VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Các văn bản nhật dụng ở lớp 9:
3 văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
II. Nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật:
III. Bài tập:
Bài 1:
Cho đoạn văn:
“Trong cuộc đời đến một mức khá uyên thâm”.
a. Các từ truân chuyên, trùng dương, uyên thâm thuộc loại từ gì (xét về nguồn gốc)? Giải nghĩa các từ đó?
b. Có thể thay thế các từ đó bằng các từ đồng nghĩa khác được không? Vì sao? Nêu tác dụng của các từ đó đối với nội dung đoạn văn.
Yêu cầu: - đó là các từ Hán Việt.
- Không thay thế được vì các từ này có sắc thái trang trọng, phù hợp khi nói về lãnh tụ.
Giải nghĩa: tham khảo phần chú thích bài Phong cách Hồ Chí Minh
Bài 2:
Phong cách Hồ Chí Minh được viết theo phương thức biểu đạt nào? Lấy dẫn chứng trong bài để làm rõ phương thức biểu đạt đó.
Yêu cầu: Thuyết minh+ nghị luận+ kể và tả.
Thứ 3 ngày 6 tháng 10 năm 2009 Buổi 1: : Văn bản nhật dụng I. Các văn bản nhật dụng ở lớp 9: 3 văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. II. Nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật: III. Bài tập: Bài 1: Cho đoạn văn: “Trong cuộc đời đến một mức khá uyên thâm”. Các từ truân chuyên, trùng dương, uyên thâm thuộc loại từ gì (xét về nguồn gốc)? Giải nghĩa các từ đó? Có thể thay thế các từ đó bằng các từ đồng nghĩa khác được không? Vì sao? Nêu tác dụng của các từ đó đối với nội dung đoạn văn. Yêu cầu: - đó là các từ Hán Việt. Không thay thế được vì các từ này có sắc thái trang trọng, phù hợp khi nói về lãnh tụ. Giải nghĩa: tham khảo phần chú thích bài Phong cách Hồ Chí Minh Bài 2: Phong cách Hồ Chí Minh được viết theo phương thức biểu đạt nào? Lấy dẫn chứng trong bài để làm rõ phương thức biểu đạt đó. Yêu cầu: Thuyết minh+ nghị luận+ kể và tả. Bài 3: Kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị của chủ tịch HCM mà em thấm thía nhất. Yêu cầu: chọn một câu chuyện mà các em đã được học, được đọc hoặc được nghe kể. Trong đó cần đảm bảo yêu cầu làm toát lên lối sống giản dị của Bác Hồ. Bài 4: Cho đoạn văn: “ Chúng ta đang ở đâu?....đối với vận mệnh thế giới” Đoạn văn trên dùng phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra cac phương pháp thuyết minh trong đoạn văn. Điểm sáng nghệ thuật của đoạn văn? Nêu cảm nhận của em về đoạn văn? Yêu cầu: a. PTBĐ: thuyết minh+ nghị luận Phương pháp thuyết minh: dùng số liệu, lí lẽ, so sánh, nêu khái niệm Câu nghi vấn-> nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng, con số cụ thể, so sánh, ẩn dụ, Bài 5: ý kiến của em khi đọc phần “Sự thách thức” trong văn bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” Gợi ý: Thực tế, trẻ em trên thế giới luôn là những nạn nhân của những hiểm họa. Thực tế, trẻ em chết nhiều so suy dinh dưỡng. Thực tế đau buồn đó thách thức toàn nhân loại. Thứ 6 ngày 9 tháng 10 năm 2009 Buổi 2: Văn học trung đại 1.Chuyện người con gái Nam Xương: a. Tác giả: b. Tóm tắt: c. Giá trị tác phẩm: (1) giá trị nội dung: * Giá trị hiện thực: - Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến thối nát, gây nạn binh đao, làm cho bao người khốn khổ: + Chàng Trương đang sống êm ấm với gia đình thì phải đăng lính để lại bao nỗi lo lắng, ngậm ngùi cho người thân. + Chàng Trương ra đi, để lại gánh nặng gia đình cho người vợ trẻ: chăm sóc nuôi dạy con, chăm sóc mẹ già yếu, lo toan gia đìnhMẹ già vì thương nhớ con mà lâm bệnh nặng, qua đời. + Có người chạy loạn, đắm thuyền, chết đuối - Phản ánh lễ giáo phong kiến bất công biến người phụ nữ trở thành nạn nhân đớn đau: + Tư tưởng gia trưởng phụ quyền đã tạo cho Trương Sinh một tính cách độc đoán để rồi ruồng rẫy, đánh mắng, đuổi vợ đi, đẩy vợ mình vào chỗ chết oan. + Hành động tự trẫm mình của Vũ Nương đã phản ánh một thực trạng về thân phận của người phụ nữ trong XHPK ấy. Họ đã bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. * Giá trị nhân đạo: - Ca ngợi phẩm chất cao quý của người phụ nữ: + Sự kính trọng, tận tụy, thương yêu, chăm sóc mẹ chồng khi mẹ chồng ốm, chu toàn như đối với cha mẹ đẻ khi mẹ chồng mất. + Sắt son chung thủy với chồng: dịu dàng khi đưa tiễn, “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”, luôn mong nhớ chồng, lấy bóng mình nói với con đó là cha nó + Tạo phần kết thúc có hậu để thể hiện ước mơ của nhân dân: ở hiền gặp lành, mắc oan phải được giải oan. - Tố cáo các thế lực gây đau khổ cho con người: XHPK với những bất công - Tình cảm của tác giả dành cho nhân vật chính: thương cảm, chia sẻ, ngợi ca (2) Giá trị nghệ thuật: - Tạo tình huống thắt nút , mở nút hấp dẫn - Cách kể chuyện, sắp xếp các tình tiết khéo léo, hợp lí 2. Truyện Kiều: a. Tác giả: HS nhắc lại và cần nắm vững các nét chính về: Thời đại Nguyễn Du Gia đình Nguyễn Du Con người Nguyễn Du. b. Truyện Kiều: - Xuất xứ: - Thể loại - Giá trị nội dung (gồm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo) - Giá trị nghệ thuật. * Giá trị nội dung: gồm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. - Giá trị hiện thực: Tác phẩm phản ánh sâu sắc thực trạng xã hội đương thời + XHPK đang đi vào bế tắc, suy tàn: tác phẩm không đề cập ông vua hiện tại song bộ mặt quan lại, tay chân, công cụ của XHPK lúc này ngang nhiên là bọn cướp ngày, vào nhà Kiều vết sạch sành sanh cho đầy túi tham, phải “ba trăm lạng việc này mới xong”, Hồ Tôn Hiến- bậc tổng đốc trọng thần kinh luân gồm tài nhưng không có cái tài nào khác là tài phản trắc và dâm ô. + Phản ánh sâu sắc bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị: quan lại, vợ quan, con quan; những tệ nạn hình thành dưới chế độ phong kiến suy tàn: nhà chứa, sự tác quái của đồng tiền + Phản ánh hiện thực về những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ tài sắc: Đạm Tiên, Thúy Kiều - Giá trị nhân đạo: + Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ cua con người: thương cho gia đình Kiều bỗng chốc tan nát, thương nàng Kiều tài săc vẹn toàn mà phải chịu kiếp trầm luân khổ ải suốt 15 năm trường lưu lạc + Sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, tố cáo bọn quan lại, sự tàn nhẫn của giai cấp quý tọc thống trị, tố cáo, lên án thế lực đồng tiền + Sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất tài năng đến những ước mơ, khát vọng chân chính. * Giá trị nghệ thuật: - Ngôn ngữ Truyện Kiều: ngôn ngữ nghệ thuật đạt tới đỉnh cao, khong chỉ có khả năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (thể hiện cảm xúc) mà còn mang chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ). Tiếng Việt trong Truyện Kiều hết sức giàu và đẹp. - Thể loại: Truyện tự sự bằng thơ Nôm theo thể lục bát. Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc. Ngôn ngữ kể chuyện đã có ở cả ba hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật xuất hiện với cả con người hành động (dáng vẻ bên ngoài) và con người cảm nghĩ (đời sống nội tâm bên trong) - Nghệ thuật miêu tả: + Thiên nhiên : bốn mùa, cảnh sắc + Người : chân dung, tâm trạng - Nghệ thuật xây dựng nhân vật : theo hai tuyến: chính diện (ước lệ, lí tưởng hóa), phản diện (cụ thể, hiện thực hóa). Ngoài ra còn có nhân vật trung gian (Thúc Sinh). Bài tập về nhà: Bài 1: Viết đoạn văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du. Bài 2: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều. Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2009 Buổi 3: Truyện Kiều (Nguyễn Du) Bài 1: Phân tích sáu câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. Gợi ý: Sáu câu thơ đầu là một bức tranh “đượm vẻ thiên nhiên” diễm lệ và tươi sáng. Vẫn chỉ là ngòi bút phác họa, chấm phá nhưng chủ yếu nhà thơ đã sử dụng từ ngữ dân tộc, đã lựa chọn những đường nét, những hình ảnh, những màu sắc đưa vào một tổng thể cấu trúc hội họa hài hòa giữa bức phông màu thiên thanh và những cánh chim én đậm màu sắc, sắc nét, giữa cành lê trong trắng trên nền cỏ mùa xuân tươi xanh Bài 2: Phân tích những thành công về mặt nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du qua đoạn trích Cảnh ngày xuân. Gợi ý: Kết cấu của đoạn thơ: 3 phần (theo trình tự thời gian): bức tranh mùa xuân, cảnh lễ hội trong tiết thanh minh, cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Sử dụng các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình: + Sử dụng các từ ghép, từ láy gợi lên không khí rộn ràng của lễ hội. + Các danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội + Các động từ: săm sửa, dập dìu gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội + Các tính từ: gần xa, nô nức làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Sự kết hợp giữa bút pháp cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá Bài 3: Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích sáu câu thơ mở đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy được hiệu quả của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Gợi ý: Tả cảnh ngụ tình là qua việc tả cảnh để bộc lộ rõ tâm trạng của con người. Phân tích sáu câu thơ đầu: Khai thác hai từ Ngưng Bích và khóa xuân Lầu Ngưng Bích cao ngất nghểu, trước mặt lầu lại trống vắng mênh mông. Từ trên lầu: thấy sát với trăng và xa xa thấy núi. Thiên nhiên đẹp, khoáng đạt, rộng lớn song vắng vẻ, con người buồn và cô đơn vô cùng. Xa xa thấy nổi lên những cồn cát vàng và bụi hồng trên dặm đường. Cảnh ngổn ngang như chính tâm sự của Kiều lúc này. Kiều chỉ còn làm bạn với mây sớm đèn khuya Người và cảnh như chia sẻ tình cảm, tâm sự với nhau. Bài 4: Phân tích tám câu thơ miêu tả tâm trạng Thúy Kiều qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm từ “Tưởng ngườingười ôm”. Bốn câu đầu: Kiều nhớ Kim Trọng: nhớ đêm trăng thề nguyền, tưởng tượng Kim Trọng đang ngày đêm mong nhớ nàng. + Thương Kim Trọng và thương mình: dù đã cách xa quá rồi không thể nào gặp được nữa.Song có lẽ mối tình đầu chung thủy này, với Kiều, không bao giờ phai nhạt được. Bốn câu sau: Kiều nhớ cha mẹ. + Xót thương cha mẹ già tựa cửa ngóng đợi tin con trở về. Kiều đã đi xa, vậy ai ở nhà sẽ chăm sóc cha mẹ già lúc trời nóng, lúc trời lạnh? + Lòng hiếu thảo với mẹ cha được bộc lọ cụ thể qua điển tích Sân Lai và hình ảnh gốc tử Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2009 Buổi 4: Ôn tập Tiếng Việt. I. Các phương châm hội thoại: 1. Thế nào là phương châm về lượng? Phương châm về chất? Phương châm cách thức? Phương châm quan hệ? Phương châm lịch sự? 2. Đọc bài ca dao sau: Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò? Không, không tôi đứng trên bờ Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin thì ông đi đôi Mẹ con nhà nó con ngồi đây kia Hai tiếng đổ ngờ cho thấy mẹ con nhà vạc đã cố tình vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Đáp án: phương châm về chất (nói điều không có căn cứ) 3. Các câu tục ngữ sau đây liên quan đến các phương châm hội thoại nào? - Nói có sách, mách có chứng. - Nói khoác một tấc đến giời. - Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. - Nói tràng giang đại hải. Trả lời: 3 câu trên liên quan đến phương châm về chất (chỉ nói điều mà mình biết, mình tin là đúng và có bằng chứng xác thực). Câu thứ 4 liên quan đến phương châm cách thức. II. Xưng hô trong hội thoại: Xưng hô là một bộ phận của lời nói, là yếu tố không thể thiếu được khi chúng ta nói chuyện trực tiếp với nhau. Xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình và người ấy. Hô là gọi người nói chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy. Trong tiếng Việt, hệ thống từ ngữ được dùng để xưng hô gồm có: các đại từ xưng hô như: tôi, tao, mày, bay,; các danh từ chỉ quan hệ thân tộc như: anh, chị, bố, mẹ, ông, bà,; các danh từ chỉ chức vụ như: chủ tịch, viện trưởng, giám đốc, bí thư, bộ trưởng, thủ tướng,; các danh từ chỉ nghề nghiệp như: phóng viên, thợ mộc, kĩ sư, giáo viên,; các tên riêng. Xem lại các bài tập bài Xưng hô trong hội thoại. III. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp: 1. Thế nào là dẫn trực tiếp? Dẫn gián tiếp? 2. Bài tập: (1) Hãy viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến nhận xét sau, trích ý kiến nhận xét đó theo hai cách: dẫn trc tiếp và dẫn gián tiếp: Chỉ hai chiếc tàu ngầm là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới. (2) Hãy chuyển đoạn văn có lời của bé Đản trong đoạn trích sau thành lời dẫn gián tiếp: Từ “Đứa con ngây thơ nói: Ô hay, thế ra ông cũng là cha tôi ư ? ” đến “ nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. IV. Sự phát triển của từ vựng: 1. Các cách phát triển từ vựng: a. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ: Hiện tượng này xoay quanh hai quá trình: - Mở rộng hoặc thu hẹp ý nghĩa vốn có. - Chuyển đổi tên gọi - ẩn dụ hoặc hoán dụ. Theo cách này, mặt ngữ âm của từ vựng vẫn giữ nguyên nhưng mặt nghĩa lại biến đổi, phát triển, phong phú thêm. Hiệu quả của sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ không giống nhau: - Có khi nó chỉ tạo ra một sắc thái mới về nghĩa chứ chưa tạo ra nghĩa mới. VD: Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành (XD), từ miếng vẫn có nghĩa là phần nhỏ được tách khỏi vật thể lớn nhưng với nghĩa này ta mới chỉ thấy có các kết hợp: miếng thịt, miếng đất chứ chưa ai nói miếng đêm-> nghĩa này chỉ có tính lâm thời trong ngữ cảnh. - Những trường hợp như sau, sự biến đổi ý nghĩa đã thực sự tạo ra các ý nghĩa mới: từ cắt vốn có nghĩa là làm đứt bằng vật sắc: cắt cỏ, cắt tócnhưng nó đã phát triển thêm nghĩa cắt quan hệ, cắt viện trợ, cắt hộ khẩu,Những ý nghĩa mới xa với nghĩa gốc có thể tách khỏi ý nghĩa cũ, hoạt động độc lập.Trong trường hợp như vậy, sự biến đổi nghĩa không chỉ tạo ra nghiã mới mà mà đã tạo ra một từ mới, đồng âm với từ cũ. VD: từ cáo là danh từ chỉ thú ăn thịt, gần với chó, rất tinh khôn. Hiện nay có thể nói: Thằng A rất cáo. Nó cáo lắm. Như vậy, từ cáo đã chuyển loại thành một tính từ với nghĩa là tinh khôn. b. Tạo từ ngữ mới: Những từ ngữ mới được cấu tạo bằng cách dùng những vỏ âm thanh hoàn toàn mới hầu như rất hiếm, bởi lẽ những sáng tạo mới không thể không liên hệ xa gần với những yếu tố đã có trong Tiếng Việt. Hiện nay hoạt động kinh tế ở nước ta sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều tên gọi mới ra đời đáp ứng những sự vật mới nảy sinh. Những tên gọi này được tạo ra bằng cách dịch tổ hợp định danh đầy đủ tiếng nước ngoài (chủ yếu là Tiếng Anh) rồi cấu tạo lại trên cơ sở tên nước ngoài: Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội ->HABUBANK. Công ti Điện tử Hà Nội -> HANEL, c. Vay mượn tiếng nước ngoài. * Từ ngọai lai: là những từ mà Tiếng Việt tiếp nhận của những ngôn ngữ khác cả về nội dung và hình thức. Nguồn tiếp nhận trước hết là tiếng Hán. Nếu tiếp nhận qua con đường sách vở thì những từ gốc Hán này được đọc theo cách đọc Hán Việt chứ không đọc theo cách phát âm của tiếng Hán phổ thông: cộng hòa, chính trị, đại sứ quán, độc lập, kháng chiến, nghị định thư, phân công, thị trường, thông tấn xã, thủ tướng,Nếu tiếp nhận qua con đường khẩu ngữ thì từ ngoại lai đựơc đọc theo âm địa phương nào đó: ca la thầu, mì chính, quẩy, xá xíu, tú lơ khơ, * Chữ viết tắt ngoại lai: ASEAN: hiệp hội các nước ĐNA; UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc. * Ghép lai: là quá trình trong đó một phần là bản ngữ, một phần là ngoại lai nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn ngọai lai: áo ba- đờ- xuy, áo măng- tô, áo vét, bom ba càng, đài ra- đa, rược sâm banh, sóng ra-đi-ô, vải si-mi-li, xe tăng, => Hiểu được những con đường phát triển của từ vựng, cần phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và có ý thức tiếp thu những sáng tạo mới để làm giàu thêm cho vốn từ vựng Tiếng Việt. 2. Bài tập: Kiểm tra lại việc làm các bài tập trong SGK. Thứ 2 ngày 2 tháng 11 năm 2009 Buổi 5: ôn tập tập làm văn Văn thuyết minh I. Lí thuyết: 1. Khái niệm văn thuyết minh: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mội lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức (hiểu biết) khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đềđược chọn làm đối tượng để thuyết minh. 3. Các phương pháp thuyết minh thường dùng đã học: định nghĩa, ví dụ, liệt kê, dùng số liệu, phân loại, so sánh, 4. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: - Một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thyết minh: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca - Tác dụng: làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. - Không phải văn bản thuyết minh nào cũng có thể tùy tiện sử dụng các yếu tố nghệ thuật. VD: SGK, các mục từ trong các từ điển, các bản giới thiệu các di tích lịch sử, các tờ thuyết minh đồ dùng,người ta chỉ vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào một số bài thuyết minh có tính chất phổ cập kiến thức, hoặc một số bài có tính chất văn học. VD, thuyết minh về một đồ dùng, loài cây, vật nuôi, có thể để đồ vật, loài cây, vật nuôi ấy tự kể chuyện mình hoặc kể một câu chuyện hư cấu về chúng (như chuyện Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh). Thông thường hơn cả là phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, vận dụng các phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Cũng có thể dùng vè, diễn ca để thuyết minh sự vật cho dễ nhớ. VD: giúp đồng bào dễ nhớ các chữ cái, người ta đã làm nhiều câu vè như: O tròn như quả trứng gà, Ô thời đội mũ, Ơ thời thêm râu. Biện pháp kể chuyện tuy dùng hình thức tự sự, nhưng mục đích của văn bản không phải là tự sự, mà vẫn là thuyết minh. Các biện pháp nghệ thuật này chỉ có tác dụng phụ trợ, làm cho văn bản thêm hấp dẫn, dễ nhớ, nhưng không thay thế đựơc bản thân sự thuyết minh, là cung cấp tri thức khách quan, chính xác về đối tượng. 5. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: - Trong văn bản thuyết minh, khi phải trình bày các đói tượng cụ thể trong đời sống như các loài cây, các di tích, thắng cảnh, các thành phố, mái trường, các nhân vật,bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm , giá trị , quá trình hình thành của đối tượng thuyết minh cũng cần vận dụng biện pháp miêu tả để làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận. Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh không như miêu tả trong văn bản văn học, nhằm phục vụ cho việc xây dựng tính cách, cá tính hoặc tái hiện tình huống , mà chủ yếu là gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh về vấn đề tri thức, khách quan, khoa học. Miêu tả ở đây cần thiết nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Lạm dụng miêu tả thì sẽ làm lu mờ nội dung tri thức thuyết minh trong bài.
Tài liệu đính kèm: