Giáo án Đại số 9 năm 2008 - Tiết 49: Đồ thị của hàm số y = ax2 (a khác 0)

Giáo án Đại số 9 năm 2008 - Tiết 49: Đồ thị của hàm số y = ax2 (a khác 0)

A. Mục tiêu.

-Học sinh biết được dạng đồ thị của hàm số y = ax2 (a0) và phân biệt đựơc chúng trong hai trường hợp a > 0 và a <>

-Nắm vững tính chất của đồ thị và liên hệ được tính chất của đồ thị với tính chất của hàm số.

-Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax2 (a0).

B. Chuẩn bị.

-Gv: Thước thẳng, êke, bảng phụ giá trị hàm số y = 2x2 và y = -x2.

-Hs: Thước thẳng, êke, MTBT.

C. Phương pháp

 -Đàm thoại nghiên cứu vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ, tương tự, luyện tập thực hành.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2638Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 9 năm 2008 - Tiết 49: Đồ thị của hàm số y = ax2 (a khác 0)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	17/02/09	Tiết 49 
Ngày giảng:
đồ thị của hàm số y = ax2 (a0)
A. Mục tiêu.
-Học sinh biết được dạng đồ thị của hàm số y = ax2 (a0) và phân biệt đựơc chúng trong hai trường hợp a > 0 và a < 0.
-Nắm vững tính chất của đồ thị và liên hệ được tính chất của đồ thị với tính chất của hàm số.
-Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax2 (a0).
B. Chuẩn bị.
-Gv : Thước thẳng, êke, bảng phụ giá trị hàm số y = 2x2 và y = -x2.
-Hs : Thước thẳng, êke, MTBT. 
C. Phương pháp
 -Đàm thoại nghiên cứu vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ, tương tự, luyện tập thực hành.
D.Tiến trình dạy học.
	I. ổn định lớp.(1ph)
9A :	9B :
	II. KTBC.(8ph)
-H1 : Điền vào ô trống.
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y=2x2
18
8
2
0
2
8
18
	?Nêu tính chất của hàm số y = ax2 (a0).
-H2 : Điền vào ô trống.
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y=-x2
-8
-2
-
0
-
-2
-8
	?Nêu nhận xét về hàm số y = ax2 (a0).
	III. Bài mới.
	ĐVĐ: Ta đã biết trên mặt phẳng toạ độ, đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp các điểm M(x;f(x)). Để xác định một điểm của đồ thị ta lấy một giá trị của x làm hoành độ thì tung độ là giá trị tương ứng y = f(x). Ta đã biết đồ thị hàm số y = ax + b có dạng là một đường thẳng. Tiết này ta sẽ xem đồ thị của hàm số y = ax2 có dạng như thế nào. Ta xét các ví dụ sau:
Hoạt động 1. Ví dụ.(16ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
-Cho Hs xét vd1. Gv ghi “ví dụ 1” lên phía trên bảng giá trị của Hs1
-Biểu diễn các điểm: 
A(-3;18); B(-2;8); C(-1;2); O(0;0); C’(1;2); B’(2;8); A’(3;18). 
-Yêu cầu Hs quan sát khi Gv vẽ đường cong qua các điểm đó.
-Yêu cầu Hs vẽ đồ thị vào vở.
?Nhận xét dạng đồ thị của hàm số y = 2x2. 
-Giới thiệu cho Hs tên gọi của đồ thị là Parabol.
-Cho Hs làm ?1.
+Nhận xét vị trí của đồ thị so với trục Ox.
+Nhận xét vị trí cặp điểm A, A’ đối với trục Oy? Tương tự đối với các cặp điểm B và B’; C và C’.
+Điểm thấp nhất của đồ thị?
-Cho Hs làm vd2
-Gọi một Hs lên bảng biểu diễn các điểm trên mặt phẳng toạ độ.
-Hs vẽ xong Gv yêu cầu Hs làm ?2.
+Vị trí đồ thị so với trục Ox.
+Vị trí các cặp điểm so với trục Oy.
+Vị trí điểm O so với các điểm còn lại.
-Theo dõi Gv vẽ đồ thị.
-Vẽ đồ thị vào vở.
-Có dạng một đường cong.
-Tại chỗ trả lời miệng ?1.
-Dựa vào bảng một số giá trị tương ứng của Hs2 (phần ktbc), biểu diễn các điểm lên mặt phẳng toạ độ, rồi lần lượt nối chúng lại để được một đường cong.
-Dưới lớp vẽ vào vở.
-Tại chỗ trả lời ?2.
*Ví dụ 1: Đồ thị của hàm số y = 2x2.
-Bảng một số cặp giá trị tương ứng.
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y=2x2
18
8
2
0
2
8
18
-Đồ thị hàm số đi qua các điểm:
A(-3;18) A’(3;18) 
B(-2;8) B’(2;8)
C(-1;2) C’(1;2)
O(0;0)
?1
-Đồ thị của hàm số y = 2x2 nằm phía trên trục hoành.
-A và A’ đối xứng nhau qua Oy
 B và B’ đối xứng nhau qua Oy
 C và C’ đối xứng nhau qua Oy
-Điểm O là điểm thấp nhất của đồ thị.
*Ví dụ 2: Đồ thị hàm số y = -x2
Hoạt động 2. Nhận xét.(10ph)
?Qua 2 ví dụ trên ta có nhận xét gì về đồ thị của hàm số 
y = ax2 (a0).
-Gọi Hs đọc lại nxét Sgk/35
-Cho Hs làm ?3
-Sau 3--> 4’ gọi các nhóm nêu kết quả.
?Nếu không yêu cầu tính tung độ của điểm D bằng 2 cách thì em chọn cách nào ? vì sao ?
-Phần b Gv gọi Hs kiểm tra lại bằng tính toán.
-Nêu chú ý khi vẽ đồ thị hàm số y = ax2 (a0)
-Nêu nhận xét
-Hai em lần lượt đọc nhận xét.
-Hoạt động nhóm làm ?3 từ 3--> 4’. Xác định điểm có hoành độ bằng 3, điểm có tung độ bằng -5.
-Chọn cách 2 vì độ chính xác cao hơn.
-Thực hiện phép toán để kiểm tra lại kết quả.
-Đọc chú ý: Sgk/35.
*Nhận xét: Sgk-35.
?3
a, Trên đồ thị hàm số y = -x2, điểm D có hoành độ bằng 3.
-C1: Bằng đồ thị suy ra tung độ của điểm D bằng -4,5
-C2: Tính y với x = 3, ta có:
 y = -x2 = -.32 = -4,5.
b, Trên đồ thị, điểm E và E’ đều có tung độ bằng -5. Giá trị hoành độ của E khoảng 3,2, của E’ khoảng -3,2.
*Chú ý: Sgk/35.
	IV. Củng cố.(7ph)
?Đồ thị hàm số y = ax2 (a0) có dạng như thế nào ? Đồ thị có tính chất gì ?
?Hãy điền vào ô trống mà không cần tính toán.
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y=x2
3
0
3
?Vẽ đồ thị hàm số y = x2
	V. Hướng dẫn về nhà.(3ph)
-Nắm vững dạng đồ thị hàm số y = ax2 (a0) và cách vẽ
-BTVN : 4, 5/36,37-Sgk	+ 6/38-Sbt.
-Đọc bài đọc thêm : Vài cách vẽ Parabol.
E. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doct49.doc