I.CHỈ TIÊU:
- Chọn đội tuyển HS giỏi từ 8-> 10 em. Tổ chức thi hàng tháng để tuyển chọn đội HS giỏi dự thi cấp huyện (3 em).
- Phấn đấu có 1 giải cấp huyện.
II. DANH SÁCH ĐỘI TUYỂN HS GIỎI:
1. Nguyễn Thị Thu Hiền
2. Đặng Thị Khánh Linh
3. Đinh Thu Thuỷ
4. Đinh Thị Nhung
5. Đinh Thị Tươi
III. BIỆN PHÁP
1. *Với GV:
- Tích cực, kiên quyết thực hiện cuộc vận động “hai không” (4 nội dung) của BGD-ĐT.
-Lập danh sách, thi chọn để lựa chọn được các HS khá giỏi bộ môn , lựa chọn các em có năng khiếu để tham gia đội tuyển.
-Dạy bồi dưỡng cho các em theo lịch của trường, có chương trình, có kế hoạch, giáo án cụ thể.
- Tích cực sưu tầm tài liệu để bổ sung, minh hoạ, nâng cao, mở rộng và khắc sâu kiến thức cho hs.
-Khuyến khích việc hs đọc tài liệu tham khảo, có sổ ghi chép những kiến thức hay.
-Thường xuyên cho các em được tiếp cận với các dạng bài nâng cao trong giờ học chính khoá, trong các giờ bồi dưỡng HS giỏi
-Chấm chữa bài tỉ mỉ, cụ thể, có đánh giá kết quả theo từng tháng.
-Tích cực đọc sách, tài liệu tham khảo.
*Với học sinh:
- Tích cực học tập, thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” (4 nội dung) của BGD-ĐT.
-Tích cực sưu tầm tài liệu tham khảo, có sổ tay ghi chép những kiến thức hay.
-Chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài để có thể hiểu và thuộc bài ngay tại lớp.
-Làm quen với những dạng bài nâng cao, cảm thụ văn học.
Chương trình BD HS giỏi văn 9 Buổi Bài dạy 1 Tiếng Việt: ôn tập tiếng Việt: các phương châm hội thoại, sự phát triển của từ vựng. 2 Làm văn:Ôn tập văn tự sự ( tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, ngôi kể) tập viết đoạn văn tự sự 3 Văn học: Cảm thụ văn học; Luyện tập viết đoạn văn, bài cảm thụ văn học 4 Tiếng Việt :Tổng kết về từ vựng- Các biện pháp tu từ 5 Làm văn: Bài viết văn tự sự Văn học: Luyện tập làm bài cảm thụ văn học 6 Làm văn: Nghị luận xã hội- phép phân tích và tổng hợp Tập viết đoạn văn nghị luận 7 Làm văn: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Lập dàn ý bài văn nghị luận 8 Làm văn: tập viết bài văn nghị luận xã hội- Các biện pháp tu từ 9 Ôn tập tiếng Việt Văn học: cảm thụ văn học 10 Làm văn: Viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học Tập viết bài văn cảm thụ văn học I.Chỉ tiêu: - Chọn đội tuyển HS giỏi từ 8-> 10 em. Tổ chức thi hàng tháng để tuyển chọn đội HS giỏi dự thi cấp huyện (3 em). - Phấn đấu có 1 giải cấp huyện. II. Danh sách đội tuyển HS giỏi: Nguyễn Thị Thu Hiền Đặng Thị Khánh Linh Đinh Thu Thuỷ Đinh Thị Nhung Đinh Thị Tươi III. Biện pháp 1. *Với GV: - Tích cực, kiên quyết thực hiện cuộc vận động “hai không” (4 nội dung) của BGD-ĐT. -Lập danh sách, thi chọn để lựa chọn được các HS khá giỏi bộ môn , lựa chọn các em có năng khiếu để tham gia đội tuyển. -Dạy bồi dưỡng cho các em theo lịch của trường, có chương trình, có kế hoạch, giáo án cụ thể. - Tích cực sưu tầm tài liệu để bổ sung, minh hoạ, nâng cao, mở rộng và khắc sâu kiến thức cho hs. -Khuyến khích việc hs đọc tài liệu tham khảo, có sổ ghi chép những kiến thức hay. -Thường xuyên cho các em được tiếp cận với các dạng bài nâng cao trong giờ học chính khoá, trong các giờ bồi dưỡng HS giỏi -Chấm chữa bài tỉ mỉ, cụ thể, có đánh giá kết quả theo từng tháng. -Tích cực đọc sách, tài liệu tham khảo. *Với học sinh: - Tích cực học tập, thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” (4 nội dung) của BGD-ĐT. -Tích cực sưu tầm tài liệu tham khảo, có sổ tay ghi chép những kiến thức hay. -Chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài để có thể hiểu và thuộc bài ngay tại lớp. -Làm quen với những dạng bài nâng cao, cảm thụ văn học. Buổi 1: Tiếng Việt: ôn tập tiếng Việt các phương châm hội thoại, sự phát triển của từ vựng. I. Các phương châm hội thoại 1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa 2. Phương châm về chất Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 3.Phương châm quan hệ Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề 4.Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ 5. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác 6. Luyện tập BT1: Đọc các đoạn hội thoại sau và cho biết những câu nào vi phạm PCHT và vi phạm PCHT nào? - Nam đâu ấy nhỉ?( vi phạm PCQH) - Cậu có bút không? - Bơm cho cái xe! - Bơm của bác bị hỏng rồi, cháu ạ. BT2: Các thành ngữ: nói có đầu có đũa; đánh trống lảng; nói có ngọn có ngành; dây cà ra dây muống; ăn không nên đọi, nói không nên lời; hỏi gà đáp vịt;cú nói có, vọ nói không; nói bóng nói gió; nói cạnh nói khoé; nửa úp nửa mở; nói nước đôi liên quan đến các phương châm hội thoại nào? - Các TN liên quan đến PCQH: đánh trống lảng; hỏi gà đáp vịt, cú nói có, vọ nói không; nói bóng nói gió; nói cạnh nói khoé; - Các TN liên quan đến PCCT: nói có đầu có đũa; nói có ngọn có ngành; dây cà ra dây muống; ăn không nên đọi, nói không nên lời; nửa úp nửa mở; nói nước đôi. II. Sự phát triển của từ vựng 1.Sự biến đổi và pt nghĩa của từ, phương thức chuyển nghĩa của từ BT1: Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi: Trong nền kinh tế tri thức, hơn nhau là ở cái đầu( nghĩachuyển) Dưới trăng quyên đã gọi hè( N. chuyển) Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông 3) Trùng trục như con chó thui (N.gốc) Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu ở trường hợp nào từ đầu dùng với nghĩa gốc? XĐ nét nghĩa chung giữa từ đầu có nghĩa gốc với từ đầu có nghĩa chuyển trong những trường hợp còn lại ( Trường hợp (1) có nét nghĩa “trí tuệ” là chung với nét nghĩa của nghĩa gốc. Trường hợp( 2) có nét nghĩa là “vị trí”là chung với nét nghĩa của nghĩa gốc) BT2: XĐ các từ có nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ trong các trường hợp sau: Muỗi bay rừng già cho dài tay áo( Hoán dụ) Bạc tình nổi tiéng lầu xanh Một tay chôn biết mấy cành phù dung (ẩn dụ) Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn (ẩn dụ) Cung thương lầu bạc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương ( ẩn dụ) Một mặt người hơn 10 mặt của (H.Dụ ) Hà Nội bán nhiều loại cam nhưng ngon nhất là cam Vinh Bác đi di chúc giục lòng ta (ẩn dụ) Gia đình Tú Xương có 7 miệng ăn (H. dụ) Nghìn thu bạc mệnh 1 đời tài hoa (N Du) (h. dụ) BT3: Hãy dùng các từ sau đây với nghĩa chuyển: đi, chạy, răng, lá ( đi con xe đi trong đêm tối; chạy ăn hàng ngày, chạy chợ kiếm tiền; bánh xe răng cưa, bừa có răng) BT4: Từ nắm có nghĩa gốc là “ co các ngón tay vào lòng bàn tay và giữ chặt lại cho thành 1 khối” Hãy dùng từ nắm trong các trường hợp cụ thể với nghĩa chuyển(nắm tình hình, nắm kiến thức , nắm chính quyền) BT5: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã 76 lần dùng từ mặt, trong đó có các lần như sau: Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Sương in mặt, tuyết pha thân Sen vàng lãng đãng như gần như xa. Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Làm cho rõ mặt phi thường Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia Hãy cho biết nghĩa của từ mặt trong từng lần sử dụng trên. Trường hợp nào từ mặt được dùng với nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển? - Mặt:(1) Phần phía trước từ trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước của đầu con thú. (2) : Những nét trên mặt ngưòi biểu hện thái độ, tâm tư tình cảm . (3) Mặt người, làm phân biệt người này với người khác, dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau: gặp mặt (4) Mặt con người, coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm giá : ngượng mặt, tỏ mặt anh thư (5) Phần phẳng ở phía trên, hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong: mặt bàn, mặt nước BT6: Theo em, Từ ghép đẳng lập được cấu tạo theo PT chuyển nghĩa nào? Tại sao? (HDụ: VD: quần áo) 2. Tạo từ ngữ mới: -Tạo theo phương thức láy: điệu đà, điệu đàng, cấn cá, cấn cái, lỉnh kỉnh, trù trừ -Tạo theo phương thức ghép: cơm bụi, xe máy xe tăng, chụp cắt lớp, điện lạnh, con chíp, bị can, hợp tác hoá, leo thang, tháo gỡ, lắp ráp, bàn thảo, thương thảo, công nông, hoà hợp 3. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: BT1: Tìm những từ ngữ mới trong lĩnh vực tin học được cấu tạo theo phương thức ghép: Con chuột, ổ cứng, đĩa mềm, tin tặc... BT3: Với những tiếng cho trước sau đây: hợp tác, xe đạp, kinh tế, cà phê, hoa hồng, em hãy thêm những yếu tố khác để tạo từ ngữ mới: hành quân, hành tiến, bộ hành, tiết túc, thời tiết, tiết điệu, trùng tu, trùng lặp; phục chế, sáng chế, sáng tạo, sáng lập BT4: Tìm những thành ngữ mới được cấu tạo theo phương thức ghép:Ra ngõ gặp anh hùng, đầu đội chính sách, vai mang chủ trương; ý Đảng lòng dân, trên bảo dưới nghe, kéo bè kéo đảng, mắt to hơn người; Chí Phèo Thị Nở BT5: Dấu hiệu để phân biệt từ vay mượn tiếng Hán với từ vay mượn của ngôn ngữ châu Âu: Từ Hán Việt, các yếu tố cấu tạo từ hầu hết đều có nghĩa. Từ mượn ngôn ngữ châu Âu, các tiếng cấu tạo từ được coi là không có nghiã BT6: Khi sử dụng từ mượn, ta phải tuân thủ những nguyên tắc nào? -Chỉ dùng khi tiếng Việt không có hoặc không biểu đạt đủ ý -Phải dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Buổi 2 Ôn tập văn tự sự tập viết đoạn văn tự sự I. Ôn tập văn tự sự Những điều cần lưu ý khi làm văn tự sự - Trong khi kể chuyện, người kể cần miêu tả chi tiết hành động, cảnh vật, con người và sự việc thì câu chuyện mới trở nên cụ thể, gợi cảm và sinh động - Miêu tả nội tâm là tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Trong vb tự sự , để thuyết phục và khêu gợi người đọc ( người nghe) suy nghĩ về một vấn đề nào đó , người viết (người kể) và nhân vật , qua phương pháp nghị luận , nêu lên các ý kiến nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thực hiện mục đích ấy. Nội dung trình bày thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận , làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. II. tập viết đoạn văn tự sự BT1: Đọc lại đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán và chỉ ra yếu tố nghị luận qua lời biện minh của Hoạn Thư - Tôi là đàn bà, nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu lẽ đời thường) - Tôi đã đối xử tốt với cô khi cho cô ra ở gác viết kinh và khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo ( kể công). - Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai (tìm đồng minh để gỡ tội) - Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô, nên bây giờ chỉ còn trông mong ở lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội, đề cao, tâng bốc Kiều). BT2:Đóng vai nàng Kiều kể lại việc biết mình bị Mã Giám Sinh lừa nên uất ức rút dao định tự tử, nhưng không chết, lại bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. - Theo Mã Giám Sinh về đến nơi, nhìn cảnh trang trí trong nhà, lại bị Tú Bà bắt gọi là “mẹ” và bắt gọi MGS là “cha”, tôi mới biết mình bị lừa. Tình yêu với chàng Kim đã bị gián đoạn, thân gái dặm trường một thân một mình lưu lạc nơi đất khách quê người, bị bán vào lầu xanh, tấm thân bị giày vò, tôi còn thiết gì sống nữa. - Sẵn con dao giấu trong tay áo, tôi liền rút dao ra cứa vào cổ tay và hôn mê bất tỉnh. - Khi tỉnh lại, tôi thấy mình nằm trên giường, Tú Bà bên cạnh đang ra sức an ủi tôi. Nhưng tôi biết thừa đó là do mụ tiếc tiền của mụ chứ mụ đâu có thông cảm gì cho tôi. - Tôi bằng lòng ra ở lầu Ngưng Bích.Cảnh cô đơn , lòng cô đơn khiến tôi luôn nhớ về Kim Trọng và gia đình. - Nhìn cảnh, tôi lo lắng, kinh hãi cho thân phận mình không biết đi đâu về đâu. BT3: a) Viết một đoạn văn diễn tả tâm trạng của em khi bị điểm xấu. Viết một đoạn văn diễn tả tâm trạng của em khi nhận được tin mình đạt giải cao trong kì thi HS giỏi cấp tỉnh trong kì thi vừa qua. Gợi ý Nhận được bài kiểm tra, em có tâm trạng như thế nào? (buồn, điểm số như nhảy nhót đắc ý, giễu cợt em) - Em lo lắng vì sợ cha mẹ buồn, vì em đã không làm tròn lời hứa với cha mẹ: cố gắng học giỏi. - Lòng tự nhủ: Phải cố gắng học để đuổi cổ tên điểm 2 đáng ghét kia b) Em vô cùng vui sướng, nhảy lên vì vui sướng. Khuôn mặt luôn nở nụ cười. - Thấy ai hôm nay dường như cũng đáng yêu hơn, hình như ai cũng biết để chia vui cho em. - Chia vui với cả cậu em hay trêu chọc mình. Ngày dạy:............... Buổi 3 Văn học: Cảm thụ văn học Luyện tập viết đoạn văn, bài cảm thụ văn học I. Các bước làm bài cảm thụ văn học - Đọc, nắm yêu cầu , khái quát nội dung và nghệ thuật chính của đoạ ... văn phân tích tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người: Hút thuốc lá trở thành căn bệnh đe doạ sức khoẻ của tất cả mọi người. D/c CM: Theo tổ chức t/g (WHO) , thế kỉ XX, có khoảng 100 triệu người trên thế giới chết do hút thuốc lá. Chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, thuốc lá được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong chủ yếu, bởi số người nghiện thuốc lá quá cao.WHO cũng dự báo, theo đà sử dụng thuốc lá như hiện nay, sau năm 2020, mỗi năm số người tử vong do nghiện thuốc lá trên toàn cầu sẽ có khoảng 8 triệu người, trong đó 70% thuộc các nước đang phát triển. Theo số liệu điều tra cho biết: ở VN, trung bình cứ 25 người dân có 1 người nghiện thuốc lá, trong số đó 50% người trong độ tuổi từ 15->20 tuổi. Chi phí cho việc hút thuốc lá của một người nghiện là 1/5 mức chi tiêu tài chính của mình. Hiện nay hút thuốc lá đã và đang trở thành một căn bệnh đe doạ sức khoẻ của tất cả mọi người. Vì sao số người nghiện thuốc lá tăng, dù biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ và vì sao mọi người lại phải phòng chống việc hút thuốc lá? + Trong thuốc lá có chất gây nghiện, khi dùng sẽ tạo thói quen cho thần kinh , khi không có nó thì người hút thuốc sẽ cảm thấy khó chịu, mỏi mệt và có cảm giác thèm. +Khói thuốc mang hơi độc ni cô tin qua hệ hô hấp làm chức năng lọc bụi của lớp lông nhung và mạch mao tích độc trong phổi, tạo cảm giác khó thở, lâu ngày sẽ tạo các khối u ở phế nang, gây ra các bệnh như ung thư phổi, giãn phế nang, nhồi máu cơ tim.....Dự báo đến 2020số người chết vì khói thuốc lá cao hơn số người chết do HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. + Khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến cả những người không hút thuốc. Những người hít phải khói thuốc lá trong không khí đều có thể mắc bệnh. Hút thuốc lá không chỉ có hại đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình.Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc gia đình. BT3: Viết đoạn văn tổng hợp về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Tóm lại, hình ảnh người lính Cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến được các nhà thơ thể hiện thật chân thực. Họ là những người nghèo khổ, đều gặp nhau nơi tình yêu nước nồng nàn.Họ có tình đồng chí đồng đội vô cùng cao đẹp. Họ cùng chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui của cuộc đời người lính, cùng tâm sự nỗi lòng thầm kín. Họ không ngại hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Chính những con người như thế đã làm lên những chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc, đưa đất nước tiến lên giành độc lập tự do. Buổi 7 Liên kết câu và liên kết đoạn văn Lập dàn ý bài văn nghị luận I.Lí thuyết: Liên kết câu và liên kết đoạn văn: II.Bài tập: BT1: Xác định các phương tiện liên kết đồng nghĩa trong các đoạn trích sau và cho biết giá trị tu từ của chúng: Một hồi chuông vừa dứt. Màn kéo lên. Một tràng vỗ tay đôm đốp nh pháo nổ để hoan nghênh ông chúa khôi hài. Anh T Bền lững thững bớc ra Phơng tiện liên kết: ông chúa khôi hài- T Bền. Đây là đồng nghĩa lâm thời, vừa có t/d nối kết, vừa đề cao giá trị của T Bền, vừa làm cho lời văn thoáng b) Châu Ro ơi, xa rừng quê núi cũ Từ nơi đây buồn lắm phải không anh. Ngời Thợng già đơng mải ngó xa xanh Với đôi mắt dại khờ trong tuyệt vọng (Tố Hữu) PTLK: Châu ro- ngời Thợng già. T/g sử dụng kiểu đồng nghĩa miêu tả vừa tránh lặp lại , vừa để giới thiệu nguồn gốc, tuổi tác của nhân vật. BT2: Xác định PTLK bằng từ vựng cụ thể trong các trờng hợp sau: Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy nhất 2 chú ngỗng vẫn đứng giữa sân (Tô Hoài)( t/g sử dụng phép liên tởng gần nghĩa. Giữa các câu đều chứa các từ gọi tên gia cầm: gà, ngan, ngỗng) Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cứôp đấy nhng thờng bị mắc mu nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tất xấu của chó sói là do nó cụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vìđói nên nó hoá rồ. Ông để cho Buy-phông dựng lên một vở bi kịch bvề sự độc ác , còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc (H.Ten)( Các từ ngữ có t/d LK: nhà thơ, chó sói, ông) Hoan hô anh giải phóng quân Kính chào Anh, con ngời đẹp nhất Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang , bất khuất trên đời Nh Thạch Sanh của thế kỉ 20 (Tố Hữu) Từ liên kết: Anh (lặp) Con ngời đẹp nhất, chàng trai chân đất-(thế ) Nó cời rúc rích rồi trở mình 1 cái, ngáy khò khò luôn.Ông Sần không ngủ, nằm cân nhắc 1 lúc nữa ( Phan Tứ)Thế bằng từ đồng nghĩa: ngáy khò khò, ngủ BT3:Tìm các yếu tố thế và các yếu tố đợc thế trong đoạn trích sau: Keng phải may 1 bộ cánh. Việc này không thể để cho bố biết đợc. (Nguyễn Kiên)( Keng phải may 1 bộ cánh-việc này) Lão không hiểu tôi. Tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lăm.Những ngời nghèo nhiều tự ái vẫn thờng nh thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với binh T. Binh T là 1 ngời láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm.( không hiểu tôi-thế; Binh T- hắn) BT4: Em hãy viết các cặp câu liên kết với nhau bằngphép thế trong đó yếu tố đợc thay thế lần lợt là từ, cụm từ, cụm C-V -Bắc là em trai tôi.Nó vừa ở quê lên. II. Lập dàn ý bài văn nghị luận 2. Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một SV, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết. Dàn bài chung: + MB: Giới thiệu SV, hiện tượng có vấn đề. + TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. + KB: KL, khẳng định, phủ định, lời khuyên. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết. 3. Bài tập: Đề: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các hiện tượng đó. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NLvề một sự việc trong đời sống xã hội. - VĐNL: Tác hại của chất độc màu da cam và những tấm lòng tình nghĩa. - Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về các hiện tượng đó. 2.Lập dàn bài a) MB : - Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn còn là nỗi đau nhức nhối với con người và đất nước VN . Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. - XH , chúng ta, mỗi người đều chung tay xoa dịu nỗi đau do chất độc màu da cam bằng những hành động cụ thể. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. b) TB: * Những di hoạ nặng nề là do hậu quả của chất độc màu da cam. - Trong trận chiến tranh VN, Đế quốc Mĩ đã không từ bỏ một thủ đoạn, âm mưu nào.Chúng rải chất độc màu da cam xuống các cánh rừng miền Nam. Từ đó đến nay, đã hơn 30 năm sau chiến tranh, nhưng di hoạ của nó thì con người VN vẫn phải đang gánh chịu. + Có những em bé được sinh ra nhưng không mang hình dáng của con người: có em thiếu các bộ phận, có những em 2 em cùng chung một đôi chân, một cái bụng, có những em vừa sinh ra chân tay đã bị bại liệt....Các em không được làm những người bình thường. Đó là nỗi đau của chiến tranh: cha mẹ các em là những người tham gia cuộc kháng chiến, hoặc là những người dân sống trong vùng Mĩ rải chất độc màu da cam, chất độc màu da cam không chỉ gây bệnh tật cho họ mà còn là nỗi đau tinh thần không gì bù đắp nổi. Con cái là hạnh phúc của cha mẹ, là tài sản vô giá, vậy mà những đứa con do họ sinh ra không giống như người bình thường. Với những đứa con ốm yéu, tàn tật, dị hình dị dạng, những người cha người mẹ phải vất vả hơn trong việc nuôi dạy và chăm sóc chúng. Họ là nạn nhân sau chiến tranh. Cả nước lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Tinh thần thương yêu đồng loại “thương người như thể thương thân” vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. + Đài truyền hình đã tổ chức những buổi văn nghệ với chủ đề: Vì nạn nhân chất độc da cam. + Mỗi người đều góp một phần nhỏ lập quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. + Những tấm lòng hảo tâm , những con người giàu lòng nhân ái thường xuyên quan tâm, giúp đỡ họ cả về vật chất lẫn tinh thần. + Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang lên tiếng đòi lại công bằng cho những nạn nhân chất độc màu da cam, yêu cầu chính phủ Mĩ bồi thường cho những nạn nhân chất độc màu da cam. Tuy rằng những việc làm trên không thể xoá hết nỗi đau của họ nhưng đã phần nào xoa dịu nỗi đau về vật chất lẫn tinh thần cho họ và thể hiện truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. c) KB: - Chúng ta hãy chung tay đòi lại công bằng cho những nạn nhân chất độc màu da cam , kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trên thế giới và hơn thế bằng những hành động cụ thể, thiét thực hãy xoa dịu nỗi đau chiến tranh đang đè nặng lên những người này. Cảm thụ văn học BT1: Đọc và phân tích bốn câu thơ cuối của tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969. Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy, vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim BT2: Hãy viết hai đoạn văn nghị luận nối tiếp nhau, với yêu cầu sau: - Đoạn 1: Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về hai khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, sáng tác năm 1958. - Đoạn 2: Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, sáng tác năm 1958. BT3: Trong bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy, sáng tác 1978, có tám câu thơ cuối, rất ấn tượng với bạn đọc: Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng, là bể Như là sông, là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình Nếu phân tích hai khổ thơ này, em dự kiến có mấy luận điểm? Nêu gọn các tiêu đề của luận điểm. Chỉ ra các “điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác ở mỗi luận điểm. Nêu tác dụng của các “điểm sáng nghệ thuật” ấy. Viết thành bài văn để phân tích tám câu thơ trên. BT3:Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa ( cỏ thơm liền với trời xanh- trên cành lê có mấy bông hoa) Với cảnh mùa xuân trong câu thơ Kiều: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Để thấy sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du. BT4: Trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, có một số câu thơ rất hay, được nhiều người yêu thích. Hãy nêu cảm nhận riêng của em về các câu thơ sau: Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! Và : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Hãy phân tích rõ điều em đã hiểu về các câu thơ trên. Chỉ ra cái hay của các câu thơ ấy.
Tài liệu đính kèm: