Giáo án dạy học Lớp 3 - Học kì 2

Giáo án dạy học Lớp 3 - Học kì 2

Tiếng việt:

Ôn tập và kiểm tra tập đọc và thuộc lòng (tiết 1).

đọc bài tuần 10

I. Mục đích, yêu cầu.

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc.

+ KT: Kiểm tra đọc thành tiếng, học sinh đọc thông các bài tập đọc từ đầu năm; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu;, giữa các cụm từ. Kiểm tra đọc hiểu trả lời đợc 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài học.

+ KN: Rèn kỹ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe viết: Rừng trong nắng.

II. Đồ dùng dạy học : Phiếu viết tên các bài tập đọc.

III. Hoạt động dạy học.

1. Giới thiệu bài: (1 phút)

2. Kiểm tra tập đọc: (10 phút)

- GV gọi từng HS lên bốc thăm.

- GV nhận xét, cho điểm.

3. Bài tập 2: (25 phút)

+ Hớng dẫn chuẩn bị:

- GV đọc đoạn 1 đoạn chính tả.

- Giải nghĩa: uy nghi, tráng lệ.

- Đoạn văn tả cảnh gì ?

- Tìm và ghi ra nháp từ, tiếng khó viết.

+ GV đọc cho HS viết bài.

+ GV thu chấm và chữa bài.

- GV thu chấm 10 quyển.

- GV chữa bài cho HS.

 

doc 266 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Soạn 15/12/2010
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt:
Ôn tập và kiểm tra tập đọc và thuộc lòng (tiết 1).
đọc bài tuần 10
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc.
+ KT: Kiểm tra đọc thành tiếng, học sinh đọc thông các bài tập đọc từ đầu năm; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu;, giữa các cụm từ. Kiểm tra đọc hiểu trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài học.
+ KN: Rèn kỹ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe viết: Rừng trong nắng.
II. Đồ dùng dạy học : Phiếu viết tên các bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
2. Kiểm tra tập đọc: (10 phút)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài tập 2: (25 phút)
+ Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn 1 đoạn chính tả.
- Giải nghĩa: uy nghi, tráng lệ.
- Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Tìm và ghi ra nháp từ, tiếng khó viết.
+ GV đọc cho HS viết bài.
+ GV thu chấm và chữa bài.
- GV thu chấm 10 quyển.
- GV chữa bài cho HS.
IV. Củng cố dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị kỹ bài.
- HS nghe.
- Kiểm tra khoảng 10 - 12 HS
- Từng HS bốc thăm.
- HS chuẩn bị 1 phút.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS nghe, đọc thầm theo, 2 HS đọc lại.
- 2 HS trả lời.
- HS tìm và ghi ra nháp.
- HS nghe và viết vào vở.
- HS thu vở.
-------------------------------------------------------
Tiếng việt:
Ôn tập và kiểm tra tập đọc và thuộc lòng (tiết 2)
đọc bài tuần 11
I. Mục đích, yêu cầu:
KT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm như tiết 1.
+ KN: Ôn luyện về so sánh (tìm được những hình ảnh về so sánh).
+ TĐ: Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Bảng phụ chép bài tập 2,3.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giáo viên giới thiệu bài: (1 phút)
2. Kiểm tra tập đọc: (15 phút)
- HS lên bốc thăm đọc và trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài tập 2: (10 phút) GV treo bảng phụ.
- GV giải nghĩa: nếu, dù.
- GV cho đặt câu: dù.
- GV cho HS làm bài vở bài tập.
- GV chữa bài cho HS.
4. Bài tập 3: (10 phút) GV treo bảng phụ.
- Từ biển trong câu có ý nghĩa gì ?
- GV chốt lại.
- Biển ở đây không phải chỉ vùng nước mặn trên bề mặt trái đất mà nó có nghĩa là tập hợp có rất nhiều sự vật.
- GV cho HS àm vở bài tập.
IV. Củng cố dặn dò: (1 phút) GV nhận xét tiết học.
- HS nghe.
- 12 HS.
- Từng HS lên bốc thăm.
- HS đọc bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- 1 HS đặt.
- HS làm bài vở bài tập, 1 HS chữa bảng.
- 2 HS đọc lại bài đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe.
- HS làm bài vở bài tập.
Toán
* 86. Chu vi hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
+ KT: HS nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
+ KN: Vận dụng quy tức để tính được chu vi hình chữ nhật và làm quen với giải toán có nội dung hình học.
+ TĐ: Giáo dục lòng say mê học toán cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: Vẽ 1 hình chữ nhạt 3 dm, 4 dm lên bảng..
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật?.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1phút)
2. Xây dựng quy tắc: (10 phút)
- GV nêu bài toán: Tính chu vi hình tứ giác ABCD có AB = 2 cm, BC = 3 cm, CD = 5 cm, DA = 4 cm.
- HD tìm chu vi ở nháp.
- Làm thế nào để tính được chu vi hình tứ giác ?
- GV cho HS quan sát hình vẽ sẵn trên bảng (chưa có số đo của mỗi cạnh).
 A 4 dm B
 3 dm
 D C
- Cạnh DC = ? dm; AD = ? dm; vì sao biết ?
- GV cho HS tính chu vi.
- Số đo chiều dài, chiều rộng được nhắc lại bao nhiêu lần ?
- GV hướng dẫn cách viết gọn hơn.
 4 x 2 + 3 x 2 hay (4 + 3) x 2
- Rút ra quy tắc.
- (dài + rộng) x 2.
- Chú ý cùng đơn vị đo.
2. Thực hành: (25 phút)
* Bài tập 1 (97):
- GV cho HS làm nháp.
- Củng cố cách tìm chu vi hình chữ nhật có độ dài các cạnh cho trước.
* Bài tập 2, 3 (97):
- GV cho HS làm vở.
- GV cùng HS chữa và củng cố cách giải toán có liên quan đến cách tính chu vi hình chữ nhật.
* Bài tập 4 (98):
- Yêu cầu tính chu vi của từng hình rồi so sánh.
- Củng cố được khái niệm tính chu vi hình chữ nhật và so sánh số.
c. Củng cố dặn dò: (2 phút)
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?
- GV nhận xét tiết học, nhớ cách tính chu vi hình chữ nhật.
- 2 HS nêu
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS lên tìm.
2 + 3 + 4 + 5 = 14 cm
- Cộng các số đo các cạnh lại.
- 1 HS lên bảng dùng thước đo chiều dài mỗi cạnh.
AB = 4 dm
BC = 3 dm
- 1 HS trả lời: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài = nhau, 2 cạnh rộng = nhau.
- 1 HS lên bảng, dưới nháp.
4 dm + 3 dm + 4 dm + 3 dm = 14 dm
- 2 lần.
- 1 HS lên tính.
(4 + 3) x 2 = 14 dm
- HS nêu thành lời (quy tắc).
* 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS chữa câu a.
- 1 HS chữa câu b.
* 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm vở, 1 HS lên chữa.
* 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS thực hiện nháp, 1 HS lên chữa.
-------------------------------------
Đạo Đức
Ôn và thực hành kỹ năng học kỳ I 
I. Mục tiêu:
+ KT: Ôn lại các bài đạo đức mà HS đã học từ đầu năm đến nay.
+ KN: Rèn kỹ năng hình thành khả năng nhận xét, đánh giá hnhf vi thgực hành các hành vi ứng xử.
+ TĐ: Giáo dục HS thương yêu những người thân, biết ơn Bác Hồ và cácc thương binh, liệt sỹ.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ trong các bài đã học trong vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn ôn bài: (15 phút) Kính yêu Bác Hồ, Giữ lời hứa.
- Vì sao phải kính yêu Bác Hồ ?
- GV cho HS hoạt động nhóm.
- Vì sao phải giữ lời hứa?
- Thế nào là giữ lời hứa ?
2. Hướng dẫn trả lời bài: (17 phút) Tự làm lấy việc của mình, Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- GV cho HS hái hoa dân chủ.
- Đối với ông bà, cha mẹ chúng ta phải có tình cảm thế nào ? vì sao ?
- Vì sao phải chia sẻ vui buồn với bạn ?.
- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp việc trường ?
- Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
III. Dặn dò: (3 phút) Về nhớ và thực hành các điều đã học.
- 1 số HS trả lời, nhận xét.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện trả lời.
- Lần lượt HS lên hái hoa và trả lời.
----------------------------------------------
Soạn 18/12/2010
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
Thể dục
 đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
I, Mục tiêu:
- Kiểm tra các nội dung: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi chuyển hướng phải, trái; đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
II, Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, bàn ghế và kẻ sẵn các vạch cho kiểm tra.
III, Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu kiểm tra và phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi “Có chúng em”.
- Tập bài TD phát triển chung (1 lần, 4x8 nhịp).
2-Phần cơ bản.
- Kiểm tra tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi chuyển hướng phải, trái, đi vượt chướng ngại vật thấp.
+ Phương pháp: Kiểm tra theo tổ dưới sự điều khiển của GV.
+ Cách đánh giá: Đánh giá theo mức độ thực hiện động tác của từng HS theo 2 mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành. (Đối với HS xếp loại chưa hoàn thành, GV cần cho tập luyện thêm để đạt được mức hoàn thành)
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”.
3-Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- GV nhận xét và công bố kết quả kiểm tra. 
- Giao bài tập về nhà: Ôn các nội dung ĐHĐN và RLTTCB đã học.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo. HS chú ý lắng nghe.
- HS chạy khởi động, tham gia trò chơi và tập TD. 
- HS phục vụ kiểm tra dưới sự điều khiển của GV.
- HS tham gia trò chơi.
- HS vỗ tay theo nhịp và hát.
- HS chú ý lắng nghe. Những em chưa hoàn thành chú ý tiếp tục ôn luyện. 
Toán
Chu vi hình vuông
I. Mục tiêu:
+ KT: Giúp HS biết cách tính chu vi hình vuông.
+ KN: Biết vận dụng quy tắc để tính chu vi 1 só hình có dạng hình vuông.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy học: Vẽ sẵn 1 hình vuông có cạnh 3 cm.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật ?
- Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài = 6 cm, chiều rộng = 4 cm ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
2. Cách tính chu vi hình vuông: (7 phút) GV vẽ hình.
- GV cho HS quan sát hình vẽ trên bảng.
- Gọi HS đo độ dài 1 cạnh.
- HD tìm các cạnh còn lại.
- GV cho HS tính chu vi.
- HD viết thành phép nhân.
- 3 là độ dài của mấy cạnh.
- 4 là gì ?
- HD nêu thành quy tắc.
3. Thực hành: (25 phút)
* Bài tập 1 (99):
- Tính chu vi hình vuông có cạnh = ? cm
- GV cho HS làm bút chì vào VBT để củng cố chu vi hình vuông.
- GV cùng HS chữa bài.
* Bài tập 2 (88):
- HD tóm tắt và giải vở.
- GV hỏi để củng cố cách tính chu vi hình vuông.
* Bài tập 3 (99):
- HD đo độ dài cạnh hình vuông rồi tính chu vi.
- GV cùng HS chữa, củng cố cách đo độ dài và cách tính chu vi hình vuông.
* Bài tập 4 (100):
b) Chiều dài hình chữ nhật là mấy viên gạch ?.
- Độ dài 1 cạnh của viên gạch là chiều nào của hình chữ nhật ?
- Độ dài của hình chữ nhật đã biết chưa?
- HD cách tính.
- Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật khi chỉ biết chiều rộng.
III. Củng cố dặn dò: (1 phút) GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ cách tính chu vi hình vuông.
- 1 HS nhận xét.
- 1 HS lên bảng.
- HS nghe.
- HS quan sát.
- 1 HS đo: 3 dm.
- Mỗi cạnh đều 3 dm.
- 1 HS nêu: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 dm.
 3 x 4 = 12 dm
- 1 HS trả lời, nhận xét.
- 4 lần (4 cạnh như nhau)
- 3 HS nhắc lại quy tắc.
* 1 HS đọc yêu cầu và đọc mẫu.
-H S làm bài, đọc kết quả
* 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS giải vở, 1 HS chữa.
* 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp, 1 HS lên chữa.
* 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 3 viên.
- Chiều rộng.
- Chưa biết.
- HS làm nháp, 1 HS lên chữa.
chính tả
Ôn tập và kiểm tra tập đọc và thuộc lòng (tiết 3) 
đọc bài tuần 12
 I. Mục đích, yêu cầu:
+ KT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. 
+ KN: Rèn kỹ năng điền vào giáy tờ in sẵn.
+ TĐ: Giáo dục HS kính trọng, lễ phép và biết ơn thầy cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên các bài tập đọc để kiểm tra.
- Vở bài tập tiếng việt.
III. Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
2. Kiểm tra phần đọc: (15 phút)
- GV gọi HS lên bốc thăm chuẩn bị bài rồi đọc. HS đầu chuẩn bị 1 phút, sau đó gọi tiếp từng HS lên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài tập 2: (20 phút)
- GV cho HS suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.
- GV cho HS đổi chéo bài kiểm tra nhau.
- GV cùng HS chữa bài.
IV. Củng cố dặn dò: (1 phút) GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ mẫu giấy mời.
- HS nghe.
- 12 HS kiểm tra phần đọc.
- 1 HS lên, HS khác chuẩn bị. 
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu giấy mời.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS kiểm tra nhau.
- 1 số HS đọc lại bài.
---------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Ôn tập học kỳ I (Tiếp)
I. Mục đích - yêu cầu.
+ KT: Kể tên và nêu chức năng các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
+ K ... 
+ Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm.
+ Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
Hoạt động 2 : (25 phút) GV hướng dẫn mẫu
- Bước 1 : Cắt giấy
+ Cắt hai tờ giấy thủ công HCN dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt. 
+ Cắt 2 tờ giấy HCN cùng màu, dài 14ô, rộng 8ô để làm cán quạt
- Bước 2 : Gấp, dán quạt
 + Đặt tờ giấy HCN thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.
 + Gấp tờ giấy HCN thứ 2 giống như gấp tờ giáy HCN thứ nhất.
 + Để mặt màu của 2 tờ giấy HCN vừa gấp ở cùng 1 phía, bôi hồ và dán mép 2 tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mếp gấp trong cùng, ép chặt.
 - Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
 + Lờy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gâp rộng 1ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.
 + Bôi hồ lên 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép 2 cán quạt vào 2 mép ngoài cùng của quạt.
 + Mở 2 cán quạt theo chiều mũi tên để 2 cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy tròn.
- GV tóm tắt lại các bước làm quạt giấy tròn và tổ chức cho HS tập làm quạt giấy tròn.
Hoạt động nối tiếp : (3 phút)- Nhận xét giờ học
- HS quan sát
- HS nghe.
- HS quan sát
- HS nhắc lại cách làm quạt giấy tròn và nhận xét.
- HS thực hành 
- VN : chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
Soạn : 9/4/2011
Giảng : Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
Toán
* 155. Luyện tập
I- Mục tiêu:
+ KT: Giúp HS biết thực hiện phép chiasố có 5 chữ số cho số có 1 chữ số; biết chia nhẩm, giải toán.
+ KN: Rèn kĩ năng vận dụng để thực hành làm bài tập.
+ TĐ: Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 HS chữa bài 2,3 tiết trước
B- Bài mới:
1- GV giới thiệu bài: (1 phút)
2- Hướng dẫn luyện tập: (30 phút)
* Bài tập 1 ( 78). Tính:
- GV chép phép tính lên bảng
- Yêu cầu HS thực hiện.
- GV nhận xét bài.
- Gọi HS nêu cách chia.
* Bài tập 2 ( 78). Đặt tính rồi tính:
- Yêu cầu HS tự làm tính và làm vào vở.
- GV cho HS kiểm tra chéo bài.
- Gọi HS chữa bài nhận xét.
* Bài tập 3 ( 78):
- Giúp HS phân tích đề bài.
- HD tóm tắt và giải vở.
- GV thu chấm và nhận xét.
* Bài tập 4 ( 78). Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
- Bài yêu cầu làm gì ?
- GV viết: 40 050 : 5 = ?
- GV nhận xét, kết luận đúng sai.
c- dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, dưới làm nháp.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS chữa bài.
10 848 kg đường+bột
? kg đường ? kg bột
10 848 : 4 = 2712 (kg)
10 848 - 2712 = 98136 (kg).
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS làm bài, phát biểu, giải thích lí do chọn phương án D.
----------------------------------------------------------
Chính tả (nhớ viết)
 Bài hát trồng cây
I- Mục đích, yêu cầu.
+ KT: HS nhớ viết đúng đoạn từ “Ai trồng cây . Mau lớn từng ngày” trong bài: Bài hát trồng cây; làm bài tập chính tả.
+ KN: Rèn kỹ năng nhớ viết sạch đẹp đoạn viết trên.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và rèn luyện chữ viết, cẩn thận.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp chép bài tập 2a.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 HS viết lại: hình dáng, rừng xanh, rung mành, giao việc.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: HS lắng nghe. (1 phút)
2- Hướng dẫn HS viết chính tả.(25 phút)
- Gọi HS đọc thuộc 4 khổ thơ đầu.
- Hạnh phúc của người trồng cây là gì ?
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ, được trình bày như thế nào ?
- HD viết từ khó : HS đọc thầm lại 4 khổ thơ đầu, chú ý các chữ viết hoa, những chữ mình dẽ viết sai, cách trình bày bài thơ.
 VD : lời mê say, rung, lay lay, lớn lên. 
- GV sửa cho HS.
- GV cho HS viết vào vở.
- GV quan sát nhắc nhở HS trong khi viết.
- GV thu chấm nhận xét.
3- Hướng dẫn làm bài tập: (7 phút)
* Bài tập 2a:
- GV cho HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại bài đúng.
Lời giải a : rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong.
* Bài tập 3:
- GV cho 4, 5 HS thực hiện trên giấy khổ A4
- GV chữa bài và cho HS đọc lại câu của mình.
- GV cho HS viết câu đặt được vào nháp đỏi bài kiểm tra nhau.
- GV cùng Hs nhận xét (về chính tả, về ngữ pháp) ; kết luận những bạn đặt câu đúng.
c- Củng cố dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- 3 HS nhắc lại.
-
 HS tìm và viết ra bảng con, 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc lại.
- HS viết bài.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng.
- 2 HS nhận xét.
- 1 HS đọc lại bài đúng, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu cả phần a, b.
- 4,5 HS làm bài trên giấy, dán bài lên bảng lớp, đọc các câu văn.
- HS viết bài vào vở. Mỗi em viết ít nhất 2 câu.
Tập làm văn
 Thảo luận về bảo vệ môi trường
I- Mục đích, yêu cầu:
+ KT: HS thảo luận với nhau về ý thức bảo vệ môi trường.
+ KN: Biết phối hợp với nhau tổ chức cuộc họp nhóm để trao đổi với nhau về chủ đề: Em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường ? Viết được đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ chép 5 bước tổ chức cuộc họp.
- HS sưu tầm tranh ảnh về cảnh qua thiên nhiên, môi trường.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 HS đọc lại bức thư viết cho bạn ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình đoàn kết thân ái.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: HS lắng nghe. (1 phút)
2- Hướng dẫn làm bài tập: (30 phút)
* Bài tập 1:
- GV cho HS thành nhóm.
- Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng; các thành viên chuẩn bị giấy bút để ghi chép.
 Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ?
- Yêu cầu dựa vào câu hỏi để các nhóm bàn.
- GV chép câu hỏi lên bảng.
- Gọi HS nêu trình tự cuộc họp.
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành họp.
- Gọi các nhóm thi tổ chức cuộc họp.
- GV nhận xét, cho điểm nhóm làm tốt nhất.
* Bài tập 2:
- GV cho HS ghi lại các ý kiến các bạn trong nhóm thành đoạn văn ngắn gọn, đầy đủ.
- Gọi HS đọc lại trước lớp.
- GV nhận xét cho điểm.
c- Dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 3, 4 HS đọc lại
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 3 bàn thành 1 nhóm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS bàn: Làm thế nào để bảo vệ môi trường
- Các nhóm trưởng nêu câu hỏi cho cả nhóm thảo luận.
- Các ý kiến được ghi chép lại.
- 2 HS nêu lại.
- 2 HS đọc to trước lớp.
- Các nhóm làm việc.
- 3 nhóm lên thi.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- 3 HS đọc lại.
VN : - Quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- Chuẩn bị tốt tiíet TLV tuần 32 : Kể lại một việc tốt em đã làm và góp phần bảo vệ môi trường.
Tự nhiên xã hội
Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
I- Mục tiêu.
+ KT: Giúp HS trình bày được mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
+ KN: Rèn kỹ năng HS biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, vẽ được sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
+ TĐ: Giáo dục có ý thức bảo vệ Trái đất của chúng ta.
II- Đồ dùng dạy học.
- Hình trong SGK, quả địa cầu (HS mang đến lớp), giấy bút vẽ.
III- Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1 : (15 phút) Quan sát tranh theo cặp.
+ Mục tiêu: ý 1-mục I
+ Cách tiến hành : 
- GV cho HS quan sát tranh 1 (118) để thấy mối quan hệ của Trái Đất và Mặt Trăng.
- So sánh độ lớn của Mặt Trời với Trái Đất và Mặt Trăng ?
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận đúng sai.
* Hoạt động 2: (15 phút)Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
+ Mục tiêu: ý 2-mục I
+ Cách tiến hành : 
+ GV giảng: Vệ tinh (là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh).
- Vì sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?.
- Tìm thêm các vệ tinh do con người phóng lên Vũ Trụ.
- GV cho HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo hình 2 SGK.
- Cho HS nhận xét bài.
+ GV kết luận: Mặt trăng quay quanh Trái Đất nên nó là vệ tinh của Trái Đất.
3- Hoạt động 3: (5 phút) Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
+ Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động củae Mặt Trăng quanh Trái Đất. Tạo hứng thú học tập cho HS.
+ Cách tiến hành : 
- GV cho HS chia thành 6 nhóm cho chơi trò chơi: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
- Gọi các nhóm lên thi, nhận xét
- HS quan sát cặp đôi.
- Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh trái đất.
- HS nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS vẽ vào giấy.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu, nhóm trưởng điều khiển.
IV- Củng cố dặn dò. (1 phút) GV nhận xét tiết học..
sinh hoạt tuần 31
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS nhận thấy ưu, khuyết điểm của mình để có hướng phát huy mặt tốt, khắc phục những điểm còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng học tập và rèn luyện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ và chơi trò chơi giúp HS được thư giãn, thoải mái tinh thần và tăng tinh thần đoàn kết cho HS trong lớp.
II- nội dung:
 1. Tổng kết đánh giá tình hình học tập và rèn luyện trong tuần:
 - Học tập: Có nhiều cố gắng.
- Vệ sinh: Sạch sẽ, gọn gàng, đồng phục tốt, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Chuyên cần: 100% HS đi học đều, không có hiện tượng nghỉ học vô lý do.
- Đạo đức: Hầu hết HS ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, đoàn kết.
2. Tuyên dương:
- Học tập: Hăng hái phát biểu xây dựng bài:
- Đạo đức: Cả lớp ngoan.
- Vệ sinh: Cả lớp làm tốt.
 3. Phương hướng tuần 32:
a) Học sinh xây dựng :
b) GV bổ sung :
- Đẩy mạnh phong trào thi đua chào mừng ngày 19/5, giành nhiều hoa điểm 9, điểm 10, luyện viết chữ đẹp, giữ vở sạch. 
-Tìm hiểu về Đoàn, Đội, ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Nói lời hay, làm việc tốt.
- Truy bài nghiêm túc, nâng cao chất lượng học tập.
4. Lớp sinh hoạt văn nghệ - Đọc báo Măng non nhi đồng, chơi trò chơi. 
Sinh hoạt lớp tuần 31
I. mục tiêu:
- Giúp HS nhận thấy ưu, khuyết điểm của mình để có hướng phát huy mặt tốt, khắc phục những điểm còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng học tập và rèn luyện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ và chơi trò chơi giúp HS được thư giãn, thoải mái tinh thần và tăng tinh thần đoàn kết cho HS trong lớp.
II. nội dung:
1. Lớp trưởng nhận xét chung thông qua theo dõi hoạt động học tập và rèn luyện trong tuần:
- Học tập: + Điểm tốt :
 + Điểm xấu :
 + Chuẩn bị bài, đồ dùng, sách, vở :
 + Xây dựng bài :
 + Mất trật tự, làm việc riêng :
 - Vệ sinh: + Vệ sinh cá nhân :
 + Vệ sinh môi trường :
- Đạo đức:
- Chuyên cần:
- Thể dục :
- Truy bài :
- Xếp hàng ra về : 
* Tuyên dương :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_hoc_ki_2.doc