Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 1 đến 3

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 1 đến 3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Qua phần này HS nắm được kĩ thuật trồng cây ăn quả

2. Kĩ năng:

- Nắm được các bước trong quy trình trồng cây ăn quả.

3. Thái độ:

 - Yêu thích say mê đối với nghề trồng cây ăn quả.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

 

doc 23 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 1 đến 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết: 1
Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống và nền kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Biết được các đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.
3. Thái độ:
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, có ý thức tham gia phát triển cây ăn quả trong vườn của gia đình nhằm cải thiện đời sống và tăng thu nhập.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin 
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ	
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK & SGV .Một số tài liệu về trồng cây ăn quả trong nước, địa phương, 1 số tranh ảnh:Các loại quả
- Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
- Hình 1,2.SGK
- Các bảng phụ cần thiết
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài 1
- Chuẩn bị một số loại quả.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định:
2.Kiểm tra:
_ Nêu các giống cây ăn quả có múi mà em biết ?
_ Nhân giống cây ăn quả phương pháp nào là phổ biến?tại sao?
_ Tại sao phải bón phân theo hình chiếu tán cây và đốn tạo hình cho cây?
GV nhận xét , đánh giá, cho điểm.
3. Bài mới
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Cho HS quan sát vườn cây ăn quả:
GV: Trồng cây ăn quả là nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày , cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến , đồng thời còn là nguồn thu nhập đáng kể . Nghề trồng cây ăn quả phát triển lâu đời , nhân dân ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm và chọ được nhiều giống quí . Vì vậy kinh nghiệm được tích lũy và những giống cây quý là gì? Để hiểu rõ ta vào nội dung bài 1.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Biết được vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống và nền kinh tế.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
?.Em hãy kể tên các giống cây ăn quả quý ở nước ta mà em biết?
GV: Treo cho HS xem bảng những giống cây ăn quả như bên dưới.
Treo hình 2.SGK
?.Trái cây có những chất dinh dưỡng chủ yếu nào?
?.Quan sát hình 1, em hãy cho biết nghề trồng cây ăn quả có những vai trò gì trong đời sống và kinh tế?
GV: Kết luận:
HS: Nhãn lồng ( Hưng yên), Vải thiều ( Bắc Giang), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ ).....
HS: Quan sát
HS: Các loại Vitamin, Chất khoáng...
HS: Dựa vào hình 2SGK trả lời
HS: Ghi vở
HS: Nghe để nắm thêm kiến thức, nội dung của bài.
I.Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả
- Cung cấp quả cho con người
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp, nước giải khát
- Cung cấp cho xuất khẩu
GV mở rộng:Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, có tiềm năng phát triển nghề trồng cây ăn quả. Do đó nước ta rất phong phú về chủng loại cây ăn quả và kinh nghiệm trồng cây ăn quả cũng có từ lâu đời. Nghề trồng cây ăn quả đang được phát triển mạnh, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cây trồng ngày càng cho nhiều sản phẩm có năng suất và chất lượng càng cao, nghề trồng cây ăn quả mang lại thu nhập đáng kể cho người dân và nền kinh tế mỗi nước. Do đó, nghề có một vị trí quan trọng không thể thay thế
?.Đối tượng lao động của nghề là gì? Ví dụ?
GV chú ý cho HS: Đối tượng lao động của việc trồng cây ăn quả lâu năm, chứ không phải loại cây ăn quả trong 1 vụ. Loại cây ăn quả lau năm là loại cây sống nhiều năm và ra quả nhiều lần trong đời cá thể, do đó cây cà chua, dưa chuột ....không thuộc loại cây ăn quả.
?.Qua kiến thức Công nghệ 7 đã học, em hãy cho biết trồng cây ăn quả bao gồm những khâu nào?
GV kết luận:
?.Để tiến hành được những công việc đó, cần những dụng cụ lao động nào?
?.Người trồng cây ăn quả thường xuyên phải làm việc ở đâu?
?.Người làm nghề trồng cây ăn quả thì tư thế làm việc sẽ như thế nào? Cho ví dụ cụ thể ?
?.Kết quả cuối cùng mà người trồng cây ăn quả mong muốn là gì?
?. Cần phải có những yêu cầu gì đối với người trồng cây ăn quả ?
?.Tại sao nghề trồng cây ăn quả lại có những yêu cầu như vậy?
?.Theo em trong những yêu cầu đó, yêu cầu nào là quan trọng nhất? Tại sao?
GV nhận xét và giải thích: Yêu cầu nào cũng quan trọng và rất cần thiết, không thể thiếu một yêu cầu nào nếu muốn có kết quả trồng tốt nhất. Tuy nhiên phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động sáng tạo thì mới có thể theo nghề trồng cây ăn quả và trồng có kết quả được, nếu không yêu nghề thì chẳng bao giờ có sáng tạo hay học hỏi thì dù có tri thức vẫn không thể trồng cho kết quả tốt nhất được.
GV kết luận:
?.Để đáp ứng được các yêu cầu của nghề, nhiệm vụ của em phải làm gì?
HS: Là cây ăn quả lâu năm. VD: Cây mít, xoài, nhãn....
HS: Nhân giống, làm đất, gieo trồng....
HS: Cuốc, xẻng, dao...
HS: Chủ yếu làm việc ngoài trời.
HS: Tư thế luôn thay đổi
HS: Là thu được sản phẩm mà mình làm ra là các loại quả.
HS: Kiến thức, lòng yêu nghề, sức khoẻ.
HS: Trả lời theo quan điểm của từng cá nhân.
HS: Ghi vở.
HS: Cần cố gắng học thật tốt lý thuyết, nắm chắc kỹ thuật trồng cây ăn quả, phải yêu nghề, luôn rèn luyện sức khoẻ để đáp ứng cho việc làm việc ngoài trời và các yêu cầu khác của nghề.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề
1. Đặc điểm của nghề
a. Đối tượng lao động: 
- Là các loại cây ăn quả 
\
b. Nội dung lao động: 
 - Nhân giống, làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
c. Dụng cụ lao động: 
- Cuốc, xẻng, dao, kéo, bình tưới
d. Điều kiện lao động: 
- Thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với hoá chất, tư thế làm việc luôn thay đổi theo tính chất công việc.
e. Sản phẩm lao động:
- Là những loại quả
2. Yêu cầu của nghề :
- Phải có tri thức và những kĩ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả
- Phải yêu nghề, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. 
- Phải có sức khoẻ tốt
GV:Giới thiệu:Hiện nay, nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước
GV:Cho HS xem bảng 1
?.Em hãy nhận xét triển vọng phát triển cây ăn quả trong thời gian tới?
GV kết luận:
?.Để đáp ứng yêu cầu phát triển, cần thực hiện tốt những công việc nào?
?.Thế nào là chuyên canh, thâm canh?
?.Xây dựng các chính sách phù hợp, đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuật nhằm mục đích gì?
GV kết luận:
HS: Quan sát và nghên cứu.
HS: Ngày càng phát triển.
HS: Dựa vào nội dung SGK trả lời.
HS: - Chuyên canh: trồng một loại cây ăn quả trên một vùng đất
- Thâm canh: Áp dụng những tiến bộ KHKT: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... vào trồng trọt để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
HS: Tạo điều kiện thuận lợi nhất để nghề trồng cây ăn quả phát triển mạnh, người dân an tâm sản xuất.
HS: Ghi vở
III.Triển vọng của nghề
- Nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển mạnh.
- Để đáp ứng yêu cầu phát triển, cần thực hiện tốt 1 số công việc sau:
+ Xây dựng và cải tạo vườn cây ăn quả theo hướng chuyên canh và thâm canh.
+ Áp dụng các tiến bộ KHKT.
+ Xây dựng các chính sach phù hợp, đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện cán bộ kĩ thuật.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Vấn đáp
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập 
1.Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế?
2.Em hãy nêu các yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả và phân tích ý nghĩa của chúng?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Liên hệ:
 Em hãy nêu một, hai điển hình về trồng cây ăn quả ở địa phương. ...
Lời giải:
Huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang được coi là vựa vải thiều lớn nhất cả nước, là một trong những nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ngành Nông nghiệp Bắc Giang. Năm 2018, tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn ước đạt hơn 90 nghìn tấn, trong đó vải sớm khoảng 13 nghìn tấn, vải chính vụ khoảng 75 nghìn tấn. Đầu tháng 6/2018 đã thu hoạch vải sớm, từ ngày 15-6 đến 30-7 sẽ thu hoạch vải chính vụ. Với sức tiêu thụ và thị trường ngày càng mở rộng, vải thiều góp phần nâng vị thế của huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Tìm hiểu một số địa danh nổi tiếng về nghề trồng cây ăn quả.
Thày cô liên hệ 0969.325896 (có zalo) để được tư vấn tải bộ giáo án
Có đủ giáo án cho cả 3 bộ sách giáo khoa mới: 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô xem trước đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn
https://tailieugiaovien.edu.vn
Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài 2: “Một số vấn đề chung về cây ăn quả:
- Tìm hiểu trước nội dung bài để đến lớp tham gia thảo luận
+ Ở địa phương em những loại cây ăn quả nào đang được phát triển
+ Kĩ thuật chăm sóc như thế nào để có được nhiều quả, và chất lượng tốt
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết: 2 
Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả.
- Biết được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
2. Kĩ năng: 
- Kỹ năng nhận biết các đặc điểm thực vật của cây ăn quả thành thạo.
3. Thái độ: 
- Yêu thích công việc của việc trồng cây ăn quả.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng  ... hẩm.
? Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng có ý nghĩa gì?
GV giải thích thêm: Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong danh mục nhà nước cho phép sử dụng đúng kĩ thuật
HS: Diệt cỏ dại làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh....
HS: Ghi vở
HS: Bón theo hình chiếu của tán cây.
HS: Tuỳ theo tùng thời kì phát triển của cây mà ta tưới nước sao cho hợp lí. Giúp cây phát triển cân đối 
HS: Trả lời
HS: Bệnh thán thư, bệnh mốc sương, bệnh vàng lá...
HS: Biện pháp canh tác, sinh học, thủ công, hoá học...
HS: Kích thích ra mầm hoa, tăng tỉ lệ đậu quả....
4. Chăm sóc
a. Làm cỏ, vun xới
- Tiến hành làm cỏ vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh và làm đất tơi xốp.
b. Bón phân thúc
- Bón phân thúc cho cây ăn quả để cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
- Bón phân thúc vào 2 thời kì:
+ Khi cây chưa ra hoa hoặc đã ra hoa quả.
+ Sau khi thu hoạch.
c. Tưới nước
- Nước hoà tan chất dinh dưỡng trong đất để cây được hút dễ dàng, tham ra vận chuyển chất dinh dưỡng ở trong cây. Do vậy nước là 1 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
d. Tạo hình, sửa cành
- Tạo hình: Là làm cho cây có thế đứng và bộ khung khoẻ, cành phân phối đều trong tán cây để có thể mang 1 khối lượng quả lớn.
- Sửa cành: Là loại bỏ những cành nhỏ, cành vượt, cành bị sâu bệnh, gúp cho cây thông thoáng và giảm sâu bệnh.
- Tiến hành tạo hình, sửa cành vào 3 thời kì:
+ Cây non: Đốn tạo hình
+ Cây đứng tuổi: Đốn tạo quả
+ Cây già: Đốn phục hồi 
e. Phòng trừ sâu bệnh
- Tiến hành phòng trừ sâu bệnh kịp thời như: Phòng trừ bằng kĩ thuật canh tác, sinh học, thủ công, sử dụng thuốc hoá học đúng kĩ thuật để giảm ô nhiễm môi trường tránh gây độc hại cho người và vật nuôi. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
g. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
- Đây là biện pháp kĩ thuật đang được áp dụng rộng.
? Theo em cây ăn quả thu hoạch tốt nhất vào thời điểm nào?
GV giải thích thêm: Thu hoạch đảm bảo thời gian cách li.
? Bảo quản như thế nào?
GV giải thích thêm: Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia trong bảo quản và chế biến đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
? Nêu các cách chế biến?
HS: Vào sáng sớm hoặc chiều tối.
HS: Bảo quản trong kho lạnh....
HS: Sấy khô, làm xirô, làm mứt...
IV. Thu hoạch bảo quản chế biến
1. Thu hoạch
- Các loại cây ăn quả chứa nhiều nước, vỏ mỏng nên dể bị dập nát. Vì vậy khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng độ độ chín. Thu hoạch quả lúc trời mát. Quả hái về phải được làm sạch, phân loại và để ở nơi râm mát.
2. Bảo quản
- Quả phải được xử lí bằng hóa chất, chiếu tia phóng xạ, gói giấy mỏng, đưa vào kho lạnh, không chất đống quả khi bảo quản.
3. Chế biến
- Tùy theo mỗi loại cây, quả được chế thành xirô quả, sấy khô, làm mứt quả,....
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Vấn đáp
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập 
?. Nêu các biện pháp chăm sóc cây ăn quả ?
?. Cách bảo quản và chế biến quả?.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Trò chơi
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Cho HS chơi trò chơi:
Chia lớp thành ba đội, trong thời gian 5 phút. Các thành viên trong đội lần lượt lê ghi tên các món chế biến từ hoa quả.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm , trao đổi với người thân trong gia đình về các loại siro chế biến từ các loại quả
4. Hướng dẫn về nhà
GV yêu cầu HS về nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước nội dung bài 3 SGK
Thày cô liên hệ 0969.325896 (có zalo) để được tư vấn tải bộ giáo án
Có đủ giáo án cho cả 3 bộ sách giáo khoa mới: 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô xem trước đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn
https://tailieugiaovien.edu.vn
Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 5 - Bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được những yêu cầu kĩ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính.
2. Kĩ năng:
 - Biết vận dụng các yêu cầu kĩ thuật trong việc thiết kế vườn ươm và nhân giống vào thực tế.
3. Thái độ:
- Có hứng thú, tìm tòi trong học tập.
- Đọc 
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin 
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ	
1. Giáo viên:
- Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
- Hình 4,5,6,7,8.SGK và bảng 3.SGk
- Một số sơ đồ cần thiết.
b.Học sinh:
- Học thuộc bài 2
- Nghiên cứu trước nội dung bài 3
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
?.Thế nào là tạo hình sửa cành? Khi tiên hành vào mấy thời kì?
Đáp án:
- Tạo hình: Là làm cho cây có thế đứng và bộ khung khoẻ, cành phân phối đều trong tán cây để có thể mang 1 khối lượng quả lớn.
- Sửa cành: Là loại bỏ những cành nhỏ, cành vượt, cành bị sâu bệnh, gúp cho cây thông thoáng và giảm sâu bệnh.
- Tiến hành tạo hình, sửa cành vào 3 thời kì:
+ Cây non: Đốn tạo hình
+ Cây đứng tuổi: Đốn tạo quả
+ Cây già: Đốn phục hồi 
3. Bài mới
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
HÌnh ảnh một số vườn ươm, nhân giống cây ăn quả hữu tính
GV nêu: Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao phải có nhiều giống tốt, khoẻ mạnh, sạch bệnh, chất lượng cao.Muốn vậy cần phải coi trọng khâu thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả. Bài học hôm nay chúng ta cùng thiết kế vườn ươm và nhân giống cây trồng bằng hạt.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - yêu cầu kĩ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động 1: Tìm hiểu xây dựng vườn ươm cây ăn quả
á yêu cầu HS đọc tìm hiểu vai trò vườn ươm.
_ Xây dựng vườn ươm phải theo những yêu cầu kỹ thuật nào?.
THẢO LUẬN
á Yêu cầu HS đọc mục tiếp theovà đưa ra phương pháp thiết kế vườn ươm .
á Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK phân tích nội dung từng khu
á GV nhận xét cho HS ghi nội dung 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp nhângiống cây ăn quả.
á yêu cầu HS nhắc lại sinh sản vô tính , hữu tính ? phương pháp tạo giống đã học ở công nghệ 7.
_ Phương pháp nhân giống cây ăn quả có mấy phương pháp ?.
_ Hãy trình bày khái niệm , lưu ý?
á GV nhận xét cho HS ghi.
_ Hãy nêu ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này.
GV cho HS thấy được phương pháp ứng dụng rộng rãi cho các trường hợp.
+ Cây làm gốc ghép.
+ Cây chưa có phương pháp nhân giống khác .
+ Chọn cây giữ được đặc tính của cây mẹ.
_ Là nơi chọn lọc .
_ Là nơi sủ dụng các phương pháp nhân giống.
_ Chọn địa điểm
_ Thiết kế vườn ươm .
_ Đưa ra 3 yêu cầu (SGK ).
1-Cung cấp cây giống.
2-Cung cấp nước.
3- Cách chọn.
á HS đọc và trả lời :
+ Khu cây giống.
+ Khu nhân giống.
+Khu luân canh.
á HS trả lời theo nội dung 
SGK .
á HS trả lời theo nội dung sinh 6.
 Phương pháp lai, phương pháp gây đột biến, phương pháp nuôi cấy mô.
HS : Có 2 phương pháp chính.
HS :đọc trình bày theo nội dung SGK .
HS : trả lời .
á Ưu: đơn giản, dễ làm, hệ số nhân giống cao, cây sống lâu.
á Nhược: Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.
 Lâu ra hoa , quả.
HS : lắng nghe, trả lời .
I. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả:
1/.Chọn địa điểm:
_ Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển .
_ Gần nguồn nước tưới.
_ Phải thóat nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dày, độ màu mở cao.
2/. Thiết kế vườn ươm :
Vườn cây ăn quả được chia làm 3 khu vực.
+ Khu cây giống.
+ Khu nhân giống.
+ Khu luân canh.
II. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả:
1/. Phương pháp nhân giống hữu tính :
_ Là phương pháp tạo cây con bằng hạt.
_ Phải biết được đặt tính chọn của hạt để có biện pháp xử lý phù hợp.
_ Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm và chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Vấn đáp
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
GV nêu câu hỏi:
?.Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây giống? Hãy nêu yêu cầu khi chọn vườn ươm ?.
?.Hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính ?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Liên hệ:	
- Tìm hiểu liệu pháp nhân giống cây ăn quả ở địa phương em để thảo luận ở bài học sau.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về kĩ thuật thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả.
4. Hướng dẫn về nhà
GV yêu cầu HS về nhà
- Học bài trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc trước nội dung phần II.2 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_bai_1_den_3.doc