Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn khối 9 - Năm học 2009-2010

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn khối 9 - Năm học 2009-2010

BÀI 3

VĂN BẢN NHẬT DỤNG

 A- Mục tiêu cần đạt :

 -HS nắm được những nét khái quát về văn bản nhật dụng như đề tài , phương thức biểu đạt , nghệ thuật lập luận của ba văn bản được học .

 -Luyện về kỹ năng phân tích ,bình giảng về các vấn đề có trong văn bản .

 - Giáo dục HS hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trước các vấn đề : văn hoá và sự hội nhập văn hoá , vấn đề hoà bình của nhân loại và quyền trẻ em .

 B – Nội dung bài học :

-Bài Phong cách Hồ Chí Minh: Hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.

-Bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình: Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

- Bài : Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em : đề cập đến vấn đề quyền trẻ em .

 Cả ba văn bản đều được viết theo phương thức nghị luận và thuyết minh , tự sự .

*Bài 1: Văn bản đề cập đến lối sống của Người : thanh cao và lão thực ; vĩ đại mà giản dị ; lớn lao và gần gũi với đồng chí, đồng bào . Song qua văn bản tác giả đã có một khám phá riêng : cách sống của Hồ Chí Minh từ góc nhìn văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoá với cách mạng .

 -Văn bản đề cập đến sự hình thành và biểu hiện của phong cách sống đầy tính chất văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh .

 + Tầm sâu rộng vốn trí thức văn hoá của Hồ Chí Minh. Sau đó tác giả đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng giải thích cho vấn đề : tại sao Người lại có được vốn tri thức đó:

( Người đã tiếp xúc, đã ghé lại, đã thăm, đã sống dài ngày, Người nói và viết thạo các thứ tiếng.); đặc biệt đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm. Người tiếp thu mọi cái hay nhưng đồng thời cũng biết phê phán những cái xấu, cái tiêu cực.-> Cách lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, diễn đạt tinh tế đã thuyết phục được bạn đọc.

 

doc 49 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn khối 9 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 24 tháng 9 năm 2007
Bài 3
văn bản nhật dụng
 A- Mục tiêu cần đạt :
 -HS nắm được những nét khái quát về văn bản nhật dụng như đề tài , phương thức biểu đạt , nghệ thuật lập luận của ba văn bản được học .
 -Luyện về kỹ năng phân tích ,bình giảng về các vấn đề có trong văn bản .
 - Giáo dục HS hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trước các vấn đề : văn hoá và sự hội nhập văn hoá , vấn đề hoà bình của nhân loại và quyền trẻ em .
 B – Nội dung bài học : 
-Bài Phong cách Hồ Chí Minh: Hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.
-Bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình: Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Bài : Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em : đề cập đến vấn đề quyền trẻ em .
 Cả ba văn bản đều được viết theo phương thức nghị luận và thuyết minh , tự sự .
*Bài 1: Văn bản đề cập đến lối sống của Người : thanh cao và lão thực ; vĩ đại mà giản dị ; lớn lao và gần gũi với đồng chí, đồng bào . Song qua văn bản tác giả đã có một khám phá riêng : cách sống của Hồ Chí Minh từ góc nhìn văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoá với cách mạng . 
 -Văn bản đề cập đến sự hình thành và biểu hiện của phong cách sống đầy tính chất văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh . 
 + Tầm sâu rộng vốn trí thức văn hoá của Hồ Chí Minh. Sau đó tác giả đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng giải thích cho vấn đề : tại sao Người lại có được vốn tri thức đó:
( Người đã tiếp xúc, đã ghé lại, đã thăm, đã sống dài ngày, Người nói và viết thạo các thứ tiếng...); đặc biệt đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm. Người tiếp thu mọi cái hay nhưng đồng thời cũng biết phê phán những cái xấu, cái tiêu cực...-> Cách lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, diễn đạt tinh tế đã thuyết phục được bạn đọc.
 + Lối sống giản dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Người. Luận điểm này Bác sử dụng 3 luận cứ ( nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) .
 + Mối quan hệ giữa văn hoá và cách mạng .Con đường mà Bác đặt chân đến bốn bể năm châu là vì mục đích cách mạng chứ không phải vì mục đích văn hoá . Với Bác vì cách mạng mà Người đến với văn hoá.Bởi thế nên Người có quan niệm sống văn hoá khiến mọi dân tộc đều khâm phục . 
*Bài 2: Gồm có 3 luận điểm
 + Nhân loại đang đứng trước nguy cơ hiểm hoạ của vũ khí hạt nhân.
 + Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân thực sự là tốn kém và phi lí.
 + Lời kêu gọi chống chiến tranh ( đặc biệt là chiến tranh hạt nhân ) và đấu 
tranh cho một thế giới hoà bình .Văn bản là một bức thông điệp của lương tri , nó thức tỉnh con người ở cả hai phía , phía bảo vệ sự sống như bảo vệ con ngươi của mắt mình , còn phía đối lập tự bịt mắt mình lao vào bóng tối của cái chết như những con thiêu thân điên cuồng , quái gở .
*Bài 3 ; Văn bản đề cập đến quyền trẻ em trên hành tinh .Văn bản có tính pháp lý , tính nhân loại ,gồm ba nội dung :
 -Quan điểm chung về đặc điểm của trẻ em ,về quyền lợi của trẻ em .
 - Những khó khăn ,thách thức và những điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền trẻ em 
 -Nhiệm vụ của chúng ta .
 Bài tập về nhà : 
 Hãy tìm hiểu và phân tích những điều kiện , cơ hội mà Việt Nam có để thực hiện quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 
 Bài 4
 Chuyện người con gái Nam Xương
 Nguyễn Dữ
 A- Mục tiêu cần đạt 
- HS hiểu những nét khái quát nhất về cuộc đời , tài năng ,nhân cách
 và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Dữ . Giúp Hs nắm được những nét tiêu 
biểu về giá trị nội dung , nghệ thuật của văn bản .Phân biệt đặc điểm của 
truyện trung đại với truyện hiện đại .
Hs hiểu được số phận của ngưới phụ nữ trong xã hội phong kiến
 còn nặng những tập tục lạc hậu cổ hủ : nam quyền độc đoán
 ( thói gia trưởng ).
Kỹ năng : HS được luyện tập việc phân tích ,bình giảng các chi tiết truyện
 có giá trị thể hiện chủ đề văn bản .
Luyện tập việc tóm tắt văn bản tự sựmột cách ngắn gọn ,rõ ràng ,mạch lạc .
Giáo dục cho HS sự đồng cảm trước những bất hạnh của con người
 ( người phụ nữ ) ,căm ghét và lên án những cái ác ,cái xấu trong xã hội .
B – Nội dung bài học :
I-Tác giả
-Sống ở thế kỉ XVI, người làng Thanh Miện, huyện Trường Tân, tỉnh Hải 
Dương, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sinh ra và lớn lên
 trong XH phong kiến đang bắt đầu suy tàn, các triều đại tranh dành chém 
giết lẫn nhau (thời Lê-Mạc..).Là người học giỏi, đỗ cao nhưng chỉ làm
 quan 1 năm sau đó xin về ở ẩn để nuôi mẹ sống cuộc đời thanh bạch.
 -Là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI đã để lại cho đời các tác phẩm có giá trị như “ Truyền kì mạn lục”. Tác phẩm được mệnh danh là “ Thiên cổ kì bút” ( áng văn kì lạ của muôn đời ).
 -Là người yêu nước thương dân, có tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông là người đầu tiên quan tâm đến số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn nhiều bất công .
II-Tác phẩm
 -Truyền kì mạn lục là tập truyện ngắn đầu tiên của văn học VN viết bằng chữ Hán, Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm. Truyền kì gồm có 20 truyện.
 -Chuyện người con gái Nam xương là thiên thứ 16/20 truyện của tác phẩm , được viết bằng chữ Hán với lối văn xuôi kết hợp với văn biền ngẫu, dựa trên truyện cổ tích “ Vợ chàng Trương” nhưng đã được tác giả hư cấu, sáng tạo thêm các tình tiết li kì.
III-Tóm tắt tác phẩm
 Vũ Thị Thiết quê ở Nam xương, thuỳ mị, nết na, lấy chồng là Trương Sinh, một người có tính đa nghi, cả ghen, vô học. Biết tính chồng, nàng ăn ở khuôn phép nên gia đình êm ấm, thuận hòa.
 Gặp khi triều đình bắt Trương Sinh đi lính, Vũ Thị Thiết đã có mang. Chồng ra trận, nàng ở nhà nuôi mẹ, sinh con đặt tên là đản. Chẳng bao lâu mẹ chồng mất, nàng lo toan cho mẹ mồ yên, mả đẹp như với mẹ đẻ .
 Chồng đi xa, thương con, nàng bịa ra cái bóng trên tường. Chồng về nghe con, nghi ngờ vợ hư, đã đánh đập và đuổi vợ đi. Trước cảnh oan ức đó, Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi nàng mất Trương Sinh mới hiểu ra mọi điều.
 Vì hiền lành, nết na cho nên khi nhảy xuống sông tự tử, nàng không chết, nàng được Linh Phi cứu giúp, sống dưới thuỷ cung. Nàng gặp Phan Lang-người cùng làng đã thả rùa xanh, cứu Linh Phi nên khi gặp nạn được Linh Phi cứu. Chàng đã về kể lại cho Trương Sinh ,Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương đã trở về trong thoáng chốc rồi dần biến mất.
IV-Các đề bài 
 Đề 1: Phân tích những giá trị trong Chuyện người con gái Nam Xương
Dàn ý
A-Mở bài 
 -Giới thiệu về Nguyễn Dữ: là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI. Sinh ra trong xã hội loạn lạc, phải chứng kiến cảnh xã hội bắt đầu suy tàn, thối nát, đời sống nhân dân khổ cực -> ghi lại những trang văn đầy ắp giá trị hiện thực từ trái tim nhân đạo của mình.
 -Giới thiệu tác phẩm: là 1 tác phẩm tiêu biểu trong Truyền kì mạn lục, phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B-Thân bài
 -Tóm tắt truyện từ 5-7 dòng.
 -Phân tích các giá trị
1-Giá trị nội dung
 a-Giá trị hiện thực
 -Tố cáo XHPK đã chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của người phụ nữ, gây nhiều đau khổ, oan trái cho họ.
 + Chiến tranh loạn lạc làm cho gia đình tan nát, con người phải chịu nhều bất hạnh, tan đàn, sẻ nghé, kết cục có thể dẫn đến cái chết và gia đình Trương Sinh không nằm ngoài điều đó : Chiến tranh TS phải đi lính, phải chịu nhiều gian lao ngoài mặt trận; ở nhà mẹ già vì nhớ con đâm ra ốm mà chết. Vũ Nương 1 mình lo toan gánh vác mọi công việc, chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con thơ, vò võ chờ chồng giữa đêm khuya thanh vắng...Vì chiến tranh xa cách nên sau này mới có nỗi oan tày trời cho Vũ Nương .
=>Tất cả mọi người trong XH đó đều là nạn nhân của cuộc chiến phị nghĩa.
 + Tố cáo lễ giáo PK, người đàn ông có nhiều quyền hành đã đẩy người phụ nữ đến cái chết oan uổng mà Trương Sinh là người đại diện :
 *Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương dặn dò ân cần đằm thắm nhưng chàng dửng dưng. Khi trở về đoàn tụ, nghe bé Đản nói , Trương Sinh nghi là vợ hư, không hề suy xét, cố tình làm to chuyện, lấy bóng gió này nọ để mắng nhiếc nàng, đuổi nàng đi , không hề động lòng trước những lời van xin rớm máu của Vũ Nương -> Vũ Nương đành gửi thân vào dòng nước để tẩy rửa nổi oan. Với hình ảnh này, Nguyễn Dữ còn tố cáo chế độ nam quyền độc đoán, không cho người phụ nữ phân trần giảng giải. Vũ Nương chưa 1 ngày sống hạnh phúc, nay lại phải ôm nỗi buồn oan trái, ngậm ngùi nuốt nước mắt vào trong, nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử.
 -Chi tiết Trương Sinh hiểu ra mọi chuyện và giải oan cho Vũ Nương là chi tiết có giá trị hiện thực nhất. Nỗi oan được giải nhưng con người vĩnh viễn không còn nữa, “ bình rơi, trâm gẫy”, quyền làm vợ, làm mẹ của Vũ Nương không còn tồn tại, hạnh phúc đã vỡ tan, nỗi đau không hàn gắn được, những cảnh đời tan nát chia lìa: Trương Sinh mất vợ, bé Đản mất mẹ, Vũ Nương xa lìa trần thế...-> XHPK đã dồn đẩy con người đến cái chết.
 b)Giá trị nhân đạo
 -Là nhà văn đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam đã quan tâm đến số phận của người phụ nữ: chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh, hiểu thấu những nỗi oan trái mà người phụ nữ đã chịu đựng: trong xã hội đó, người 
phụ nữ phải chịu rất nhiều những bất công trong gia đình và xã hội , họ chỉ biết sống cho người khác nhưng rồi kết cục họ phải tìm đến cái chết để giải thoát cho chính mình. Nguyễn Dữ đã tìm đến với họ, đồng cảm trước nỗi đau của họ. Vì vậy, mỗi hình ảnh, câu chữ chính là tấm lòng, tình thương mà ông đã giành cho họ. Chuyện người con Nam Xương là một nhân chứng cho trái tim nhân đạo của ông. Ông trân trọng tình cảm của họ, gìn giữ niềm hạnh phúc nho nhỏ cho họ, ông cứu vớt họ trước những nỗi oan trái tày trời mà Vũ Nương là người mà ông đã thể hiện điều đó.
 -Ông ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Trong truyện, ông đã ca ngợi phẩm chất của Vũ Nương.
 + Là người phụ nữ thuỳ mị, nết na, đảm đang, tháo vát.
 + Là người con hiếu nghĩa.
 + Là người vợ thuỷ chung ( khi chồng ở nhà: giữ gìn khuôn phép; khi chồng đi lính: thương nhớ, không ham danh vọng tiền tài chỉ mong “ hai chữ bình yên” với thú vui “nghi gia, nghi thất”; nhớ chồng chỉ bóng của mình trên vách để an ủi mình và con lúc vắng chồng; “ ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót..”
 -Khi bị chồng nghi oan , không thể giải bày nàng đã lấy cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong trắng ,thuỷ chung về mình ( Lời nguyền của nàng trước khi trẫm mình xuống bến Hoàng Giang để tự vẫn .) .Trong lòng nàng như không hề gợn một mảy may nào ngoài lòng yêu chồng , thương con .
 -Tác giả xót thương ,thông cảm với nỗi oan ức của người phụ nữ . Trong khi chế độ phong kiến coi thường quyền sống của người phụ nữ , không hề quan tâm đến nỗi khổ của họ , nguyện vọng của họ thì Nguyễn Dữ đã đề cập đến nỗi khổ ấy , xót thương đến nỗi oan ấy .Tác giả đề cao khát vọng của họ : được tôn trọng . Chi tiết cuối truyện việc Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang lộng lẫy ,sang trọng , lúc ẩn , lúc hiện sau đó loang loáng mờ dần rồi biến mất , đã phả ... ắt chỉ có thể giam được thẻ xác của nó còn tâm hồn, tình cảm, ước nguyện của nó thì không thể giam được. Nó dõi theo kỉ niệm, dõi theo quá khứ.
Bài 3 : Ông đồ
I-Những nét chính về tác giả
-Quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu và mất ở Hà Nội ( 1913-1996 )
-Là lớp người thuộc lớp nhà thơ mới đầu tiên . Thơ ông mang nặng lòng thương người và tình hoài cổ.
-Ngoài ra, ông còn giảng dạy Văn học ở trường đại học sư phạm và Đại học sư phạm ngoạ ngữ ; là nhà dịch thuạt và nghiên cứu về văn học
II-Tác phẩm
-Thể thơ: ngũ ngôn
-Phương thức: biểu cảm + tự sự
-Đại ý: Nói về số phận của ông đồ trong thời điểm giao thời những năm đầu thế kỉ XX.
-Xuất xứ: ra đời 1936, in trên báo Tinh hoa và được in trong tạp Thi nhan VN.
III_Những nét chính về ND-NT
* Ra đời trong phong trào thơ mới nhưng bài thơ Ông đồ không xoay quanh 1 trục cảm xúc thường thấy xuất hiện ở các nhà thơ lãng mạn, đó là tìm cái tôi cho riêng mình, đắm đuối trong thứ tình yêu và thiên nhiên, say sưa trong mộng ảo. Vũ Đình Liên lại sững người quay lại, tìm về hình bóng, nhận ra cái di tích tiều tuỵ đáng thương của 1 thời tàn. Ông đồ là chứng tích đau thương của 1 thời không bao giờ trở lại.
*Hình ảnh ông đồ trong hoài niệm của tác giả
-Hai khổ đầu: là thời kì huy hoàng của ông đồ.
 + “ Mỗi năm” cụm từ chỉ thời gian được lặp lại 1 cách tuần hoàn. Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào nở, tết đến xuân về. Ông đồ cùng với mức tàu, giấy đỏ tạo nên 1 nét riêng vô cùng thiêng liêng của văn hoá dân tộc. Nó tượng trưng cho cái cổ kính. Ông đồ xuất hiện như đem lại hạnh phúc cho mọi nhà. Chính vì vậy cụm từ “ mỗi năm” cho ta thấy sự ám ảnh của hình ảnh ông đồ đối với con người.
+ Lúc này, ông đồ trở thành nhân vật trung tâm được moị người kính phục, ngưỡng mộ. Khách hàng tìm đến với ông rất đông. “ Bao nhiêu” chỉ số lượng nhiều không kể xiết,họ thốt lên những lời khen ngợi =>Ông đồ rất hạnh phúc về nghề của mình.
=>Tác giả bộc lộ tình cảm trân trọng và khâm phục đối với ông đồ ngày xưa, kín đáo thể hiện niềm tự hào đối với 1 đất nước có nền văn hoá lâu đời.
 Hai khổ thơ này thực ra đã báo hiệu sự tàn lụi của ông đồ. Hai khổ thơ không khỏi làm người ta chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình. Ông đồ già hay chính là đạo nho đang tàn lụi. Ông đồ níu giữ vẻ đẹp văn hoá không phải ở 1 môi trường sang trọng mà là “ Bên phố đông người qua”. Hình bóng lẻ loi cô độc của ông như bất lực trước hiện tượng phũ phàng trong dòng đời tấp nập, ông đồ phải gò lưng, dồn hết tâm huyết trên từng con chữ ở “ chợ đời” để kiếm sống. Hình ảnh của ông trong khổ thơ này giống như1 ánh nắng cuỗi ngày rực rỡ khi ngày sắp tàn. đọc 2 khổ thơ đầu, ta thực sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ thánh hiền, 1 giá trị tinh thần được đặt ngang hàng giá trị vật chất.
*Hai khổ thơ tiếp theo:
+ Nếu như 2 khổ thơ đầu: cảnh trước người sau thì 2 khổ thơ này là: người trước, cảnh sau =>Biểu hiện cho sự đổi thay về thời thế.
+ Nghệ thuật đối lập tài tình:
 ., Bao nhiêu người thuê viết - ông đồ vẫn ngồi đó không ai hay.
 .) Hoa tay thảo những nét – giấy đỏ...sầu.
 .) Mỗi năm khi tết đến, ông bày mực tàu ben phố đông người - ông ngồi cô độc giữa 1 đất trời tàn tạ “ lá...bay”
=>Tác giả đặt cái sinh sôi “ hoa đào nở” bên cái lụi tàn “ ông đồ già”; đặt cái hoa tay thư pháp “ như phượng..bay” bên cái bất hạnh “ người thuê viết..đâu”; đặt cái cô độc “ ngồi đó” bên cái tấp nập, dửng dưng “ không ai hay”.
=> Với nghệ thuật đó, tác giả bộc lộ lòng thương cảm bùi ngùi trước hình ảnh của ông đồ.
 + “ Mỗi năm mỗi vắng”: là nhịp thờ gian khắc khoải đau lòng, nó gõ nhịp vào nấc tàn suy quanh việc mua bán của ông đồ.
 + Khổ 3: Không miêu tả ông đồ mà chỉ tả giấy, mực để nói tâm trạng và cảnh ngộ của ông.
 “ Giấy đỏ .. thắm
 Mực đọng..sầu”
Sự tách biệt giữa “ thắm” và “ đỏ” càng khơi sâu vào nỗi buồn. Giấy vẫn đỏ 1 cách vô hồn, lặng lẽ, mực cạn dần , mất dần trong nghiên. tác giả dùng biện pháp nhan hoá ẩn dụ để nói lên thân phận của ông đồ: Một cuộc đời bị hắt hủi, ghẻ lạnh, dường như ông chết lặng và hoá đá giữa cuộc đời.
 + Khổ 4: Tác giả đã mượn cảnh tả tình, đây là khổ thơ giàu tính tạo hình. Bằng bản tình kiên nhẫn, hi vọng mong manh, bằng sự gắng gượng cho miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn ngồi đó, lúc này phố đông người chỉ có khác là “ không ai hay”sự hiện diện của ông đồ giữa cuộc đời. ở đây tác giả dùng nghệ thuật đối lập tài tình : dặt cái “ tĩnh” bên cái “ động” làm cho cái tĩnh càng lặng lẽ, đặt cái “ một, cái cô độc” bên cái nhiều, cái náo nhiệt làm cho cái 1, cái cô độc như vón cục. Lúc này ông đồ ngồi bó gối bên vỉa hè, nhìn “lá vàng, mưa bụi”. Hình ảnh “ lá vàng, mưa bụi” chính là hình ảnh và tâm trạng của ông đồ. Lá vàng chỉ rơi vào mùa thu nhưng ở đây lá vàng rơi vào mùa xuân – khi mà đất trời, cây cối đang sinh sôi nảy nở. đây quả là 1 điều lạ. Như vậy 2 câu thơ có hàm nghĩa biểu hiện sự đổi thay của 1 thời đại, xót thương cuộc sống cộng đồng Việt – 1 thời vong quốc nô, mọi cái đều đảo lộn, lá vàng, mưa bụi cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đến hồi kết thúc. Nó đã tạo nên tấm khăn liệm đưa ông đồ về chốn bàng an.
*Khổ thứ 5: Sự vắng bóng của ông đồ và nõi niềm bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ
 + “Năm nay đào lại nở” : biểu hiện vòng tuần hoàn của thời gian, của tạo hoá. Cảnh vẫn cũ ( vẫn có hoa đào, tết đến..) nhưng hình bóng ông đồ không còn nữa.
Cách dùng từ “ xưa, cũ”, biểu hiện sự thiéu hụt, trống vắng, từ đó bộc lộ sự ngậm ngùi.
 + Từ tứ thơ “ cảnh cũ, người đâu”, tác giả bộc lộ nỗi niềm thương nhớ vời vợi.
 “ Những người.....giờ”
2 câu cuối chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những cảm xúc dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Không thấy ông đồ, tác giả gọi hồn. “ Hồn” phải chăng đó là những giá trị văn hoá, tinh hoa của dân tộc, Tác giả dùng câu hỏi nhưng không cần sự trả lời: hỏi trời, hỏi đất, hỏi lớp người đi trước, hỏi cả 1 thời đại hay hỏi chính lòng mình. Đó chính là cuộc tự vấn, là tiếng gọi hồn. Tác gỉa hỏi nhưng là để cảm thông cho thân phận của ông đồ. ông đồ mất tức là những giá trị truyền thống, giá trị tinh thần cũng mất. Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi, day dứt. Hỏi để thức dậy trong tiềm thức sau sa của mỗi người dân VN những nỗi niềm vọng tưởng, thức dậy nỗi ân hận day dứt, đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ, quên văn hoá dân tộc . Bởi lẽ nó là hồn của đất nước, hồn thiêng sông núi. đánh mất đi hồn đất nước nghĩa là đánh mất đi dân tộc.
Bài 4: Quê hương
I-Tác giả
 -Tên khai sinh là Trần Tế Hanh (1921 ) quê Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, là người thuộc phong trào thơ mới chặng cuối ( 40-45).
 -Thơ ông thường mang nặng nõi buồn và tình yêu quê hương tha thiết. đặc biệt quê hương là nguồn cảm hứng chính, lớn nhất trong suốt đời thơ của ông.
 -Sau 1945, ông ra nhập hội nhà văn VN, bèn bỉ sáng tác phục vụ cách mạng. ở thời gian này, tác giả thường hướng về đề tài khao khát sự thống nhất đất nước và nỗi nhớ da diết MN ruột thịt.
 -Tác phẩm chính: gồm có tập Hoa niên; gửi Mièn bắc, tiếng sóng, 2 nửa yêu thương...
II-Tác phẩm
 -Bài thơ “ Quê hương” là bài mở đầu trong nguồn cảm hứng về quê hương của Tế hanh, sáng tác 1939 khi tác giả đang học ở Huế.
 -Bài thơ được in lúc đầu trong tập “ Nghẹn ngào” ( 1939 ), sau đó được in lại trong tập “ Hoa niên” ( 1945 ).
 -Nội dung: Bài thơ thể hiện tấm lòng của tác giả khi nhớ về những kỉ niệm sâu săc, nồng nàn. Bài thơ bộc lộ nièm tự hào về quê hương và những người dân chài.
*Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài “ Quê hương” của Tế Hanh.
 Dàn ý
A-Mở bài:
 -Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân
 “ Quê hương mỗi người chỉ một.....thành người” 
=>Khẳng định tình cảm quê hương là tình cảm thiêng lieng của con người và cũng là cảm hứng lớn nhất của nghệ thuật. Với Tế hanh, quê hương là nguòn cảm hứng chảy suốt đời thơ của ông. bài “ Que hương” ( 1939 ) khi tác giả mới chỉ là 1 hs trung học đi xa quê. Qua tình yêu, nỗi nhớ tha thết của tác giả, bức tranh quê hương hiện lên với vẻ đẹp thân thương và độc đáo.
B-Thân bài 
-Thơ mới không ít bài viết về quê hương nhưng chủ yéu họ viết về vùng bắc Bộ như Nguyễn Nhược Pháp... nhưng viết về quê hương ở miền Trung trung bộ thì rất hiếm. Tế hanh là người khơi nguồn đầu tiên cho vấn đề này. Sinh ra và lớn lên ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, nới có con sông Trà Bồng uốn lượn. Qhương của ông như 1 cù lao nổi giữa 4 bề là nước. QH đó đã in đậm trong tâm hồn của Tế Hanh.
-Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu. Không cầu kì mà rất gần gũi, mộc mạc, hồn nhiên:
 “ Làng tôi............sông”
=>Bộc lộ tình yêu đích thực bởi lẽ lời nói không hoa mĩ, chau chuốt mà nó buột trong sâu thẳm nỗi nhớ. Trong ánh mắt của chàng trai 18 tuổi, QH hiện lên “ làm nghề chài lưới” - đó là quê hương nghèo khổ, vất vả như bao làng quê khác, xung quanh 4 bề sông nước.
-Vẻ đẹp của bức tranh qh được tác giả biểu hiện trong nỗi nhớ : đó là hình ảnh làng chài lao động vất vả mà đầy chất thơ. Nhớ về quê hương tác giả nhớ cảnh đặc trưng, riêng nhất của làng chài ( cảnh đoàn thuỳên ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về )
 *Nhớ cảnh đoàn thuyền ra khơi
+ Đoàn thuyền là linh hồn, là tình cảm của dân chài. Bức tranh quê hương trong nỗi nhớ được hiện lên giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp của buổi bình minh:
 “ Khi trời trong....hồng”
“ Trời trong, gió nhẹ..hồng”( 1 loạt tính từ) + danh từ chỉ sự vật ->gợi không gian rộng rãi, 1 buổi sáng tươi đẹp, thanh bình, báo hiệu 1 ngày làm ăn đầy hứa hẹn với biển lặng, sóng êm. Chỉ có những người làm nghè chài lưới mới thấy hết tầm quan trọng của buổi đẹp trời.
+ Bức tranh qh còn hiện lên bởi khí thế của những người lao động 
 “ Chiếc thuyền.....gió”
Con người điều khiển những chiéc thuyền hăng hái đầy sinh lực . Bằng 1 loạt động từ “ hăng, phăng, rướn” =>khắc hoạ tư thế làm chủ, kiêu hãnh , chinh phục sông dài, biển lớn của người làng chài.
 Nếu hình ảnh “ con thuyền” tượng trưng cho sức mạnh về thể chất thì “ cánh buồm”lại là biểu tượng cho cái gì cao quý và bí ẩn. Cánh buồm được so sánh với “ mảnh hồn làng” ( lấy cái hữu hình so với cái vô hình, trừu tượng ) . Cánh buồm là biểu tượng linh thiêng của cuộc sống, cho sức mạnh của tự nhiên, cho niềm tin và hi vọng, là linh hồn của người dân chài. Cánh buồm ra khơi dường như mang theo cả hơi thở nhịp đập , hồn vía qhương.
 Đoạn tthơ với hình ảnh khoẻ khoắn, đầy chất lãng mạn, bay bổng, vừa diễn tả khí thế lao động mạnh mẽ, khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân chài, vừa thể hiện niềmyêu mến tha thiết về cuộc sống của thi sĩ.
 *Vẻ đẹp của bức tranh qh khi đoàn thuỳen dánh cá trở về
+ Nếu không khí buổi ra khơi thật dũng mãnh thì cảnh trở về của đoàn thuyền thật ấm áp và xúc động.
 “ Ngày hôm sau.............về”
đây là quang cảnh cuộc sống ốn ào, náo nhiệt. “ Bến đỗ” là nơi người đi và người ở gặp lại nhau, nơi chia sẻ buồn vui của người dân chài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_ngu_van_khoi_9_nam_hoc_2009_2010.doc