Giáo án cả năm Ngữ văn lớp 9

Giáo án cả năm Ngữ văn lớp 9

 Bài 4 - Tiết 3 TCT : 15

 Tiếng Việt: ĐẠI TỪ

A- Mục tiêu cần đạt :

 1 Kiến thức:

 - Nắm được thế nào là đại từ.

 - Nắm được các loại đại từ tiếng Việt.

 2.Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng sử dụng đại từ phù hợp.

 3.thái độ:HS có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.

B- Chuẩn bị: -Thầy :SGK,SGV,giáo án,bảng phụ

 -Trò :SGk,vở soạn ,vở ghi .

C- Tiến trình tổ chức:

I- Ổn định tổ chức::

II- Kiểm tra:

 - ? Đọc đoạn văn: “Hằng năm, cứ vào cuối thu.Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

 - ? Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả?

 - ? Xác định từ loại của các từ: Nắm, dẫn, đi, con đường, dài, hẹp.

 ĐT ĐT ĐT DT TT TT

III- Bài mới:

- Từ “ tôi” ở trong đoạn văn trên có phải là danh từ không? vì sao? (Từ “ tôi” không phải là danh từ vì nó không phải là từ dùng để gọi tên người, sự vật)

- Vậy từ “ tôi” thuộc từ loại gì ? (Tôi là đại từ). Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đại từ.

 

doc 449 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng 
 Bài 4 - Tiết 3 TCT : 15
 Tiếng Việt: Đại từ
A- Mục tiêu cần đạt :
 	1 Kiến thức:
 - Nắm được thế nào là đại từ.
 - Nắm được các loại đại từ tiếng Việt.
 2.Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng sử dụng đại từ phù hợp.
 3.thái độ:HS có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
B- Chuẩn bị: -Thầy :SGK,SGV,giáo án,bảng phụ 
 -Trò :SGk,vở soạn ,vở ghi.
C- Tiến trình tổ chức:
I- ổn định tổ chức::
II- Kiểm tra:
 - ? Đọc đoạn văn: “Hằng năm, cứ vào cuối thu...Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
 - ? Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả?
 - ? Xác định từ loại của các từ: Nắm, dẫn, đi, con đường, dài, hẹp.
 ĐT ĐT ĐT DT TT TT
III- Bài mới: 
- Từ “ tôi” ở trong đoạn văn trên có phải là danh từ không? vì sao? (Từ “ tôi” không phải là danh từ vì nó không phải là từ dùng để gọi tên người, sự vật)
- Vậy từ “ tôi” thuộc từ loại gì ? (Tôi là đại từ). Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đại từ.
 Hoạt động của thầy- trò
 Nội dung kiến thức
*GV: Treo bảng phụ có 4 ví dụ
Đọc đoạn văn a. 
 - Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả? Từ “nó” trong đoạn văn a chỉ ai?
Đọc đoạn văn b.
- Đoạn văn được trích từ văn bản “con gà trống” của Võ Quảng. Từ “nó” trong đoạn văn b chỉ con vật nào?
- Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của 2 từ “nó” trong 2 đoạn văn này?
 - Dựa vào văn cảnh cụ thể 
Đọc đoạn văn c.
- Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả? Từ “thế” ở đoạn văn c chỉ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ “thế”?
Đọc ví dụ d. Từ “ ai” trong bài ca dao này dùng để làm gì?
*GV: những từ nó, thế, ai là đại từ.
- Vậy em hiểu thế nào là đại từ ?
- Các từ: nó, thế, ai giữ vai trò NP gì trong câu?
- Tìm đại từ trong VD đ? Từ “tôi” ở đây giữ vai trò NP gì trong câu ?
- Đại từ thường giữ chức vụ NP gì trong câu ?
GV: ở mục I các em cần nắm được KN về đại từ và chức năng NP của đại từ.
HS đọc ghi nhớ 1
- Các đại từ ở VD a trỏ gì ?
- Các đại từ ở VD b trỏ gì ?
- Các đại từ ở VD c trỏ gì ?
- GV: Đây là các đại từ để trỏ.
- Đại từ để trỏ được phân thành mấy tiểu loại ? Đó là những tiểu loại nào?
- Các đại từ ở VD a hỏi về gì ?
- Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về gì ?
(Bạn bao nhiêu tuổi rồi ? Bạn học lớp mấy?)
- Các đại từ ở VD c hỏi về gì ?
(Sao bạn không học bài? Bài này làm thế nào?)
GV: Đó là những đại từ để hỏi.
- Đại từ để hỏi được phân thành những loại nhỏ nào?
 Qua tìm hiểu VD 2,3 - Em hãy cho biết đại từ được phân loại như thế nào?
GV : Treo bảng phụ : Sơ đồ hệ thống phân loại đại từ.
 GV khái quát lại kiến thức theo sơ đồ và khẳng định đó chính là ghi nhớ 2,3
Gv : Trong chương trình cũ, các từ: này, kia, đó, nọ được coi là đại từ chỉ định. Nhưng trong chương trình mới, các từ này được xếp thành từ loại riêng- các em đã học ở lớp 6 rồi. Vậy tên mới của nó là gì? (Trợ từ)
Treo bảng phụ: Đại từ xưng hô
GV giải thích: ngôi- số ; hs lên điền vào bảng
- Trong văn tự sự, người kể thường dùng đại từ xưng hô ở ngôi nào? (1,3 )
GV gọi hs trả lời 
- Dựa vào đâu để em xác định được “mình” ở câu trên là trỏ người đối thoại ? ( dựa vào văn cảnh cụ thể )
Hs đọc sgk và tìm những ví dụ tương tự.
* Chú ý: Khi xưng hô, 1 số DT chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác...cũng được sử dụng như đại từ xưng hô.
Gọi 4 hs lên bảng đặt câu 
HS đọc ví dụ trong sgk. 
- Dựa vào các ví dụ vừa đọc, hãy đặt câu với mỗi từ : ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung? 
- Đại từ “ta “ ở đây trỏ ai? (trỏ chung)
I- Thế nào là đại từ:
* VD 1 :
a, Nó1 : em tôi ->trỏ người.
b, Nó2 : con gà trống-> trỏ vật.
c, Thế : liệu mà đem chia đồ chơi ra đi -> trỏ hoạt động.
d, Ai : dùng để hỏi.
- Đại từ : dùng để trỏ người, sự vật, hđ, tính chất...được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
* VD 2:
a, Nó/ lại khéo tay nữa . -> CN
b, Tiếng nó/dõng dạc nhất xóm- >phụ ngữ của DT
c, Vừa nghe thấy thế, em tôi...->phụ ngữ của ĐT
d, Ai/ làm cho bể kìa đầy.-> CN
đ, - Tôi/ rất ngại học.
 - Người học kém nhất lớp là tôi.
 Đại từ: -> CN-VN.
*Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò NP như : CN,VN, trong câu hay phụ ngữ của DT, ĐT, TT.
*Ghi nhớ1: SGK(55)
II- Các loại đại từ: 2 loại
 I - Đại từ để trỏ:
* VD 2:
a, Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, mày, chúng mày, nó, hắn, họ, chúng nó...
->Trỏ người, sự vật
b, Bấy, bấy nhiêu->Trỏ số lượng
c, Vậy, thế -> trỏ hđ, tính chất, sự việc
- Trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô)
- Trỏ số lượng
- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
2- Đại từ để hỏi:
* VD 3:
a, Ai, gì : hỏi về sự vật.
b, Bao nhiêu, mấy : hỏi về số lượng
c, Sao, thế nào : hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
- Hỏi về người, sự vật
- Hỏi về số lượng
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc 
*Ghi nhớ 2,3: SGK(56)
III- Luyện tập:
* Bài 1:
a, Bảng đại từ xưng hô
Ngôi - số
 Số ít
 Số nhiều
Số1:người nói tự xưng
Tôi,ta,tao, tớ
Ctôi,cta,ctao,
Ctớ
Số2: người đối thoại
Cậu,bạn,mày
Cáccậu,cácbạn,chúng mày
Số3:người svật nói tới
Hắn,nó,ho,y
Chúng nó,bọn họ,bọn hắn
b, Mình 1->Trỏ người nói (ngôi 1)
 Mình2,3 ->Trỏ người đối thoại (ngôi 2 
2-Bài 2:
A - Cháu đi liên lạc
 Vui lắm chú à
 ở đồn Mang Cá
 Thích hơn ở nhà - > đại từ
B - Đi học về Lan xuống bếp hỏi mẹ:
 DT
- Mẹ ơi! Cơm chín chưa? Con đói quá rồi.
ĐT ĐT
3-Bài 3:
- Trong đợt thi đua vừa qua, lớp ta bị cờ xanh. Hôm ấy ai cũng buồn.
- Tôi biết làm sao bây giờ. 
- Lớp mình có bao nhiêu bạn là có bấy nhiêu tính tình khác nhau.
 IV- Hướng dẫn học bài:
 - Học thuộc 3 ghi nhớ
 - Làm các BT còn lại 
 - Đọc bài đọc thêm và đọc trước bài: Từ Hán Việt
 *********************************************
Ngày soạn :
Ngày giảng : 
 Bài 4 - Tiết 4 TCT : 16
Tập làm văn: 
 Luyện tập tạo lập Văn bản
A - Mục tiêu bài học:
 	* Kiến thức:
 - Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
 	* Kỹ năng:
 - Tạo lập 1 văn bản tương đối đơn giản gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em.
	* Giáo dục HS ý thức tiến hành các bước tạo lập văn bản.
B- Chuẩn bị:
 *- Những điều cần lưu ý: 
 - Hướng dẫn HS tạo lập văn bản 1 cách đúng phương pháp, đúng quy trình, chất lượng được nâng cao hơn 
 *- Đồ dùng: Bảng phụ
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 	I- ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7a5: 7B: 
II- Kiểm tra:
 - ? Để làm nên 1 văn bản, người tạo lập văn bản cần thực hiện những gì?
 Y/c: 1- Định hướng chính xác
 2- Tìm ý- lập dàn ý
 3- Viết các đoạn văn
 4- Kiểm tra, sửa chữa văn bản
III- Bài mới:
 Để nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản thông thường, đơn giản. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta luyện tập về tạo lập văn bản.
 Hoạt động của thầy- trò
 Nội dung kiến thức
HS đọc đề bài trong sgk
- Dựa vào những kiến thức đã được học ở bài trước, em hãy xác định yêu cầu của đề bài?
- Để tạo lập văn bản chúng ta phải làm gì?
- Việc định hướng ở đề này có những nhiệm vụ cụ thể nào?
+ Nội dung viết về những vấn đề gì?
+ Đối tượng là ai?
+ Mục đích là gì?
- Bước thứ 2 của việc tạo lập văn bản là gì? Nhiệm vụ của bước 2 là gì?
- Nếu viết về những cảnh sắc thiên nhiên VN thì viết những gì? Viết như thế nào?
- Mùa xuân có những đặc điểm gì về khí hậu, cây cối, chim muông ?
- Cảnh mùa hè có những gì đặc sắc?
- Mùa thu có những đặc điểm gì?
- KB nêu vấn đề gì? Viết gì?
- Sau khi đã xây dựng được bố cục thì chúng ta phải tiếp tục công việc gì?
- Sau khi đã viết xong văn bản chúng ta phải làm gì ?
Đọc bài tham khảo sgk (60)
- Hs viết đoạn mở đầu bức thư ?
I - Đề bài:
 * Y/c của đề bài:
- Kiểu văn bản: viết thư
- Về tạo lập văn bản: 4 bước
- Độ dài văn bản: 1000 chữ
II- Xác lập các bước để tạo lập văn bản:
 1- Định hướng cho văn bản:
 * Nội dung: 
 - Truyền thống lịch sử 
 - Danh lam thắng cảnh
 - Phong tục tập quán
 *Đối tượng: 
 - Bạn đồng trang lứa ở nước ngoài.
 * Mục đích: 
 - Giớ thiệu về vẻ đẹp của đất nước mình.-> Để bạn hiểu về đất nước VN.
2- Xây dựng bố cục:
( Rành mạch, hợp lí, đúng định hướng.)
 a, MB:
 - Giới thiệu chung về cảnh sắc thiên nhiên 
 b, TB:
 - Tả cảnh sắc từng mùa:
 * Mùa xuân: Khí hậu hơi lạnh, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa nở rực rỡ thơm ngát, chim muông hót líu lo.
 * Mùa hè: Nắng vàng chói chang rực rỡ. Hoa phượng nở rực trời...
 * Mùa thu: gió thu se lạnh, thơm mùi hương cốm mới...
 * Mùa đông: Thơm mùi ngô nướng...
c, KB: 
 - Cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nước. Lời mời hẹn và lời chúc sức khoẻ.
3- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu văn, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
4- Kiểm tra sửa chữa văn bản.
III- Luyện cách diễn đạt:
MB: Anna thân mến !
 Cũng như tất cả các bạn bè của chúng mình trên trái đất này, mỗi chúng ta đều sinh ra và lớn lên trên một đất nước tươi đẹp. Với bạn đó là nước Nga vĩ đại còn với mình là đất nước Việt Nam thân yêu. Bạn có biết không? Đất nước mình nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và mỗi mùa đều có 1 vẻ đẹp riêng độc đáo, bạn ạ.
 IV- Hướng dẫn học bài:
 - Hoàn thành văn bản. 
 - Đọc bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm ( Chú ý những bài ca dao đã học )
 ***************************************************
Ngày soạn : 
Ngày giảng : Bài 5 - Tiết TCT : 17 
Văn bản: Sông núi nước Nam 
 Phò giá về kinh ( Trần Quang Khải)
A- Mục tiêu bài học:
	* Kiến thức: 
 - Qua 2 bài thơ trung đại, HS hiểu được khí phách và khát vọng của dân tộc ta thời xưa thể hiện ở tinh thần độc lập dân tộc, tự hào về chiến thắng chống ngoại xâm, khẳng định sức mạnh dân tộc trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.
 - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.
	* Kỹ năng:
 - Rèn HS kỹ năng tìm hiểu , phân tích thơ trữ tình trung đại. Kỹ năng đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình TĐ.
	* Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn và gìn giữ những gì mà cha ông để lại.
 - B- Chuẩn bị:
 *-Những điều cần lưu ý: 
 Việc dạy thơ dịch cần phối hợp cả 3 văn bản, tránh lấy lời dịch làm nguyên văn 
 *- Đồ dùng: Bảng phụ chép phần phiên âm.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức
 Sĩ số: : 
II- Kiểm tra:
 - Đọc thuộc lòng những câu hát châm biếm? Nêu hiểu biết của em về 1 bài ca dao em thích ?
 * Y/c: - Đọc rõ ràng, diễn cảm
 - Trả lời như đã phân tích trong bài.
III- Bài mới:
Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bao triều đại đi qua là bấy nhiêu triều đại đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm giữ nước. Truyền thống ấy đã được phản ánh trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học Lí Trần. Hai văn bản mà chúng ta được học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.
 Hoạt động của thầy - trò
 Nội dung kiến thức
HS đọc chú thích sgk (63).
GV: Đây là bài thơ “thần”, bài thơ không có tên nhưng nhiều người đặt tên là “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam)
- Em có nhận xét gì về s ...  dung luyện tập:
Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.
II- Một số hình thức luyện tập:
1- Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
a- Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hơng- Hà ánh Minh:
 Đêm. Thành phố lên đèn nh sao sa. Màn sơng dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi nh một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình ngời nồng hậu bớc xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho vua chúa. Trớc mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm đợc trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trớc mũi là một đầu rồng nh muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. 
b- Nhớ- viết bài thơ Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan:
2- Làm các bài tập chính tả:
a- Điền vào chỗ trống:
- Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành.
- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b- Tìm từ theo yêu cầu:
- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.
- Lẻo khỏe, dũng mãnh.
- Giả dối.
- Từ giã.
- Giã gạo.
c- Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Mẹ tôi lên nương trồng ngô.
 Con cái muốn nên ngời thì phải nghe lời cha mẹ.
- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay.
 Nước mưa từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.
IV-Hướng dẫn học bài: 
- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.
- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.
Tiết: 138
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
 Bài 34
 Chương trình địa phương
 (phần tiếng Việt)
A- Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hởng của cách phát âm địa phơng.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I-ổn định tổ chức:
II- Kiểm tra: 
III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy -trò
Nội dung kiến thức 
Cơm có nghĩa là gì ?
1-Mâm cơm:?
 2-Bữa cơm : ?
3-Cơm loại sang
,miếng ăn hèn hạ 
4-Cơm được dùng để đánh giá kết quả làm việc .nếu kết quả tốt
,nếu không kết qu
5-Cơm được dùng để chỉ mức độ ,tình trạng cuộc sống :
-Nếu đủ ăn sung túc 
-Nếu sống cô độc 
 -Nếu sống đơn độc.
-Nếu sống không ổn định.
-Nếu vợ chồng lủng củng 
-Nếu có người hầu hạ 
-Nếu không muốn cộng tác 
6-Cơm còn dùng để chỉ phần ngon và trắng ở một số quả :
I- Nội dung luyện tập:
II- Một số hình thức luyện tập:
3.Tìm hiểu Tiếng Việt lý thú 
a.Cơm có nghĩa là gì ?
Trong TV từ cơm rất đa nghĩa .
Nghĩa gốc là gạo nấu chín ,ráo nước ,dùng làm món chính trong bữa ăn hàng ngày .Nếu không có từ ráo nước thì có thể là cháo ..Nếu gạo tẻ nấu chín gọi là cơm tẻ ,gạo nếp nấu chín gọi là cơm nếp .Nếu goạ nếp đồ chín bằng hơi nước nóng gọi là xôi. 
Từ nghĩa gốc ,từ cơm còn mở rộng ra 6 nghĩa dưới đây :
1-Mâm cơm:bao gồm cả thức ăn
2-Bữa cơm :bữa ăn chính trong ngày 
3-Cơm loại sang được dùng trong thành ngữCơm gà,cá gỏi ,miếng ăn hèn hạ được gọi là cơm thừa canh cặn .
4-Cơm được dùng để đánh giá kết quả làm việc .nếu kết quả tốt là nên cơm nên cháo,nếu không kết quả được coi là không nên cơm cháo gì 
5-Cơm được dùng để chỉ mức độ ,tình trạng cuộc sống :
-Nếu đủ ăn sung túc thì có thành ngữ no cơm ấm áo .
-Nếu sống cô độc có thành ngữ cơm niêu nước lọ.
-Nếu sống đơn độc thì có thành ngữ cơm tập thể ,giường cá nhân .
-Nếu sống không ổn định thì có thành ngữ cơm hàng cháo chợ .
-Nếu vợ chồng lủng củng thì có thành ngữ cơm chẳng lành canh chẳng ngọt .
-Nếu có người hầu hạ thì cơm bưng nước rót 
-Nếu không muốn cộng tác thì cơm ai nấy ăn việc ai nấy làm .
6-Cơm còn dùng để chỉ phần ngon và trắng ở một số quả :dừa ,vải, nhãn...
b.Danh từ đảo ngược 
1-Danh từ tổng hợp khi đảo ngược vẫn không thay đổi nghĩa :
-thôn xóm-xóm thôn
-cửa nhà-nhà cửa
-quần áo-áo quần
-bè bạn –bạn bè 
-danh lợi –lợi danh 
2-Một số danh từ phân loại ,khi đảo nghược nghĩa sẽ thay đổi nhưng vẫn còn quan hệ gần gũi:
-vương quốc –quốc vương 
-văn phòng-phòng văn 
Một số danh từ thay đổi hoàn toàn nếu bị đảo ngược :
-sĩ tử-tử sĩ 
-bệ hạ -hạ bệ (danh từ thành động từ)
-cầu dao-dao cầu 
-lí thuyết-thuyết lí (danh từ thành động từ )
IV-Hướng dẫn học bài: 
- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.
- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.
Tiết: 139
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Bài 34-
 Trả bài kiểm tra tổng hợp 
A-Mục tiêu bài học: 
Giúp hs
- Tự đánh giá đợc những u điểm và nhợc điểm trong bài viết của mình về các phơng diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn.
- Ôn và nắm đợc kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I- ổn định tổ chức: 
II- Kiểm tra: 
III- Bài mới: 
1-Tổ chức trả bài:
- Gv nhận xét kết quả và chất lợng bài làm của lớp theo từng phần
- HS từng nhóm cử đại diện hoặc tự do phát biểu bổ sung, trao đổi, đóng góp ý kiến.
- Tổ chức xây dựng đáp án- dàn ý và chữa bài.
- HS so sánh, đối chiếu với bài làm của mình.
- GV phân tích nguyên nhân những câu trả lời sai, những lựa chọn sai lầm phổ biến.
Đáp án 
Câu 1(3đ)
-Hai mặt tuơng phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay :Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng ,vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ .Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại ,chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi đi hộ đê .
-Qua hai mặt tương phản hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ rõ nét là mốt tên quan lòng lang dạ thú ,ham mê cơ bạc ,vô trách nhiệm và coi thường sing mạng của người dân .
-Dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này là lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ thú và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
Câu 2(7đ)
1.MB 1đ
Lời nói từ ngàn xưa đã trở thành một trong những phương tiện để con người trao đổi tư tưởng ,tình cảm ,kinh nghiệm .Lòi nói hay là rất quý “lời nói gói vàng ”,lời nói không mất tiền mua nhưng để nó trở nên quý như vàng,để vừa lòng người nghe thì phải lựa lời.Nhận xét về tầm quan trọng của vấn đề ,từ xa xưa ông cha ta đã đưa ra một câu ca dao giản dị nhưng thật sâu sắc :
	Lời nói không mất tiền mua 
	Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.. 
2 TB.5đ
Câu ca dao mộc mạc đơn sơ nhưng mang đầy ý nghĩa .Trong cuộc sống hằng ngày ,con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ để làm phương tiện giao tiếp .Lời nói là một công cụ có lợi mà cũng có hại trong cuộc sống .Mỗi người ai ai cũng có thể nói ra nhưng điều mình nghĩ vì nói năng ,phát ngôn thì không mất tiện mua .Nhưng nếu biết lựa lời ,biết chon lọc từ ngữ để diễn đạt những điều mình cần nói ra thì vừa lòng nhau làm cho người đối thoại được vui lòng và thu được những kết quả tốt đẹp từ đó chúng ta sẽ thu được những kết quả tốt đẹp .Lựa lời nói hay sẽ làm nên sự thông cảm ,sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau .Khi đó lời nói đúng là gói vàng .
Lời nói gói vàng ,lời nói hay có giá trị quý như gói vàng .Tuy nhiên có lời nói tốt đẹp êm tai ,mà cũng có lời nói thô vụng khó nghe .Nếu chon đúng ,lời nói sẽ mang lại hiệu quả lớn .Còn ngược lại nếu chon sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau ,gây ra những xích mích ngoài ý muốn,những hiểu lầm tai hại khó lường trước được .
Chẳng hạn như cùng nói về hiện tượng qua đời của một con người có thể có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau :Thay vì dùng từ chết gây cảm giác khó chịu cho người nghechúng ta có thể dùng từ viên tịch đối với vị sư già ,từ hi sinh đối với các chiến sĩ chiến đấu vì tổ quốc .Dân gian còn có những câu tục ngữ ,ca dao mang ý nghĩa tương tự 
	Học ăn ,học nói ,học gói, học mở 
Hoặc 
	Chim khôn kêu tiếng rảnh rang 
	Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe 
Có những lời nói tuy khó nghe mất lòng đấy nhưng lại là những lời góp ý chân thanh ,rất đáng quý “lời thật mất lòng “,ngược lại cũng có khi lời nói nghe rất êm tai ngọt ngào nhưng lại là những lời dối trá lừa gạt “mật ngọt chết ruồi “.Vậy lựa lời mà nói trước tiên phải là những lời nói chân thành ,xuất phát từ trái tim chân thật ,rồi sau đó mới đến những lờ nói hay ,nói đẹp .
Trong cuộc sống thực tiễn câu ca dao trên mang một ý nghĩa rất quan trọng .Nó chỉ bảo chúng ta cách nói năng giao tiếp sao cho hợp tình hợp lý .Một lời nói hợp cảnh hợp người sẽ làm cho việc làm thêm hiệu quả ,quan hệ thêm tốt đẹp .Mục đích giao tiếp chính yếu không phải là sự vùa lòng lẫn nhau mà là phải đạt hiệu quả cao,tạo được sự đồng tình nơi người nghe .Nếu như ta ăn nói hớ hênh thô vụng thì sẽ làm hỏng mọi mối quan hệ ,thậm chí có thể dập tắt hết mọi hi vọng tốt đẹp sau này.
Câu ca dao trên quả thật là một danh ngôn ,một lời dạy bảo quý giá .Giá trị to lớn của những câu nói này ở chỗ có nội dung mang màu sắc giáo dục dạy bảo cách ăn nói hằng ngày ,được diễn tả bằng những câu nói có vần điệu dễ hiểu dễ nhớ .
3 KB 1đ
Hiểu được lời khuyên do ông cha ta để lại ,chúng ta phải rèn luyện lời ăn tiếng nói ,rèn luyện lời hay ý đẹp để làm vừa lòng bạn bè ,nhất là làm vừa lòng ông bà, cha mẹ , thày cô và những người xung quanh mình .
IV- Hướng dẫn học bài: 
- Ôn tập các thể loại nghị luận chứng minh, giải thích và biểu cảm.
Tiết: 140
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Bài 34-
 Trả bài kiểm tra tổng hợp 
A-Mục tiêu bài học: 
Giúp hs
- Tự đánh giá đợc những u điểm và nhợc điểm trong bài viết của mình về các phơng diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn.
- Ôn và nắm đợc kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I- ổn định tổ chức: 
II- Kiểm tra: 
III- Bài mới: 
2- Hướng dẫn HS nhận xét và sửa lỗi phần tự luận:
- HS phát biểu về những yêu cầu cần đạt của đề tự luận và trình bày dàn ý khái quát của mình.
- GV bổ sung hoàn chỉnh dàn ý khái quát.
- GV nhận xét bài làm của hs về các mặt:
+ Năng lực và kết quả nhận diện kiểu văn bản.
+ Năng lực và kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ hướng vào giải quyết vấn đề trong đề bài.
+ Bố cục có đảm bảo tính cân đối và làm nổi rõ trọng tâm không.
+ Năng lực và kết quả diễn đạt: Chữ viết, dùng từ, lỗi ngữ pháp thông thường.
- HS phát biểu bổ sung, điều chỉnh và sửa chữa thêm.
- GV chọn một bài khá và một bài kém để đọc cho cả lớp nghe.
- HS góp ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc.
3.Sửa chưa
Học sinh nào sai ,thiếu phần nào thì rút kinh nghiêm và sửa chữa .
Kết quả kiểm tra: Điểm <3: 
	Điểm từ 3,5 -> 4,5:
	Điểm 5,6: 
	 Điểm từ 6,5 -> 7: 
	Điểm 8,9:
IV- Hướng dẫn học bài: 
- Ôn tập các thể loại nghị luận chứng minh, giải thích và biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ca_nam_ngu_van_lop_9.doc