Giáo án Đại số lớp 9 - Tiết 17 đến tiết 31

Giáo án Đại số lớp 9 - Tiết 17 đến tiết 31

ÔN TẬP HÀM SỐ BẬC NHẤT.

A.MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : Học sinh nắm vững được các kiến thức sau :

- Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y =ax+b, trong đó a, b là các số đã cho và hệ số a luôn khác 0.

- Hàm số bậc nhất y =ax+b luôn xác định với mọi giá trị của biến số x thuộc R.

- Hàm số bậc nhất y =ax+b đồng biến trên R khi a >0, nghịch biến trên R khi a<>

- Bước đầu làm quen với việc giải phương trình ax +b = y để tìm hệ số a.

 2. Kỹ năng : Học sinh hiểu và chứng minh được hàm số y =-3x +1 nghịch biến trên R, hàm số y =3x +1 đồng biến trên R. Từ đó thừa nhận trường hợp tổng quát, hàm số y =ax +b đồng biến trên R khi a >0, nghịch biến trên R khi a <>

 3. Vận dụng : - Học sinh vận dụng thành thạo những kiến thức ở trên để tìm hệ số a, biết biểu diễn thành thạo toạ độ của các điểm trên mặt phẳng toạ độ.

- Biết phân biệt hàm số bậc nhất với các hàm khác.

- Biết tính giá trị của biểu thức y khi biết giá trị cụ thể của biến x.

- làm được các bài tập 10,11,12,13(SGK-Tr48)

 

doc 24 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1057Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số lớp 9 - Tiết 17 đến tiết 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn :
Tuần : 17
Giảng :
Tiết 17
ôn tập hàm số bậc nhất.
A.Mục tiêu : 
 1. Kiến thức : Học sinh nắm vững được các kiến thức sau :
- Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y =ax+b, trong đó a, b là các số đã cho và hệ số a luôn khác 0.
- Hàm số bậc nhất y =ax+b luôn xác định với mọi giá trị của biến số x thuộc R.
- Hàm số bậc nhất y =ax+b đồng biến trên R khi a >0, nghịch biến trên R khi a< 0.
- Bước đầu làm quen với việc giải phương trình ax +b = y để tìm hệ số a.
 2. Kỹ năng : Học sinh hiểu và chứng minh được hàm số y =-3x +1 nghịch biến trên R, hàm số y =3x +1 đồng biến trên R. Từ đó thừa nhận trường hợp tổng quát, hàm số y =ax +b đồng biến trên R khi a >0, nghịch biến trên R khi a < 0.
 3. Vận dụng : - Học sinh vận dụng thành thạo những kiến thức ở trên để tìm hệ số a, biết biểu diễn thành thạo toạ độ của các điểm trên mặt phẳng toạ độ.
- Biết phân biệt hàm số bậc nhất với các hàm khác.
- Biết tính giá trị của biểu thức y khi biết giá trị cụ thể của biến x.
- làm được các bài tập 10,11,12,13(SGK-Tr48)
D. Chuẩn bị của GV và HS :
- GV : thước thẳng, bảng phụ ghi sẵn nội dung của bài toán mở đầu và một bảng ghi trước kết quả sẽ tính ở bài tập ?2.
- HS : Học bài cũ, làm các bài tập được giao, chuẩn bị thước kẻ, nháp
C. Các hoạt động dạy học :
I – ổn định tổ chức :
 sĩ số :
 vắng :
II – Kiểm tra bài cũ :
? Nhắc lại khi nào thì hàm số y = ax + b đồng biến và nghịch biến trên R ?
 Đáp án :
Hàm số y = ax + b đồng biến trên R khi a >0 và nghịch biến trên R khi a < 0.
III – Bài mới : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 :
Tổ chức cho học sinh chữa bài tập
GV yêu cầu học sinh lên bảng chữa bài tập 10(SGK-Tr48)
Giáo viên đi kiểm tra việc thực hiện làm bài tập ở nhà của học sinh !
? Sau khi bớt mỗi kích thước của nó đi x(cm) thì ta sẽ được hình mới có kích thước như thế nào ?
Chu vi của hình mới bằng bao nhiêu ?
? Hãy lập công thức tính y theo x ?
- Một học sinh lên bảng chữa bài tập 10.
- HS khác mở vở để giáo viên kiểm tra.
- HS : hình mới sẽ có các kích thước là 2-x và 3 – x.
- Hình mới sẽ có chu vi là [(2-x) + (3-x)]x2
= ( 5 – 2x).2
= - 4x + 10.
I – Chữa bài tập
Bài 10(SGK-tr48).
 3cm 
 2cm
- Sau khi bớt mỗi kích thước của nó đi x(cm) thì ta sẽ được hình mới có kích thước là 2-x và 3 – x.
- Khi đó chu vi của hình chữ nhật là :
y = [(2-x) + (3-x)]x2 . Từ đó ta có công thức của y theo x như sau : 
 y = -4x+10 
* Hoạt động 2 :
Tổ chức cho học sinh làm các bài tập để rèn luyện kĩ năng.
* GV cho học sinh thực hiện bài 11(SGK-Tr48)
Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện.
- HS : lên bảng vẽ trục toạ độ, sau đó lần lượt học sinh lên bảng để biểu diễn các điểm đã cho trước trên mặt phẳng toạ độ.
II – Luyện tập :
Bài 11(SGK-tr48)
y
3
1
x
* GV cho học sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện bài tập 12(SGK-T48)
Cho x =1, thì y =2,5 tìm hệ số a trong hàm số 
 y = ax + 3 ?
? Tìm được a rồi khi đó ta có hàm số nào ?
GV có thể hỏi thêm hàm số trên đồng biến hay nghịch biến? Vì sao ?
GV cho học sinh thực hiện bài tập 13(Tr48)
? Để hàm số là hàm số bậc nhất thì cần phải có điều kiện gì ?
GV có thể gợi ý : để hàm số là hàm số bậc nhất thì cần phải có điều kiện a ≠0
? Để a ≠ 0 có nghĩa là ta sẽ cho biểu thức nào khác 0 ?
? Nhưng a là biểu thức chứa căn thức bậc hai nếu chỉ có điều kiện khác 0 đã đầy đủ chưa ?
? Đối với biểu thức có chứa ẩn ở mẫu ta cần chú ý đến những vấn đề gì ?
- Học sinh thực hiện bài 12 theo nhóm sau đó nhóm nào xong trước thì lên bảng trình bày còn học sinh khác theo dõi để nhận xét kết quả.
- HS : hàm số y = x + 3 đồng biến trên R vì 
 a = > 0
 - HS thực hiện bài tập 13
- HS : suy nghĩ để trả lời câu hỏi của giáo viên.
- HS : có thể biến đổi câu a như sau :
a) y = (x -1)
=.x - 
- HS : cho biểu thức : ≠ 0.
- HS : chưa đầy đủ cần có thêm điều kiện : >0
- HS : ta cần chú ý đến mẫu để biểu thức luôn xác định.
Bài 12 : cho hàm số 
y = ax + 3; x =1 => y =2,5 
khi đó ta có : a.1 +3 = 2,5
=> a = 2,5 -3 =-0,5
Hay a=
Khi đó ta có hàm số : 
 y = x + 3 
 Bài 13 (SGK-tr48)
a) y = (x -1) 
Để biểu thức 
y = (x -1) là hàm số bậc nhất thì > 0
hay 5- m > 0 hay m < 5 
b) y =x +3,5
cần có điều kiện m -1≠ 0
hay m ≠ 1(1).
để y =x +3,5 là hàm số bậc nhất thì ≠ 0
Hay m +1 ≠ 0 hay 
m ≠ - 1 (2)
Từ (1) và (2) => m ≠ 1
IV – Củng cố :
GV cho học sinh thực hiện bài 14a(SGK-Tr48)
Cho hàm số bậc nhất y =(1-)x – 1
a) Hàm số trên đồng biến hay nghịch biến trên R? Vì sao ?
Đáp án : Hàm số y =(1-)x – 1 nghịch biến trên R vì : a =1- <0 (do 1<)
V – Hướng dẫn học ở nhà : 
- Yêu cầu học sinh kĩ các nội dung lý thuyết về định nghĩa hàm số bậc nhất và tính chất của nó có sự liên hệ với bài trước.
- Xem lại cách thực hiện bài toán ở các phần đã chữa cũng như bài tập 11 và bài tập 12 ,13 đã thực hiện tại lớp.
- Làm các bài tập 14b,c và các bài tập trong sách bài tập.
Soạn :
Tuần 18,19
Giảng :
Tiết : 18,19
ôn tập về giải hệ phương trình
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Học sinh nắm vững cách biến đổi hệ phương trình bằng phương pháp thế và quy tắc cộng đại số một cách thuần thục.
- Học sinh biết rằng muốn giải một hệ phương trình hai ẩn, ta phải quy về việc giải phương trình một ẩn, do đó học ở bài này học sinh biết thêm một cách khác để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ngoài ra học sinh còn thấy được rằng có sự biến đổi linh hoạt giữa phép cộng đại số và quy tắc thế.
2. Kỹ năng : Học sinh nắm vững được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế, cộng đại số, vận dụng linh hoạt giữa pp cộng và phương pháp thế.
3. Vận dụng : Học sinh vận dụng phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn vào các bài tập, vận dụng một cách linh hoạt và được nâng cao dần lên.
- Học sinh nghiêm túc trong công việc, cẩn thận chính xác trong giải toán,
B. Chuẩn bị :
* GV : bảng phụ (nội dung của bảng phụ là hai bảng tóm tắt về cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế và phương pháp cộng )
* HS : học bài cũ, làm các bài tập được giao, chuẩn bị nháp, phiếu hoạt động nhóm.
C. Các hoạt động dạy học :
I- ổn định tổ chức :
sĩ số :
vắng :
II- Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu 3 học sinh lên bảng thực hiện bài tập sau :
Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp thế :
a) b) c) 
Đáp án :
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x; y) = (2; -3)
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x; y) = (1,5; 1)
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x; y) = (3; -2)
III- Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 :
Tiết 1 : 
thực hiện chữa bài tập 21 và luyện tập bài 22, 24.
* Hoạt động 1-1 :
Tổ chức cho học sinh chữa bài tập
GV tiếp tục yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiện việc chữa bài tập 21, sau đó giáo viên đi kiểm tra bài làm của các học sinh khác ở dưới lớp
? nếu còn nhiều học sinh chưa hiểu bài giáo viên có thể gợi ý ở từng câu như sau: - ở câu a, ta nhân cả hai vế của phương trình thứ nhất với 
- ở câu b cũng tương tự như câu a.
- HS : xung phong lên bảng chữa bài tập cũ.
- HS : lấy sách vở ra để học bài, và lấy vở bài tập ra để giáo viên kiểm tra vở bài tập
- HS : giải bài tập 21 đã làm ở nhà trên bảng.
- HS : ở dưới lớp nhận xét về bài làm của bạn.
b) 
6x = 6 x = thay vào ta tìm được y=-
I- Chữa bài tập :
Bài 21 : 
a) 
 y = -; và thay vào tìm được x = 
* Hoạt động 1-2 :
Tổ chức cho học sinh luyện tập.
Mục tiêu đặt ra cho học sinh hiểu được và thực hiện được bài tập 22, 24.
GV cho học sinh nhắc lại hai quy tắc giải hệ phương trình đã học ?
GV cho học sinh thực hiện theo nhóm để hoàn thành bài tập 22 theo yêu cầu nhiệm vụ sau :
Nhóm 1 +3 thực hiện câu a .
Nhóm 2+ 4 thực hiện câu b.
Nhóm 5 thực hiện câu c.
Gv yêu cầu đại diện các nhóm thuyết trình cách giải của nhóm mình.
GV dựa vào bài làm thực tế của các nhóm học sinh để đánh giá về bài làm của mỗi nhóm trong quá trình giảng dạy thực tế.
? GV có thể gợi ý cho các nhóm trong quá trình các nhóm làm bài, đặc biệt là gợi ý cho các nhóm làm bài tập câu b và c.
- HS : nhắc lại hai quy tắc giải hệ phương trình đã học.
- HS nghe sự sắp xếp và điều khiển của giáo viên để hoạt động theo nhóm.
- Các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ : các nhóm đều giải bài tập của nhóm mình ra phiếu hoạt động của nhóm (tờ rôki to) sau đó mang treo lên bảng để cả lớp cùng kiểm tra đánh giá về bài làm của nhóm mình.
- Các nhóm chú ý lắng nghe ý kiến đánh giá của giáo viên.
- các nhóm cử đại diện phát biểu ý kiến của mình về quá trình giải hệ phương trình qua đó cho ý kiến nhận xét về giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng và phương pháp thế.
Bài 22 : Giải hệ phương trình sau bàng phương pháp cộng đại số :
a) 
 -3x= - 2 x = , thay vào ta được y = . Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là : (;)
b) 
 0 = 27 vô lý. Vậy hệ phương trình vô nghiệm.
c) 
 0 = 0 luôn đúng. Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm, nghiệm tổng quát 
GV tiếp tục tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập 24a.
? GV hỏi : đối với bài tập 24 a ta sẽ giải như thế nào ?
GV : sau khi học sinh đã thực hiện nhân phá ngoặc và thu gọn các ẩn xong, giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng thực hiện giải hệ mới tạo thành đó bằng phương pháp thế, còn tất cả học sinh ngồi dưới lớp giải hệ đó bằng phương pháp cộng đại số?
GV cho học sinh nhận xét về cách giải toán ở cả hai phương pháp ?
? Ngoài cách phá ngoặc ta còn cách nào nữa không ?
GV gợi ý : ta có thể nhân phương trình hai với 2 rồi lấy phương trình thứ nhất trừ phương trình thứ hai.
GV lưu ý cho học sinh là trong quá trình giải hệ phương trình chúng ta có thể đồng thời dùng cả hai phương pháp giải hệ phương trình : là phương pháp thế và phương pháp cộng.
- HS : nhìn kỹ dạng bài toán và suy nghĩ sau đó đưa ra phương án đó là nhân phá ngoặc, thu gọn các ẩn x, y ở cả hai phương trình sau đó mới áp dụng các phương pháp giải khác.
- HS : lên bảng giải hệ bằng phương pháp thế :
Bài 24a)
Từ pt(1) rút y theo x ta được y = 5x-4, thế vào pt(2). Ta có : 
 Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (x; y) = (-0,5; -1,5)
- HS : chú ý để học hỏi thêm các phương pháp giải hệ phương trình.
Bài 24b) Giải hệ phương trình :
 2x = -1 x= -0,5
Thay vào ta được y = -1,5
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là 
 (x; y) = (-0,5; -1,5).
*Cách ≠ :
=> x=6-y rồi thế vào phương trình kia để tìm được y sau đó tìm được x, tuy nhiên cách này dài hơn.
* ta có thể dùng cách đặt ẩn phụ để giải hệ phương trình này như :
đặt tìm được u và v ta sẽ tìm được x và y. Nhưng riêng bài tập này nếu sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ cũng tương đối dài và rích rắc, học sinh sẽ khó hiểu, nhưng học sinh được làm quen với phương pháp giải mới và đặc biệt học sinh biết rằng một bài toán có rất nhiều phương pháp giải chứ không riêng gì một vài cách biến đổi đơn thuần.
* Hoạt động 1-3 :
Củng cố lại bài.
GV cho học sinh xem lại quá trình giải các bài tập ở trên.
* Hoạt động 1-4 :
Hướng dẫn ...  mỗi người đi được 1,8km =1800m. Ta có phương trình : 
+ 6 =
1800 (2)
 v1 v2
từ (1) và (2) ta có hệ phương trình, giải hệ phương trình ta tìm được nghiệm v1= 75 ; v2= 60. Vậy vận tốc của người đi từ A là 75m/phút, của người đi từ B là 60m/phút
GV hướng dẫn chữa cho học sinh bài 44 ?
Yêu cầu đọc nội dung bài toán ?
Bài toán này ta nên chọn ẩn như thế nào ? Nêu các đại lượng đã biết, chưa biết ?
GV hướng dẫn : gọi x, y lần lượt là số gam đồng và kẽm có trong vật đó (x,y>0).
? tổng khối lượng của vật là 124 gam, vật được cấu tạo từ vật liệu nào ? 
Vậy ta có phương trình như thế nào ?
? Thể tích của x gam đồng bằng bao nhiêu?
? Thể tích của y gam kẽm là bao nhiêu ?
Tổng thể tích của vật là bao nhiêu ? Ta có phương trình như thế nào ?
? Từ đó ta có hệ phương trình như thế nào ?
? Hãy giải hệ phương trình vừa tìm được ?
Bài 44 :
- Học sinh đọc nội dung bài toán.
- HS : nêu ra cách chọn ẩn của mình.
- HS : nêu các đại lượng đã biết, chưa biết và phân tích bài toán .
- HS : hai loại đồng và kẽm.
- HS : ta có phương trình x + y =124
- HS : x (cm3).
- HS : y (cm3).
- HS : tổng thể tích của vật là 15 cm3 nên ta có phương trình : x + y =15
- HS : ta có hệ phương trình :
 x + y =124
 x + y =15
- HS : giải hệ phương trình .
Ta có : x = 89, y = 35.
Vậy vật đó có 89 gam đồng và 35 gam kẽm
IV- Củng cố :
 Bài tập : Một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng tổng hai chữ số của nó bằng 16 và hai lần chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 5. Tìm số đó.
 Đáp án : Gọi số hàng chục của số đó là x, số hàng đơn vị của số đó là y. Điều kiện : 0<x ≤ 9 0≤ y ≤ 9. Vì tổng hai chữ số của nó bằng 16, nên ta có phương trình : x +y = 16 (1)
 Mặt khác, 2 lần chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 5 nên ta có phương trình: 
 2x – y = 5 (2) . Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình : x +y = 16
 	2x – y = 5
 Giải hệ phương trình này ta tìm được x =7 và y = 9. Vậy số tự nhiên đó là 79.
V- Hướng dẫn học ở nhà :
- Học kĩ lại các nội dung lí thuyết.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm các bài tập còn lại trong sách bài tập.
- Học phần hình học về tứ giác nội tiếp.
Soạn : 11/3/2008
Tuần : 26, 27, 28, 29
Giảng : 17/3/2008, 24/3/2008, 31/3/2008 
 7/4/2008
Tiết : 26, 27, 28, 29
Ôn tập về giải một số bài toán tứ giác nội tiếp .
A. Mục tiêu :
- Học sinh hiểu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn.
- Học sinh biết rằng có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất kì đường tròn nào .
- Học sinh nắm được điều kiện để một tứ giác nội tiếp được đường tròn (điều kiện ắt có và điều kiện đủ).
- Học sinh sử dụng được tính chất của tứ giác nội tiếp trong làm toán và trong thực hành.
B. Chuẩn bị :
* GV : thước thẳng, thước đo góc, êke, compa
* HS : học bài cũ, làm các bài tập được giao, thước thẳng, thước đo góc, êke, compa 
C. Các hoạt động dạy học :
I- ổn định tổ chức :
sĩ số :
vắng :
II- Kiểm tra bài cũ : 
 Thế nào là tứ giác nội tiếp ?
 Hãy nêu tính chất của tứ giác nội tiếp ?
III- Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 :
GV tổ chức cho học sinh thực hiện chữa bài tập .
GV yêu cầu 1 học sinh đứng tại chỗ đọc nội dung của bài tập 54 sau đó gọi một học sinh khác lên bảng chữa.
GV yêu cầu tiếp một học sinh thứ hai đọc nội dung của bài tập 55 sau đó lại gọi học sinh khác lên bảng chữa bài tập đó .
- HS : đọc nội dung của bài tập 54.
- HS : khác lên chữa bài tập 54.
- HS : tiếp theo đọc nội dung của bài tập 55.
- HS : khác lên bảng chữa bài tập 55.
I- Chữa bài tập :
1. Bài tập 54 :
Tứ giác ABCD có tổng hai góc đối diện bằng 1800 nên nội tiếp được đường tròn. Gọi O là tâm của đường tròn đó, ta có :
 OA = OB =OC = OD.
Do đó, các đường trung trực của AC, BD, AB cùng đi qua O.
2. Bài tập 55 :
MAB = DAB – DAM = 
 800-300 = 500 (1)
◦ Tam giác MBC cân (MB=MC) nên
BCM = =550
Trong lúc học sinh chữa bài tập, giáo viên đi xuống lớp yêu cầu học sinh mở vở để giáo viên kiểm tra quá trình làm bài tập ở nhà của các em.
? Giáo viên cho học sinh nhận xét về bài làm của các học sinh trên bảng.
GV chính xác là bài tập.
 A
 B
 M
 C
D 
◦ Tam giác MAB cân (MA=MB) mà MAB =500 (theo (1)), vậy :
AMB = 1800-2.500 =800.
◦ Tam giác MAD cân (MA=MD), suy ra
 AMD = 1800-2.300 = 1200
◦ Ta có DMC= 3600 – (AMD+AMB + BMC ) = 
 3600 –(1200+800+ 700)
Suy ra DMC = 900.
◦Tam giác MCD là tam giác vuông cân (MC=MD và DMC =900), suy ra 
 MDC =MCD = 450.
◦ BCD =1800-800 = 1000 (góc bù với góc BAD)
* Hoạt động 2 :
Tổ chức cho học sinh làm và ôn tập lại các bài tập sách giáo khoa.
GV cheo bảng phụ bài 56 và yêu cầu học sinh quan sát, suy nghĩ
GV có thể gợi ý để học sinh thực hiện..
- HS : theo dõi
- HS : quan sát hình 56
- HS : suy nghĩ tìm hướng giải cho bài toán. F
 D 
 C
A
 B E 
II- Bài tập.
3. Bài tập 56
ta có : BCE = DCF
Đặt x = BCE =DCF. Theo tính chất của gióc ngoài của tam giác, ta có :
 ABC = x +40 (1)
 ADC = x +20 (2)
Lại có : 
ABC +ADC =1800 (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra :
 2x + 600 = 1800 hay x=600
Từ (1) ta có :
ABC = 600 + 400 = 1000
Từ (2) ta có :
ADC = 600+200 = 800
BCD = 1800 – x nên suy ra BCD = 1200.
BAD = 1800-BCD =
 1800-1200 = 600.
GV yêu cầu học sinh đứng tại chỗ đọc nội dung của bài 57 sau đó yêu cầu lần lượt học sinh trả lời câu C7
- HS : đọc c7
- HS : đọc nội nung của bài và trả lời bài tập, có minh hoạ bằng hình vẽ.
4. Bài tập 57 :
Hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân là những hình nội tiếp được đường tròn.
5. Bài tập 58 :
GV tiếp tục cho học sinh thực hiện bài tập 58
? Theo giả thiết ta đã biết góc nào bằng một nửa của góc nào rồi ?
? Từ đó ta có thể biết góc nào là góc vuông ?
 ? Có bao nhiêu góc vuông, và chúng có phải là các góc đối diện nhau không ?
? Tứ giác nội tiếp thì cần phải có điều kiện gì ?
? AD có phải là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD không ?
 - HS : đọc bài để hiểu bài
- HS : độc lập vẽ hình và tìm cánh giải bài toán.
 A
 B C
D
a) Theo giả thiết, DCB =ACB =.600 = 300.
ACD =ACB +BCD (tia CB nằm giữa hai tia CA, CD)
=>ACD = 600+300 =900(1)
Do DB =DC nên tam giác BDC cân, suy ra DBC =DCB = 300. Từ đó , 
ABD =600+300=900 (2)
từ (1) và (2) ta có 
ACD +ABD = 1800 nên tứ giác ABDC nội tiếp được.
b) Vì ABD =900 nên AD là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD. Do đó, tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD là trung điểm của AD.
IV- Củng cố :
? Nhắc lại tính chất của tứ giác nội tiếp ?
? Nếu còn thời gian thì yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu bài tập 59 :
Gợi ý : Tứ giác ABCP nội tiếp lại là hình thang (AB//CD) thì phải là hình thang cân, suy ra AP =BC.Nhưng BC=AD , vậy AP = AD.
- Cũng có thể sử dụng tính chất hai cung chắn.
 C P D
∙
 B	 A
Yêu cầu học sinh chứng minh 
 AP = AD.
Bài 60 : 
 Q
 N 
R 
 S
I
 P 1 2 T
 M
Hướng dẫn : So sánh góc QRS và góc RST là hai góc so le.
V- Hướng dẫn học ở nhà :
- Xem kỹ lại các phần lý thuyết đã học.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm các bài tập còn lại sau tiết luyện tập.
- Chuẩn bị thước thẳng, com pa...
Soạn : 
Tuần : 30, 31
Giảng :
Tiết : 30, 31
Ôn tập về giải phương trình bậc hai một ẩn.
A. Mục tiêu :
- Học sinh nắm vững các kỹ năng giải phương trình bậc hai một ẩn thông qua việc ứng dụng các kiến thức về biệt thức ∆ và ∆’, ứng dụng phương pháp tính nhẩm nghiệm của hệ thức Vi-ét a+b + c= 0, a- b + c = 0; tìm hai số khi biết tổng và tích của chúng.
- Thông qua các bài tập học sinh phát huy được khả năng tự học, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ, hoàn thiện khả năng trình bày hiểu biết của mình qua văn bản.
B. Chuẩn bị :
* GV : Bảng phụ : nội dung của bảng phụ là hệ thống phương pháp giải phương trình bậc hai một ẩn bằng ∆ và ∆’, bằng tính nhẩm nghiệm theo Vi-ét.
* HS : học bài cũ, làm các bài tập được giao, nháp, máy tính điện tử bỏ túi.
C. Các hoạt động dạy học :
I- ổn định tổ chức :
sĩ số :
vắng :
II- Kiểm tra bài cũ :
? HS 1 : Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn bằng việc tính biệt thức : ∆ và ∆’
? HS 2 : Yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp tính nhẩm nghiệm theo Vi- ét ?
III- Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : 
Tổ chức chữa các bài tập cho học sinh.
GV : yêu cầu học sinh lên bảng giải phương trình 
 2x2- 8x +1 = 0
GV yêu cầu một HS giải bằng cách sử dụng biệt ∆, một học sinh khác sử dụng công nghiệm thu gọn ?
- HS : lên bảng thực hiện
HS 1 : dùng ∆
HS 2 : dùng ∆
I- Chữa bài tập :
Giải phương trình :
Bài 1 : 2x2- 8x +1 = 0
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng giải bài tập các bài tập sau : 
 a) 8x2 – 48x = 0
b) 6x2 – 216 = 0
c) (x- 5)2 = 25
 d) x2- 7x + 12 = 0
GV yêu cầu các học sinh nhận xét và cho ý kiến về cách giải phương trình bậc hai ở trên.
- Các học sinh lên bảng giải bài :
a) 8x2 – 48x = 0
 Đáp án : 8x2- 48x = 0 8x(x- 6) = 0
 hoặc 8x = 0 x = 0 hoặc x- 6 = 0 x = 6
vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt : x1= 0, x2 = 6
b) 6x2 – 216 = 0
 Đáp án : 6x2- 216 = 0 x2= 36 x= ± 6. Vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt : 
 x1= 6, x2= -6
c) (x- 5)2 = 25
 Đáp án : (x- 5)2 = 25 x- 5 = ± 5 x = ± 5 + 5
 Vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt : x 1= 10, x2= 0
d) x2- 7x + 12 = 0 
 Đáp án : Ta có : ∆ = (-7)2 – 4.1.12 = 1 > 0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt : x1= 4, x2= 3.
* Hoạt động 2 :
Tổ chức cho học sinh làm các bài tập liên quan đến phương trình quy về phương trình bậc hai.
GV yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện các bài tập
GV yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp giải phương trình trùng phương? 
GV : tiếp tục cho học sinh giải phương trình : dùng công thức nghiệm hoặc công thức nghiệm thu gọn để giải phương trình.
- HS : xem lại các kiến thức về phương trình quy về phương trình bậc hai.
- HS : lên bảng làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
- HS : nhắc lại cách giải.
 Dùng phương pháp đặt ẩn phụ.
- HS : xung phong lên bảng làm bài tập.
Bài 2 : Giải phương trình :
a) x4 – 6x2- 16 = 0
 Đặt x2= t (điều kiện t≥ 0)
Ta có : t2- 6t -16 = 0
 ∆’= 32+16 = 25 > 0
= 5
t1= 3+5 = 8, 
t2= 3-5 =-2 < 0 (loại)
với t = t1= 8 => x2= 8
x = ± 
Vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt :
 x1= , x2= -
b) giải phương trình :
 3x2+ 5x – 1 = 0
Đáp án : Tính △ = b2- 4ac
phương tình có các hệ số là a=3, b = 5, c =-1
△ = b2- 4ac=52-4.3.(-1) = 37
Do △ >0, áp dụng công thức nghiệm, phương trình có hai nghiệm phân biệt :
 x1= , 
 x2= 
IV- Củng cố :
Cho phương trình : x2 – 2 ( m + n)x + 4mn = 0 .
Giải phương trình khi m = 1 ; n = 3 .
 Đáp án : Khi m = 1, n = 3 thì :
 x2- 8x + 12 = 0 △’ = 16- 12 = 4 > 0, = 2 vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt :
 x1= 4+ 2 = 6, x2 = 4-2 = 2
V- Hướng dẫn học ở nhà :
 - ôn lại toàn bộ các bài tập để chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra kỳ 2.
 - Chuẩn bị nháp, máy tính điện tử bỏ túi.
Soạn :
Tuần : 32
Giảng :
Tiết : 32

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Toan 9 ki 2.doc