Giáo án bồi dưỡng HS giỏi Văn lớp 9 - Nguyễn Thị Thuỷ - THCS Quảng Đông

Giáo án bồi dưỡng HS giỏi Văn lớp 9 - Nguyễn Thị Thuỷ - THCS Quảng Đông

 Chuyên đề Văn học dân gian Việt Nam

Tuần 1 Ngày soạn:

 Ca dao Viêt Nam

A. Mục tiêu cần đạt

 - Nắm lại khái niệm ca dao và một số chủ đề thường gặp của ca dao

 - Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một số bài, hình ảnh quen thộc trong ca dao

B. Chuẩn bị bài học:

 GV: Nghiên cứu tài liệu soạn bài

C.Tiến trình dạy chuyên đề

I)Khái niệm: Ca dao dân ca là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay người ta có sự phân biệt hai khái niệm ca dao và dân ca: ca dao là lời thơ của dân ca, dân ca là sáng tác kết hợp cả lời thơ và nhạc.

+ Ca dao dân ca thuộc loại trữ tình phản ánh tâm tư tình cảm của một số kiểu trữ tình: Người vợ, người mẹ, người con, người ông, trong gia đình. Chàng trai, cô gái trong quan hệ lứa đôi. Người thợ, người phụ nữ trong quan hệ XH.

+Ca dao, dân ca có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống, bền vững bên cạnh những điểm giống trữ tình còn có đặc thù riêng về hình thức về kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ chẳng hạn thường ngắn có khi chỉ có 2 câu, thể thơ thường là lục bát hoặc biến thể hay lặp lại: Ví dụ ai về, ai vô, thân em.

+Tuy nhiên ca dao, dân ca thường rất hồn nhiên, chân thực cô đúc về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền.

+Ngôn ngữ giầu mầu sắc địa phương, ngôn ngữ là tiếng nói hàng ngày của nhân dân do đó từ xưa đến nay được nhân dân yêu chuộng và đánh giá cao.

II)Một số chủ đề thường gặp

+ Tình cảm gia đình

+ Tình yêu quê hương, đất nước, con người.

+Than thân.

III)Tập phân tích một số bài quen thuộc

 

doc 60 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng HS giỏi Văn lớp 9 - Nguyễn Thị Thuỷ - THCS Quảng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề Văn học dân gian Việt Nam
 * * * * * * * * * *
Tuần 1 Ngày soạn : 
 Ca dao Viêt Nam
A. Mục tiêu cần đạt 
 - Nắm lại khái niệm ca dao và một số chủ đề thường gặp của ca dao
 - Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một số bài, hình ảnh quen thộc trong ca dao
B. Chuẩn bị bài học:
 GV: Nghiên cứu tài liệu soạn bài
C.Tiến trình dạy chuyên đề
I)Khái niệm: Ca dao dân ca là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay người ta có sự phân biệt hai khái niệm ca dao và dân ca: ca dao là lời thơ của dân ca, dân ca là sáng tác kết hợp cả lời thơ và nhạc.
+ Ca dao dân ca thuộc loại trữ tình phản ánh tâm tư tình cảm của một số kiểu trữ tình: Người vợ, người mẹ, người con, người ông, trong gia đình. Chàng trai, cô gái trong quan hệ lứa đôi. Người thợ, người phụ nữ trong quan hệ XH.
+Ca dao, dân ca có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống, bền vững bên cạnh những điểm giống trữ tình còn có đặc thù riêng về hình thức về kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ chẳng hạn thường ngắn có khi chỉ có 2 câu, thể thơ thường là lục bát hoặc biến thể hay lặp lại: Ví dụ ai về, ai vô, thân em...
+Tuy nhiên ca dao, dân ca thường rất hồn nhiên, chân thực cô đúc về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. 
+Ngôn ngữ giầu mầu sắc địa phương, ngôn ngữ là tiếng nói hàng ngày của nhân dân do đó từ xưa đến nay được nhân dân yêu chuộng và đánh giá cao.
II)Một số chủ đề thường gặp
+ Tình cảm gia đình
+ Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
+Than thân...
III)Tập phân tích một số bài quen thuộc
Đề 1: Cảm nhận của em về bài ca dao sau:	Cảnh Hồ Tây
Gió đưa cành trúc la đa
....................................
Nhịp chày Yên Thái mặt gương tây Hồ
Yêu cầu làm dàn ý sơ lược :
*Nội dung: 
+Vẻ đẹp của Hồ Tây trong một đêm trăng, cảnh vật yên tĩnh chuyển vận từ lúc nửa đêm tới sáng: Gió nhẹ,trăng thanh, cành trúc la đà sát mặt nước hồ, Sương như khói toả trên mặt hồ, Sáng bình minh khi mặt hồ lung linh xao động bởi ánh nắng ban mai, phản chiếu làm mặt nước như tấm gương lớn.
+Cuộc sống lao động của nhân dân ven hồ Tây: Chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Sương gợi ra âm thanh rộn rã, ấm cúng, thanh bình của con người.
+Tình yêu say đắm của tác giả dân gian với cảnh vật cũng như con người ởHồ Tây.
*Nghệ thuật miêu tả đặc sắc qua việc tao ra bức tranh chuyển vận theo thời gian, cách gieo vần theo thể lục bát nhuần nhuyễn gợi âm hưởng như những câu hát trong không gian yên tĩnh vì thế mà vang xa theo làn nước. Sự kết hợp giữa âm thanh, mầu sắc, đường nét..hài hoà, ở nhiều góc hướng quan sát cảnh Hồ đều đượm tình sâu sắc.
 Đề 2: Tìm ý cho đề bài sau: Trình bày nét tương đồng về nghệ thuật và nội dung khái quát của nhóm ca dao sau:
 +Thân em như dải lụa đào
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
 +Em như giếng nước giữa đàng
 Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
 +Em như hương quế giữa rừng
 Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay
Gợi ý: 
Nội dung: Đó là những câu hát than thân, đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, lệ thuộc không được quyền quyết định bất cứ điều gì của người phụ nữ qua đó còn có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến ngày xưa.
Nghệ thuật: hình ảnh so sánh để miêu tả rất cụ thể, chi tiết thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ.
 Đề 3: Cảm nghĩ về tình cảm gia đình qua những bài ca dao mà em được học và đọc thêm ở lớp 7./.
Yêu cầu:
*Viết thử phần mở bài
Chẳng hạn: “Ca dao dân ca là những tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”, là thơ ca trữ tình dân gian, tồn tại và phát triển để đáp ứng yêu cầu và hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân. Nó ngân vang mãi trong tâm hồn người Việt Nam, là cây đàn muôn điệu, ngọt ngào lan xa theo đồng lúa, cánh cò, nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, thiết tha âu yếm qua lời ru của mẹ hiền. Khúc hát tâm tình ấy bắt đầu là tình cảm gia đình, thấm sâu vào tâm hồn của mỗi con người nhất là tuổi thơ. Truyền thống văn hoá, đạo đức Việt Nam rất đề cao gia đình và tình cảm gia đình. Những câu hát về chủ đề này chiếm một khối lượng lớn trong kho tàng ca dao dân ca dân tộc, đã diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm thân mật ấm cúng và thiêng liêng của con người Việt Nam, từ xưa đến nay.
* Tìm ý: 
+Đó là lời ru con của người mẹ ấm áp, thiêng liêng nhắc nhở, nhắn gửi về công cha nghĩa mẹ, về bổn phận làm con : Công cha như núi Thái Sơn bằng hình ảnh so sánh vớ âm điệu tâm tình thành kính, sâu lắng.
+Nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê nhà 
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
+Nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà qua hình thức so sánh độc đáo: 
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
Ngó lên cùng với Bao nhiêu...Bấy nhiêu gợi sự trân trọng, tôn kính.
+Tiếng hát tình cảm anh em yêu kính, thân thương trong quan hệ gia đình ruột thịt; anh em đâu phải người xa
+Tìm những bài đọc thêm bổ sung
 Đề 4: Hãy trao đổi với bạn về ý nghĩa bài ca dao :
 Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Yêu cầu : 
 + Chỉ ra ý nghĩa bài ca : quan niệm về quê hương của nhân dân ta đời xưa đồng thời phải bàn bạc về tình yêu quê hương gắn liền với việc đổi mới quê hương.
* Bài tập về nhà:
Phân tích bài ca dao : Cày đồng đang buổi ban trưa 
 ...................................................
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
 ==============================================
 Tuần 2 Ngày soạn:
 Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao Việt Nam
 * Dàn ý:
 MB: Giới thiệu hình ảnh đất nước qua ca dao 
 TB: Giới thiệu đất nước tù Bắc đến chí Bắc qua các câu ca dao được chọn để phân tích
 Khẳng định lại...........
 * Văn bản tham khảo:
 Hỡnh ảnh quờ hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dõn ca. Đọc ca dao dõn ca, ta cảm thấy tõm hồn nhõn dõn ụm trọn búng hỡnh quờ hưong dất nước. Mỗi vựng quờ cú một cỏch núi riờng, cảm nhận riờng về sự giàu đẹp của nơi chụn rau cắt rốn của mỡnh. đọc nhưng bài ca ấy , ta vụ cựng sung sướng như vừa được đi tham quan 1 số dan lam thắng cảnh từ bắc vào nam. 
 Với nhõn dõn ta, quờ hương là nơi quờ cha đất mẹ, là cỏi nụi thõn thiết yờu thương. Quờ hương là mỏi nhà , luỹ tre, cỏi ao tắm mỏt , là sõn đỡnh , cõy đa , giếng nước , con đũ . Là cỏnh đồng xanh là con đũ trắng , cỏnh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quờ hương chỉ là một, là cơ đồ ụng cha để lại, là nỳi sụng hựng vĩ thiờng liờng. Quờ hương đất nước được núi đến trong ca dao, dõn ca đó thể hiện biết bao tỡnh cảm yờu thương , tự hào của nhõn dõn ta biết bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trớ non sụng nư gấm như hoa ; sản phẩm phong phỳ, con người cần cự, thụng minh sỏng tạo đó xõy dựng quờ hương đất nước ngày thờm giàu đẹp.
 Lờn ải Bắc đờns thăm Chi Lăng, nỳi ngập trựngcao vỳt tầng mõy, nơi Liễu thăng bỏ mạng . Ta đến thăm thành Lạng , soi mỡnh xuống dũng sụng xanh Tam cờ, thăm chựa Tam Thanh , đến với nàng Tụ Thị trong huyền thoại:
 _"Ai ơi đứng lại mà trụng
 Kỡa nỳi Thành Lạng, kỡa sụng Tam Cờ"
 _"Đồng Đăng cú phố Kỡ Lừa,
 Cú nàng Tụ Thị , Cú chựa Tam Thanh"
 Hai tiếng núi "ai ơi" mời gọi vang lờn.Chữ "kỡa" , chữ "cú" dược nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhỡn và đưa tay chỉ về tưng ngọn nỳi , con sụng, ngụi chựa , dấu tớch của bức thành cổ.......
 Cỏc tờn nỳi tờn sụng được núi đến, nhõn dõn ta biểu lộ niềm tự hao về một chiến cụng, về mộtk linh địagắn liền với một anh hựng dõn tộc, với một huyền tớch diệu kỡ:
 "Nhất cao là nỳi Ba Vỡ,
 Thứ ba Tam Đảo , thứ nhỡ Độc Tụn"
 _"Sõu nhất là sụng Bạch Đằng, 
 Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
 Cao nhất là nỳi Lam Sơn,
 Cú ụng Lờ Lợi trong ngàn bước ra"
 Ai đó từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trờn hồ Ba Bể, ngắm thỏc nước trắng xoỏvắt ngang sườn nỳi , nghe vượn hút trong ỏnh tà dương, gặp cụ nàng ỏo xanh đi hỏi măng trở về. Cõu ca như mời gọi với bao tỡnh thõn thưong:
 _"Bắc Cạn cú suổi đói vàng, 
 Cú hồ Ba Bể, có nàng ỏo xanh."
 Thăng Long - Đụ thành- Hà Nội là trỏi tim của đất nước ta , nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiờng phồn hoa:
 _" Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
 Phố giăng mắc cửi , đương quanh bàn cờ"
 Cầu Thờ Hỳc , chựa Ngọc Sơn , Thỏp Bỳt , Đài nghiờn , hồ Hoàn Kiếm...mỗi thắng cảnh là một di tớch gợi nhớ về cừi nguồn hoặc núi lờn một nột đẹp về nền văn hoỏ Đại Việt, để ta yờu quớ tự hoà kinh thành xưa:
 _" Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ 
 Xem chựa Thờ Hỳc, xem chựa Ngọc Sơn.
 Đài Nghiờn , Thỏp Bỳt chưa mũn,
 Hỏi ai gõy dựng lờn non nước này?"
 Qua xứ Nghệ vào miền trung, ta vụ cựng tự hoà về đất nước tươi đẹp hựng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng như vẫy gọi:
 _"Đưong vụ xứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ"
 Hóy đến với huế đẹp và thơ , ngắm sụng hương, nỳi Ngự Bỡnh, nhe giọng hũ dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tõm, tham quan lăng tẩm vua chỳa nhà Nguyễn , và chựa chiền cổ kớnh, uy nghiờm :
 _" Đụng Ba , Gia Hội hai cầu 
 Ngú lờn Diệu Đế bốn lầu hai chuụng"
 Vượt qua đốo Hải Võn đến thăm khu Năm " dằng dặc khỳc ruột miền Trung", đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yờu. Đất nứoc ta bao la một dải:
 _"Hải võn bỏt ngỏt nghỡn trựng
 Hũn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn "
 _" Nhà Bố nước chảy phõn hai, 
 Ai về Gia định, Dồng nai thỡ vờ."
 _" Đồng Thỏp Mười cũ bay thẳng cỏnh.
 Nước Thỏp Mười lúng lỏnh cỏ tụm"
.................................................. ...........Cũn rất nhiều nữa
Cú nhà thơ đó viết :
 " Quờ hương là gỡ hở mẹ
 Mà cụ giào dạy phải yờu...?
* Bài tập về nhà: Viết thành bài văn cho đề bài trên
 ================================================= 
 Tuần 3 Ngày soạn:
Hình ảnh con cò trong ca dao
 Con cò bay lả bay la...., Con cò mà đi ăn đêm....Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi, thân quen. Và nó đã trở thành một hình thường đẹp tronh ca dao. Mỗi hi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó làm ta nghĩ đến hình ảnh của người nông dân, của người phụ nữ Việt Nam.
 * Hình ảnh con cò là hình ảnh của người nông dân . Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã xem cò là bạn. Nhìn con cò kiếm ăn trên những cánh đồng họ liên tưởng đến cuộc đời và số phận của mình. .....
 * Hình ảnh còn là hình ảnh của người phụ nữ. Con cò có dáng vẽ mảnh khảnh, có bộ lông trắng muốt, khi nào cũng cần cù, siêng năng kiếm ăn lám người ta liên tưởng đến người phụ nữ.....
 # GV cung cấp cho học sinh các câu ca dao để học sinh phân tích 
-Con cò mà đi ăn đêm...
-Cái cò cái vạc cái nông...
-Cái cò lặn lội bờ sông...
-Con cò bay lả bay la
-Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ nuôi đàn có con
-Con có chết rũ trên cây
Cò con giở sách xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bay ra chia phần
-Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó nó còn làm thơ
Cái cò bay bổng bay bơ
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng
Đem về nàng nấ ... ối với người lính
	+ Những chi tiết hình ảnh đặc sắc cùng ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên khoẻ khoắn,
BTVN: Làm các đề tham khảo
 ==================================================
Tuần 14 Ngày 16/11/2010
 Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
I. Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
a. Giới thiệu khỏi quỏt về tỏc giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt hấp dẫn người đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sõu triết lý) ; về bài thơ Bếp lửa (chỳ ý hoàn cảnh sỏng tỏc).
b. Suy nghĩ, cảm nhận của bản thõn về tỡnh bà chỏu trong bài thơ:
Tỡnh bà chỏu thắm thiết, cảm động được khơi gợi qua hỡnh ảnh bếp lửa. 
- Hỡnh ảnh thõn thương, ấm ỏp về bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm khơi gợi kỷ niệm thời thơ ấu bờn người bà. Bếp lửa hiện lờn trong kớ ức như tỡnh bà ấm ỏp, như sự đựm bọc của bà, sự chăm chút cho đứa cháu
- Bà là người giàu lòng yêu thương cưu mang dạy dỗ cháu
- Những suy ngẫm về người bà: 
 + Đú là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo của người bà. 
+ Bà là người nhúm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luụn ấm núng và tỏa sỏng trong mỗi gia đỡnh: Mấy chục năm rồi, đến tận bõy giờ /Bà vẫn giữ thúi quen dậy sớm / Nhúm bếp lửa ấp ui nồng đượm
+ Bà khụng chỉ là người nhúm lửa, giữ lửa mà cũn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho cỏc thế hệ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen / Một ngọn lửa, lũng bà luụn ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
- Đứa chỏu dự đi xa, vẫn khụng thể quờn bếp lửa của bà, khụng quờn tấm lũng thương yờu đựm bọc của bà. Bếp lửa ấy đó trở thành kỉ niệm ấm lũng, thành niềm tin, nõng bước chỏu trờn chặng đường dài. Kỳ diệu hơn, người chỏu nhờ hiểu và yờu bà mà thờm hiểu nhõn dõn, dõn tộc mỡnh. Bếp lửa và bà đó trở thành biểu tượng cho hỡnh ảnh quờ hương xứ xở.
c. Đỏnh giỏ chung:
- Bài thơ khiến người đọc xỳc động bởi tỡnh cảm bà chỏu chõn thành, thắm thiết. Nhà thơ đó khộo sử dụng hỡnh ảnh bếp lửa. Đõy là là một sỏng tạo nghệ thuật độc đỏo, cú giỏ trị thẩm mỹ cao: vừa cụ thể, chõn thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, gúp phần thể hiện chiều sõu triết lý của bài thơ.  
- Tỡnh cảm yờu quý, biết ơn của người chỏu đối với bà trong bài thơ chớnh là biểu hiện cụ thể của tỡnh yờu thương, sự gắn bú với gia đỡnh, quờ hương, điểm khởi đầu của tỡnh yờu đất nước.
Bài tập: Hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được nhắc lại bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa thì người cháu lại nhớ đến bà, nhớ về bà người cháu lại nhớ về bếp lửa.
Gợi ý: 
Nhắc lại mười lần
Bài thơ là lời tâm sự của người cháu nơi xa nhớ về bà và những kỷ niệm với bà.
Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh ấm áp thân thương về bếp lửa. Kỷ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ gắn với hình ảnh bếp lửa.
+ Bếp lửa là tình bà nồng ấm, là chỗ dựa tinh thần, sự cưu mang đùm bọc, chăm chút của bà. Bếp lử gắn với những khó khăn gian khổ của cuộc đời bà.
+ Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người.
+ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giử lửa mà còn là người truyền ngọcn lửa-ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
+ Nói lên lòng kính yêu và suy nghĩ về bà, cũng là đối với gia đình, yêu quê hương đất nước. Bếp lửa-bà, bà-bếp lửa luôn gắn bó máu thịt không tách rời cuộc đời tác giả.
Bài tập: Hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được nhắc lại bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa thì người cháu lại nhớ đến bà, nhớ về bà người cháu lại nhớ về bếp lửa.
Gợi ý: 
Nhắc lại mười lần
Bài thơ là lời tâm sự của người cháu nơi xa nhớ về bà và những kỷ niệm với bà.
Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh ấm áp thân thương về bếp lửa. Kỷ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ gắn với hình ảnh bếp lửa.
+ Bếp lửa là tình bà nồng ấm, là chỗ dựa tinh thần, sự cưu mang đùm bọc, chăm chút của bà. Bếp lử gắn với những khó khăn gian khổ của cuộc đời bà.
+ Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người.
+ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giử lửa mà còn là người truyền ngọcn lửa-ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
+ Nói lên lòng kính yêu và suy nghĩ về bà, cũng là đối với gia đình, yêu quê hương đất nước. Bếp lửa-bà, bà-bếp lửa luôn gắn bó máu thịt không tách rời cuộc đời tác giả.
II. Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ
1. Giàu tình yêu thương:
 + Gia đình, người thân:
 VD: Yêu thương con 
 	 “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 	 ...................................
	Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”
 “ Tám năm..........lửa
	...................................
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
 + Bộ đội, quê hương, đất nước 	
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Mẹ thương akay, mẹ thương làng đói
Mẹ thương akay, mẹ thương đất nước
2. Cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, bền bĩ, nhẫn nại:
 - “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
	 .....................................................
	Chấu thương bà biết mấy nắng mưa”
	“ Lận đận ..........nắng mưa
	 ...................................................
	 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
 - Vừa địu con vừa giả gạo “ Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”; vừa địu con vừa tỉa bắp “ lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”
3. Giàu đức hy sinh, giàu niềm tin và nghị lực, dũng cảm kiên cường...
- Hy sinh cho gia đình, quê hương. đất nước.
 + Sự hy sinh của người bà đối với cháu, đối với đất nước “ Năm giặc....yên”
 + Sự hy sinh của người mẹ đối với con, đối với quê hương đất nước.
+ Người bà gửi gắm niềm tin vào đứa cháu, người mẹ gưởi gắm ước mơ, niềm tin vào đứa con.
+ Sự dũng cảm kiên cường của người mẹ khi vừa địu con vừa đánh giặc.
4. Những phẩm chất đó là sự kế thừa và phất huy và phát huy các phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ( lấy ví dụ qua các thời đại, qua các tác phẩm)
5. Cũng viết về một đề tài nhưng mỗi nhà thơ lại có những đóng góp riêng.
 ===================================
Tuần 15 Ngày soạn: 22/11/2010
 Anh trăng
I. Phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ ánh trăng
1.Thể thơ, nhịp điệu thơ: 
 - Thể thơ 5 chữ mộc mạc, giản dị, cùng nhịp thơ lúc ngân vang, tha thiết (khổ 1,2), lúc trĩu nặng, lắng sâu (khổ 5,6) góp phần thể hiện thành công lời (khổ 5,6) góp phần thể hiền thành công lời tâm tình, tự nhủ, thổ lộ thự đáy lòng không chỉ của Nguyễn Duy mà là của cả một thế hệ.
2. Kết cấu: 
 - Bài thơ có kết cấu giản đơn như một câu chuyện kể ( Kết hợp tự sự và trữ tình), từ chiều quá khứ xuôi về hiện tại, gắn liền với mạch cảm xú của nhà thơ.
 - Chú ý một số điểm “gút”: “ ngỡ không bao giừo quên”, “từ hồi về”, “ Thình lình đèn điện tắt”, “ vội bật tung cửa sổ”, “ đột ngột vầng trăng tròn”, “ ánh trăng im phăng phắc”...khắc đậm ấn tượng cảm xúc.
 - Chú ý hình thức: Chỉ những khổ đầu khổ thơ được viết hoa, cuối bài thơ mới có dấu chấm câu tạo nên tính đặc sắc và liền mạch cho ý thơ.
3. Hình tượng:
 - Hình ảnh “Vầng trăng” xuyên suốt 5 khổ thơ và trở thành hình tượng “ánh trăng” ở khổ cuối, tạo nên sự ám ảnh, khắc sâu ý tưởng, suy tư, tạo “độ xoáy” cho tứ thơ. 
 - Bài thơ có tên là ánh trăng nhưng các khổ thơ trên tác giả đều viết “ vầng trăng” đến khổ cuối mới xuất hiện ánh trăng. ánh trăng chính là sự quy tụ, kết tinh đẹp nhất của vầng trăng, tạo nên chiều sâu tư tưởng của thi tứ, đồng thời nâng vẻ đẹp bài thơ lên đến đỉnh điểm
 - ý nghĩa của hình tượng: 
	+ Là biểu tượng đẹp đẽ của một thời gian lao, đầy tình nghĩa mà những người lính-trong đó có nhà thơ, từng gắn bó, yêu thương.
	+ Là biểu tượng sâu sắc về sự bao dung, độ lượng; sự thuỷ chung, nghĩa tình- vốn là phẩm chất của đất nước, nhân dân, bình dị, sắt son.
	+ Là biểu tượng giàu tính triết lý về sự bất diệt, vĩnh cửu của thiên nhiên mang dấu ấn tâm tư con người.
4. Ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ:
	- Ngôn ngữ giản dị, giàu tính đời thường, như lời kể tâm tình, gần gũi, thân thiết.
	- Hình ảnh giản đơn mà sâu sắc, giàu tính sáng tạo, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn, ấn tượng.
	- Biện pháp tư từ sử dụng không nhiều nhưng cơ abnr đặc sắc (nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ...) góp phần làm cho lới thơ sinh động giàu tính triết lý.
Đề tham khảo: Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học, sách ngữ văn 9 tập 2 có viết:
 “ Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây ấn tượng sâu săc nhất”
 Qua phân tích vẻ đẹp cảu bài thơ ánh trăng, em hãy bày tỏ cách hiểu của em vầe vấn đề trên.
II. Hình ảnh trăng trong ba bài thơ: Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng
1. Sự giống nhau:
- Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng.
- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong lao động, trong chiến đấu và trong sinh hoạt hằng ngày.
2. Sự khác nhau
a. Bài Đồng chí
- Trăng là ngưòi bạn của người lính, biểu tượng của tình đồng chí gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
- Trăng là biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hoà bình, là hình ảnh của đất nước, quê hương.
b. Bài Đoàn thuyền đánh cá 
- Trăng như cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hứng của những con người lao động
- Trăng là nét vẽ tài tình tạo nên bức tranh sơn mài của biển đêm tráng lệ, rực rỡ sắu màu.
- Trăng là biểu tượng của hoà bình, của tự do, độc lập, nó là minh chứng cho không khí lao động phấn khởi, khẩn trương trong công cuộc xây dựng đất nước.
c. Bài Anh trăng 
- Trăng trong quá khứ: Gắn với tuổi thơ hạnh phúc, là người bạn chiến đấu tri kỉ
- Trăng trong hiện tại: Là người dưng đột ngột gặp lại trong một đêm thành phố mất điện khiến nhà thơ giật mình, day dứt, suy nghĩ về cách sống hiện tại của mình, nhắc nhở lay tỉnh lương tâm của: không được lãng quên quá khứ, phải sống ân nghĩa, thuỷ chung.
- Trăng trong bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng vầng trăng trong ánh trăng lại gắn bó suốt cả cuộc đời một con người: quá khứ, hiện tại, tương lai
- Nếu như vầng trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ soi rọi và phần tươi đẹp của cuộc sống con người, soi vào phần chính diện của cuộc đời thì trăng trong bài ánh trăng lại soi rọi vào phần “phản diện” của cuộc đời, vào góc khuất tâm hồn của con người để thức tỉnh lương tri, giúp con người biết sống ân nghĩa, thuỷ chung
III. Bài tập
Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học, sách ngữ văn 9 tập 2 có viết:
 “ Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây ấn tượng sâu săc nhất”
 Qua phân tích vẻ đẹp cảu bài thơ ánh trăng, em hãy bày tỏ cách hiểu của em vầe vấn đề trên.
 ================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hs_gioi_van_lop_9_nguyen_thi_thuy_thcs_qua.doc