Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 học kì I

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 học kì I

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Củng cố khái niệm thế nào là văn thuyết minh.

- Các phương pháp thuyết minh chủ yếu.

- Những yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh

- Sự đa dạng, phong phú về đối tượng cần giới thiệu trong bài văn thuyết minh.

- Phân biệt được những nét khác nhau cơ bản giữa văn thuyết minh với một số thể văn khác.

2. Kĩ năng:

- Tổng hợp hệ thống lại những kiến thức đã học về văn thuyết minh.

- Nhận diện kiểu bài thuyết minh và nắm vững yêu cầu

- Có kĩ năng tìm hiểu, quan sát đối tượng cần thuyết minh

- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh

 

docx 248 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9
DỰ ÁN “MÙA HÈ XANH”
NHÓM 1-HỌC KÌ I
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM MÔN NGỮ VĂN 9
HỌC KÌ 1
Buổi
Số tiết
Nội dung
Ghi chú
1
3
Ôn tập văn thuyết minh

2
3
Ôn tập văn bản nhật dụng
 ( Phong cách HCM, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được phát triển của trẻ em.)


3
3
- Ôn tập Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp 
( Các PCHT, Xưng hô trong hội thoại, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp)


4
3
- Truyện trung Đại chữ Hán 
( Chuyện người con gái Nam Xương).

5
3
- Truyện trung Đại chữ Hán 
(Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14).

6
3
- Truyện thơ Nôm ( Nguyễn Du và Truyện Kiều, Đoạn trích chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân)

7
3
- Truyện thơ Nôm (Đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích, Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

8
3
- Thơ Hiện đại VN:
+ Đồng chí – Chính Hữu.

9
3
- Thơ Hiện đại VN:
+ Bài thơ về TĐ xe không kính – Phạm Tiến Duật.

10
3
- Thơ hiện đại VN (tiếp): 
+ Ánh trăng – Nguyễn Duy.

11
3
- Thơ hiện đại VN (tiếp): 
+ Bếp lửa – Bằng Việt.

12
3
- Thơ hiện đại VN (tiếp): 
+ Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.


13
3
- Truyện Hiện đại Việt Nam:
+ Làng – Kim Lân.


14
3
- Truyện Hiện đại Việt Nam ( tiếp):
+ Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.

15
3
- Truyện Hiện đại Việt Nam ( tiếp):
+ Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.

16
3
- Văn tự sự.

17
3
- Luyện tập văn tự sự 

18
3
- Cách làm bài tập đọc hiểu

19
3
- Ôn tập học kì 1

20
3
- Luyện đề


BUỔI 1

Ngày soạn : / /2020

 Ngày dạy:
ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Củng cố khái niệm thế nào là văn thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh chủ yếu.
- Những yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh
- Sự đa dạng, phong phú về đối tượng cần giới thiệu trong bài văn thuyết minh.
- Phân biệt được những nét khác nhau cơ bản giữa văn thuyết minh với một số thể văn khác.
2. Kĩ năng: 
- Tổng hợp hệ thống lại những kiến thức đã học về văn thuyết minh.
- Nhận diện kiểu bài thuyết minh và nắm vững yêu cầu
- Có kĩ năng tìm hiểu, quan sát đối tượng cần thuyết minh
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh
3. Thái độ, phẩm chất:
- Có ý thức học tập chủ động, tích cực; trang bị đầy đủ kiến thức để vận dụng viết bài văn thuyết minh đúng, đủ, hay, sáng tạo và hấp dẫn người đọc.
- Yêu ngôn ngữ dân tộc , trau dồi vốn từ vựng Tiếng Việt
- Tự lập, tự tin, tự chủ ...
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học,
- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tạo lập văn bản...
II. Tiến trình lên lớp
Tiết 1:
A. Hệ thống lại kiến thức đã học
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
Gv: Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào? Văn Thuyết minh có vai trò và tác dụng gì trong cuộc sống?
Hs trao đôi thảo luận theo bàn: 
- Là kiểu văn bản cung cấp các tri thức cho người đọc người nghe. Ví dụ thuyết minh về tà áo dài nhằm cung cấp tri thức về áo dài . Thuyết minh : Vì sao lá cây có màu xanh lục là cung cấp kiến thức về nguyên nhân tại sao lá cây có màu xanh...
Gv gọi một số nhóm khác nhận xét, bổ sung sau đó chốt lại kiến thức .

1. Khái niệm:
- Thuyết minh là kiểu văn bản phổ biến, thông dụng trong đời sống nhừm cung cấp cho người đọc, người nghe những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa của các hiện tượng, sự việc trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày giới thiệu giải thích.
Gv: Em hãy nêu những nét khác biệt cơ bản giữa văn thuyết minh với văn miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận?
Hs: Trình bày
- Tri thức trong văn thuyết minh đòi hỏi phải mang tính khách quan, xác thực, hữu ích với mọi người
- Tự sự là trình bày sự việc ( nhân vật, cốt truyện...)
- Miêu tả là tái hiện đặc điểm hình dáng...của con người , phong cảnh, con vật,cây cối...
- Nghị luận là bày tỏ quan điểm
- Biểu cảm là bày tỏ bộc lộ cảm xúc...
Gv chốt lại kiến thức
Gv: ?/ Lời văn trong văn thuyết minh cần đảm bảo yêu cầu gì?
Hs trao đổi theo bàn và trình bày ý kiến
Gv nhận xét, chốt kiến thức.
Gv?/ các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện trong văn thuyết minh không? Tác dụng của từng yếu tố đó như thế nào?
Hs trình bày
Gv nhận xét, chốt kiến thức.
2. Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức và lời văn
- Tri thức được trình bày trong văn thuyết minh cần khách quan, xác thực- đáng tin cậy và có ích với mọi người
- Lời văn cần rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, chặt chẽ, cô đọng và hấp dẫn.
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm không thể thiếu trong văn thuyết minh nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ nhằm mục đích làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
Gv?/ Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
Hs trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày:
- Phải tìm hiểu để có kiến thức cũng như những hiểu biết đầy đủ, đa dạng, chính xác về đối tượng thuyết minh
- Tìm hiểu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Bài văn thuyết minh cần tập trung để làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
Gv nhận xét bổ sung.

3. Để làm tốt bài văn thuyết minh
- Phải tìm hiểu kĩ về đối tượng thuyết minh bằng cách:
+ Quan sát trực tiếp
+ Tìm hiểu qua sách báo, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng khác
-
 Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật được đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng của đối tượng thuyết minh...đặc biệt là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.
Gv? /Hãy trình bày những phương pháp thường được sử dụng trong văn thuyết minh? Hãy đưa ra một ví dụ cụ thể
Hs: Phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích...
- Ví dụ : văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” Tác giả Nguyễn Khắc Viện đã dùng phương pháp nêu ví dụ và phương pháp dùng số liệu cụ thể để thuyết minh cụ thể về tác hại ghê gớm của thuốc lá ...
4. Những phương pháp thuyết minh thường sử dụng.
- Nêu định nghĩa
- Giải thích
- Liệt kê
- Phân loại phân tích
- Dùng số liệu
- Nêu ví dụ...

Tiết 2
A.Hệ thống lại kiến thức đã học
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
Gv?/ Những BPNT nào thường được dùng trong văn thuyết minh? Nêu tác dụng?
Hs trình bày
Gv nhận xét, chốt kiến thức.
5. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Để văn bản thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn người đọc ta thường vận dụng một số BPNT như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca,...
- Các BPNT cần được sử dụng hợp lí để làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
?/ Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì?
Hs trình bày
Gv nhận xét, chốt
6. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Yếu tố miêu tả giúp cho bài thuyết minh thêm cụ thể, sinh động , hấp dẫn và làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
?/ Hãy trình bày dàn ý chung của một bài văn thuyết minh?
Hs thảo luận theo nhóm rồi cử đại diện trình bày
Gv chia lớp thành 4-6 nhóm tùy theo sĩ số của lớp
Gv gọi đại diện các nhóm trình bày, đại diện các nhóm khác nhận xét
Gv nhận xét chung và chốt kiến thức
7. Dàn ý khái quát của bài văn thuyết minh.
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng.
B. Thân bài:
- Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng đặc điểm, phương diện của đối tượng thuyết minh
( Có thể đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận... để làm nổi bật đối tượng thuyết minh)
C. Kết bài: Ý nghĩa của đối tượng và bài học 

B. Luyện tập :
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bài tập 1: Lập dàn ý giới thiệu về chiếc bút bi.
 - Hình thức tổ chức luyện tập :
 Giáo viên cho học sinh làm bài tập theo nhóm ( 2 bàn một nhóm)
- HS thực hiện: các nhóm trao đổi cử đại diện ghi sản phẩm ra giấy
Gv gọi đại diện các nhóm lên trình bày
Các nhóm còn lại nhận xét
Gv nhận xét chốt kiến thức 
I. Mở bài
    - Giới thiệu chung về cái bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.
II. Thân bài
1. Lịch sử ra đời, nguồn gốc, xuất xứ của bút bi (ai phát minh ra? năm bao nhiêu? ...)
- Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, ông quyết định nghiên cứu và phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
2. Cấu tạo cây bút bi:
Trong phần nội dung chính thuyết minh về cấu tạo cây bút bi, cần nêu được chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: là một ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: nằm bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, là nơi chứa mực (mực đặc hoặc mực nước).
- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại các loại bút bi
- Bút bi có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng (bút bi bấm, bút bi có nắp, ...)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, ...
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết sẽ lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, cất giữ trong hộp bút, không vứt bút linh tinh, khi dùng xong phải để vào nơi quy định.
5. Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ rây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
6. Ý nghĩa của cây bút bi:
- Bút bi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người: Dùng để viết, để vẽ, ký hợp đồng, ghi chép, ...
III. Kết bài
- Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống
Tiết 3
B. Luyện tập :
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bài tập 2 : 
Viết bài văn ngắn giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Hình thức tổ chức luyện tập
( Cá nhân)
 Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. 
 Thời ông sống, các tập đoàn Phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm chữ Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền)- một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.
 "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay. “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện sự xót t ... y Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới
- Xuất xứ: In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”
0.75
- Đề tài: Người lao động trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- Thể thơ : Bảy chữ
- Mạch cảm xúc: mạch cảm xúc của bài thơ đi theo trình tự không gian, thời gian. Không gian gắn liền với nhịp vận động thiên nhiên vũ trụ. Thời gian gắn liền với hành trình của đoàn thuyền đánh cá ra khơi rồi trở về.
0,5
- Bố cục:
Phần 1: 2 khổ thơ đầu : Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn.
Phần 2: 4 khổ thơ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển đêm.
Phần 3: khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh.
0.5
- Giá trị nội dung:
+ Bài thơ khoắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.
+ Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
- Giá trị nghệ thuật
+ Bút pháp lãng mạn, cảm xúc tràn đầy
+ Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng đặc sắc.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê,
0.75
0.5
b. Hình thức trình bày:
0,5
- Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

c. Sáng tạo:
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo.
0,25
Lưu ý chung: 
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.
3. Cho điểm lẻ tới 0,25; không làm tròn điểm số của bài.
PHÒNG GD & ĐT .............. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021
 TRƯỜNG THCS .......... Môn Ngữ văn 9 (Thời gian: 120 phút)
------------ --------------------------------
ĐỀ SỐ 3
I.PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
 Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,Mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.
Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một danh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.
 	Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó: “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH”.
(Phạm Lữ Ân – “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn, tr45)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, lòng tự tin bắt nguồn từ đâu?
Câu 3 (1.0 điểm). Theo em, tự tin khác tự cao, tự đại như thế nào?
Câu 4 (1.0 điểm). Lời khuyên “Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó : “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH” có ý nghĩa gì với em?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm). 
Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau :
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mấy lại con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.
Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai: Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần.
 (Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.169 - 170)
------------- HẾT -----------
PHÒNG GD & ĐT .............. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021
 TRƯỜNG THCS .......... Môn Ngữ văn 9 (Thời gian: 120 phút)
------------ --------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần 
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC - HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0.5
2
Theo tác giả, lòng tự tin bắt nguồn từ:
Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo, ...mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự biết mình.
0.5
3
- Tự tin là: Hoàn toàn tin tưởng vào chính mình, dựa trên cơ sở nhận thức và nắm rõ được điểm yếu, điểm mạnh của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn,không hoang mang, dao động. Người tự tin là người cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
- Tự cao, tự đại là: Tự cho mình là người tài giỏi hơn người khác, luôn vỗ ngực tự khen mình, xem thường người khác, cho rằng người khác là kém cỏi, không cần sự hợp tác, góp ý và giúp đỡ của bất kì ai.
0,5
0.5
4
Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng nhưng cần đảm bảo chuẩn mực về đạo đức, pháp luật. Có thể trả lời theo hướng sau:
Lời khuyên trên có ý nghĩa với chúng ta vì:
- Khuyên chúng ta trước tiên phải tự tin vào chính bản thân mình, biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó sẽ có cách khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh để vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong cuộc sống.
- Nhận thức được tầm quan trọng của sự tự tin vào bản thân mình trong cuộc sống. Vì khi ta tự tin vào chính mình thì mới có thể tự tin với mọi người xung quanh, tự tin khi đối diện với bất cứ hoàn cảnh nào.

0,75
0,25
5
Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi” được bộc lộ trong đoạn trích:
- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: .
- Bản lĩnh vững vàng, dũng cảm, kiên cường: .
=> Vẻ đẹp tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

0,5
0,5

II
LÀM VĂN
7,0
1
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống.
2,0
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đoạn văn phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:
a) Nội dung trình bày:

1,25
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống.
0,25
- Giải thích: Tự tin là tin tưởng vào chính mình, dựa trên cở nhận thức và nắm rõ được điểm yếu điểm mạnh của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết và hành động một cách chắc chắn không hoang mang, dao động.
0,25
- Bàn luận : Ý nghĩa của sự tự tin
+ Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực, vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, hăng say, sáng tạo trong học tập, lao động từ đó dễ dàng vươn tới thành công.
+ Tự tin tạo sự tin cậy đối với mọi người, dễ dàng nắm bắt được cơ hội trong cuộc sống để khẳng định giá trị bản thân, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.
+ Có sự tự tin, con người cảm thấy lạc quan, yêu đời, trân trọng cuộc sống.
Bài học nhận thức và hành động: Sự tự tin đối với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng vì nó chính là gốc rế để bạn có thể đạt được thành công trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta hãy tin vào chính mình, tin vào những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại.
0,75
b) Hình thức trình bày:
0,5
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

c) Sáng tạo:
Thể hiện quan điểm riêng, sâu sắc, sáng tạo, có cách diễn đạt độc đáo 
0,25
2
Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích : “Ông lão ôm thằng con...vơi đi được đôi phần”
5,0
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:
a) Nội dung trình bày:

3.75
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, tình huống của truyện ngắn, vị trí đoạn trích, nhân vật ông Hai.
0,5
Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích – cuộc nói chuyện của ông Hai với đứa con út.
2.75
Nhân vật ông Hai hiện lên vói diễn biến tâm lí phức tạp và tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, thiêng liêng:
- Nỗi niềm của ông Hai không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại.
- Ông chọn nói chuyện với cu Húc- đứa con út vì nó là đứa nhỏ nhất, ngây thơ, ông dễ nói chuyện và dễ bày tỏ.
- Ông Hai hỏi con về nhà, thực chất là đang tự khẳng định tình yêu của mình với làng chợ Dầu
- Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng sâu sắc, bền chặt và thiêng liêng.
- Lòng yêu nước rộng lớn, bao trùm trên lòng yêu nước. 
=> Đoạn trích xây dựng sống động, đẹp đẽ hình ảnh người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp với tình yêu làng, yêu nước sâu sắc trong ý nghĩ và tình cảm.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật
0,5
+ Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, mang tính khẩu ngữ và cá thể hóa
+ Ngôn ngữ độc thoại lồng trong đối thoại
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế



b) Hình thức trình bày:
0,75


- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.



c) Sáng tạo:
0,5


- Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo.

Lưu ý chung: 
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.
3. Cho điểm lẻ tới 0,25; không làm tròn điểm số của bài.

------------- HẾT --------
III, CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Củng cố lại cách làm bài đọc - hiểu 
- Sưu tầm một số đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các sở GD (kèm theo đáp án) trong mấy năm gần đây để buổi sau giới thiệu cả lớp tham khảo.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ki_i.docx