Giáo án bồi dưỡng môn học Ngữ văn khối 9

Giáo án bồi dưỡng môn học Ngữ văn khối 9

A-Mục tiêu cần đạt :

+ Qua bài học , học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau :

- Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du

- Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” .

- Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều” .

 B-Chuẩn bị :

+ Thầy: Soạn bài,Tư liệu Truyện kiều.

+ Trò: Đọc tác phẩm, trả lời câu hỏi gv cho trước.

 C- Các hoạt động dạy và học .

1. Tổ chức: 9B

2.Kiểm tra bài cũ : Không

3. Bài mới:

 

doc 63 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng môn học Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bồi dưỡng môn ngữ văn 9
Những sáng tạo của nguyễn du trong truyện kiều
A-Mục tiêu cần đạt :
+ Qua bài học , học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau : 
- Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du 
- Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” .
- Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều” .
 B-Chuẩn bị : 
+ Thầy: Soạn bài,Tư liệu Truyện kiều.
+ Trò: Đọc tác phẩm, trả lời câu hỏi gv cho trước.
 C- Các hoạt động dạy và học .
1. Tổ chức: 9B
2.Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhắc lại những yếu tố cuộc đời và con người của Nguyễn Du có ảnh hưởng đến thơ văn của ông ?
-Thời đại Nguyễn Du có nhiều biến động dữ dội (chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng , khởi nghĩa nông dân đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn)
-Sinh ra trong một gia đình đại quí tộc , có truyền thống về văn học .
-Mồ côi cha năm 9 tuổi , mồ côi mẹ năm 12 tuổi , ông sớm phải bơ vơ sống cuộc đời nghèo khổ , chịu đói rách , phưu bạt khắp nơi , chứng kiến nhiều cảnh đời éo le. Vì vậy , có nhiều tác động lớn đến tình cảm cảm xúc của nhà thơ .
-Những năm làm quan cho triều Nguyễn , công việc đi sứ nhà Thanh đã tác động không nhỏ tới tư tưởng và tình cảm của ông . 
Ngày day: 
Tiết: Nội dung bài học .
A-Mục tiêu cần đạt :
+ Qua bài học , học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau : 
- Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du 
- Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” .
- Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều” B-Chuẩn bị : 
+ Thầy: Soạn bài,Tư liệu Truyện kiều.
+ Trò: Đọc tác phẩm, trả lời câu hỏi gv cho trước.
 C- Các hoạt động dạy và học .
1.Tổ chức: - 9B: 
2.Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
TG
Hoạt động của trò
Nhắc lại những yếu tố cuộc đời và con người của Nguyễn Du có ảnh hưởng đến thơ văn của ông ?
-So sánh “Truyện Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du , em thấy gì sáng tạo ?
Em hãy phân ra các nhân vật chính diện và phản diện trong “Truyện Kiều”
-Em có nhận xét như thế nào khi ngòi bút tác giả miêu tả nhân vật chính diện ? Biện pháp ngt chính khi miêu tả các nhân vật này ?
+Hãy lấy dẫn chứng trong “Truyện Kiều” để minh hoạ ?
(+So sánh cách miêu tả TK trong “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du )
-Đọc những câu thơ miêu tả Kim Trọng ? Em có nhận xét như thế nào về cách miêu tả nhân vật này ?
-Từ Hải cũng là một nhân vật chính diện . Em thấy Nguyễn Du miêu tả nhân vật Từ Hải có gì đặc biệt ?
-Các nhân vật phản diện được tác giả dùng biện pháp ngt gì ? Hãy lấy dẫn chứng minh hoạ ?
(Miêu tả nhân vật Mã Thúc Sinh , Tú bà , Sở Khanh, Hoạn Thư , Hồ Tôn Hiến..)
I.Những sáng tạo về nghệ thuật 
1.Thể loại .
-Những sáng tạo về thể loại của Nguyễn Du thể hiện ở chỗ “Truyện Kiều” của TT Tài Nhân (TQ) viết bằng văn xuôi tiểu thuyết chương hồi còn “Truyện Kiều” của Nguyễn Du viết bằng truyện thơ (3254 câu thơ lục bát ) vấn đề mà tác giả quan tâm chính là vấn đề vận mệnh của một con người trong xã hội phong kíên (sô phận bi thảm của nhân vật Thuý Kiều .
2.Về nghệ thuật .
a)Nghệ thuật miêu tả nhân vật .
+Nhân vật chính diện : Thuý Kiều , Thuý Vân , Vương Quan , Kim Trọng , Từ Hải , Vãi Giác Duyên .
+Nhân vật phản diện : Tú bà, Bạc bà , Bạc Hạnh , Hoạn Thư , Mã Giám Sinh , Sở Khanh .
*Tác giả đã sử dụng biện pháp ước lệ (vẻ đẹp của con người thường gắn với vẽ đẹp khẻo mạnh , thanh tao của các hình tượng tự nhiên ) . Cái đẹp phải được miêu tả hoàn thiện hoàn mỹ bằng biện pháp lý tưởng hoá (Đẹp thì phải tuyệt thế giai nhân, tài thì mười phân vẹn mười )
*Trong “Truyện Kiều” , nội dung miêu tả Thuý Kiều “sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai” .
 Để làm nổi bật vẻ đẹp của “Truyện Kiều” , tác giả miêu tả cái đẹp hoàn thiện hoàn mĩ của Thuý Vân trước , làm đòn bảy cho tài săc của Thuý Kiều (Trong TK của Thanh Tâm Tài Nhân : Tác giả miêu tả Thuý Kiều trước , Thuý Vân sau ).
 Khi miêu tả Thuý Vân , cho phép người ta tưởng tượng một cô gái trẻ trung , đẹp một cách phúc hậu, đoan trang , có phần quí phái . Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp tạo hoá nhường nhịn .Còn vẻ đẹp của Thuý Kiều là cái đẹp “sắc xảo mặn mà” , vẻ đẹp mà “Hao ghen, liễu hờn” .
 Miêu tả vẻ đẹp nhân vật , Nguyễn Du đã ngầm dự cảm hoá nhân vật . Cái đẹp “mây thua” , “tuyết nhường” dự cảm một cuộc đời có lẽ suôn sẻ , bình yên còn cái đẹp “Hoa ghen, liễu hờn” là dự cảm một số phận lênh đênh” , trôi dạt, bất trắc .
+Cái tài của Thuý Kiều cũng được miểu tả , bằng cách số phận hoá nhân vật Thuý Kiều như một định mệnh . Cái tài của Thuý Kiều được thể hiện rõ trong toàn bộ câu chuyện (Đánh đàn cho Kim Trọng , cho Mã Giám Sinh , cho Thúc Sinh , Hoạn Thư , Hồ Tôn Hiến  ) .
Khi miêu tả cái tài của nhân vật Thuý Kiều , Nguyễn Du chủ yếu nói đến tâm hồn đa sầu đa cảm của người nghệ sĩ . Cái tài của Kiều chính là cái tình : “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” 
*Nhân vật Kim Trọng cũng được miêu tả một cách lý tưởng hoá : từ cách xuất hiện đến diện mạo 
 Nhạc vàng đâu đã thấy nghe gần gần 
Trông chừng thấy một văn nhân 
Lỏng buông tay khấu bước lần dạm băng 
Rồi Kim Trọng “Một vàng như thể cây quỳnh cành dao” với dáng dấp và tính cách : “Phong tư tài mạo tót vời” .
Vào trong phong nhã , ra ngoài hào hoa .
*Nhân vật Từ Hải , từ cách xuất hiện hết sức bất ngờ , gây thiện cảm từ hình dáng đến tính cách .
“Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm ém mây ngài .
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao 
Đường đường đấng anh hào 
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài +Các nhân vật phản diện thường được tác giả dùng biện pháp hiện thực . Tức là các nhân vật tự phơi bày tính cách của mình .
-Mã Giám Sinh : Bản chất con buôn dần dần được hiện ra từ lúc mới xuất hiện : “Trước thầy sau tớ xôn xao” đến các cử chỉ , lời nói , hoạt động đều rất thô lỗ :
Hỏi tên , rằng : Mã Giám Sinh 
Hỏi quê , rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần 
Rồi “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
và “ép cung cầm nguyệt thứ bài quạt chơn”
đến “Cò kè bớt một thêm hai”
-Tú bà :Thoắt trông nhờn nhợt mầu da
ăn gì to béo đẫy đà làm sao .
“Nhờn nhợt” gợi mầu da mai mái của những người chuyên kinh doanh thể xác phụ nữ . Người ăn cơm , ăn thịt . ở đây tác giả hỏi “ ăn gì là một hàm ý rất sâu sắc.
	Ngày dạy: 
 Tiết : Nội dung bài học.
A-Mục tiêu cần đạt :
+ Qua bài học, học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau : 
- Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” .
- Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều” B-Chuẩn bị : 
+ Thầy: Soạn bài,Tư liệu Truyện kiều.
+ Trò: Đọc tác phẩm, trả lời câu hỏi gv cho trước.
 C- Các hoạt động dạy và học .
1. Tổ chức: - 9B: 
2. Kiểm tra bài cũ : Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của đại thi hào?
3. Bài mới: 
Trong “Truyện Kiều” ngt miêu tả tâm lý nhân vật cũng hết sức điêu luyện . Hãy lấy một vài dẫn chứng để minh hoạ .
-Em có nhận xét như thế nào về nghệ thuật miêu tả tấm lý nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán ?
-Việc xây dựng nhân vật Hoạn Thư cho thấy những mâu thuẫn trong miêu tả của Nguyễn Du như thế nào ?
(Nguyễn Du rất trung thành với chế độ phong kiến )
b)Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật .
 Nguyễn Du rất hiểu tâm lý nhân vật . Mỗi nhân vật từ chính diện , phản diện (và cả các nhân vật trung gian như Thúc sinh, các nhân vật mờ nhạt như Thuý Vân , Vương Quan) tất cả đều có tính cách .
+Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích : Trong muôn vàn nỗi nhớ , đầu tiên Thuý Kiều nhớ đến Kim Trọng 
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những dày trông mai chờ”
Điều đó chứng tỏ, nàng không giấu nổi tình cảm .
+Đoạn Thuý Kiều báo ân , báo oán .
 Sau khi báo ân xong , người đầu tiên Thuý Kiều báo oán là Hoạn Thư . Trước hết vì Thuý Kiều cũng là đàn bà nên đã trả thù Hoạn Thư trước (vì dù sao đó đàn bà cũng có một chút gì đó nhỏ nhen chẳng hạn lời Kiều rất mát mẻ : Tiểu thư giờ cũng đến đây 
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt , đời này mấy gan 
Dễ dàng là thói hồng nhan 
Càng cay nghiệt lắm , càng oan trái nhiều .
Nguyễn Du đã bố trí cho Thuý Kiều tha Hoạn Thư và rất nhiều lần Thúc Sinh ra quan âm các sụt sùi cùng Thuý Kiều . Hoạn Thư biết nhưng lờ đi . Khi trốn khỏi nhà Hoạn Thư biết nhưng không đuổi theo . Vả lại Hoạn Thư là một đối thư không vừa :
“Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình 
Nghĩ cho khi gác viết kinh 
Vớt khi khỏi cử dứt tình chẳng theo 
Lòng riêng riêng những kính yêu 
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai
Trót lòng gây việc trông gai 
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng .
 Hoạn Thư rất khôn khéo . Hoạn kéo người xử tội vào đồng loại (cùng phận đàn bà ghen tuông là bình thường )
6 câu tiếp , Hoạn Thư cũng không nhận tội mà còn kể tội Kiều . Trót : vừa như nhận tội vừa như xin lỗi và câu cuối “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”
thì Hoạn Thư ca ngợi Kiều rộng lượng . Hoạn Thư đã đánh trúng tâm lý nàng Kiều . Và vì vậy, Thuý Kiều không thể không tha thứ cho Hoạn Thư .
“Khen cho thật đã nên rằng 
Khôn ngoan đến mực , nói năng phải lời
Tha ra thì cũng may đời 
Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen
Ngày dạy: 
Tiết: Nội dung bài học.
A-Mục tiêu cần đạt :
 Qua bài học tiếp tục cho học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau : 
- Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” .
- Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều” 
- Vận dụng thực hành bài viết cảm nhận.
 B-Chuẩn bị : 
+ Thầy: Soạn bài,Tư liệu Truyện kiều.
+ Trò: Đọc tác phẩm, trả lời câu hỏi gv cho trước.
 C- Các hoạt động dạy và học .
1. Tổ chức: - 9B: 
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới: 
-Trong “Truyện Kiều” ngt tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du cũng hết sức tài tình . Em hãy chứng minh điều đó ?
Em hãy lấy dẫn chứng minh hoạ trong mối cảnh của Thuý Kiều đều gửi gắm một tình cảm nào đó .
Tình trong cảnh , cảnh trong tình , rất gắn bó và hết sức điêu luyện ?
c)Nghệ thuệt tả cảnh ngụ tình .
 Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ 
Cảnh trong “Truyện Kiều” đều được tác giả khắc hoạ chỉ bằng vài nét nhưng trong nó bộc lộ rất nhiều cảm xúc của nhân vật .
 Chẳng hạn khi chị em Thuý Kiều đi chơi xuân khi mà tà tà bóng ngả về tây , chị em thơ thẩn dan tay đi về , để miêu tả cảnh lưu luyến với cảnh ngày xuân đẹp đẽ, tác giả tả cảnh dòng suối : “Nao nao dòng nước uốn quanh 
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Cũng vẫn dòng suối này , khi Kim Trọng trở lại tìm Kiều , 
Nguyễn Du viết : 
“Một vùng cỏ mọc xanh rì 
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu”
+Đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cũng là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều 
+Điệp ngữ “buồn trông” gợi nỗi nhớ buồn liên tiếp dai dẳng 
“Thuyền đi thấp thoáng” “Con thuyền” gợi hình ảnh quê nhà . Thuý Kiều trông  ... bản lĩnh , trao rồi kiến thức tính kiên trì , nhẫn nại .
c) Bàn luận , mở rộng (3 điểm)
-Câu tục ngữ có giá trị như một chân lý , có giá trị giá trị giáo dục lớn lao , nó giúp người đời khăc phục tư tưởng ngại khó , hay nản trí, nản lòng .
-Câu tục ngữ khuyên bảo “chớ thầy sóng cả mà ngã tay chèo” , hãy giữ vững niềm tin “có chí thì nên” 
-Học sinh cần nhận thức sâu sắc câu tục ngữ -> đem tài trí sức trẻ để tái thiết đất nước Tổ quốc phồn vinh .
-Dẫn chứng mở rộng “Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khéo vì lòng người ngại núi , e sông”
Bác hồ:
“Không có gì khó .
quyết chí ắt làm nên”
3-Kết bài (2điểm)
-Liên hệ : Bài học rèn luyện đức tính kiên trì , nhẫn nại của tuổi trẻ 
Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò 
-Rút khái niệm về giờ bài viết 
-Về nhà đọc thêm nhiều bài văn bình luận tham khảo .
Tiết:
Ngày dạy: Ôn tập truyện việt nam
 sau cách mạng tháng tám 
 A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn luyện - củng cố kiến thức đã học phần truyện việt nam sau cách mạng tháng tám. Nắm vững văn bản và giá trị tư tưởng – nghệ thuật các truyện hiện đại .
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp phân môn tiếng việt- tập làm văn – văn học.
- Giáo dục ý thứ thực hành văn bản .
 B. Chuẩn bị :
- Giáo viên soạn bài, tài liệu chuẩn kiến thức.
- Học sinh ôn luyện kiến thức đã học về truyện việt nam.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 1. Tổ chức : 
 2. Kiếm tra: Bảng hệ thống kiến thức
Các hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
- Cho học sinh xây dựng bảng hệ
Thống theo trình tự
HĐ2:
Trên cơ sở bảng hệ thống cho học sinh củng cố từng tác phẩm với từng yêu cầu cụ thể. Ví dụ 1 tác phẩm:
Cho học sinh lấy 1 số ví dụ tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ( Chi tiết xa quê, tại nơi sơ tán, khi nghẹ tin làng mình theo giặc)
Cho học sinh phát biểu về hình tượng người nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp.
* HĐ Nhóm trên bảng nhỏ:
- Nêu những nét tiêu biểu về tác giả- tác phẩm- nội dung- nghệ thuật tác phẩm.
- Các nhóm nhận xét chéo. GV chốt:
HĐ3: Tiếp tục cho học sinh thực hành tổng hợp các tác phẩm còn lại theo yêu cầu trên.
Nội dung:
Bảng hệ thống
TT
TP
TG
Năm
TLoại
ND
NT
Cụ thể:
Tác phẩm làng: ( Kim Lân) Viết năm 1948- truyện ngắn hiện đại.
+ Nội dung:
Phản ánh tình yêu quê hương tha thiết, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Đó là biểu hiện sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp.
+ Nghệ thuật:
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật mang tính quần chúng nhân dân.
b.Tác phẩm: Lặng lẽ sa pa – Nguyễn Thành Long- Năm 1970 (Truyện ngắn hiện đại).
+ Nội dung:
Phản ánh vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng , trong cách sốngvà những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.
 Từ đó hiểu được chủ đề của Truyện : Niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích. Vẻ đẹp của thiên truyện giàu màu sắc trữ tình.
+ Nghệ thuật:
Cốt truyện đơn giản, dẫn dắt , kết chuyện khéo léo, hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp mơ mộng nhẹ nhàng, gợi cảm, gợi nghĩ 
C. Tác phẩm : Chiếc lược ngà..
4. Củng cố : Phần truyện hiện đại, kỹ năng tổng hợp.
5. Dặn dò: Về nhà tiếp tục hệ thống kiến thức phần truyện hiện đại.
Tiết:
Ngày dạy: Ôn luyện các kiểu văn bản
 A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn luyện - củng cố- hệ thống hoá kiến thức đã học phầntâp làm văn. Nắm vững các đặc điểm , kiểu loai văn bản
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện, nắm bắt, phân tích kiểu loại văn bản.Tổng hợp kiến thức phần tiếng việt- tập làm văn – văn học đã học.
- Giáo dục ý thứ thực hành văn bản .
 B. Chuẩn bị :
- Giáo viên soạn bài, tài liệu chuẩn kiến thức.
- Học sinh ôn luyện kiến thức phần tập làm văn đã học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 1. Tổ chức :
 2. Kiếm tra: Bài tập ở nhà của học sinh.
Các hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
Cho học sinh nắm vững được các đặc đỉêm, kiểu loại văn bản 
HĐ2:
- Tìm ví dụ minh hoạ để so sánh sự khác nhau giữa văn bản tự sự và các văn bản đã học :
HĐ3: 
Theo em làm thế nào để nhận diện ra một văn bản?
Chú ý: Không nên hiểu theo nghĩa tuyệt đối giữa các phương thức1 cách cực đoan)
Tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố biểu đạt mà vẫn gọi là văn bản tự sự?
( Vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là : kể lại hiện thực bằng con người và sự việc). Bởi trong thực tế không có văn bản nào thuần khiết như vậy?
- Em hãy cho biết các khả năng kết hợp của các loại văn bản này?
HĐ4:
- Xác định các yếu tố biểu đạt trong 1 số phần trích đã học.
- H/Sinh lấy ví dụ minh hoạ.
Nội dung:
So sánh sự khác nhau giữa văn bản tự sự và các văn bản đã học ở lớp 9.
a.Giống nhau:
- Văn bản tự sự phải có :
+ Nhân vật chính và 1 số nhân vật phụ
+ Cốt truyện – Sự việc chính và sự việc phụ.
b. Khác nhau:
- ở lớp 9 có thêm: 
+ Sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm- miêu tả nội tâm.
+ Sự kết hợp giữa Tự sự với các yêu tố nghị luận.
+ Đối thoại và độc thoại nội tam tròn tự sự .
+ Người kể chuỵện và vai trò của ngươì kể chuyện trong văn tự sự.
Nhận diện văn bản:
a. Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó ví dụ:
- Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan ( Văn miêu tả)
- Phương thức lập luận: ( văn nghị luận)
- Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn biểu cảm.
- Phương thức cung cấp tri thức về đối tượng : Văn bản thuyết minh.
- Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện ( Văn bản tự sự)
4. Khả năng kết hợp:
- TS +MT+NL+BC+TM
- MT+TS + BC + TM
- NL+ MT + BC + TM
- BC+ TS +MT + NL.
5. Thưc hành:
VD: 
- Đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích
- Thuý Kiều báo ân – báo oán
4. Củng cố : Về đặc điểm các văn bản đã học
5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập luyện.
Ngày dạy: Ôn luyện về thơ việt nam 
Tiết: sau cách mạng tháng tám
 A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn luyện - củng cố- kiến thức đã học về thơ việt nam sau cách mạng tháng tám. Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm. Chủ đề tư tưởng mà các tác phẩm thơ thể hiện.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ hiện đại việt nam.
- Giáo dục tình yêu văn thơ việt nam. 
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên soạn bài, Tư liệu văn thơ hiện đại. Tài liệu chuẩn kiến thức.
- Học sinh ôn luyện kiến thức phần văn thơ hiện đại đã học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 1. Tổ chức : 9B: 
 2. Kiếm tra: Bài tập ở nhà của học sinh.
Các hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
HĐ2:
- Chuẩn bị những thông tin điền đúng vào bảng hệ thống:
HĐ3:
- Xác định các chủ đề tư tưởng của các bài thơ?
- Học sinh tự xác định.
- Nhận xét chéo.
- GV chốt hoàn chỉnh.
HĐ4:
- Học sinh vận dụng thực hành.
I.Lập biểu hệ thống:
TT
TP
TG
Năm
Thể loại
Hình ảnh đặc sắc
II.Phần thực hiện:
Các tư liệu hợp lý để điền:
a.Tác giả: Chính hữu – Bài thơ đồng chí- năm 1948- 
+Thể thơ: Tự do.
+ Hình ảnh đặc sắc trong bài: Trăng , mảnh trăng treo)
Huy cận: Bài đoàn thuyền đánh cá- Năm 1958
+ Thể thơ 7 chữ
+ Hình ảnh đặc sắc: Mặt trời, trăng, sóng cài then
Bằng Việt: Bếp lửa- 1963
+ Thể thơ: 7 chữ.
+ Hình ảnh đặc sắc:
Phạm Tiến Duật: Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Năm 1969
+ Thể thơ : Tự do
+ Hình ảnh nghệ thuật đặc sắc: Xe không kính.
Nguyễn Khoa Điềm: - Khúc hát ru- Năm 1971
+ Thể thơ 8 tiếng
+ Hình ảnh nghểt thuật đặc sắc :Giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng
Nguyễn Duy: ánh trăng- Năm 1978
+ Thể thơ: 5 tiếng.
+ Nghệ thuật đặc sắc:
ánh trăng, vầng trăng
III. Những chú ý:
Nêu chủ đề các bài thơ.
Phân tích các hình ảnh nghệ thuật:
Trăng trong cả 3 bài thơ.
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên. .
Hình ảnh người phụ nữ trong các bài thơ.
IV. Bài tập vận dụng:
- Học sinh vận dụng làm 1 trong các yêu cầu trên.
4. Củng cố: Về thơ hiện đại việt nam sau cách mang tháng tám.
5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập luyện.
Ngày dạy: Rèn luyện kỹ năng
Tiết: viết văn bản tự sự
 A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn luyện củng cố kiến thức về văn tự sự đã học, văn bản tập làm văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 
- Rèn luyện kỹ năng rèn luyện kỹ năng thực hành văn bản tập làm văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 
- Giáo dục ý thứ thực hành văn bản .
 B. Chuẩn bị :
- Giáo viên soạn bài, tài liệu chuẩn kiến thức.
- Học sinh ôn luyện kiến thức phần tập làm văn đã học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 1. Tổ chức : 9B: 
 2. Kiếm tra: Bài tập ở nhà của học sinh.
Các hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
- GV yêu cầu học sinh nêu yêu cầu chung về văn bản tự sự?
- Lấy dẫn chứng về các văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận : 
( Truyện : Lão Hạc- Nam Cao)
HĐ2:
GV đọc mẫu 1 số bài tập văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận cho học sinh tham khảo.
- Nêu yêu cầu đề bài cho học sinh thực hiện.
- Học sinh trình bày.
 GV chữa hoàn chỉnh.
HĐ3:
- Đọc bài , Nhận xét ưu- nhược điểm. Chữa hoàn chỉnh.
I. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận:
a.Đề bài: 
Viết về những kỷ niệm sâu sắc với bà kính yêu.
+ Yêu cầu:
Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
4. Củng cố: Về yêu cầu vận dụng thực hành văn bản tự sự .
5. Dặn dò: Học bài . làm bài tập luyện.
Ngày dạy: Ôn tập các thành phần câu
Tiết: - Phần từ vựng tiếng việt.
 A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn luyện củng cố kiến thức ngữ pháp, phần từ vựng tiếng việt đã học.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết, làm bài tập tiếng việt. Thực hành văn bản .
- Giáo dục ý thức chủ động thực hành văn bản .
 B. Chuẩn bị :
- Giáo viên soạn bài, Tư liệu bồi dưỡng tiếng việt THCS , tài liệu chuẩn kiến thức.
- Học sinh ôn luyện kiến thức tiếng việt đã học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 1. Tổ chức : 9B: 
 2. Kiếm tra: Bài tập tiếng việt đã được học.
Các hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
- Lần lượt cho học sinh nêu các khái niệm? Lấy ví dụ?
HĐ2:
Học sinh thực hiện các dạng bài tập. Dưới các hình thức khác nhau:
+ Hoạt động nhóm
+ Hoạt động cá nhân.
( Mẹ tròn con vuông: Sinh nở thành công.
- Đặt câu: Chúc mừng chị đã sinh nở thành công.)
HĐ3: 
- GV đánh giá kết quả bài tập , Rút kinh nghiệm về việc thực hành tiếng việt.
I. Nội dung:
1.Lý thuyết :
- Từ đơn – từ phức.
- Từ ghép, từ láy
- Thành ngữ.
- Nghĩa của từ.
- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa.
II. Bài tập:
1.Cho đoạnvăn: xác định từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
Cho các thành ngữ giải thích ý nghĩa rồi đặt câu với các thành ngữ đó.
+VD:- Mẹ tròn con vuông.
 - Mặt xanh nanh vàng
 - ăn cháo đá bát
 - Đem con bỏ chợ
 - Chuột sa chĩnh gạo.
3. Giải thích ý nghĩa về các từ:
4. Làm bài tập về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
4. Củng cố: Về phần tiếng việt đã học
5. Dặn dò: Học bài . làm bài tập luyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong van 9(5).doc