Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 - Phan Xuân Danh

Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 - Phan Xuân Danh

Văn bản: ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY

Đề1: Phân tích bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy.

Đề2: Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng .

GV gợi ý :

1. Tác giả: Nguyễn Duy (1948) Tên k/s là Nguyễn Duy Nhuệ, quê TP Thanh Hoá. Năm 1966 gia nhập quân đội và tham gia chiến đấu ở chiến trường. Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

2. Bài thơ Ánh trăng (1978) Viết tại TP HCM – từng đạt giải A của hội nhà văn VN (1984). Ánh trăng như một lời tâm sự, một lời nhắn gửi tâm tình với chính mình, với người về lẽ sống thuỷ chung nghĩa tình.

 - Nhan đề baì thơ: + Ánh trăng là hình ảnh thực của thiên nhiên đất trời mang một vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống.

+ Ánh trăng là hình ảnh biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, từ đó nhắc nhở con người về lẽ sống ân nghĩa, thuỷ chung.

+ Ánh trăng là một nhan đề tự nhiên, có sức truyền cảm gây ấn tượng cho người đọc, gợi mở chủ đề tác phẩm.

3. Dàn ý đề2.

A. Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Nguyễn Duy.

- Bài thơ Ánh trăng giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ.

B. Thân bài:

1. Đề tài Ánh trăng

- Đây là một đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay.

- Ánh trăng trong thơ Nguyễn Duy không chỉ là niềm thơ mà còn là biểu tượng đã qua trong mỗi đời người.

2. Phân tích tâm sự kín đáo của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng.

* Kỹ niệm vee những ngày làm bạn với ánh trăng :

- Đầu tiên, nhà thơ nhớ về những kỹ niệm đã qua mà một thờitác giả hàng gắn bó, vầng trăng chẳng để lại dấu ấn gì.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 - Phan Xuân Danh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản: ánh trăng – Nguyễn Duy
Đề1: Phân tích bài thơ ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy.
Đề2: Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy trong bài thơ ánh trăng .
GV gợi ý :
1. Tác giả: Nguyễn Duy (1948) Tên k/s là Nguyễn Duy Nhuệ, quê TP Thanh Hoá. Năm 1966 gia nhập quân đội và tham gia chiến đấu ở chiến trường. Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
2. Bài thơ ánh trăng (1978) Viết tại TP HCM – từng đạt giải A của hội nhà văn VN (1984). ánh trăng như một lời tâm sự, một lời nhắn gửi tâm tình với chính mình, với người về lẽ sống thuỷ chung nghĩa tình.
 - Nhan đề baì thơ: + ánh trăng là hình ảnh thực của thiên nhiên đất trời mang một vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống.
+ ánh trăng là hình ảnh biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, từ đó nhắc nhở con người về lẽ sống ân nghĩa, thuỷ chung.
+ ánh trăng là một nhan đề tự nhiên, có sức truyền cảm gây ấn tượng cho người đọc, gợi mở chủ đề tác phẩm.
3. Dàn ý đề2.
A. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Nguyễn Duy.
- Bài thơ ánh trăng giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ.
B. Thân bài: 
1. Đề tài ánh trăng 
- Đây là một đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay.
- ánh trăng trong thơ Nguyễn Duy không chỉ là niềm thơ mà còn là biểu tượng đã qua trong mỗi đời người.
2. Phân tích tâm sự kín đáo của Nguyễn Duy qua bài thơ ánh trăng.
* Kỹ niệm vee những ngày làm bạn với ánh trăng :
- Đầu tiên, nhà thơ nhớ về những kỹ niệm đã qua mà một thờitác giả hàng gắn bó, vầng trăng chẳng để lại dấu ấn gì.
- Lớn lên, tham gia kháng v\chiến, vằng trăng đột ngột trở thành tri kỷ.
* Vậy mà nhân vật trử tình đã quên vầng trăng ấy.
+ Lí do:
- Sự thay đổi của hoàn cảnh sống khi hoà bình lập lại.
- Sự lảng quên của một lớp người.
+ Tác giả không phê phán những ánh điện, cửa gương mà điều cốt yếu mà làm sao để những giá trị vật chất không thể diều khiển chúng ta.
*Niềm ân hận của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Đó chính là niềm ân hận không nguôi của một người khi nhận ra sự bạc bẻo vô tình của mình.
- Tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy không dừng lại ở đó. Điều quan trọng là phải tự mình
bước qua những lỗi lầm của mình.
- Tấm lòng của vầng trăng, của nhân dân tá quả là rộng lớn, luôn bao dung, tha thứ cho mọi sai lầm.
C. Kết bài:
- ánh trăng là phần cao quý nhất, đẹp đẽ nhất của vầng trăng.
- Bài thơ giản dị, chân thành nhưng chứa đựng nhiều tâm sự, nhiều ẩn ý sâu kín.
-----------------------------------000-----------------------------------------
 Văn bản: Làng – Kim Lân
1. Tác giả: Kim Lân ( Nguyên Văn Tài – 1920). Quể ở Bắc Ninh.
- Ông bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Truyện ngắn của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng ngơừi nông dân, thể hiện không khí tiêu điều ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống vất vả lam lủ của người nông dân việt nam trước cách mạng tháng tám. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của người nông dân trước cách mạng sống cực nhọc, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa.
2. Văn bản Làng. Viết tong thời kì đầu cuộc kháng chiến cống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ năm 1948.
3. Một số đê văn.
3.1: Tóm tắt truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
3.2: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
3.3: Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh độngvà tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
* GV gợi ý làm bài:
 3.1 Học sinh tự làm.
3.2: Dàn ý:
Mở bài.
- Kim Lân là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, am hiểu về đời sống nông thôn, nông dân.
- Truyện ngắn Làng viết năm 1948. Nhân vất chính là ông Hai, một người nông dân phải rời làng đi tản cư nhưng có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên cách mạng.
Thân bài: 
a, Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc đặc biệt với làng chợ Dỗu, nơi chôn nhau cắt rốn của ông.
- Trước cách mạng với tâm lí nông dân, mang tính địa phương, ông thơừng tự hào làng mình giàu đẹp to lớn.
- Kháng chiến chống Pháp nổ ra: + Ông Hai muốn trở lại làng để chống giặc nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên phải tản cư, ông luôn day dứt nhớ làng.
+ Tự hào về làng, ông tự hào về phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng.b, Tình yêu làng của ông Hai hoà nhập thống nhất với tình yêu nước, yêu kháng chiến, cách mạng .
+ Nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ông Hai vô cùng đau đớn, nhục nhã, “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” .
+ Nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông Hai vui sướng tự hào nên dù nhà bị đốt cháy ông cũng không buồn, không tiếc, xem đó là bằng chứng về lòng trung thành của ông đối với cách mạng.
c, Kim Lân thành công trong việc xây dựng cốt truyện tâm lí, đặt nhân vât trong tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng tính cách nhân vật.
+ Miêu tả nổi bật tâm trạng tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại, đấu tranh nội tâm, ngôn ngữ, thái độ cử chỉ, suy nghĩ hành động.
Kết bài: 
- Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời chống Pháp yêu nước yêu làng sâu sắc, sẵn sàng hi sinh tính mạng và tài sản vì cách mạng và kháng chiến.
( Yêu cầu HS từ các ý chính viết thành các đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh)
3.3 
Mở bài: 
- Giới thiệu truyện ngắn Làng, nhân vật ông Hai; trích dẫn nhận xét.
Thân bài: 
- Ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, là người rất yêu làng, nhưng phải xa làng đi tản cư. Tình yêu làng được đặt vào tình thế thử thách.
+ Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, sững sờ,...
+Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng nó đã được khẳng định.
+Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xxấu hổ,...
+ Ông tủi thân, thương con,...
+ Ông bị đẩy vào bước đường cùng, tâm trạng bế tắc.
+Ông dứt khoát lựa chon con đường cách mạng.
+ Cách miêu tả gợi cảm, cụ thể, sinh động,...
+Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc,...
Kết bài: Khẳng định tài năng miêu tả diển biến tâm lí của nhà văn.
( GV yêu cầu hs tìm thêm dẫn chứng và liên kết thành đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.)
----------------------------------------000------------------------------------------
Văn bản: Truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa.
1.Tác giả: Nguyễn Thành Long( 1925-1991) quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm như: Giữa trong xanh(1972) , Ly sơn mùa tỏi (1980),
2.Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa: Truyện ca ngợi những người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì tổ quốc, có tráiI tim nhân hâu rất đẹp.
Đề1: Phân tích truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để thấy cảnh vật, con người và cuộc sống giữa non xanh thật vô cùng đáng yêu.
Đề2: ấn tượng sâu sắc nhất, tốt đẹp nhất đối với bạn đọc là anh thanh niên được Nguyễn Thành Long nói tới trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”.
Đề3: Về giá trị truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, sách giáo khoa ngữ văn 9, tập 1 tr 204 nhận định: “ Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là chất trữ tình” 
 Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Dàn ý, gợi ý của GV.
Đề1:
Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long.
 Nêu giá trị của truyện: Truyện ca ngợi những người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì tổ quốc, có trái tim nhân hâu rất đẹp.
Thân bài: 
1, Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ:
- Lào cai, miền Tây Bắc tổ quốc không hề hoang vu mà tráI lại rất hữu tình, tráng lệ.
+Xe vừa trèo lên thì mây hắt từnh chiếc quạt trắng lêntừ các thung lũng. Trạm rừng nơI có con suối trắng xoá, những cay thông rung tít trong nắng, cây tử kinh màu hoa cà thơ mộng. Cảnh tượng vô cùng tráng lệ, nắng mạ bạc cả con đèo, dốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.Sa pa với những rặng đào, đàn bò lang cổ đeo chuôngnhư dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.
Trên nền bức tranh ấy, cuộc sống con người càng thêm nồng nàn ý vị. “Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thên rực rởvà làm cho cô gái cảm thấy mình rực rở theo. Đó là những nét vẽ tinh tế và thơ mộng.
2,Con người đáng yêu nơI Sa Pa lặng lẽ.
- Bác láI xe vui tính, cởi mở.
- Ông hoạ sỹ già say mê nghệ thuật
- Cô kỹ sư trẻ mới ra trường đầy hăng háI, nhiệt thành. .
- Tiêu biểu nhất là anh thanh niên 27 tuổi, làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu “một con người cô độc nhất thế gia, 
+ Nhiệm vụ của anh: đo gió, đo mưa,., những đem bảo tuyết anh vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, điều đó cho thấy tình yêu nghề của anh hết sức mãnh liệt.
+ Anh là người có tinh thần trách nhiệm cao, ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh.
+ Chí tiến thủ là một nét đẹp của anh: đọc sách, tự học
+Cần cù, chịu khó: nuôI gà, trồng hoa,.. làm cho cuộc sống thêm phong phú.
+ Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành lời tốt đẹp để ca ngợi người khác.
+ Rất hiếu khách, quan tâm chu đáo đến người khác.
Anh sống và làm việc vì mục tiêu và lí tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu “mình sinh ra ở đâu.vì ai mà làm việc”
=> Tất cả họ là những con người mớiđã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng vì đất nước, cuộc sống của họ chẳng lặng lẽ chút nào.Bác Hồ nói “ Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi con người là một bông hoa đẹp.” 
Kết bài: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôI trong sáng, trữ tình, tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của mỗi người thật đẹp, thất đáng yêu. 
Ngày
Văn bản: Chiếc lược ngà 
 ( Nguyễn Quang Sáng ).
1, Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932). Quê ở chợ mới tỉnh An Giang. Ông đã từng tham gia kháng chiến ở Nam bộ, năm 1954 ra Bắc và bắt đầu viết văn, làm việc ở Hội nhà văn.
 Tác phẩm của ông có nhiều thể loại: Tuyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. Cac tác phẩm chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.
2, Văn bản: Chiếc lược ngà (1966) khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ thời chống Mỹ.
 Văn bản thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng vầ cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
 Tóm tắt văn bản: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, lúc bé Thu chưa đầy một tuổi. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo làm cho ông Sáu không giống với cha mà nó thấy trong ảnh. Em đối xử với cha như người xa lạ, ông Sáu càng tìm cách gần gủi thí nó càng xa lánh, nó không chịu gọi ba và tỏ ra ương ngạnh, ông đánh nó, nó bỏ về bên ngoại. Đến lúc Thu nhận ra cha thì lúc ông Sáu phải ra đi. ở chiến khu, nhớ thương con, ông Sáu đã làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho con gáiI yêu của mình. Nhưng trong một trận càn, ông đã hy sinh, trước lúc nhắm mắt, ông kịp trao lại chiếc lược cho một người bạn.
3, Một số đề văn:
a Cảm nhận của em về nhận vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
b, Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gở cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời kể của nhân vật khác (Ông Sáu hoặc bé Thu)
c, “Chiếc lược ngà” là một truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và bi kịch – nỗi đau thời chiến tranh. Em hãy phát biểucảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu – người cha, người cán bộ kháng chiến, người chiến sỹ anh hùng vô danh.
d, Trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, tác giả đã xây dựng hai tình huống truyện đặc sắc. Hãy cho biết đó là tình huống nào? Phân tích ý nghĩa của những tình huống này?
GV gợi ý đề a.
A, Mở bài: 
Giới thiệu văn bản: “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng – câu chuyện cảm động gắn vời tình cha con trong k/c chống Mỹ.
Hình tượng bé Thu tạo sức hấp dẫn đặc biệt của câu chuyện.
B, Thân bài: 
* Tiêu đề: “ Chiếc lược ngà” : Kỹ vật cuối cùng của người cha dành cho con, là hiện thân của tình cha con, gắn với lần gặp gở cuối cùng.Tình huống truyện đặc biệt với những đột biến bất ngờ, sinh động.
a, Niềm khao khát được gặp con của anh Sáu:
- Chiếm tranh làm hai cha con không hề biết mặt nhau, chỉ biết qua tấm ảnh bảy năm.
Ngày..
Văn bản : Cố hương Lỗ Tấn
1. Tác giả: Lỗ Tâ1. Tác giả: Lỗ Tấn (1881-1936) Tên thật là Chu Thụ Nhân, sinh ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang TQ.Thời thanh niên, ông đã học nhiều nghề với mong muốn đem kiến thức khoa học giúp nước, giúp dân.Sau đó, ông quyết chuyển sang làm văn nghệ. Mục đích viết văn của ông thường phơi bày những căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý với mọi người tìm cách chữa trị. Trong quá trình đi tìm đường cách mạng ông đã trở thành một chiến sỹ cộng sản kiên định.
- Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn khá phong phú, giàu giá trị hiện thực và tính chiến đấu. Giọng văn sục sôi nhiết huyết yêu nước và tinh thần đấu tranh.Tác phẩm cuả ông gồm: 17 tập tạp văn, hai tập truyện ngắn là Gào thét, Bàng hoàng và tiểu thuyết A.Q chính truyện.
 2. Đề văn:
2.1 Phân tích tâm trạng của nhân vật “tôi” trong tác phẩm Cố hương của lỗ Tấn.
2.2 “Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên trái đấtvốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thành đường thôi”.
a, ý văn trên đã gợi cho em nhớ tới văn bản truyện nào?
b, Cho biết bút danh, năm sinh, năm mất và quê quán của tác giả?
c, Trong truyện, những nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm?
d, Vấn đề được tác giả đặt ra trong truyện là gì? Viết một một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách quy nạp nhằm làm nổi bật vấn đề ấy?
GV gợi ý làm bài:
Đề2.1:
A. Mở bài: Giới thiệu về Lố Tấn và tác phẩm Cố hương.
 - Tác phẩm gắn với những kí ức của nhà văn về quê hương của mình. Đó là những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật tôI hướng về những người dân quê, tạo nhận thức và thực trạng đáng buồn của xã hội Trung Hoa trước cách mạng.
B. Thân bài:
* TP là câu chuyện đan xen kỹ niệm tươI đẹp và thực tại đáng buồn của quê củ được phản chiếu qua tâm trạng nhân vật tôi.
 + Trong những ngày ở quê: Cảnh sắc quê hương ngày về tạo nỗi buồn man mác, gắn với tâm trạng kẻ biết mình phảI li hương. Khung cảnh cắt nghĩa tâm trạng, báo hiêu những thay đổi đáng buồn của quê củ.
 + Trong những ngày ở quê:Hồi ức về người bạn Nhuận Thổ – Tình bạn trong sáng của tuổi thơ, Nhuận Thổ là hiện thân sức sống mạnh mẽ của ngơừi dân quê.
 Cảm xúc ngày gặp lại thật bi đát, sự thay đổi cả về ngoại hình và tính cách của người bạn củ.
 Tình cảm đan xen giữa quá khứ và thực tậitọ nên ám ảnh nặng nề. Những con người sống mòn mỏi, đố kị bần tiện, nhu nhược thiếu sức sống dóc cai trị và cuộc sống khó khăn.
 + Ngày xa quê: Không chút vấn vương. Nhưng hy vọng nhen nhóm từ Thuỷ Sinh và con Nhuận Thổ khơi dậy niềm hy vọng về tương lại.
 + Hình tượng con đường:Chứa đựng nhân sinh sâu sắc và ước mơ đổi đồich người dan nghèo.Khẳng định tinh thần kạc quan và đúc kết chân lí làm gì có con đường- Người ta đi mãi thành đường thôi.
 => Tình cảm gắn bó với mảnh đát và con ngườiquê hương của tác giả. í nghĩa dự báo về tương lai dân tộc Trung Hoa.
C, Kết bài: Tác phẩm mang ý nghĩa thời sự nóng hổi. Đó là thực trạng của nông thôn trước những ngày đất nước còn lạc hậu, ý thức giàu nghèo còn nặng nề , nhận thức ngngười dân còn hạn chế.
Đề2.2 
 - Nhân vật chính là nhân vật xưng tôi và Nhuận Thổ.Nhân vật trung tâm là nhân vật xưng tôi.
- Vấn đề được tác giả đặt ra là vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội.
+ Vấn đề về những hủ tục lạc hậu, những nhận thức còn hạn chế, nhưng họ rất mộc mạc, họ khao khát được đổi đời, được thay đổi nhận thức để hướng tới một xã hội văn minh, lành mạnh.
* GV yêu cầu hs luyện viết bài .
Ngày..
Một số vấn đề liện quan đến các tác phẩm văn bản nghị luận.
Đề1: Trình bày cảm nhận của em về lời bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sáchvẫn là một con đường quan trọng của học vấn.”
GV gợi ý: - ý nghia của lời bàn: Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
 + ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhận loại. Sách đã ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua từng thời đại.
 + Đọc sách là một con đường tích luỹ nâng caovốn tri thức – con đường quan trọng của học vấn.
 Đọc sách là sự chuẩn bị để có thê đi xa hơn trên con đường học vấn.
 Không thể tiếp thu được kiến thức, thành tựu văn minh mới mẻ nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đại đã qua. 
 ( GV yêu cầu hs tự luyện viết, gv nhận xét và chữa lỗi.)
Đề2: Trên cơ sở đã học văn bản “Chuẩn bị hành trạng vào thế kỷ mới” (Vũ Khoan), em hãy viết một đoạn văn (khoảng10-12 dòng) trình bày những suy nghĩ về hành trang của thanh niểntong thời đại ngày nay.
GV gợi ý: 
- Cần dựa vào văn bản “Chuẩn bị hành trạng vào thế kỷ mới” .
 + Hành trang của thanh niên trong thời đại ngày nay: Tri thức, văn hoá, nghề nghiệp, sức khoẻ,
 + Lí do: Do yêu cầu của thời đại, xã hội, gia đình bản thân,
 +Là học sinh cần có thái đọ tích cực, tự chuẩn bị hành trang cho mình. Tránh tư tưởng thụ động, ỷ lại, chờ đơị sự giiúp đỡ và sự may mắn,
Đề3: Bằng một văn bản nghị luận ( dài không quá 2 trang giấy), có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, hãy nêu cách hiểu của em về ý nghĩa của câu văn:
 “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tấc, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng.”
GV gợi ý: Mở bài: Giới thiệu về giá trị của văn chương đối với đời sống tinh thần con người.
Thân bài: GiảI thích:+ “Tác phẩm vừa là.vừa là ” : Nêu già trị đồng thời của tác phẩm văn chương.
+ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác: Tác phẩm là đữa con tinh thần của nhà văn, là nơI nhà văn gửi gắm cả cảm hứng và khát vọng của mình về con người và cuộc sống.
+ Tác phẩm là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng.”Mỗi nhà văn phải tự quan sát thế giới hiện thực bằng con mắt tinh đời rồi bằng cảm hứng mãnh liệt, trí tưởng tượng phong phú, tài năng thực sự,.. để táI tạo một đời sống riêng trong tác phẩm của mình.
+ Tác phẩm - đến lựơt mình – lại đưa đời sống cá biẹt đén với cuộc đời công chúng, đến với mọi người, tạo ra sự tiếp nhận phong phú, đa dạng; giúp tác giả tìm thấy tiếng nói tri âm, tri kỷ trong thế hệ độc giả.
Đề 4: Có ý kiến cho rằng: “Khi gặp hay mới quen ai đó, đừng bao giờ phí thời gian vào những câu chuyện phiếm không đâu, hãy hỏi về những cuốn sách hay nhất mà họ đã từng đọc.” ( Theo tư liệu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2006, trang 191)
 ý kiến của em như thế nào?
GV gợi ý: 
Mở bài: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an BD NV9.doc