Giáo án cả năm Ngữ Văn Lớp 9 (Bản 2 cột)

Giáo án cả năm Ngữ Văn Lớp 9 (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức : HS hiểu được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

2. Kĩ năng : - HS biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.

- HS nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương châm trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

3. Thái độ: HS có phép lịch sự trong giao tiếp, giao tiếp đúng đề tài, nói ngắn gọn.

4. Phẩm chất - năng lực: - Phẩm chất : Tự tin, tự chủ.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, nănglực tư duy.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu.

2. Học sinh: chuẩn bị bài

 

docx 48 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Ngữ Văn Lớp 9 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15 / 8/ Ngày dạy: 22 / 8 / 
 Tuần 1
 Tiết 1- Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Học sinh : - Hiểu được một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng: HS  : - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho các em lòng tự hào, kính yêu Bác, biết học tập theo gươngBác.
4. Phẩm chất - năng lực: 
- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, yêu quê hương đất nước.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, máy chiếu
- Dự kiến phương án tích hợp – Liên hệ :
+ Văn - Văn: Văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ ''
+ Văn - Tập làm văn: văn nghị luận
2. Trò:- Soạn bài
- Đọc lại văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '', sưu tầm những tài liệu viết về Bác.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động :
* Ổn định lớp 
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( Bài soạn)
* Vào bài mới
 GV giới thiệu ( ... ) Chiếu đoạn clip về hình ảnh HCM
 Những mẫu chuyện trong cuộc đời của Hồ Chủ Tịch là tấm gương mà mỗi chúng ta phải học tập. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người.
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Đọc , tìm hiểu chung
* PP : gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não
GV : Giới thiệu vài nét về tác giả.
? Văn bản được trích trong tác phẩm nào ?
? Theo em vb này cần được đọc với giọng đọc ntn ?
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu
- Gọi 2 HS đọc
- Yêu cầu HS khác theo dõi và nhận xét 
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ : phong cách , truân chuyên, uyên thâm.
? Bài viết trên thuộc kiểu loại văn bản nào ?
? Chủ đề chính của vb?
? Để giúp người đọc hiểu rõ nội dung đó tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào.?
? Văn bản được chia làm mấy phần. Nêu rõ giới hạn và nội dung từng phần?
Hoạt động 2 : Phân tích
* Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm...
* Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi.
-Yêu cầu HS chú ý phần 1
? Em biết danh hiệu cao quý nào của Hồ Chí Minh về văn hoá ?
? Quá trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh gắn với một cuộc đời như thế nào ?
? Trong cuộc đời ấy, vốn tri thức văn hoá của Bác được thể hiện ra sao ?
? Tìm những câu văn nêu bật quá trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh  ?
? Tác giả đã sử dụng bpnt nào qua các chi tiết trên ?
? Qua đó em hiểu gì về Hồ Chí Minh ?
- GV: giảng và cung cấp tư liệu về cuộc đời HCM trong quá trình người tìm đường cứu nước.
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi
? Cách tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh có gì đặc biệt? Và đây là cách tiếp thu ntn?
- GV gọi HS trình bày, NX
- GV; giảng
? Cách lập luận của tg ở đoạn văn trên?
- GV sử dụng kĩ thuật động não
? Qua đv trên, em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của HCM?
? Điều này có ý nghĩa như thế nào với quá trình hội nhập của chúng ta?
- GV khái quát
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả : Lê Anh Trà
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ
- Vb được trích trong HCM và văn hóa Việt Nam ( 1990)
b, Đọc, tìm hiểu chú thích
- Giọng đọc: Nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện rõ niềm tự hào về Bác...
- Chú thích (sgk)
c. Kiểu loại văn bản nhật dụng
- Chủ đề: Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
d, PTBĐ : Nghị luận + tự sự, biểu cảm.
e. Bố cục
+ Phần 1 ( Đoạn 1 ): Quá trình tiếp thu văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
+ Phần 2 ( Đoạn 2,3,4 ): Lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Phân tích
1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác. 
*Hồ Chí Minh: Danh nhân văn hoá thế giới (UNEECO-1990)
* Con đường hình thành phong cách vh của Bác
- Quá trình ấy gắn với cuộc đời đi tìm đường cứu nước đầy '' truân chuyên ''
-Người tiếp xúc với văn hoá của nhiều nước, nhiều vùng (phương Đông, phương Tây)
- '' Trên những ... châu Mĩ ''
- '' Người đã từng sống... Anh ''
- '' Người nói ... nghề ''
-'' Có thể nói ... Hồ Chí Minh ''
- '' Đến đâu ... uyên thâm '' 
+ NT: kể xen lẫn bình luận, so sánh
-> Bác là người đi nhiều, biết nhiều, có nhu cầu cao về văn hoá, am hiểu văn hóa thế giới uyên thâm . Người có vốn văn hóa sâu rộng.
* Cách tiếp thu văn hóa của Bác:
 - Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực
->Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- Những ảnh hưởng quốc tế...nhào nặn với gốc vh dân tộc không gì lay chuyển được
->Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ vững giá trị vh dân tộc.
+Lập luận chặt chẽ; kết hợp giữa bình luận, kể.
=> Một nhân cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
- Chúng ta có định hướng đúng đắn, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại.
3.Hoạt động luyện tập:
? Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh sâu rộng nh thế nào?
?Cách lập luận của tg có gì đặc biệt?
4. Hoạt động vận dụng:
- Em học tập được ở Bác cách tiếp thu tri thức,văn hóa của nhân loại như thế nào?
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Sưu tầm 1 số tài liệu về quá trình tự học , tiếp nhận tri thức của Bác.
- Học bài cũ
 - Soạn tiếp phần 2 ( Câu hỏi 2,3,4 - SGK )
- Sưu tầm những bài thơ , câu chuyện kể về lối sống của Bác
 ========================================
 Ngày soạn: 16 / 8 / Ngày dạy: 24 / 8 / 
TUẦN 1 
 Tiết 2- Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Tiếp )
 ( Lê Anh Trà )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Học sinh : - Hiểu được một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng: HS  : - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho các em lòng tự hào, kính yêu Bác, biết học tập theo 
gương Bác.
4. Phẩm chất - năng lực: 
- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,yêu quê hương đất nước.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
5. Dự kiến phương án tích hợp
- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, phiếu học tập, máy chiếu.
- Dự kiến phương án tích hợp - liên hệ :
+ Văn - Văn: Văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ ''
+ Văn - Tập làm văn: Văn nghị luận
2. Trò:
- Soạn bài ( Câu hỏi 2,3,4 )
- Đọc lại văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ ''
- Chuẩn bị phần luyện tập – SGK
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động 
* Ổn định lớp: 
*Kiểm tra bài cũ
- Phân tích nét đẹp trong phong cách tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh?
* Vào bài mới : GV cung cấp clip thể hiện phong cách sinh hoạt của Bác.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 : Phân tích (tiếp)
* Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm...
* Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.
- GV yêu cầu HS chú ý phần 2
? Tác giả đã giới thiệu về nơi ở và nơi làm việc của Bác qua các chi tiết nào ?
? Em hiểu gì về nơi ở và nơi làm việc của Bác ?
- GV giảng+ cung cấp thơ
? Trang phục của Bác được giới thiệu ra sao ?
? Đây là những trang phục ntn ?
? Em hãy tìm những chi tiết nói về bữa ăn của Bác và nx về những món ăn đó ?
GV giảng
? Những chi tiết nào nói về tư trang của Bác ?
? Phương thức lập luận nào được tg sử dụng ở những chi tiết trên ?
? Với cách lập luận chặt chẽ em hiểu gì về lối sống của Bác ?
? Về phía tác giả, tác giả đã có những nhận xét, đánh giá nào về lối sống của Bác?
? Em hiểu như thế nào về nội dung lời nhận xét, bình luận ấy ?
? Em đó được học, đọc bài thơ bài văn nào nói về cuộc sống giản dị của Bác ?
- Tức cảnh Pác bó
- Đức tính giản dị (Phạm Văn Đồng).
-Thăm cõi Bác xưa (Tố Hữu).
- GV:giảng, chốt
- GV tích hợp an ninh quốc phòng: Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- GV yêu cầu HS chú ý Đ3, Đ4
? Lối sống của Bác còn được thể hiện qua những chi tiết nào?
- GV cho HS thảo luận theo 4 nhóm
 ( 5 phút)
(1) Khi viết về lối sống của Bác, tác giả đã dùng bpnt nào?
(2) Qua đó em hiểu ntn về lối sống của Bác ?
(3) Cách sống đó có ý nghĩa như thế nào ?
- HS làm việc cá nhân -> HS thảo luận.
- GV gọi đại diện HS trình bày, HS nhận xét -> GV chốt kiến thức
- GV sử dụng kĩ thuật trình bày một phút và yêu cầu hs cảm nhận cái đẹp của lối sống giản dị qua hai câu thơ / sgk.
 - GV sử dụng kĩ thuật động não : 
? Cảm nhận chung của em về Bác qua văn bản ?
? Tình cảm của tg đối với Bác được thể hiện ra sao ?
? Qua văn bản này, em học tập được điều gì ở Bác ?
 Học sinh trao đổi.
- Mở rộng giao lưu,học hỏi những tinh hoa của nhân loại, cú ý thức tự học...
-Tiếp thu cú chọn lọc...lối sống giản dị.
GV: khái quát, liên hệ, giáo dục đạo đức
- ăn mặc, vật chất, nói năng, ứng xử
Hoạt động 3: Tổng kết
*PP: Vấn đáp
*Kĩ thuật hỏi và trả lời
* Năng lực : Tự học
* Phẩm chất : Chăm chỉ, trách nhiệm
- HS đặt câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời về NT và ND văn bản
I. Đọc -Tìm hiểu chung
II. Phân tích ( Tiếp )
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của chủ tịch Hồ Chí Minh( 25 phút)
- Nơi ở, làm việc: chiếc nhà sàn gỗ cạnh chiếc ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng
->Nơi ở, làm việc đơn sơ.
-Trang phục: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
->Trang phục giản dị, khi là người nông dân, khi là người chiến sĩ.
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà  ... ---------------------------------------
 Nội dung cần đạt
----------------------------------------------------
HĐ 2 : Phân tích ( tiếp)
Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP phân tích 
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
* Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác 
3. Cơ hội - Những điều kiện thuận lợi để cộng đồng thế giới chăm sóc trẻ em
? Nêu những điều kiện cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em?
*Thế giới
- Sự liên kết giữa các quốc gia
- Có công ước về quền trẻ em.
- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới. 
? Đây là những điều kiện ntn ?
? Vì sao nói đây là những thuận lợi, những cơ hội để bảo vệ trẻ em?
=> Đó là điều kiện thuận lợi giúp các quốc gia thực hiện quyền trẻ em
-Vì sự đoàn kết , liên kết giữa các quốc gia để cùng nhau giải quyết một vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp và toàn diện của cộng đồng.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo 5 nhóm
? Cơ hội ấy đã xuất hiện ở Việt Nam ra sao ? 
? Những cơ hội thuận lợi ấy có ý nghĩa ntn ?
? Trẻ em ở nước ta đã được hưởng những quyền lời gì
- GV; Yêu cầu HS trả lời , NX
*Việt Nam
- Đất nước được hoà bình độc lập, tự do.
- Kinh tế văn hoá xã hội phát triển 
- Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế...
--> Việc tạo cho trẻ em một cuộc sống tốt đẹp hơn không còn xa vời.
* Đảng, Nước, các tổ chức xã hội, cá nhân
 đã luôn quan tâm tới vấn đề chăm sóc và
bảo vệ trẻ em với nhiều hình thức, nhiều 
lĩnh vực, như y tế, giáo dục.Trường cho trẻ 
em khuyết tật , các bệnh viện nhi, các đợt 
khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các 
việc làm từ thiện với những em nhỏ gặp hoàn
cảnh khó khăn...
4. Nhịêm vụ - các giải pháp của cộng đồng quyết tâm vì quyền trẻ em.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi
? Những nhiệm vụ nào được nêu ra để bảo vệ quyền trẻ em?
a. Nhiệm vụ
- Tăng cường vị trí của phụ nữ và đảm bảo quyền bình đẳng nam- nữ.
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng.
- Quan tâm tới trẻ em tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống khó khăn.
- Xoá nạn mù chữ ở trẻ em.
- Đảm bảo an toàn khi mang thai và sinh đẻ.
- Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động văn hoá xã hội.
? Em có nhận xét gì về những nhiệm vụ này?
- HS thảo luận, trình bày, NX
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
=>Nhiệm vụ cụ thể, toàn diện, bao quát mọi lĩnh vực, mọi đối tượng, mọi gia đình -> Bảo vệ trẻ em.
? Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các nước cần có những giải pháp nào?
? Nhận xét giọng điệu trong các câu văn trên ?
? Giọng điệu đó thể hiện thái độ gì ?
GV: 
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển 
của trẻ em là một trong những nhiệm 
vụ quan trọng hàng đầu của từng
 quốc gia và cả cộng đồng quốc 
tế à Liên quan trực tiếp đến tương lai của
 một đất nước và của toàn nhân loại.
GV liên hệ
b. Các giải pháp:
- Đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết nợ nước ngoài cho các nước.
- Các nước cần có nỗ lực liên tục, phối hợp đồng bộ trong hoạt động vì trẻ em.
+NT: Giọng điệu dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng. Lập luận chặt chẽ.
-> Thái độ quyết tâm hành động vì tương lai của trẻ thơ.
HĐ 3: Tổng kết
IIII. Tổng kết.
GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời
Yêu cầu HS đặt câu hỏi và mời bạn trả lời về nghệ thuật và nội dung của VB
1.NT
 - Tính chặt chẽ, hợp lý trong bố cục.
- Lời văn dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.
2.ND
 Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một
trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý
nghĩa toàn cầu.
*Ghi nhớ (SGK) 
3. Hoạt động luyện tập
- Viết đoạn văn về những nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện quyền của trẻ ?
4. Hoạt động vận dụng
 - Nêu những việc làm mà em biết thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương nơi em ỏ với trẻ em ?
 - Những suy nghĩ của em khi nhận được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội?
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
 - Tìm các bài viết về quyền của trẻ em.
 - Học bài. 
 - Chẩn bị : Các pc hội thoại ( Đọc vd, trả lời các câu hỏi trong SGK)
Trên đây là bài mẫu giáo án Ngữ Văn 9
Thày cô liên hệ 0969.325896 (có zalo) để được tư vấn tải bộ giáo án
Có đủ năm giáo án cho cả 3 bộ sách mới: 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô xem trước đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn
https://tailieugiaovien.edu.vn
Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website
 Ngày soạn: 1 - 9 - Ngày dạy: 9- 9- 
Tuần 3- Bài 3
 Tiết 13 - TV : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức :- HS biết được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp, hiểu được những phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc.
- HS đánh giá được hiểu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2. Kĩ năng: - HS lựa chọn đúng các phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
3. Thái độ: - HS chú ý đến lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp.
4. Phẩm chất - năng lực: 
- Phẩm chất : Tự tin, tự chủ.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tư duy.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Phương tiện : bài soạn, tham khảo tài liệu có liên quan
- Dự kiến phương án tích hợp – liên hệ
+ TV - Văn: Những truyện cười DGVN
+ TV - TV: Nghĩa tường minh và hàm ý, Nói giảm nói tránh.
2. Trò: 
- Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp : Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, PP phân tích,Hoạt động nhóm, PP luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động 
*ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: 
*Vào bài mới : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi giữa hai đội 
- Yêu cầu: Tìm các thành ngữ liên quan đến các PC hội thoại đã học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 Hoạt động của thày và trò
 Nội dung cần đạt
HĐ 1 : Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP phân tích , PP thuyết trình
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
* Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
1. Ví dụ:
? Trong t.huống này chàng rể tuân thủ đúng phương châm nào ?
- chàng rể tuân thủ phương châm lịch sự.
? Tuy nhiên câu hỏi ấy được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc không? Tại sao? 
-Tuy nhiên không đúng chỗ, đúng lúc 
Vì gây phiền hà cho người khác.
? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?
- GV: Việc vận dụng phương châm hội
 thoại phải phù hợp với đặc điểm của 
tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói 
khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?).
=> Cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp vời đặc điểm của tình huống giao tiếp.
- GV: Yêu cầu hs đọc ghi nhớ
2. Ghi nhớ- SGK.
HĐ 2 : Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP phân tích 
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
* Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác 
? Nhắc lại những ví dụ về phương châm hội thoại đã học?
1. Ví dụ.
 a)VD1
Vd1: “Học bơi” – phương châm về lượng.
Vd2: “Quả bí khổng lồ” – phương châm về chất.
Vd3: “Ông nói gà- Bà nói vịt” phương châm quan hệ.
Vd4: “Lúng túng như ngậm hột thị” phương châm cách thức.
Vd5: Người ăn xin”- phương châm lịch sử.
Gv : Yêu cầu HS thảo luận theo 5 nhóm
? Trong những tình huống ấy,có tình huống nào mà p.châm hội thoại không được tuân thủ ?
? Vì sao PC hội thoại ở các tình huống đó không được tuân thủ ?
- Gv gọi HS trình bày, nx
- Trong tình huống 1,2.3.4: người nói không tuân thủ các phương châm hội thoại.
=> Vì người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá.
b)VD2
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như an mong muốn không?
-Câu trả lời không đáp ứng nhu cầu thông tin của người hỏi
? Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
-Phương châm về lượng không dược tuân thủ
? Vì sao nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?
+ Vì Ba không biết chính xác... nên Ba muốn tuân thủ phương châm về chất: (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực)
? Như vậy, người nói(Ba) đã vi phạm phương châm về lượng là do đâu?
=>Người nói ưu tiên cho 1 p.châm hội thoại khác quan trọng hơn
 - GV: Tổ chức thảo luận theo cặp đôi
c) VD3
? Khi thông báo cho một bệnh nhân sự thật về căn bệnh nặng của họ,người bác sĩ thường phải vi phạm p.châm h.thoại nào ?
-Bác sĩ thường vi phạm phương châm về chất ( nói dối)
? Vì sao bác sỹ phải làm vậy?
- Giúp người bệnh lạc quan,có nghị lực để tiếp tục điều trị hoặc để sống khoảng thời gian còn lại.
? Việc nói dối của bác sỹ có thể chấp nhận được không vì sao?
- Chấp nhận được,vì nó có lợi cho bệnh nhân. 
- GV: gọi HS trình bày, nx
- GV : Yêu cầu HS tìm những tình huống tương tự?
? Qua những vd trên, em hiểu thêm gì về nguyên nhân vi phạm pc hội thoại ?
VD : Người chiến sĩ cách mạng bị địch bắt 
=>Người nói phải ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn 
d)VD4
? Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” người nói đã vi phạm p.châm hội thoại nào ?
?Trong 1 số tình huống,cần phải hiểu ý nghĩa câu này ntn ?
“Tiền bạc chỉ là tiền bạc”
-Vi phạm p.châm về lượng(vì nókhông cung cấp cho người nghe thêm thông tin gì.)
- Cần hiểu là: Tiền bạc dù quý nhưng không phải là tất cả và con người không nên chạy theo tiền bạc, quên đi những giá trị khác.
 GV : - Tích hợp với nghĩa tường minh và hàm ý
? Tìm thêm những các nói tương tự?
VD: Chiến tranh là chiến tranh
? Người nói không tuân thủ p.châm về lượng để nhằm thực hiện điều gì ?
=>Muốn người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
? Qua các vd,ta thấy : việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
2. Ghi nhớ/ SGK.
3. Hoạt động luyện tập
 Hoạt động của thày và trò
 Nội dung cần đạt
III. Luyện tập
- GV : Yêu cầu HS đọc mẩu truyện, làm bài tập, trình bày
Bài 1
- Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Vì một cậu bé 5 tuổi không biết chữ thì không thể nhận biết được cuốn truyện. Cách nói của ông bố không rõ ràng.
=>Người nói không chú ý dến tình huống g.tiếp(nói với ai)
? Hướng dẫn học sinh làm bài tập và yêu cầu Hs trả lời câu hỏi trong sgk
2. Bài 2.
- Không tuân thủ phương châm lịch sự.
->Không thích hợp với tình huống giao tiếp, không có lí do chính đáng.
4.Hoạt động vận dụng
- Tìm những tình huống trong thực tế vi phạm PC hội thoại và nêu nguyên nhân ? 
- Khi sử dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp cần chú ý điều gì ? 
5 . Hoạt động tìm tòi và mở rộng
 - Học bài cũ, ôn lại những phương châm hội thoại đã học.
 - Chuẩn bị: Bài: Ôn tập kiến thức về văn thuyết minh có sử dụng bpnt và yếu tố miêu tả . Chuẩn bị viết bài TLV số 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ca_nam_ngu_van_lop_9_ban_2_cot.docx