Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn khối lớp 9

Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn khối lớp 9

ÔN TẬP

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 8 – TỔNG HỢP.

 A. MỤC TIÊU.

 - Hs ôn tập, củng cố một số nội dung Ngữ văn trọng tâm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8.

 - Thực hiện đạt yêu cầu một số bài tập, câu hỏi thực hành.

 - Luyện viết, cách trình bày, diễn đạt vấn đề.

 B. NỘI DUNG.

 Câu 1:

 Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng:

- Năm sinh, năm mất?

- Nơi sinh?

- Thường viết về đề tài?

- Tình cảm chủ đạo thường thể hiện qua các tác phẩm?

Câu 2:

 Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo ) của Nguyễn Trãi là sự tiếp nối và phái triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt.

 Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng các luận điểm.

 

doc 114 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn khối lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình dạy đại trà 
Môn: Ngữ văn 9.
 N
Tuần 1.
 Ôn tập
chương trình Ngữ văn lớp 8 – tổng hợp.
 A. Mục tiêu.
	- Hs ôn tập, củng cố một số nội dung Ngữ văn trọng tâm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8.
	- Thực hiện đạt yêu cầu một số bài tập, câu hỏi thực hành.
	- Luyện viết, cách trình bày, diễn đạt vấn đề.
 B. Nội dung.
 Câu 1: 
 Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng:
- Năm sinh, năm mất?
- Nơi sinh?
- Thường viết về đề tài?
- Tình cảm chủ đạo thường thể hiện qua các tác phẩm?
Câu 2: 
 Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo ) của Nguyễn Trãi là sự tiếp nối và phái triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt.
 Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng các luận điểm.
 Câu 3: 
 Chép lại những câu nghi vấn trong bài thơ ông đồ ( Ngữ văn 8, tập hai ). Những câu đó thể hiện nỗi niềm gì của nhà thơ?
 Câu 4: 
 Phân tích tác dụng của dấu câu trong đoạn văn sau:
 “ ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...”
 ( Lão Hạc- Nam Cao)
 Câu 5: 
 Viết nột đoạn văn ( khoảng 10 câu ) với luận điểm: Sách là nguồn kiến thức. 
 Câu 6: 
 Suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8/ 1945 qua một vài tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 8.
 * Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện đựơc theo gợi ý sau:	
 Câu 1: 
- 1918- 1982.
- Nam Định.
- Phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ.
- Tình cảm nhân đạo thống thiết.
Câu 2: 
Trình bày được hai luận điểm sau:
- Nước Đại Việt ta tiếp nối ý thức dân tộ ở Sông núi nước Nam. 
 + Đưa căn cứ xác địng độc lập chủ quyền của dân tộc: lãnh thổ, chủ quyền.
 + Niềm tự hào dân tộc qua từ “ đế”.
 + Sử dụng các từ ngữ có tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời...
- Nước Đại Việt ta phát triển ý thức dân tộc hơn Sông núi nước Nam. 
 Bổ sung ba yếu tố để xác định độc lập dân tộc: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
 Câu 3: 
 Nhưng mỗi năm lại vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ? 
 Thể hiện sâu sắc nhất sư tiếc nuối, niềm nhớ thương của tác giả đối với cảnh cũ người xưa. 
Câu 4: 
Phân tích được:
- Dấu ( ! ) diễn tả tâm trạng buồn bã, đau khổ, chua xót. 
- Dấu (...)- chấm lửng, diễn tả sự nghẹn ngào, ngập ngừng. 
 - Sự kết hợp của hai dấu câu trên để thể hiện tâm trạng đau khổ, sự nghẹn ngào, chua xót của lão Hạc khi nghĩ về cảnh ngộ và thân phận mình. 
 Câu 5: 
 - Hình thức: gồm 1 đoạn văn ( khoảng 10 dòng ), văn nghị luận có lí lẽ, dẫn chứng. 
 - Nội dung: Thể hiện được luận điểm với những ý chính; 
 + Sách mang đến cho ta những tri thức khoa học.
 + Sách dạy ta biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội.
 Câu 6: 
 Bài làm thể hiện được các ý sau:
 A. Mở bài: Hình ảnh người nông dân là đề tài thành công của nhiều nhà văn trước C/ m tháng 8, đặc biệt là Nam Cao và Ngô Tất Tố với Lão Hạc và Tắt đèn.
 B. Thân bài: Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, nhânh cách của người nông dân.
 a. Chị Dậu:
 - Thương chồng, thương con.
 - Đảm đang, tháo vát.
 - Thông minh, sắc sảo.
 - Tiềm tàng sức mạnh phản kháng.
 Lấy được dẫn chứng, bộc lộ được cảm nghĩ của bản thân. 
 b. Lão Hạc: 
 - Thương con sâu sắc.
 - Tự trọng cao cả.
 - Số phận đáng thương.
 Lấy được dẫn chứng, bộc lộ được cảm nghĩ của bản thân -> xót xa, thương cảm, chân trọng, cảm phục...
 c. Đánh giá chung: Họ là điển hình cho vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam trước C/m.
 C. Kết bài: Khái quát h/a người nông dân trước C/m, cần kế thừa và phát huy những phẩm chất đó...
 C. Hướng dẫn học bài.
 - HS hoàn thành các bài tập
	- Tiếp tục ôn chương trìng Ngữ văn 8 một cách khái quát nhất.
 - Học, ôn luyện chương trình Ngữ văn 9.
 D Đánh giá Điều chỉnh kế hoạch 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tuần 2
Ôn tập một số văn bản nhật dụng
 A. Mục tiêu.
	- Hs ôn tập, củng cố kiến thức về 3 VBND lớp 9
	- Thực hiện đạt yêu cầu một số bài tập, câu hỏi thực hành.
	- Luyện viết, cách trình bày, diễn đạt vấn đề.
 B. Nội dung.
-Bài Phong cách Hồ Chí Minh: Hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.
-Bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình: Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
-Bài Tuyên bố với thế giới về quyền được bảo vệ và chăm sóc..: Quyền trẻ em.
Cả 3 bài trên đều sử dụng phương thức nghị luận có kết hợp với yếu tố tự sự và thuyết minh
*Bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh
Tác giả đưa ra 2 luận điểm
 + Tầm sâu rộng vốn trí thức văn hoá của Hồ Chí Minh. Sau đó tác giả đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng giải thích cho vấn đề : tại sao Người lại có được vốn tri thức đó:
( Người đã tiếp xúc, đã ghé lại, đã thăm, đã sống dài ngày, Người nói và viết thạo các thứ tiếng...); đặc biệt đến đau Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm. Người tiếp thu mọi cái hay nhưng đồng thời cũng biết phê phán những cái xấu, cái tiêu cực...-> Cách lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, diễn đạt tinh tế đã thuyết phục được bạn đọc.
 + Lối sống giản dị, rất phương Đông, rất VN của Người. Luận điểm này tác giả sử dụng 3 luận cứ ( nơi ở, trang phục, cách ăn mặc)
*Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
 Gồm có 3 luận điểm
 + Nhân loại đang đứng trước nguy cơ hiểm hoạ của vũ khí hạt nhân.
 + Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhan thực sự là tốn kém và phi lí.
 + Lời kêu gọi chống nguy cơ và đấu tranh vì 1 thế giới hoà bình.
*Bài 3: Tuyên bố với thế giới về quyền được bảo vệ và chăm sóc..: 
Gồm 4 phần 
 + Điều 1-2: Lời kêu gọi
 + Điều 3-7: Sự thách thức
 + Điều 8-9: Cơ hội
 + Điều 10-17: Nhiệm vụ
-> Văn bản mang tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo
 Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bản "Tuyên bố": 
 a- Phần mở đầu: - Khẳng định cam kết của người lớn 
 - Khẳng định quyền được sống và hạnh phúc của trẻ em
 Phần này đã xác định được cơ sở vững chắc cho "Tuyên bố" 
 b- Phần " Sự thách thức": trẻ em trên thế giới hiện đang là những nạn nhân rất thương tâm:
 - Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
 - Nạn nhân của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
 - Nạn nhân của sự suy dinh dưỡng, bệnh tật, AIDS, thiếu nước sạnh, vệ sinh, ma tuý, hậu quả 40 nghìn trẻ em chết / 1ngày 
 Nhận xét: phần này gồm 7 mục nhưng nội dung chính chỉ ở trong 3 mục 4, 5, 6. rất ngắn gọn, nhưng rất rõ, khái quát được những nỗi bất hạnh hiện tại của trẻ em
 c- Phần " "Cơ hội": Tuyên bố nêu những điều kiện thuận lợi để loài người có thể quan tâm bảo vệ chăm sóc trẻ em:
 - Sự liên kết của các quốc gia, công ước về quyền trẻ em vừa là điều kiẹn vừa là cơ sở tốt cho việc bảo vẹ trẻ em. 
 - Những cải thiện của bầu không khí chính trị quốc tế / khôi phục sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi trường / những biến chuyển nhằm đạt tới giải trừ quân bị... cũng tạo những điều kiện chưa bao giờ có để quan tâm và bảo vệ trẻ em. 
 d- Phần "Nhiệm vụ": Xác định những việc làm cụ thể
 - Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em
 - Quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ trẻ bị tàng tật và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
 - Tăng cường vai trò phụ nữ, bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ, đối xử và tạo cơ hội bình đẳng cho trẻ em gái (Vấn đề bình đẳng nam nữ)
 - Bảo đảm cho trẻ được phổ cập THCS, chống mù chữ. ( Vấn đề giáo dục)
 - Bảo đảm an toàn cho mang thai và sinh đẻ cho các bà mẹ, bảo vệ giúp đỡ đầy đủ cho gia đình (cộng đồng nền móng và môi trường tự nhiên) của trẻ. ( người mẹ và gia đình của trẻ)
 - Tạo cho trẻ nhận thức được nguồn gốc xuất thân, nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường an toàn, có thể sống có trách nhiệm trong xã hội, biết tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội. (Giáo dục ý thức xã hội)
 - Cấp bách đảm bảo sự khôi phục tăng trưởng kinh tế, tìm ra giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài.
 - Các nước phải nỗ lực liên tục phối hợp với nhau trong trong mỗi quốc gia và trên trường quốc tế.
 Nhận xét: Tuyên bố nêu ra một cách toàn diện cụ thể, rõ ràng các nhiệm vụ để chăm sóc và bảo vệ trẻ em. 
Bài tập:
	Vẽ sơ đồ trình bày hệ thống luận điểm của từng văn bản?
 HS thực hiện theo nhóm, đại diện trình bày.
 HS nhận xét, bổ sung.
 GV cho thống nhất.
 C. Hướng dẫn học bài.
 - HS hoàn thành các bài tập
 - Học, ôn luyện chương trình Ngữ văn 9.
 D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày 19 / 9 /2009
Tuần 3
 Hệ thống về các phương châm hội thoại
 A. Mục tiêu.
	- Hs ôn tập, củng cố kiến thức về các phương châm hội thoại.
	- Thực hiện đạt yêu cầu một số bài tập, câu hỏi thực hành.
	- Luyện viết, cách trình bày, diễn đạt vấn đề.
 B. Nội dung.
Lí thuyết:
 Hoàn thành chính xác các đơn vị kiến thức về các phương châm hội thoại theo bảng sau.
Các p/c hội thoại
P/c chi phối đến nội dung hội thoại
P/c chi phối quan hệ giữa các cá nhân.
P/c...
P/c...
P/c...
P/c...
P/c.....
Nội dung
Ví dụ
Bài tập:
 Bài 1
- Trong các câu sau, câu nào không tuân thủ phương châm về lượng và chất?
Bị dị tật ở tay từ nhỏ bạn tôi phải tập viết bằng chân.
Ăn nhiều rau xanh sẽ chữa được 1 số bệnh về tim mạch.
Tôi nhìn thấy 1 con lợn to bằng con trâu.
 Bài 2
- Có 2 vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong 1 hội nghị. Để làm quen, 1 vị hỏi:
 - Bây giờ anh làm việc ở đâu?
Vị kia trả lời :
 - Bây giờ tôi đang làm việc ở đây.
Trong 2 lời hội thoại, lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại ? Vì sao.
Lời thoại không tuân thủ về lượng hay về chất.
 Bài 3
- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau, các thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Hứa hươu, hứa vượn.
Ăn đơm nói đặt
Ăn ốc, nói mò
Khua môi, múa mép.
 Bài 4
 - Đứa con đang học môn Địa lí hỏi bố:
 - Bố ơi, ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố?
Người bố trả lời:
Núi nào không nhìn thấy ngọn là núi cao nhất 
Lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại. Vì sao?
 Bài 5 
 - Có 1 bác sĩ mời bạn đến dự sinh nhật ở 1 nhà hàng. Gầ ... ,G,H điền (2)
A
câu
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
ý đúng
điền x vào B,D
B
D
A
A,C
C
B
B
1-b ; 2-E ; 3-D ; 4-c ; 5-a
A
câu
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
ý đúng
B
A
E
B
A
D
A
D
C
D
C
B
B
II.Tự luận (11đIểm): 
Câu 1: (2 điểm) 
 a, Hiểu nghĩa của từ “Già”, “Xưa”, “Cũ” trong các câu thơ . phân tích chỉ ra được các giá trị biểu đạt cơ bản của chúng :
+ “Già”, “Xưa”, “Cũ” trong các câu thơ là một trường nghĩa chỉ 1 đối tượng - ông Đồ - di tích tàn tạ của một thời. 
+ “Già”- Cao tuổi vẫn sống, đang tồn tại. 
+ “Xưa”- đã khuất, thời quá khứ, trái nghĩa với nay.
+ “Cũ” - gần nghĩa với “Xưa” thêm nét nghĩa : đối lập với hiện đại - mới. Chính qua những từ này giúp người đọc cảm thấy buâng khuâng ngậm ngùi đầy thương cảm đối với một kiếp người một thế hệ. 
 b, Không gian như ngưng đọng bất biến (mùa Xuân _ Hoa đào). Thời gian và con người một thời biến đổi. Cái còn , có hôm qua đã là cái mất không tồn tại, đã là dĩ vãng là xưa cũ hôm nay. 
	Đây là một con người đã từng là trung tâm của một thời đại vừa đây, bây giờ đã đi vào dĩ vãng.
	* Cho điểm : Yêu cầu a : 1,25điểm , b. 0,75 điểm .
Câu 2 (9 điểm) Học sinh làm được những yêu cầu sau: 
a, Bố cục gồm 3 phần : mở bài, thân bài , kết bài. 
b, Về nội dung: 
 - Làm nổi bật hình tượng người chiến sĩ lái xe với những điểm sau:
+ tư thế: hiên ngang , ung dung , tự tại. 
+ bất chấp mọi khó khăn, gian khổ. 
+ sống vui nhộn, lạc quan , yêu đời pha chút ngang tàng. 
+ thương yêu đùm bọc nhau. 
+ thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm luôn hướng về miền nam ruột thịt. 
- Thông qua hình tượng các chiến sĩ lái xe phạm tiến Duật muốn ca ngợi thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ . 
- Có thể liên hệ mở rộng so sánh người lính trong thời kì chống Pháp qua bài “Đồng Chí ” hoặc hình ảnh thanh niên trong thời kì chống Mĩ qua câu thơ. 
 “ Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. 
 Mà lòng phơi phới dậy tương lai” 
	(Tố Hữu)
 c, Về nghệ thuật.
- Lời thơ như văn xuôi , như lời nói hằng ngày.
- Giọng điệu thơ ngang tàng.
- Miêu tả thực, hình ảnh thơ độc đáo.
- Cấu trúc thơ lặp lại “ không có kính ...ừ thì ...,
như một lời khẳng định sự chịu đựng, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn của người lính .
- tạo hình ảnh đối lập: giữa hình ảnh chiếc xe không kính với các chiến sĩ lái xe, phép tu từ hoán dụ “ trái tim” _ người chiến sĩ lái xe.
 d. Hình thức :
	Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
	* Cho điểm: 
 - Yêu cầu a: 1 điểm.
 - Yêu cầu b: 4,5 điểm.
 - Yêu cầu c: 2,5 điểm 
 - Yêu cầu d: 1 điểm.
C. Hướng dẫn học bài.
 Hoàn thành đề bài trên, tiếp tục ôn luyện các vấn đề về Ngữ văn
 Ngày 05 / 05 / 2009.
Tổng kết về từ vựng
 A. Mục tiêu.
 - Học sinh nắm đợc các nội dung chính về từ vựng mà các em đã đợc học từ các lớp 6, 7, 8 về nghĩa của từ, các hiện tợng chuyển nghĩa của từ. Phân biệt hiện tượng chuyển nghĩa với từ nhiều nghĩa. Phân biệt sự khác nhau giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng âm .
Học sinh nắm lại, một số biện pháp tu từ mà các em đã học ở các lớp 6, 7, 8 như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nhân hoá....
Kỹ năng : HS có thể luyện tập để nhận biết về các nội dung ôn tập bằng các bài tập cụ thể. Luyện tập tìm giá trị của các phép tu từ có trong các bài tập cụ thể .
 B. Nội dung.	 
I – Các căn cứ để tìm hiểu từ vựng :
 Từ xét về mặt cấu tạo .
 Từ xét về mặt Từ xét về mặt nguồn gốc .
 Từ xét về phạm vi sử dụng .
 - Các phép tu từ từ vựng .
II – Phân biệt từ đơn và từ phức 
Cấu tạo Từ đơn là từ chỉ do một tiếng tạo thành .
 Ví dụ : nhà , cửa , sách , vở , trờng , đi , nói ,cời ...
Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên kết hợp tạo thành .
 Ví dụ : sách vở , bàn ghế , đi đứng , nói cời , đẹp xấu , nhanh chậm ...
+ Phân loại từ phức :
 * Từ ghép : các tiếng trong từ ghép có quan hệ với nhau về mặt nghĩa .
Có hai kiểu quan hệ về nghĩa của từ ghép :
Từ ghép chính phụ :Từ ghép đẳng lập
Từ láy : các tiếng trong từ láy có sự hoà phối về âm thanh. Sự hoà phối về âm thanh ở từ láy được thể hiện ở chỗ quan hệ âm thanh giỡa các tiếng là quan hệ lặp và đối xứng.
Ví dụ : bấp bênh : phụ âm đầu lặp ,vần và thanh đối xứng . 
Lao xao : phụ âm đầu đối xứng , vần và thanh lặp .
Từ láy cũng đợc chia làm hai loại : từ láy bộ phận và từ láy hoàn toàn .
+ Từ láy bộ phận là loại từ láy mà chỉ có một bộ phận giữa các tiếng đợc lặp lại . Ví dụ : lao xao , lác đác , loanh quanh ,rột roạt , tủm tỉm ... 
 Từ láy toàn bộ là kiểu từ láy mà các tiếng lặp lại hầu nh toàn bộ .
Ví dụ : châu chấu ,chuồn chuồn, đo đỏ, trăng trắng ,..
 Lưu ý : Ngoài từ đơn và từ ghép, từ láy, tiếng Việt của chúng ta còn một số từ không nằm trong kiểu cấu tạo của từ ghép hoặc từ láy -> Loại này cũng bao gồm hai hoặc nhiều tiếng ghép lại nhng đối với người Việt các tiếng đó lại không có nghĩa, đồng thời giữa các tiếng cũng không có quan hệ ngữ âm với nhau. Ta gọi loại này là những từ nhiều tiếng có cấu tạo đặc biệt Ví dụ : bồ nông, bồ hòn, bù nhìn, xì dầu, xà phòng, sen đầm ...
 	Những từ này gốc Việt là rất ít , chủ yếu là phiên âm các từ nớc ngoài .
 Bài tập 1: Xác định các từ láy và từ ghép có trong đoạn văn sau ? Nói rõ tại sao .
 “ Mã Lương vờ nh không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.”
 (Cây bút thần) 
 Bài tập 2 : Tìm các từ láy có vần e , vần êu
 *Phân biệt nghĩa của từ ghép và từ láy :
 	Nghĩa của từ ghép :
 Từ ghép chính phụ : có tính chất cụ thể , phân loại .
Từ ghép đẳng lập : mang nghĩa khái quát , tổng hợp 
Nghĩa của từ láy : theo mức độ tăng mạnh hoặc giảm nhẹ 
 III - Nghĩa của từ :
1 – Khái niệm :
 Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị 
Có 3 cách chính để giải nghĩa của từ : 
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị . 
 + Mô tả sự vậ , hoạt động, đặc điểm của đối tợng mà từ biểu thị .
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa .
Phân biệt từ nhều nghĩa với hiện tợng chuyển nghĩa của từ :
- Từ nhiều nghĩa là từ có từ hai nghĩa trở lên . 
 Ví dụ : từ “ mắt ” trong : mắt người, mắt na, mắt tinh đời, mắt lưới ...
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là quá trình mở rộng nghĩa của từ. Gồm có:
 + Nghĩa gốc .
 + Nghĩa chuyển .
 Bài tập : Hãy xác định hiện tợng chuyển nghĩa của từ “đầu” trong các câu sau:
 a/ Đầu xanh có tội tình gì 
 Má hồng đến quá nửa thì cha thôi .
 ( Nguyễn Du ) 
 b/ Súng bên súng đầu sát bên đầu .
 ( Chính Hữu ) 
 c / Anh ấy luôn đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường .
3 – Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :
 + Từ nhiều nghĩa : các nghĩa có quan hệ với nhau dựa trên cơ sở chung nào đó 
 + Hiện tượng từ đồng âm: các nghĩa của từ khác xa nhau, khong có quan hệ với nhau .
Từ đồng âm là nhữngx từ giống nhau về vỏ ngữ âm nhng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau .
Ví dụ : cái bàn, bàn bạc ; 
 cái kéo, kéo gỗ 
 con bò , bò lê bò càng...
 Nếu như từ nhiều nghĩa là một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau thì từ đồng âm là hai hoặc nhiều từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng không có mối liên quan gì về mặt nghĩa .
IV – Các biện pháp tu từ về từ vựng 
So sánh 
ẩn dụ 
Hoán dụ 
Nhân hoá 
Điệp ngữ 
Chơi chữ 
Nói quá 
Nói giảm, nói tránh 
 + HS ôn lại các nội dung cơ bản về các biện pháp tu từ như : khái niệm , các kiểu (phân loại) và tác dụng khi sử dụng các phép tu từ đó trong văn chương (trong ngữ cảnh cụ thể ) .
 + HS luyện tập qua các bài tập cụ thể để nhận biết về các phép tu từ .
 Bài tập : Xác định và tìm giá trị của các biện pháp tu từ có trong bài tập sau :
 a/ Cầu cong nh chiếc lược ngà 
 Sông dài mái tóc cung nga buông hờ .
 ( Nguyễn Bính ) 
 b / Trên trời mây trắng nh bông 
 ở dới cánh đồng bông trắng nh mây 
 Mấy cô má đỏ hây hây 
 Đội bông như thể đội mây về làng .
 ( Ca dao )
 c / Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm 
 Tôi thao thức trong mật ong đồng ruộng 
 ... Riêng cái ấm nồng nàn nh lửa 
 Cái mộc mạc lên hơng của lúa 
 Đâu dễ chia cho tất cả mọi ngời .
 ( Nguyễn Duy ) 
 d / Nòi tre đâu chịu mọc cong 
 Cha lên đã nhọn như chông lạ thường 
 ( Nguyễn Duy ) 
 đ / Đôi ta như thể con ong 
 Con quấn, con quýt, con trong, con ngoài .
 GV hớng dẫn HS làm bài tập với các gợi ý sau :
 + Gợi ý :
 a / Hai câu thơ là hai biện pháp so sánh .
 * Câu 1 : A : cầu cong ; B : chiếc lược ngà .
 Chú ý : A không chỉ là cầu, cũng không chỉ là cong, mà là cả cái cầu với dáng cong của nó . 
 B : Chiếc lược ở đây là chiếc lợc theo kiểu cũ hình bán nguyệt, không phải là những chiếc nhựa hiện nay. Nó bằng ngà : chất liệu quý, lấy từ ngà voi, lược ngà ngoài ý hình dáng còn gợi liên tưởng đến những người con gái quý tộc xa .
 * Câu 2 : A : sông dài ; B : mái tóc cung nga ( người con gái đẹp hầu trong cung vua xa ) buông hờ , ( so sánh vắng từ : như vì luật thơ ) .
 Cũng nh ở câu thứ nhất, A là sông dài, cũng chỉ là sông, cũng không riêng độ dài của nó được đưa ra so sánh .
 B : mái tóc cung nga, mái tóc của những người con gái hầu hạ vua, dài, mượt mà.Chú ý đến cụm từ buông hờ. So sánh này không chỉ làm nổi bật độ dài của con sông, còn gợi ra vẻ đẹp, sự quí phái của con sông, sự lặng lờ của nớc sông như lời biếng, uể oải chảy. Nguyễn Bính đang nói về sông Hương của cố đô nhà Nguyễn cũ. Hai so sánh này một mặt đã đạt được tính chính xác. Mặt khác, quan trọng hơn, là gợi ra hình ảnh của ngời con gái xứ Huế xưa, có cái gì đó nhẹ nhàng, duyên dáng và quý phái như Huế cổ kính .
 b / HS tự tìm ra các hình ảnh so sánh .
 Bài ca dao mở đầu bằng kiểu so sánh chéo và kết thúc bằng việc so sánh hợp nhất. So sánh chủ yếu để gây ấn tượng về độ ngập tràn của màu trắng của bông, của một mùa bội thu. Con người (mấy cô gái) như lâng lâng bay trong khoảng không gian mênh mông màu trắng. Đó là những con ngời mà lao động không còn là gánh nặng mà thực sự là niềm vui nâng họ lên ngang tầm của trời mây. Bài ca dao là một bức tranh rất sáng rất đẹ .
 c/ A :rơm vàng bọc tôi ; B : kén bọc tằm .
 Dùng so sánh này chủ yếu là để nói sự gắn bó máu thịt, sự che chở cưu mang của rơm vàng đối với tôi như cái kén gắn bó với con tằm, cưu mang, bao bọc lấy con tằm khi sắp lột xác thành con ngài để bay đi .
Bài tập về nhà : Tìm các ẩn dụ có trong các bài tập .
 a / Ngoài kia có lẽ mênh mông quá 
 Gió lạnh len vào núp dưới cây .
 ( Phạm Khắc Khoan ) 
 b / Núi non mời mọc xanh như nước 
 Tiếc chẳng ai người hẹn cuối thôn .
 ( Tô Hà ) 
 c / Giấy đỏ buồn không thắm 
 Mực đọng trong nghiên sầu .
 ( Vũ Đình Liên ) 
 d / Ngoài thềm rơi chiếc lá đa 
 Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng . ( Trần Đăng Khoa ) 
C. Hướng dẫn học bài.
 Hoàn thành đề bài trên, tiếp tục ôn luyện các vấn đề về Ngữ văn. Chúc các em thi cấp 3 toại nguyên ước mơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on thi vao lop 10.doc