Giáo án bồi dưỡng Sinh học 9 - Trường THCS Phong Coc

Giáo án bồi dưỡng Sinh học 9 - Trường THCS Phong Coc

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể nhờ đó có thể phân biệt được cơ thể này với cơ thể khác.

- Có hai loại tính trạng:

 + Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng.

 + Tính trạng tương phản: là hai tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.

2. Cặp gen tương ứng: Là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và qui định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng ( di truyền đa hiệu).

3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.

4. Gen alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng một gen tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống nhau hoặc khác nhau về số lượng thành phần, trình tự phân bố các Nuclêôtít.

5. Gen không alen: Là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng một NST thuộc một nhóm liên kết.

6. Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật.

7. Kiểu hình: Là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập đến kiểu hình người ta chỉ quan tâm đến một hay một số tính trạng.

8. Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con không phân li và có kiểu hình giống bố mẹ.

9. Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.

 + Trội hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội.

 + Trội không hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian.

10. Tính trạng lặn: Là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử lặn

 

doc 57 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1107Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Sinh học 9 - Trường THCS Phong Coc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 18 tháng 9 năm 2012
Phần I Các qui luật di truyền
Buổi 1
Các khái niệm cơ bản và các phép lai được sử dụng
 tìm ra các quy luật di truyền
I. Các khái niệm cơ bản
1. Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể nhờ đó có thể phân biệt được cơ thể này với cơ thể khác.
- Có hai loại tính trạng:
 + Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng. 
 + Tính trạng tương phản: là hai tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.
2. Cặp gen tương ứng: Là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và qui định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng ( di truyền đa hiệu).
3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.
4. Gen alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng một gen tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống nhau hoặc khác nhau về số lượng thành phần, trình tự phân bố các Nuclêôtít.
5. Gen không alen: Là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng một NST thuộc một nhóm liên kết.
6. Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật.
7. Kiểu hình: Là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập đến kiểu hình người ta chỉ quan tâm đến một hay một số tính trạng.
8. Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con không phân li và có kiểu hình giống bố mẹ. 
9. Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.
 + Trội hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội.
 + Trội không hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian.
10. Tính trạng lặn: Là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử lặn
11. Đồng hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng giống nhau.
12. Dị hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng khác nhau.
13. Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
14. Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết, đôi khi có thêm những đặc điểm mới hoặc không biểu hiện những đặc điểm của bố mẹ.
15. Giao tử thuần khiết: Là giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền được hình thành trong quá trình phát sinh giao tử.
II. Các phép lai được sử dụng để tìm ra các quy luật di truyền 
1. Lai thuận nghịch: Là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ ( khi thì dùng dạng này là bố, khi dùng dạng đó làm mẹ) nhằm phát hiện ra các định luật di truyền sau:
 + Định luật di truyền gen nhân và gen tế bào chất: Khi lai thuận nghịch về một cặp tính trạng nào đó nếu kết quả đời con không thay đổi thì đó là di truyền gen nhân, nếu đời con thay đổi phụ thuộc vào mẹ thì đó là di truyền gen tế bào chất
VD: Di truyền gen nhân 
 - Lai thuận: 
 P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
 AA aa
 F1 Đậu hạt vàng 
 Aa
- Lai nghịch:
 P Đậu hạt xanh x Đậu hạt vàng
 AA aa
 F1 Đậu hạt vàng 
 Aa
VD: Di truyền gen tế bào chất 
 - Lai thuận: 
 P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
 F1 Đậu hạt vàng 
- Lai nghịch:
 P Đậu hạt xanh x Đậu hạt vàng
 F1 Đậu hạt xanh 
 + Định luật di truyền liên kết và hoán vị gen: Khi lai thuận nghịch mà kết quả đời con thay đổi về tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình khác tỉ lệ phân li độc lập thì đó là di truyền liên kết gen và hoán vị gen
VD: 
 - Phép lai thuận: Khi lai ruồi đực F1 mình xám cánh dài với ruồi cái mình đen, cánh cụt được kết quả FB 1 xám dài : 1 đen cụt Liên kết gen
 - Phép lai nghịch: Khi lai ruồi cái F1 mình xám cánh dài với ruồi cái mình đen, cánh cụt được kết quả FB 0,41 xám dài : 0,41 đen cụt : 0,009 xám cụt : 0,09 đen dài Hoán vị gen
 + Định luật di truyền gen liên kết trên NST giới tính X
VD: 
 - Phép lai thuận: Khi lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng, kết quả thu được toàn ruồi mắt đỏ
 - Phép lai nghịch: Khi lai ruồi cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ, kết quả thu được 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng 
2. Lai phân tích: 
- Khái niệm: Là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn. Nếu đời con lai không phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử trội, nếu đời con lai phân tính thì cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp.
- Lai phân tích được sử dụng để phát hiện các quy luật di truyền sau:
 + Di truyền trội lặn của định luật Men Đen: lai phân tích về một gen xác định một tính trạng, kết quả có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1
 P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
 AA aa
 F1 Đậu hạt vàng 
 Aa
 P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
 Aa aa
 F1 Đậu hạt vàng : Đậu hạt xanh
 Aa aa
 + Di truyền tương tác nhiều gen xác định một tính trạng trong trường hợp tương tác bổ trợ, át chế, cộng gộp với tỉ lệ kiẻu hình của phép lai phân tích về một tính trạng là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc 1 : 2 :1 hoặc 3 : 1
 * P gà mào hồ đào x gà mào hình lá
 AaBb aabb
 F1 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb 
 1 hồ đào : 1 hoa hồng : 1 hạt đậu : 1 hình lá
 * P Cây cao x Cây thấp
 AaBb aabb
 F1 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb 
 1 cao: 3 thấp
 * P Bí dẹt x Bí dài
 AaBb aabb
 F1 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb 
 1 bí dẹt : 2 bí tròn: 1 bí dài
 + Định luật di truyền liên kết (hoặc đa hiệu gen): Nếu lai phân tích về hai cặp tính trạng trở lên mà có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 thì đó là di truyền liên kết hoặc đa hiệu gen
 + Định luật di truyền hoán vị gen: Nếu lai phân tích về hai cặp tính trạng trở lên mà có tỉ lệ kiểu hình khác 1 : 1 : 1 : 1 thì đó là di truyền hoán vị gen
3. Phân tích kết quả phân li kiểu hình ở F2
 Khi cho lai F1 với nhau, có thể phát hiện ra các định luật di truyền sau:
 + Định luật phân tính trong lai một cặp tính trạng do một cặp gen chi phối có hiện tượng trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
 F1 Đậu hạt vàng x Đậu hạt vàng
 Aa Aa
 F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa 
 KH 3 vàng 1 xanh 
 F1 Hoa hồng x Hoa hồng
 Aa Aa
 F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa 
 KH 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
 + Định luật di truyền tương tác nhiều gen quy định một tính trạng: Nếu khi lai một tính trạng mà có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 7 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 
9: 3 : 4 hoặc 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1 thì các trường hợp trên là tương tác gen kiểu bổ trợ, át chế, cộng gộp
 + Định luật di truyền độc lập: Nếu lai hai hay nhiều cặp tính trạng mà tỉ lệ các tính trạng đó nghiệm đúng công thức kiểu hình (3 : 1)n thì các tính trạng đó di truyền độc lập 
 + Định luật di truyền liên kết: Nếu lai hai cặp tính trạng do hai cặp gen chi phối mà tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 : 1 hoặc 1 : 2: 1 thì các tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn
 + Định luật hoán vị gen: Nếu lai hai cặp tính trạng do hai cặp gen chi phối mà tỉ lệ kiểu hình ở F2 khác 9 : 3 : 3 : 1 thì các tính trạng di truyền liên kết không hoàn toàn.
III. Câu hỏi lý thuyết
Di truyền là gì? Biến dị là gì?
Thế nào là tính trạng? có mấy loại tính trạng? Trình bày các dạng tính trạng?
Thế nào là kiểu gen? Kiểu hình? Phân biệt đồng hợp tử và dị hợp tử?
Trình bày các phép lai được sử dụng để tìm ra các qui luật di truyền?
Thế nào là lai thuận nghịch? Phép lai thuận nghịch được sử dụng để tìm ra các qui luật di truyền nào?
Thế nào là lai phân tích? Phép lai phân tích được dùng để tìm ra các qui luật di truyền nào?
Phương pháp phân tích kết quả phân li kiểu hình ở F2 được dùng để tìm ra các qui luật di truyền nào?
Ngày 25 tháng 9 năm 2008
Buổi 2 + 3
Quy luật trội lặn hoàn toàn
và quy luật trội lặn không hoàn toàn
I. Qui luật trội lặn hoàn toàn
 Quy luật này được phản ánh qua định luật 1 và 2 của Men Đen
- Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng trội và F2 phân tính 3 trội : 1 lặn 
Hoặc: Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền sẽ phân li về mỗi giao tử và giữ nguyên bản chất như thế hệ P.
- Thí nghiệm: Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt với hạt xanh được F1 toàn hạt vàng, F2 thu được tỉ lệ 3 vàng : 1 xanh
 P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
 AA aa
 F1 Đậu hạt vàng 
 Aa
 F1 x F1 Đậu hạt vàng x Đậu hạt vàng
 Aa Aa
 F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa 
 KH 3 vàng 1 xanh 
- Cơ chế: 
 + Gen A đứng cạnh gen a trong thể dị hợp không bị hoà lẫn mà vẫn giữ nguyên bản chất, khi giảm phân sẽ cho hai giao tử A và a
 + Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử F1 sẽ cho F2 với tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa
 + Do A át hoàn toàn a nên KG AA và Aa đều có KH trội
- Điều kiện nghiệm đúng:
 + P thuần chủng
 + 1 gen qui định 1 tính trạng
 + Trội hoàn toàn
 + Số cá thể lai đủ lớn
II. Quy luật trội lặn không hoàn toàn 
- Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn F2 phân tính với tỉ lệ 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
 P Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
 F1 Hoa hồng 
 Aa
 F1 x F1 Hoa hồng x Hoa hồng
 Aa Aa
 F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa 
 KH 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
III. Câu hỏi lý thuyết
Trình bày thí nghiệm của MenĐen về lai một cặp tính trạng? Viết sơ đồ lai và giải thích theo quan điểm của MenĐen và theo quan điểm của di truyền học hiện đại? Nêu nội dung và điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li?
Nêu ví dụ về hiện tượng trội không hoàn toàn? Viết sơ đồ lai và nêu nội dung của qui luật trội không hoàn toàn?
So sánh quy luật trội lặn hoàn toàn và quy luật trội không hoàn toàn?
IV. Phương pháp giải bài tập 
1. Nhận dạng các bài toán thuộc các qui lụât Men Đen
a. Trường hợp 1:
- Nếu đề bài đã nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật Menđen:
 + 1 gen qui định 1 tính trạng
 + Trội hoàn toàn
 + Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau 
b. Trường hợp 2:
- Nếu đề bài đã xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con
 + Nếu lai một cặp tính trạng cho kiểu hình có các tỉ lệ sau đây: 100%; 1 : 1; 3 :1; 2 : 1 (tỉ lệ gen gây chết); 1 : 2 :1 (di truyền trung gian)
 + Khi lai hai hay nhiều tính trạng cho kiểu hình có các tỉ lệ sau (1 : 1)n , (3 : 1)n, (1 : 2 : 1)n 
c. Trường hợp 3:
- Nếu đề bài không cho xác đinh tỉ lệ phân li kiểu hình mà chỉ cho một kiểu hình nào đó ở con lai
 + Khi lai một cặp tính trạng, tỉ lệ kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 25% (hoặc 1/4)
 + Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng, tỉ lệ kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 6,25% (hoặc 1/16)
2. Cách giải bài tập thuộc định luật MenĐen
 Thường qua 3 bước:
- Bước 1: Qui ước gen
 + Nếu đề bài chưa qui ước gen thì cần xác định tính trội lặn dựa vào các tỉ lệ quen thuộc rồi qui ước
- Bước 2: Biện luận để xác định KG, KH của cặp bố mẹ
- Bước 3: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỉ lệ KG, KH và giải quyết các yêu cầu khác của bài
3 ...  xảy ra ở NST bao gồm:
Đột biến cấu trúc NST với 4 dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
Đột biến số lượng NST với 2 dạng: Dị bội thể và đa bội thể 
* Biến dị tổ hợp: Là những biến đổi do sự sắp xếp lại vật chất di truyền của bố mẹ ở thế con thông qua con đường sinh sản làm xuất hiện ở thế hệ con những tính trạng vốn có hoặc chưa từng có ở bố mẹ
III. Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể và biến dị tổ hợp
1. Đột biến gen
a. Khái niệm:
- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan một hoặc một số cặp nuclêôtít, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử AND
- Gồm các dạng: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí nuclêôtít
b. Nguyên nhâ và cơ chế phát sinh đột biến gen:
- Đột biến gen phát sinh do tác nhân gây đột biến lí hoá trong ngoại cảnh hoặc rối loạn trong các qua strình sinh lí, hoá sinh của tế bào gây nên những sai sót trong quá trình tự sao của AND hoặc trực tiếp biến đổi cấu trúc của nó
- Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen
- Sự biến đổi của một nuclêôtít nào đó thoạt đầu xảy ra trên một mạch của AND dưới dạng tiền đột biến. Lúc này enzim sửa chữa có thẻ sửa sai làm cho tiền đột biến trở về dạng ban đầu. Nếu sai sót không được sửa chuẫ thì qua lần tự sao tiếp theo nuclêôtit lắp sai sẽ liên kết với nuclêôtit bổ sung với nó làm phát sinh đột biến gen.
c. Cơ chế biểu hiện đột biến gen:
- đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được táI bản qua cơ chế tự nhân đôI của AND 
- Nếu đột biến phát sinh trong giảm phân sẽ tạo đột biến giao tử qua thụ tinh đI vào hợp tử. Đột biến trội sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình của cơ thể mang đột biến. Đột biến lặn sẽ đi vào hợp tử ở dạng dị hợp qua giao phối lan truyền dần trong quần thể, nếu gặp tổ hợp đồng hợp trhì biểu hiện ra thành kiểu hình
- Khi đột biến xảy ra trong nguyên phân, chúng sẽ phát sinh ở một tế bào sinh dưỡng rồi được nhân lên trong một mô. Nếu đột biến trội sẽ biểu hiện ở một phần cơ thể tạo nên thể khảm. Đột biến soma có thể nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính
- Nếu đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, trong giai đoạn 2 – 8 tế bào (đột biến tiền phôi) thì nó sẽ đI vào quá trình hình thành giao tử và truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính
d. Hậu quả:
- Sự biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc sẽ dẫn đến biến đổi trong dãy ribônuclêôtit trên mARN qua đó làm biến đổi dãy axitamin của prôtêin tương ứng, cuối cùng biểu hiện thành một biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó trên một hoặc một số ít các thể trong quần thể
- Đa số đột biến gen thường có hại vì nó phá vỡ sự hài hoà trong cấu trúc của gen, một số đột biến gen lại có lợi
e. ý nghĩa:
- Đột biến gen được xem à nguồn nguyên liệu cho tiến hoá vì:
 + Tuy đa số đột biến gen có hại cho bản thân sinh vật nhưng đột biến làm tăng sự sai khác giữa các thể, tạo nhiều kiểu gen, kiểu hình mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, có ý nghĩa đối với tiến hoá sinh giới.
 + Trong các loại độ biến thì đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì so với đột biến NST thì đột biến gen phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể sinh vật
2. Đột biến nhiễm sắc thể: 
a. Đột biến cấu trúc NST
- Khái niệm: là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
- Nguyên nhân: Do tác nhân gây đột biến lí hoá trong môI trường hoặc những biến đổi sinh lí nội bào làm phá vỡ cấu trúc của NST ảnh hưởng tới quas trình táI bản, tiếp hợp, trao đổi chéo của NST
- Cơ chế và hậu quả:
 + Mất đoạn: Một đoạn NST bị đứt ra làm giảm số lượng gen trên NST. ĐOạn bị mất có thể ở phía ngoài hoặc phía trong của cánh. Đột biến mất đoạn thường làm giảm sống hoặc gây chết. Ví dụ: ở người, NSt thứ 21 bị mất đoạn gây ung thư máu
 + Lặp đoạn: Một đoạn nào đó của NST được lặp một lần hay nhiều lần làm tăng số lượng gen cùng loại. Đột biến lặp đoạn có thể do đoạn NST bị đứt được nối xen vào NST tương đồng hoặc dóNT tiếp hợp không bình thường, do trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. Đột biến lặp đoạn làm tăng cường hay giảm sút mức biểu hiện tính trạng. Ví dụ: lặp đoạn 16A ở ruòi giấm làm mắt lồi thành mắt dẹt, càng lặp nhiều thì mắt càng dẹt hay ở đại mạch, đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong sản xuất bia.
 + Đảo đoạn: Đoạn bị đứt rồi quay ngược 180o và gắn vào chỗ bị đứt làm thay đổi trật tự phân bố gen trên NST. Đoạn bị đảo có thể mang tâm động hoặc không mang tâm động, có thể đảo đoạn trong, đảo đoạn ngoài, đảo đoạn trên cánh bé hoặc trên cánh lớn của NST. Đột biến này thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể vì vật chất di truyền không bị mất đi. Sự đảo đoạn NST tạo nên sự đa dạng giữa các nòi trong phạm vi một loài
 + Chuyển đoạn: Một đoạn NST này bị đứt ra và gắn vào một NST khác hoặc cả 2 NST khác cặp cùng bị đứt một đoạn nào đó rồi trao đổi cho nhau đoạn bị đứt. Có hai kiểu chuyển đoạn là chuyển đoạn tương hỗ hoặc chuyển đoạn không tương hỗ. Sự chuyển đoạn thường làm phân bố lại các gen trong phạm vi một cặp NST hay giữa các cặp NST khác nhau tạo nên nhóm gen liên kết mới. Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản tuy nhiên trong thiên nhiên hiện tượng chuyển đoạn nhỏ khá phổ biến ở lúa, chuối, đậu. Trong thực nghịêm người ta đã chuyển những nhóm gen mong muốn từ NST loài này sang NST loài khác
c. Đột biến số lượng NST
- Khái niệm: Là những biến đổi số lượng NST xảy ra ở một hoặc một số cặp NST hoặc toàn bộ các cặp NST
- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh:
 + Do các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học trong ngoại cảnh hoặc sự rối loạn các quá trình sinh lí trong tế bào cơ thể ảnh hưởng đến sự không phân li của một cặp NST hoặc toàn bộ các cặp NST
- Phân loại: Bao gồm thể dị bội và thể đa bội
 + Thể dị bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi số lượng bao gồm các dạng: 
 ++ Thể 1 nhiễm (2n – 1): Trong tế bào sinh dưỡng chỉ chứa một NST của cặp NST tương đồng
 ++ Thể 3 nhiễm (2n + 1): Trong tế bào sinh dưỡng một cặp NST tương đồng nào đó có thêm 1 NST
 ++ Thể khuyết nhiễm (2n – 2): Trong tế bào sinh dưỡng một NST tương đồng nào đó bị mất
 ++ Thể đa nhiễm (2n + 2): Trong tế bào sinh dưỡng có thêm 1 cặp NST tương đồng nào đó
 * Cơ chế hình thành thể dị bội: Trong quá trình phát sinh giao tử, một cặp NST nào đó không phân li trong quá trình phân bào giảm phân tạo ra hai loại giao tử
(n +1) và (n - 1). Các giao tử này kết hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh tạo ra các thể dị bội
 * Hậu quả: Thường có hại cho cơ thể sinh vật như đột biến ba nhiễm ở NST 21 gây ra hội chứng Đao (cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếh, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và day, ngón tay ngắn, cơ thể phát triển chậm, si đần và thường vô sinh), đột biến ở NST giới tính gây ra các hội chứng: hội chứng 3X (ở nữ, buồng trứng và dạ con không phát triển, thường rối loạn kinh nguyệt khó có con); Hội chứng tơcnơ (OX: nữ lùn cổ ngắn, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, dạ con nhỏ, trí tuệ chậm phát triển); Hội chứng claiphentơ(XXY: nam, mù màu, thân cao,chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh). ở thực vật cũng thường gặp ở chi cà và lúa thường làm sai khác về hình dạng, kích thước.
 * ý nghĩa: Tuy thể dị bội gây hại cho cơ thể sinh vật nhưng lại góp phần tạo ra sự sai khác về NST trong loài và làm tăng tính đa dạng cho loài. Trong thực tế sản xuất, những dạng dị bội tìm thấy ở vật nuuôI cây trồng giúp con người chọn lọc những dạng hiếm lạ
 + Thể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n, thường có hai dạng là đa bội chắn (4n, 6n) và đa bội lẻ (3n, 5n)
 * Cơ chế hình thành thể đa bội: 
 Sự hình thành đa bội chẵn: Trong quá trình nguyên phân, các NST đã tự nhân đôi nhưng thoi phân bào không hình thành làm cho tất cả các cặp NST không phân li kết quả là bộ NST tăng lên gấp bội
 Sự hình thành đa bội lẻ: Trong giảm phân hình thành giao tử, các NST phân li không đồng đều về các giao tử tạo ra giao tử có 2n NST, giao tử này kết hợp giao tử n tạo hợp tử 3n, hình thành thể tam bội 
* Tính chất biểu hiện: 
 - Cơ thể đa bội có hàm lượng AND tăng gấp bội dẫn tới trao đổi chất tăng cường, tế bào và cơ quan có kích thước lớn, phát triển khoẻ và chống chịu tốt với điều kiện môi trường. 
 - Các cơ thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính vì quá trình giảm phân bị cản trở. 
 - Thể đa bội thường gặp phổ biến ở thực vật, ở động vật giao phối thường ít gặp
 * ý nghĩa: Góp phần tạo ra sự sai khác lớn về cấu truc sdi truyền giữa các cá thể trong loài, tạo sự phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể, là nguồn nguyên liệu cho quá trình phát sinh loài mới, có ý nghĩa đối với tiến hoá. Thể đa bội được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất, chọn lọc các giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt, có năng suất cao.
3. Biến dị tổ hợp
- Khái niệm: Biến dị tổ hợp là những biến đổi do sự sắp xếp lại vật chất di truyền của bố mẹ ở thế con thông qua con đường sinh sản làm xuất hiện ở thế hệ con những tính trạng vốn có hoặc chưa từng có ở bố mẹ
- Cơ chế phát sinh: Sự sắp xếp lại vật chất di truyền làm phát sinh biến dị tổ hợp nhờ các cơ chế sau:
 + Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen nằm trên NST trong giảm phân, kết hợp với sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh
 + Sự trao đổi chéo giữa các cặp NST kép tương đồng ở kì đầu I của giảm phân dẫn đến hoán vị gen
 + Sự tương tác giữa các gen không alen dẫn đến làm xuất hiện kiểu hình mới khác bố mẹ
- ý nghĩa:
 + Trong tiến hoá: làm tăng tính đa dạng, tạo nguồn biến dị phong phú cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, thúc đẩy sựu tiến hoá của sinh giới
 + Trong chọn giống: tạo ra nhiều kiểu gen và kiểu hìnhcung cấp nguyên liệu cho con người chọn lọc và duy trì những kiểu gen tốt. Tạo ra những kiểu gen mang những tính trạng tốt tập hợp trong một cơ thể, loại bỏ những tính trạng không mong muốn nhằm đáp ứng nhu cầu phức tạp và đa dạng của cuộc sống
B. Câu hỏi lý thuyết
1. Nêu kháI niệm và phân loại biến dị theo di truyền học hiện đại?
2. Đột biến gen là gì? Nêu nguyên nhân, cơ chế phát sinh và cơ chế biểu hiện của đột biến gen?
3. Nêu hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen?
4. Trình bày đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể? Nêu cơ chế và hậu quả?
5. Trình bày kháI niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Phân biệt thể đa bội và thể dị bội?
6 Trình bày cơ chế hình thành các dạng tế bào n, 2n, 3n, 4n từ dạng tế bào 2n?
7. So sánh đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?
8. So sánh thường biến và đột biến? Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen, môI trường và kiểu hình? Mức phản ứng là gì?
9. Thường biến là gì? So sánh thường biến và biến dị tổ hợp?
10. So sánh biến dị tổ hợp và biến dị đột biến?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an boi duong HSG lop 9.doc