Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 9 – Học kỳ II

Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 9 – Học kỳ II

Tiết 19 :

ÔN TẬP BÀI 18

( Ngữ văn 9 – Tập II )

A. MỤC TIÊU:

- Giúp HS hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức cơ bản của bài 18.

- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đó vào làm bài tập tự luận và thực hành.

- Giáo dục ý thức tích cực tự giác làm bài tập thực hành củng cố các kiến thức đã học .

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Tham khảo tài liệu, soạn bài. Bảng phụ.

- HS: Ôn tập kiến thức, hoàn thiện các bài tập bài 18

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

C1. Tổ chức lớp

C2. Kiểm tra bài cũ :

Trình bày suy nghĩ của em về cách đọc sách ntn cho có hiệu quả.

C3. Bài mới: GTBM

 

doc 32 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 9 – Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn : 12/1 
 Dạy : 16/1
	Tiết 19 :
Ôn tập bài 18
( Ngữ văn 9 – Tập II )
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức cơ bản của bài 18.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đó vào làm bài tập tự luận và thực hành.
- Giáo dục ý thức tích cực tự giác làm bài tập thực hành củng cố các kiến thức đã học .
B. Chuẩn bị:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn bài. Bảng phụ.
- HS: Ôn tập kiến thức, hoàn thiện các bài tập bài 18
C. Các hoạt động dạy- học:
C1. Tổ chức lớp
C2. Kiểm tra bài cũ : 
Trình bày suy nghĩ của em về cách đọc sách ntn cho có hiệu quả.
C3. Bài mới: GTBM
* GV dùng bảng phụ chép bài 1,2 – GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài.
- Đại diện nhóm cử 1 bạn làm bài tập.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV KL, tuyên dương nhóm làm tốt.
- HS làm bài tập vào vở.
GV ra tiếp một số bài tập khác, HS làm, chữa.
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS trình bày bài tập.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm, cho điểm bài viết tốt.
- HS thảo luận, làm bài tập.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài .
- GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa.
1. Bài 1. Dựa vào văn bản bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm hãy sắp xếp các ý sau theo đúng trình tự :
A. Đọc sách có vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc tích luỹ kho tàng tri thức của nhân loại.
B. Đọc sách phải có kế hoạch, mục đích suy nghĩ.
C. Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, đọc sách thường thức và đọc sách chuyên môn.
D. Việc đọc sách ngày càng không dễ đòi hỏi 
phải biết cách đọbiết cách đọc
Đáp án : A"C"D"B
Bài 2. Hai câu sau được dẫn trong bài Bàn về đọc sách
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay
a.Từ “sách cũ” câu thơ dẫn trong bài “ Bàn về đọc sách” nên hiểu như thế nào ?
Sách đọc nhiều lần 
B. Sách mua ở hiệu sách cũ.
C. Sách đã có từ lâu giờ mình mới đọc
 D. Sách có giá trị –sách hay
b. Câu thơ trên khuyên ta điều gì khi đọc sách ? 
A, Đọc sách cần suy nghĩ hiểu điều sách nói 
B, Không cần đọc nhiều sách.
 C, Chọn sách có giá trị, đọc và suy nghĩ kĩ.
D, Một quyển sách phải đọc nhiều lần.
Đáp án : a.D ; b. C
Bài 3. Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi 
học bài Bàn về đọc sách 
Bài 4. Viết một đoạn văn tổng hợp những điều đã 
phân tích trong bài Bàn về đọc sách –
Chu Quang Tiềm.
VD : 
Tóm lại muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kỹ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. 
C4.Củng cố:
? Thế nào là phép phân tích tổng hợp.
? Nắm chắc ý nghĩa tầm quan trọng và phương pháp đọc sách.
C5.Hướng dẫn :
Tiếp tục ôn tập, làm hoàn thiện các bài tập bài 18.
Ôn tập tiếp bài 19 ( Giờ sau học – Chú ý đọc kỹ văn bản Tiếng nói văn nghệ – NĐT; cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống )
**********
 Tiết 20 Soạn: 20/1 
 Dạy: 23/1
Ôn tập bài 19
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức cơ bản của bài 19.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đó vào làm bài tập tự luận và thực hành.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác làm bài tập thực hành củng cố các kiến thức đã học.
B. Chuẩn bị:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn bài.
- HS: Ôn tập kiến thức bài 19
C. Các hoạt động dạy- học:
C1. Tổ chức lớp
C2. Kiểm tra bài cũ : 
Tóm tắt hệ thống luận điểm bài Tiếng nói của văn nghệ – NĐT.
C3. Bài mới: GTBM
- Gv hướng dẫn Hs làm bài tập trắc nghiệm bài 19 trong sách bài tập trắc nghiệm NV9.
- GV hướng dẫn học sinh cách làm.
- Hs xây dựng dàn bài, viết các đoạn, trình bày phần thực hành. Gv kết hợp nhận xét, sửa chữa.
- GV hướng dẫn học sinh cách làm : Kiểu bài nghị luận xh( bình luận), bố cục 3 phần
- HD yêu cầu về nội dung
- Hs thảo luận làm bài tập. Trình bày bài tập theo nhóm.
- Gv kết hợp sửa chữa.
1. Bài tập trắc nghiệm bài 19
2. Địa phương em phát động phong trào “xanh, sạch, đẹp” nhưng ở một số nơi chúng ta vẫn thấy hiện tượng vứt rác bừa bãi.
 Chúng ta cần có thái độ như thế nào trước các hiện tượng đó?
* Yêu cầu :
- Hình thức : Biết vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận hiện tượng đời sống xh để tạo nên bố cục mạch lạc 3 phần của bài văn nghị luận. Lí lẽ dẫn chứng chính xác đầy đủ có tính thuyết phục. Trình bày vấn đề rõ ràng,bộc lộ rõ thái độ của người viết.
- Nội dung : Bài viết thuộc thể loại nghị luận một hiện tượng trong đời sống xã hội. Người viết phải vận dụng kiến thức khoa học, hiểu biết thực tế để giải quyết vấn đề.
- Chỉ ra được các hiện tượng vứt rác bừa bãi trên đường phố, nơi công cộng, sông ngòi ao hồ...
- Chỉ ra được tác hại của việc vứt rác bừa bãi
. Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
. Mất mĩ quan
.Thể hiện nếp sống thiếu ý thức và văn hoá
.Gây mâu thuẫn
- Đưa ra được thái độ và việc làm cần thiết của xh và của mỗi cá nhân.
- Kêu gọi thuyết phục mọi người tham gia giữ gìn vệ sinh chung
3. Trong hs chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “học vẹt, học tủ”. Em hãy giải thích để các bạn nhận thức được tác hại của những cách học đó và thay đổi cách học của mình cho có hiệu quả.
+ Yêu cầu : HS vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống xh để giải quyết vấn đề.
- Giải thích thế nào là học vẹt, học tủ
( Học vẹt: thuộc bài, đọc rất trôi chảy, nhưng không hiểu gì. Học tủ: vấn đề đoán là sẽ được hỏi đếnkhi thi củ nên tập trung học vào đó để chuâne bị)
Cả 2 cách học này đều mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức
Nêu tác hại của học vẹt, học tủ: 
+ Kiến thức nhớ không lâu bền chóng quên
+ Không hiểu nên không thể vận dụng kiến thức vào học tập và công tác
+ Không nắm được kiến thức một cách đầy đủ và toàn diện
+ Nếu lệch tủ sẽ không đạt kết quả trong thi cử và kiểm tra
+ Phụ công các thầy cô giáo đã dạy dỗ cho ta kiến thức đầy đủ và toàn diện
Cần phải thay đổi cách học tập để đạt hiệu quả cao: 
+ Xác định học là đẻ có kiến thức thực sự, không phải để qua các kì thi lấy 1 tấm bằng thật nhưng kiến thức giả.
+Cần cù chăm chỉ học tập. Học đẻ hiểu vấn đề để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và lđsx.
+ Học đều, học đủ học toàn diện để hoàn thiện kiến thức.
C4.Củng cố :
? Thế nào là nghị luận về một hiện tượng trong đs, xh ?
? Nêu cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đs, xh ?
C5.Hướng dẫn :
Ôn tập, làm hoàn thiện các bài tập bài 19.
- Tiếp tục ôn tập bài 19, 20 ( Giờ sau học – Chú ý cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lý )
***********
Soạn: 26/1 
Dạy: 29/1 
Tiết 21
Ôn tập bài 19, 20
( Ngữ văn 9 – Tập II )
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức cơ bản của bài 19- 20.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đó vào làm bài tập tự luận và thực hành.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác làm bài tập thực hành củng cố các kiến thức đã học 
B. Chuẩn bị:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn bài.
- HS: Ôn tập kiến thức, hoàn thiện các bài tập bài 19, 20
C. Các hoạt động dạy- học:
C1. Tổ chức lớp
C2. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra vở HS.
C3. Bài mới: GTBM
Bài tập 1. Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Em hãy trình bày suy nghĩ của em.
- Hs lập dàn bài, trình bày.
- GV sửa chữa, giúp HS xây dựng dàn bài :
 a. Mở bài:
- Giới thiệu đức tính trung thực rất cần thiết trong đời sống.
b. Thân bài: Thể hiện suy nghĩ của bản thân khi nêu và phân tích tính trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. 
+ Giải thích thế nào là tính trung thực ?
- Trung: Hết lòng với người
 Hết lòng với nước
- Thực: Thật.
- Nghĩa của từ trung thực có thể hiểu là : ngay thẳng, thật thà. Có nghĩa là luôn nói đúng sự thật, không là sai lạc đi sự thật.
+ Những biểu hiện của tính trung thực: 
Trong học tập: Không quay cóp, chép bài của bạn...
Trong cuộc sống: Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi; không báo cáo sai sự thật; không tham lam lấy của người khác làm của mình. Sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, nâng giá bất hợp pháp, làm hại đến người tiêu dùng
+ Lợi ích của tính trung thực: 
Giúp hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mễn, tôn trọng.
Có kiến thức thực làm giàu có tri thức của bản thân, giúp ta thành đạt trong cuộc sống.
Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt.
Trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin của khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trung thực sẽ giúp cho xh trong sạch văn minh và ngày càng phát triển.
+ Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực:
Trong học tập trong các kì thi nạn học giả bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học gây dư luận xấu trong xã hội.
Trong cuộc sống thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người với mình.
Trong sản xuất kinh doanh số liệu báo cáo thiếu trung thực trong xh đi xuống, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước, chất lượng sản phẩm không trung thức sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng của con người.
Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh sẽ làm xuống cấp đạo đức xh, phá bỏ nét đẹp truyền thống của dân tộc.
 c. Kết bài:
Thái độ cần phải có:
Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn
Lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây lên.
Biểu dương những việc làm trung thực.
- Gv chia nhóm, mỗi nhóm viết 1 luận điểm. 
- Hs viết đoạn văn. 
- HS trình bày, GV nhận xét, sửa chữa.
Tiết 22
S:10/2/2008
D:16/2 Ôn tập bài 19, 20
( Ngữ văn 9 – Tập II )
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức cơ bản của bài 19- 20.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đó vào làm bài tập tự luận và thực hành.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác làm bài tập thực hành củng cố các kiến thức đã học 
B. Chuẩn bị:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn bài.
- HS: Ôn tập kiến thức, hoàn thiện các bài tập bài 19, 20
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra vở HS.
3. Bài mới: GTBM
Bài tập 2. Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. ý kiến của em về hiện tượng đó như thế nào ?
GV Gợi ý, HS về nhà làm : 
+ Trò chơi điện tử đang là món tiêu khiển hấp dẫn đến mức nhiều bạn đã mải chơi phạm sai lầm như thế nào ?
Trò chơi điện tử có mặt ở nhiều nơi từ thành phố đến thôn quê 
Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử rất nhiều
Học sinh ham chơi điện tử quên cả học hành, kết quả giảm sút
Mải chơi điện tử cần tiền hoặc quen với bạn xấu qua mạngbị rủ rê và mắc phải tệ nạn xhtình trạng báo động.
+ Nguyện nhân của những hiện tượng trên ?
Bản thân trò trơi điện tử hấp dẫn dễ bị mê mải đến quên thời gian
Cái chính là do ý thức tự giác của các bạn chưa cao
Nhiều gia đình quản lí c ... . Kiểm tra bài cũ : Truyện Những ngôi sao xa xôi –LMK, nhân vật Phương Định để lại trong em ấn tượng gì ? Em học tập được gì ở các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện ?
3. Bài mới : GTBM
Đề bài 3 :
Viết đoạn văn khoảng 8 câu theo cách diễn dịch để phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ( LMK )
- GV gợi ý cho HS làm, chia nhóm , yêu cầu nhóm thảo luận , làm nhanh ra giấy nháp. Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, cho điểm từng nhóm.
Gợi ý :
Về nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ( LMK ), em có thể phát biểu cảm nghĩ về những điểm sau :
Nhân vật có cá tính nhưng sống chân thực.
Tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm : yêu mến những người trong tổ và cả đơn vị; yêu mến và cảm phục những người lính mà cô gặp họ qua trọng điểm vào chiến 
trường.
Cô hồn nhiên, đầy nữ tính nhưng cũng rất can đảm. Hay quan tâm đến hình thức, mơ mộng, hay nhớ về kỷ niệm. Cô rất nhạy cảm và kín đáo. Trong cảnh phá bom, Phương Định thể hiện rõ lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm và sự dũng cảm một cách tự nhiên bởi đó là bản chất của cô.
Qua nhân vật Phương Định để hiểu về thế hệ trẻ trong chống Mỹ cứu nước.
Đề bài 4 : Viết đoạn văn ( khoảng 10 câu ) theo cách tổng hợp- phân tích – tổng hợp. Nội dung nói về những cảm nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê ) .
- GV cho HS phát biểu những cảm nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và trong thời đại ngày nay. Sau đó ứng dụng vào văn bản Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê ).
- Gv hướng dẫn HS làm. Hs làm bài tập . GV kiểm tra, lựa chọn đọc 1 bài giỏi, 1 bài khá, 1 bài TB-Y để hướng dẫn HS cách viết bài.
Gợi ý :
1. Đoạn văn trình bày nội dung theo cách tổng hợp- phân tích- tổng hợp. Câu mở đầu đoạn nêu nhận xét chung về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua hình ảnh các cô thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi ( LMK )
2. Nội dung xoay quanh các ý :
- Họ sống trong sáng, hồn nhiên, không tính toán nhỏ nhen ích kỷ.
- Họ cũng mơ mộng, lãng mạn, đáng yêu.
- Họ vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, dũng cảm chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
 Đề bài 5 ( GV hướng dẫn HS về nhà làm )
Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu đã gợi cho em những suy nghĩ gì về con người cuộc đời ? Hãy trình bày những suy nghĩ đó trong một đoạn văn khoảng 8 câu, trong đoạn có câu hỏi tu từ.
Gợi ý : Trong đoạn văn em viết, câu hỏi tu từ có thể đặt ở kết đoạn, để nhấn mạnh nội dung đã trình bày. Đừng nhầm với câu hỏi thông thường cần sự trả lời của người đọc.
Nội dung đoạn văn gồm các ý :
- Qua những tình huống đầy nghịch lý xảy ra với nhân vật Nhĩ, ta hiểu : Cuộc sống và số phận của những con người có những điều ngẫu nhiên, vượt ra khỏi những dự định và ước muốn, hiểu biết, tính toán của con người. Có những điều giản dị nhưng không dễ nhận ra.
- Cuộc sống thật đẹp, cái đẹp bình dị gần gũi và tình yêu của con người, với quê 
hương, cuộc sống thật bền chặt.
- Từ đó, câu chuyện thức tỉnh ta đừng sa vào những điều vòng vèo, chùng chình để 
hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững của cuộc sống.
4. Củng cố :
GV nhấn mạnh cách viết đoạn văn diễn dịch, tổng- phân – hợp, có sử dụng câu hỏi tu từ.
5. Hướng dẫn về nhà :
Tiếp tục làm các bài tập vào vở.
Ôn tập lại toàn bộ kiến thức Ngữ văn đã học, chuẩn bị cho ôn tập tổng hợp cuối năm.
 Ôn tập kĩ nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Tiết :32
Soạn: 26/4/2008
Dạy: 3/5/2008
Ôn tập văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức cơ bản về tác phẩm truyện đã được học. 
- Qua đó rèn cho HS kỹ năng viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác làm bài tập thực hành củng cố các kiến thức đã học. 
B. Chuẩn bị:
- GV : Tham khảo tài liệu, soạn bài.
- HS : Ôn tập kiến thức văn bản Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ. 
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới : GTBM
- Gv yêu cầu hs nhắc lại yêu cầu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Gv lu ý hs phương pháp phân tích, cảm nhận tác phẩm...
- Gv hướng dẫn hs, định 
hướng cho học sinh lập dàn bài, hs viết bài.
Lu ý: Bài viết thuộc thể loại nghị luận văn học , người viết có thể bố cục bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đúng kiểu bài bình luận để thấy rõ yêu cầu về nội dung.
- Hs trình bày bài thực hành, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Gv hướng dẫn học sinh cách làm, hs lập dàn bài
- Gv chia nhóm, mỗi nhóm viết một luận điểm.
- Từng nhóm trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương nhóm làm tốt.
I.Lí thuyết: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập lại lí thuyết văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Cách làm .Yêu cầu về nội dung và hình thức bài nghị luận
II. Luyện tập :
Bài 1.Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xh phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương ( Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
-Gợi ý: + Người phụ nữ trong xh phong kiến nam quyền có cuộc đời và số phận vô cùng đau khổ vì họ phải chịu nhiều oan ức bất công 
+ Có sự cảm thông sâu sắc đối với số phận nhân vật 
+ Lên án cách sống bội bạc, thái độ bảo thủ giatrưởng của chế độ nam quyền. 
Bài 2 : Nhận xét về số phận ngời phụ nữ trong xh phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa : đau đớn thay phận đàn bà ...lời chung” Bằng các tác phẩm đã học Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ , Truyện Kiều của Nguyễn Du em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Gợi ý : Yêu cầu về nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vđ đặt ra: số phận đầy đau khổ của ngời phụ nữ trong xh phong kiến.
+ Qua 2 tác phẩm đã học Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Truyện Kiều của Nguyễn Du cần làm rõ những nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu
* Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bát công đối với người phụ nữ.
- Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng, sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm” thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu ” và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ 1 cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.
- Chỉ vì lời con trẻ ngây thơ mà T Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi Vũ Nương đi, không cho nàng thanh minh, VNương buộc phải tự tìm đến cái chết để tự minh oan cho mình
- Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm day dứt. Anh ta cũng không hề bị xh lên án. Ngay cả khi biết VũNương bị ghi oan, T Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử VNương coi mình hoàn toàn vô can.
* Nàng Kiều lại là nạn nhân của xh đồng tiền đen bạc
- Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa trong gia đình Kiều- Một ngày lạ thói sai nha; Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
*+ Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ứcđể giải thoát cuộc đời đầy đau khổ , oan nghiệt của mình
4. Củng cố:
- GV khái quát lại nội dung bài.
- Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích.
5. Hướng dẫn :
- Hoàn thiện bài tập dưới hình thức một bài văn hoàn chỉnh.
- Ôn tập kĩ năng viết văn nghị luận giờ sau học tiếp.
Tiết 33
Soạn: 4/5/2008
Dạy: 10/5
Ôn tập cuối năm 
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức cơ bản về tác phẩm truyện, thơ đã 
được học. 
- Qua đó rèn cho HS kỹ năng viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác làm bài tập thực hành củng cố các kiến thức đã học. 
B. Chuẩn bị:
- GV : Tham khảo tài liệu, soạn bài.
- HS : Ôn tập kiến thức văn bản Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ. 
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới : GTBM
- Gv chia 4 nhóm. Thời gian chuẩn bị 3 phút.
- Đọc thuộc lòng tối thiểu 7 văn bản thơ đã học trong ngữ văn 9 mà em thích nhất ? 
(Nếu nhóm nào đọc thuộc nhiều hơn sẽ được cộng thêm mỗi bài 1 điểm).
- Kể lại tối thiểu 2 văn bản truyện Việt Nam mà em đã được học 
- Trong các văn bản truyện đó Vb nào em thích nhất? Vì sao em thích?
- Vb nào đã học để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 
Đây là một ô chữ có 9 chữ cái
? Đây là tên 1 văn bản ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng không gì chia cắt được ?
Một ô chữ có 7 chữ cái
? Đây là tên một bài thơ đã học ra đời trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ?
1.Thi đọc thuộc các văn bản thơ đã học trong chương trình ngữ văn 9 phần văn học Việt Nam.
2. Kể lại văn bản truyện thuộc phần văn học Việt Nam mà các em đã được học.
3. Cảm nhận văn học
4. Trò chơi: Giải ô chữ.
4. Củng cố.
- Nhắc lại tiến trình phát triển của văn học Việt Nam
- Các loại ngôn ngữ sử dụng sáng tác văn học
5. Hướng dẫn :
 -Ôn tập các văn bản văn học Việt Nam đã học: 
- Thuộc thơ, tóm tắt được truyện.
- Nắ m được nội dung và nghệ thuật
 Trường THCS Duy Tân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Số : /2008/BBKK Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Biên bản kiểm kê
Thực hiện quyết định số 18 – QĐHT ngày 31 tháng 5 năm 2008 của Hiệu trưởng trường THCS Duy Tân “Về việc kiểm kê năm học 2007-2008” 
Hôm nay ngày 9 tháng 5 năm 2008, tại trường THCS Duy Tân, Tổ kiểm kê CSVC bộ môn GDCD đã tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
Tổ trưởng Bà: Nguyễn Thị Hằng,
Tổ viên bà : Nguyễn Thị Thắm .
Sau thời gian làm việc khẩn trương,cẩn thận, tổ kiểm kê lập văn bản báo cáo kết quả như sau:
TT
Danh mục TB DH
Số lượng
Dạy lớp
Tiết thứ
Hiệntrạng
1
Siêng năng kiên trì, vượt khó
1
6
2,3
BT
2
Bác Hồ tập luyện TDTT
1
6
1
BT
3
Chúng em tham gia phủ xanh đồi trọc
2
6
8
BT
4
Kẻ xâm phạm thân thể,tài sản của CD
1
6
28,29
BT
5
Sống giản dị
1
7
1
BT
6
Tàn phá và hủy hoại MT
2
7
22,23
BT
7
Rừng là TNTH của đất nước
1
6
8
BT
8
Hợp tác cùng phát triển 
1
9
Tệ nạn xã hội và hậu quả
2
8
20
BT
10
Kế hoạch hóa GĐ nâng cao CLCS
3
8
10
BT
11
Mọi người thực hiện quyền bầu cử của mình
1
9
3
BT
12
ĐôI bạn vượt khó
1
BT
13
Yêu thương con người
2
7
5,6
BT
14
Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ
1
8
22
BT
15
Thương người như thể TT
1
7
5
BT
16
Tích cực tham gia các hoạt động CT-XH
1
8
7
BT
17
Vai trò của các thành viên trong GĐ
1
8
10
BT
18
Quyền được bảo vệ chăm sóc và GD của Trẻ em
1
7
21
BT
19
Dân số tăng nhanh S đất bị thu hep.
1
7
10
BT
20
Rừng bị đốt phá làm lương dãy hậu quả sau cơn lũ
1
7
23
BT
21
Hợp tác cùng phát triển
1
9
5
BT
22
Đoàn kết tương trợ
1
7
8
BT
23
24
25
26
m được nội dung và nghệ thuật

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tu cho Van 9.doc