ngữ, các tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm sức khỏe
* TCTV: Học sinh nắm được các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm sức khoẻ.
3. Giáo dục: Có ý học tập, vận dụng vào các môn học khác. Dùng từ đặt câu đúng.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A. Bài cũ
 (3)
- Y/c hs đặt 1 câu kể theo mẫu Ai làm gì ?
- Nhận xét.
- 1 hs thực hiện y/c của gv.Còn lại theo dõi.
B. Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
HD hs làm bài tập
 Bài 1
 (8)
- Cho học sinh nêu y/c của bài 
- Y/c học sinh đọc thầm nội dung của BT và làm bài theo cặp.
- Cho hs trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả:
a, luyện tập, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí.
b, vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, chắc nịch, dẻo dai, nhanh nhẹn, cường tráng
- Nêu y/c
- Làm bài theo cặp và trình bày Kq
- Nxét
Bài 2
 (8)
- Cho học sinh nêu y/c của bài tập
- Y/c hs làm bài cá nhân
- Cho 1 số hs trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả:
đá bóng, đá cầu, chạy, cầu lông, nhảy cao, nhảy xa, bơi, đấu vật, cờ tướng, cờ vua, đẩy tạ, trượt tuyết, leo núi, bóng chuyền
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài và trình bày kết quả.
Bài 3
 (8)
- Cho hs nêu y/c của bài tập
- Y/c hs làm bài theo cặp.
- Cho hs trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả:
a, Khoẻ như voi. (trâu, hùm)
b, Nhanh như cắt. (gió, sóc, điện, chớp)
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài và trình bày kết quả.
Bài 4
 (9)
- Cho hs nêu y/c của bài.
- HD hs làm bài:
+ Người không ăn không ngủ được là người như thế nào ?
+ Người không ăn không ngủ được khổ như thế nào ?
+ Người ăn được ngủ được là người như thế nào ?
+ ăn được ngủ được là tiên có nghĩa là gì ? (Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khoẻ tốt, sung sướng chẳng kém gì tiên)
- nêu y/c cảu bài.
- Dựa vào các câu hỏi của gv để trả lời.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Nhận xét giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB cho bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết4: Địa lý
Người dân ở đồng bằng nam bộ	
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Trình bày được những đặc tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
2. Kỹ năng: Dựa vào tranh để tìm kiếm kiến thức.
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức học tập, tìm hiểu về người dân ở đồng b ằng Nam Bộ.
II/ Đồ dùng: bản đồ Việt Nam, tranh ảnh.
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 (3)
- Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu ? (diện tích, đất đai, địa hình) ?
- Nhận xét, đánh giá.
1 nêu, còn lại theo dõi nhận xét.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài 
a, Nhà ở của người dân
 (14)
- Cho hs đọc mục 1 SGK
+ Đồng bằng Nam Bộ có những dân tộc nào sinh sống ? (Kinh, Hoa, Khơ - me, Chăm)
+ Người dân thường làm nhà ở đâu ? Vì sao ?
( làm nhà dọc theo các con sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Vì ở đây có hệ thống kênh rạch chằng chịt)
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì ? ( xuồng, ghe.)
=> Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước nhiều nhà kiên cố đã được xây dựng làm thay đổi diện mạo quê hương => đời sống mọi mặt của người dân nơi đây cũng được nâng lên.
- Độc mục 1 thêo y/c của gv
- Trả lời các câu hỏi gv y/c.
- Lắng nghe.
b, Trang phục, lễ hôi
 (14)
- Trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt ? (Quần áo bà ba và chiếc khăn rằn)
- Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì ?
(Cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống)
- Trong lễ hội thường có những hoạt động nào ? (đua ghe, thuyền)
- Kể tên 1 số lễ hội nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ (Bà chúa Xứ, hội xuân núi Bà, Lễ cúng Trăng).
- Tóm tắt lại nội dung bài.
- Cho hs nêu ghi nhớ trong SGK.
- Đọc các thông tin trong SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
Lắng nghe.
 Ngày soạn:/1/2009
	 	 Ngày giảng:9/1/2009
Thứ 6
Tiết 1: Mĩ thuật:
	Đ/c Giang dạy
Tiết 2: Toán
Phân số bằng nhau
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số. Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của 2 phân số.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh phân số. áp dụng tính chất của phân số vào làm bài tập.
3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 5
- y/c hs lên bảng chữa bài tập 4.
 - Nhận xét, cho điểm.
1 học sinh lên bảng làm, còn lại làm vào nháp.
B/ Bài mới
1. GTB: 1
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Giới thiệu phân số bằng nhau.
 (12)
- Hd hs quan sát 2 băng giấy (như hình vẽ SGK)và trả lời câu hỏi.
+ Hai băng giấy này như thế nào ?
+ Băng giấy 1 chia thành mấy phần đã tô đậm vào mấy phần ?
+ Băng giấy 2 cũng hd tương tự như trên.
+ Có nhận xét gì về và băng giấy ?
=> và là 2 phân số bằng nhau.
- Làm thế nào để từ phân số có phân số (và ngược lại )
 = = ; = = 
- Rút ra kết luận. Cho hs nhắc lại.
- Theo dõi.
Nêu nhận xét, câu trả lời.
- Vài hs nhắc lại.
b, Luyện tập
Hd hs làm bài tập
 Bài 1
 (6)
- Cho học sinh nêu y/c của bài.
- Y/c hs làm bài và nêu kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
 a, = ; = 
 b, = ; = ; = 
- Nêu đầu bài.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 2 
 ( 6)
- Cho học sinh nêu y/c của bài.
- Y/c hs làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu đầu bài.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 3
 (7)
- Cho hs nêu y/c của bài.
- Y/c hs làm bài, chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
a, = = 
b, = = = 
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài, chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Nhận xét giờ học.
- Cho hs nhắc lại kết luận hai phân số bằng nhau.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
- 1 hs nêu theo y/c của gv.
Tiết3: Tập làm văn:
 luyện tập giới thiệu địa phương
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn Nét mới ở Tĩnh Sơn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
*TCTV: HS biết giới thiệu về nơi mình đang sống.
3. Giáo dục: HS có ý thức học tập. Có ý thức đối với việc xây dựng quê hương.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 1
- KT sự chuẩn bị của hs.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, HD hs chuẩn bị bài viết
 (11)
- Cho hs đọc nội dung bài tập.
- Y/c hs đọc và suy nghĩ làm bài cá nhân.
- Cho hs trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- HD hs lập dàn ý vắn tắt của một bài giới thiệu.
+ Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung)
+ Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
+ kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
- 1 hs đọc còn lại theo dõi sgk.
- Thực hiện y/c của gv.
- Trình bày kết quả.
- theo dõi.
b, HS viết bài
 (24)
- Cho hs nêu y/c của bài tập.
- HD hs phân tích, nắm vững y/c của đề.
- Cho hs nói nội dung các em lựa chọn.
- Y/c hs thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu y/c của bài.
- Lắng nghe.
- Thực hiện y/c của bài tập.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Thu bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Nộp bài.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Khoa học:
 bảo vệ bầu không khí trong sạch
ơ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Sau bài học học sinh biết: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng bảo vệ bầu không khí trong lành.
3.Giáo dục: Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành.
II/ Đồ dùng: tranh minh hoạ . 
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 3
- Không khí trong sạch là không khí như thế nào ?
- Nhận xét, đánh giá
- 1 hs trả lời. Còn lại theo dõi.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
Những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch 
 (28)
* MT: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách tiến hành:
- Y/c học sinh làm việc theo cặp: Quan sát hình 80, 81 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí ?
(- Những việc nên làm: 
+ H1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi.
+ H2: Vứt rác vào thùng có nắp đậy để tránh bốc ra mùi hôi thối, khí độc.
+ H3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải.
+ H5: Trường học có nhà vệ sinh hợp quy cách giúp học sinh đi đại tiểu tiện đúng nơi quy định và xử lý phân tốt không gây ô nhiễm môi trường.
+ H6: Cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp, tránh bị ô nhiễm môi trường.
+ H7: Trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
- Những việc không nên làm:
H4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khó và khí thải độc hại)
- Cho học sinh trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Y/c học sinh liên hệ bản thân, gia đình đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Kết luận: Chống ô nhiễm không khí bằng cách:
+ Thu gom và xử lý rác, phân hợp lý.
+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng dầu và của nhà máy, giảm khí đun bếp
+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành. 
- Quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Học sinh liên hệ bản thân, gia đình.
- Lắng nghe.
3. C2 - dặn dò
 (3)
- Cho hs nêu mục bạn cần biết
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc hs chuẩn bị cho bài sau.
- Hs nêu lại theo y/c của gv.
- Lắng nghe.
Tiết 5: Sinh hoạt 
Nhận xét chung tuần 20.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 16-20.doc