Giáo án dạy thêm môn Văn 9 - Ôn tập phương pháp cảm thụ thơ

Giáo án dạy thêm môn Văn 9 - Ôn tập phương pháp cảm thụ thơ

ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP CẢM THỤ THƠ

I/ Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh biết những nét chính về tác giả, tác phẩm, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ trung đại và hiện đại.

- Hiểu được nội dung, tiến trình, phương pháp làm một bài văn cảm thụ.

- Có kỹ năng vận dụng vào việc cảm thụ giá trị của đoạn thơ, bài thơ.

II/ Chuẩn bị:

 

doc 43 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Văn 9 - Ôn tập phương pháp cảm thụ thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập phương pháp cảm thụ thơ
I/ Mục tiêu cần đạt:
Học sinh biết những nét chính về tác giả, tác phẩm, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ trung đại và hiện đại.
Hiểu được nội dung, tiến trình, phương pháp làm một bài văn cảm thụ.
Có kỹ năng vận dụng vào việc cảm thụ giá trị của đoạn thơ, bài thơ.
II/ Chuẩn bị:
III/ Tiến trình lên lớp:
Phương pháp
Nội dung
- Cảm thụ văn học là một trong những thao tác quan trọng trong việc tiếp thu các giá trị của tác phẩm.
- Đó là sự phân tích, nhận xét đánh giá, bình luận về giá trị của tác phẩm để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
GV gợi dẫn học sinh lấy ví dụ để minh hoạ
GV nêu yêu cầu bài văn cảm thụ văn học
- Khai thác nghệ thuật ngôn từ.
- Chú ý các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, những từ ngữ giàu sức biểu cảm.
- Rút ra nội dung phản ánh.
- Nhận xét sâu sắc về tác gỉ và giá trị của tác phẩm.
GV lấy ví dụ để phân tích minh hoạ: phân tích 4 câu đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
- Khái quát giá trị bài thơ ( đoạn thơ).
- ấn tượng, cảm nghĩ của em.
- Lời dẫn, khái quát nội dung phản ánh.
- Trích dẫn thơ.
- Phân tích nghệ thuật, từ ngữ, hình ảnh thơ.
- Rút ra nội dung
- Nêu những nhận xét, đánh giá của bản thân về tác giả, tác phẩm, nhân vật.
- Khẳng định giá trị của đoạn trích.
- Rút ra bài học cho bản thân.
GV cho đề bài và hướng dẫn, gợi ý để HS làm bài tập.
Yêu cầu:
- Nắm được tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều.
- Vị trí đoạn trích Cảnh ngày xuân.
- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ nhân hoá( con én đưa thoi), nghệ thuật tả cảnh( 2 câu cuối).
- Nội dung:
+ Bức tranh phong cảnh thiên nhiên mùa xuân đẹp, tràn đầy sức sống.
+ Qua đó thấy được nghệ thuật miêu tả cảnh của Nguyễn Du và tâm trạng của Thuý Kiều.
Yêu cầu:
- Học sinh nắm được tác giả Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều.
- Vị trí đoạn trích.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Tả cảnh ngụ tình.
+ ẩn dụ: con thuyền, cánh hoa, nội cỏ, tiếng sóng.
+ Điệp ngữ: buồn trông.
+ Từ láy: xa xa, rầu rầu, xanh xanh,
+ Câu hỏi tu từ.
- Nội dung: tâm trạng buồn, cô đơn, tuyệt vọng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Dự cảm trước về những tai hoạ sắp ập đến với nàng.
Yêu cầu:
- Nắm được tác giả Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Tả thực và tượng trưng: hình ảnh Đầu súng trăng treo tả thực về hình ảnh người chiến sĩ canh gác. Nhưng hình ảnh đó còn mang nghĩa tượng trưng:
Súng: tượng trưng cho cuộc chiến đấu chính nghĩa của đân tộc
Vầng trăng: tượng trưng cho hoà bình
Đặt khẩu súng cạnh vầng trăng nói lên lý tưởng chiến đấu của các anh: chiến đấu vì độc lập, hoà bình của đất nước, tự do cho dân tộc.
- Nội dung:
+ ý nghĩa cao đẹp của tình đồng chí.
+ Qua dó ta thấy được tâm hồn, tình cảm của Chính Hữu.
Ngoài ra GV có thể cho thêm các đề khác để HS luyện tập thêm
A/ Ôn tập lý thuyết
Hoạt động 1: Thế nào là cảm thụ văn học.
Hoạt động 2: Phương pháp cảm thụ.
Hoạt động 3: Tiến trình một bài văn cảm thụ.
Mở bài:
Thân bài:
Kết bài:
B/ Luyện tập
Đề 1: 
Trình bày cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Đề 2:
Cảm thụ 8 câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Đề 3:
Cảm nhận 3 câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
IV/ Củng cố – Dặn dò:
Nắm được yêu cầu của một bài văn cảm thụ.
Hoàn chỉnh các bài tập.
----------------------------------------------------
ôn tập văn bản thuyết minh
I/ Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh biét được thế nào là thuyết minh, phương pháp thuyết minh, mục đích của văn thuyết minh. Từ đó hiểu đặc điểm văn thuyết minh vận dụng để viết được một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
- Có kỹ năng vận dụng để viết bài văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả và nghị luận.
II/ Chuẩn bị:
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
Phương pháp
Nội dung
- Thuyết minh là cung cấp những tri thức, hiểu biết khách quan về đối tượng dựa trên đặc điểm. tính chất của sự vật, sự việc,..
GV lấy ví dụ để phân tích minh hoạ.
GV nêu mục đích của bài văn thuyết minh:
Cung cấp cho người đọc những tri thức giúp người đốcc hiểu biết về đối tượng giúp cho việc sử dụng, thực hiện các sự vật hiện tượng được dễ dàng.
GV có thể gợi dẫn HS đưa ra các phương pháp.
- Các phương pháp thường được sử dụng là:
+ Nêu định nghĩa.
+ Dùng số liệu.
+ Liệt kê.
+ So sánh, đối chiếu,..
- Văn thuyết minh có sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật để làm tăng sự sống động, đối tượng như có hồn.
GV nói lại bài Hạ Long đá và nước để minh hoạ cho yếu tố trên.
- Văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả để làm cho đối tượng thêm cụ thể, chi tiết.
GV lấy bài Cây chuối trong đời sống Việt Nam để phân tích minh hoạ.
GV nghiên cứu đưa ra dàn ý chung để HS vận dụng làm bài.
- Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh.
- ấn tượng cảm xúc của em về đối tượng đó.
+ Nguồn gốc, xuất xứ.( thời gian, địa điểm?)
+ Chủng loại:
+ Môi trường, điều kiện sống, hoạt động.
+ Đặc điểm cấu tạo.
+ Qúa trình sinh sản, sinh trưởng( cách làm).
+ Tác dụng, công dụng.
+ ý nghĩa giá trị.
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của đối tượng.
- Nêu suy nghĩ của em.
 GV chọn và đưa ra các đề bài và gợi ý, hướng dẫn để học sinh luyện tập.
* Gợi ý:
- Nguồn gốc, xuất xứ:
+ Có từ lâu đời.
+ Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước.
- Chủng loại:
+ Là một trong 5 loại ngũ cốc quan trọng: Lúa- ngô- khoai- sắn- đậu( đỗ).
+ Chia 2 loại: lúa thuần và lúa lai.
- Môi trường sống: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ 22- 32 độ, nước,..
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Gốc rễ + cành lá
+ Thân + Hoa quả
- Quá trình sinh trưởng, phát triển. Kỹ thuật chăm sóc và các bệnh thường gặp và cách phòng chống.
- Tác dụng, công dụng.
- ý nghĩa, giá trị.
* GV gợi ý:
- Nguồn gốc, xuất xứ: trâu rừng thuần hoá.
- Chủng loại:
- Môi trường, điều kiện sống: khí hậu ấm áp, thức ăn chính là cỏ, ngũ cốc,..
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Phần đầu: sừng, mắt, miệng, tai, mũi,
+ Phần thân: bụng, lưng mình,..
+ Phần chi và đuôi.
- Quá trình sinh sản và phát triển, một số bệnh thường gặp và cách phòng chống.
- Tác dụng, công dụng.
- ý nghĩa, giá trị.
GV gợi ý HS làm bài.
HS cần nắm được các ý sau:
- Nguồn gốc của chiếc nón: có từ Việt Nam.
- Chủng loại: chia làm nhiều loại nón tuỳ theo vùng miền và mục đích sử dụng.
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Vành nón.
+ Thân nón.
+ Chóp nón.
- Quy trình làm nón( Cách làm).
+ Chuẩn bị vật liệu
+ Các bước như: lên khung, rải lá, khâu, hoàn thiện, trang trí,
- Yêu cầu thành phẩm:
- Tác dụng, công dụng:
- ý nghĩa, giá trị.
* Ngoài những đề bài trên GV có thể ra thêm các đề khác để HS có điều kiện luyện tập.
A/ Ôn tập lý thuyết về văn thuyết minh:
1. Thế nào là văn thuyết minh:
2. Mục đích của văn bản thuyết minh:
3. Phương pháp thuyết minh:
4. Các yếu tố kết hợp trong văn thuyết minh:
5. Dàn ý chung bài văn thuyết minh:
a) Mở bài:
b) Thân bài:
c) Kết bài:
B/ Luyện tập:
Đề 1:
Thuyết minh về cây lúa nước Việt nam.
Đề 2:
Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam
a)Mở bài:
b)Thân bài:
c) Kết bài:
Đề 3:
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
IV/ Củng cố, dặn dò:
Nắm được lý thuyết, phương pháp làm văn thuyết minh.
Làm các bài tập trên.
 ---------------------------------------------------------------------
ôn tập văn tự sự
I/ Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được thế nào là văn bản tự sự, đặc điểm của văn bản tự sự, hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Có kỹ năng vận dụng để viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
II/ Chuẩn bị:
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Phương pháp
Nội dung
- Tự sự là hình thức kể lại câu chuyện theo trình tự, diễn biến dựa vào cốt truyện, những sự việc chính và nhân vật.
GV lấy ví dụ phân tích, minh hoạ.
GV gợi dẫn HS tìm hiểu các ngôi kể trong văn bản tự sự
- Ngôi kể thứ nhất: người kể tự kể về chuyện của mình, xưng tôi.
- Ngôi kể thứ 3: người kể giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản, hiểu hết tâm tư tình cảm, của các nhân vật.
GV đưa ra dẫn chứng: truyện ngắn Lão Hạc kể ở ngôi thứ 3, Tôi đi học kể ở ngôi thứ nhất,..
GV lấy ngữ liệu mẫu trong SGK / 91 để phân tích minh hoạ rồi rút ra: trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyên trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
GV đặc biệt nhấn mạnh cho HS miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có 2 cách: miêu tả trực tiếp và miêu tả gián tiếp.
GV lấy lại ngữ liệu mẫu trong SGK/ 137 để gợi dẫn HS phân tích, tìm hiểu rút ra vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự, đó là: việc nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ, dẫn chứng làm cho câu chuyện thêm phần triết lí
GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau:
+ Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
+ Vai trò của các yếu tố đó trong văn bản tự sự.
+ Khả năng kết hợp của yếu tố đó với các yếu tố khác trong văn bản tự sự.
GV lựa chọn và đưa ra một số đề bài để HS luyện tập. Nên tham khảo các đề ở trong SGK/ 105.
Với mỗi đề bài GV cần gợi ý cho HS những ý chính để các em làm bài.
* Gợi ý:
HS cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
+ Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ trong tương lai, nghĩa là khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định.
+ Lí do gì khiến em về thăm trường cũ?
+ Khi về trường cũ thì thế nào?
Cảnh sắc thế nào?
Gặp gỡ ai và không gặp được ai. Vì sao?
Cảm xúc khi đến và khi ra về?
+ Hình thức: dưới dạng một bức thư gửi bạn học cũ.
GV gợi dẫn HS làm bài:
+ Thực chất đây cũng là tưởng tượng về cuộc gặp mặt người thân đã xa cách lâu ngày.
+ Đã là người thân gặp lại trong mơ thì giữa người thân và em phải có những kỷ niệm sâu sắc.
Kỷ niệm về cái gì?
Khi gặp lại người thân của em có còn nhớ không
Thái độ, tình cảm, khuôn dung của người thân trong mơ như thế nào?
Chú ý các yếu tố miêu tả ngoại cảnh trong mơ phải khác trong đời thực, chẳng hạn có thể có một làn sương khói mờ ảo hoặc một cái cầu vồng thơ mộng,..
GV gợi dẫn HS tìm hiểu các nội dung cơ bản sau:
Tình huống của đề bài:
Kể về một kỷ niệm đáng nhớ của người viết bằng vốn sống trực tiếp. Vì vậy, yêu cầu câu chuyện phải trung thực, có tính giáo dục và có sức thuyết phục cao.
Các ý chính cần có:
- Đối tượng nghe kể: các bạn cùng trang lứa.
- Nội dung:
+ Kỷ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến?
+ Tại sao đáng nhớ?
+ Bài học về tình cảm đạo lý.
+ Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống.
* Gợi ý:
Tình huống của đề bài:
Kể về một cuộc gặp gỡ của tập thể lớp với các chú bộ đội nhân ngày 22- 12. Trong buổi gặp đó em được thay mặt các bạn phát biểu suy nghĩ của mình. Vì vậy ngoài tính trung thực văn bản còn cần ...  Kết thúc ra sao?
+ Điều gì khiến em xúc động nhất? Tâm trạng như thế nào?
+ Cảm nghĩ của em về con vật nuôi..
Lưu ý: bài viết cần kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
* GV gợi dẫn HS làm bài:
- Lí do và thời gian hoàn cảnh mắc lỗi.
- nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của việc mắc lỗi.
- Suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của em sau khi sự viêc xảy ra.
Lưu ý: bài viết cần kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
Tiết 1+ 2: 
Ôn tập lý thuyết văn tự sự:
1.Thế nào là văn bản tự sự
2.Ngôi kể trong văn bản tự sự:
3.Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
4. Yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự:
Tiết 3+ 4+ 5+ 6+ 7
Luyện tập:
Đề 1:
Hãy kể về một kỷ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
Đề 2:
Tôi thấy mình khôn lớn.
Đề 3:
Hãy kể về một kỷ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật nuôi mà em thích.
Đề 4:
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
Tiết 8: 
Tiết này dành cho việc kiểm tra đánh giá. Nếu cần thiết GV có thể cho HS làm một bài kiểm tra từ 15- 20 phút
IV/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm được lý thuyết về văn thuyết minh.
- Hoàn chỉnh các bài tập.
 ------------------------------------------------------------------
Tên chủ đề
ôn tập văn bản thuyết minh
Lớp 8 – Chủ đề bám sát
Thời lượng: 8 tiết
I/ Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh biét được thế nào là thuyết minh, phương pháp thuyết minh, mục đích của văn thuyết minh. Từ đó hiểu đặc điểm văn thuyết minh vận dụng để viết được một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
- Có kỹ năng vận dụng để viết bài văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả và nghị luận.
II/ Các tài liệu hỗ trợ:
III/ Nội dung:
Phương pháp
Nội dung
- Thuyết minh là cung cấp những tri thức, hiểu biết khách quan về đối tượng dựa trên đặc điểm. tính chất của sự vật, sự việc,..
GV lấy ví dụ để phân tích minh hoạ.
GV nêu mục đích của bài văn thuyết minh:
Cung cấp cho người đọc những tri thức giúp người đốcc hiểu biết về đối tượng giúp cho việc sử dụng, thực hiện các sự vật hiện tượng được dễ dàng.
GV có thể gợi dẫn HS đưa ra các phương pháp.
- Các phương pháp thường được sử dụng là:
+ Nêu định nghĩa.
+ Dùng số liệu.
+ Liệt kê.
+ So sánh, đối chiếu,..
GV nghiên cứu đưa ra dàn ý chung để HS vận dụng làm bài.
- Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh.
- ấn tượng cảm xúc của em về đối tượng đó.
+ Nguồn gốc, xuất xứ.( thời gian, địa điểm?)
+ Chủng loại:
+ Môi trường, điều kiện sống, hoạt động.
+ Đặc điểm cấu tạo.
+ Qúa trình sinh sản, sinh trưởng( cách làm).
+ Tác dụng, công dụng.
+ ý nghĩa giá trị.
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của đối tượng.
- Nêu suy nghĩ của em.
 GV chọn và đưa ra các đề bài và gợi ý, hướng dẫn để học sinh luyện tập.
* Gợi ý:
- Nguồn gốc, xuất xứ: trâu rừng thuần hoá.
- Chủng loại:
- Môi trường, điều kiện sống: khí hậu ấm áp, thức ăn chính là cỏ, ngũ cốc,..
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Phần đầu: sừng, mắt, miệng, tai, mũi,
+ Phần thân: bụng, lưng mình,..
+ Phần chi và đuôi.
- Quá trình sinh sản và phát triển, một số bệnh thường gặp và cách phòng chống.
- Tác dụng, công dụng.
- ý nghĩa, giá trị.
GV gợi ý HS làm bài.
HS cần nắm được các ý sau:
- Nguồn gốc của chiếc nón: có từ Việt Nam.
- Chủng loại: chia làm nhiều loại nón tuỳ theo vùng miền và mục đích sử dụng.
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Vành nón.
+ Thân nón.
+ Chóp nón.
- Quy trình làm nón( Cách làm).
+ Chuẩn bị vật liệu
+ Các bước như: lên khung, rải lá, khâu, hoàn thiện, trang trí,
- Yêu cầu thành phẩm:
- Tác dụng, công dụng:
- ý nghĩa, giá trị.
* Ngoài những đề bài trên GV có thể ra thêm các đề khác để HS có điều kiện luyện tập.
GV gợi ý HS làm bài.
HS cần nắm được các ý sau:
- Định nghĩa truyện ngắn là gì?
- Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn:
+ Tự sự :
Sự việc chính: lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá.
Nhân vật chính: lão Hạc.
Ngoài ra còn có các sự việc, nhân vật phụ
+ Miêu tả, biểu cảm đánh giá:
Là các yếu tố bổ trợ giúp cho truyện ngắn sinh động hấp dẫn.
Thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
+ Bố cục, lời văn chi tiết: bố cục chặt chẽ, hợp lí; lời văn trong sáng, giàu hình ảnh; chi tiết bất ngờ độc đáo.
GV gợi ý HS làm bài.
HS cần nắm được các ý sau:
- Nêu cách hiểu của em về thể thơ thất ngôn bát cú.
- Giới thiệu các đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu, số chữ trong mỗi bài: bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng.
+ Quy định bằng, trắc của thể thơ.
+ Cách gieo vần của thể thơ.
+ Cách ngắt nhịp của mỗi dòng thơ.
- Vai trò của thể thơ thất ngôn bát cú từ xưa tới nay.
Tiết 1+ 2:
Ôn tập lý thuyết về văn thuyết minh:
1. Thế nào là văn thuyết minh:
2. Mục đích của văn bản thuyết minh:
3.Phương pháp thuyết minh:
5. Dàn ý chung bài văn thuyết minh:
a) Mở bài:
b) Thân bài:
c) Kết bài:
tiết 3+ 4+ 5+ 6+ 7:
Luyện tập:
Đề 1:
Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam
a)Mở bài:
b)Thân bài:
c) Kết bài:
Đề 2:
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Đề 3: Thuyết minh đặc điểm chính truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Đề 4: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
Tiết 8: 
Tiết này dành cho việc kiểm tra đánh giá. Nếu cần thiết GV có thể cho HS làm một bài kiểm tra từ 15- 20 phút.
IV/ Củng cố, dặn dò:
Nắm được lý thuyết, phương pháp làm văn thuyết minh.
Làm các bài tập trên.
 ---------------------------------------------------------------------
Tên chủ đề
ôn tập tiếng việt
Lớp 8 – Chủ đề bám sát
Thời lượng: 8 tiết
I/ Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được đặc điểm và cách phân loại từ vựng Tiếng Việt, câu và dấu câu. Từ đó, biết cách vận dụng vốn kiến thức từ vựng trong văn nói và viết.
- Rèn kỹ năng thực hành làm các bài tập về phần từ vựng, câu và dấu câu.
II/ Các tài liệu hỗ trợ:
III/ Nội dung:
phương pháp
Nội dung
GV gợi dẫn HS thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Cho ví dụ minh hoạ.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
Ví dụ: Thú có nghĩa rộng hơn voi, hươu
 Cây có nghĩa rộng hơn cây cam, cây chuối.
- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Ví dụ: Cá thu có nghĩa hẹp hơn cá
 Chợ Rồng có nghĩa hẹp hơn chợ.
- Tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối vìa nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1/ SGK-10, bài tập 2, 3, 4, 5 SGK/ 11.
GV yêu cầu HS trả lời khái niệm trường từ vựng.
- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ: trường từ vựng về phương tiện giao thông: tàu, xe, thuyền, máy bay.
GV gợi dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 23
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật
Ví dụ: lom khom, ngất ngưởng, lập cập,..
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Ví dụ: oang oang, chan chát, kẽo kẹt,.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 50.
* Khái niệm:
- Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ: Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi một bài tập.
- Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Ví dụ: Dạ, em đang học bài.
GV gợi dẫn HS làm bài tập 1, 2, SGK/ 69- 70.
* Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Ví dụ: Con nghe thấy rồi ạ!
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK/ 81- 82- 83.
+ Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
 + Nói giảm nói tránh: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Chàng ơi giận thiếp làm chi
 Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
GV gợi dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 102, 103.
GV yêu cầu HS nhớ lại từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương.
Ví dụ: Bắc bộ: ngô, quả dứa, vào
Nam bộ: bắp, trái thơm, vô
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Ví dụ: Tầng lớp vua chúa ngày xưa: trẫm, khanh
 Tầng lớp học sinh: ngỗng, gậy( điểm 2, điểm 1)
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
? Thế nào là câu ghép.
- Câu ghép là câu có từ hai cụm C- V trở lên và chúng không bao chứa nhau. Mỗi cụm C- V của câu ghép có dạng một câu đơn và được gọi chung là một vế của câu ghép.
Ví dụ: Gió thổi, mây bay, hoa nở.
Quan hệ giữa các vế trong câu ghép:
+ Quan hệ nhân quả thường dùng các cặp quan hệ từ: vì- nên, do- nên, tại- nên, bởi- nên, nhờ- nên,..
+ Quan hệ giả thiết- kết quả thường dùng các cặp quan hệ từ: nếu- thì, giá- thì, hễ- thì,..
+ Quan hệ tương phản thường dùng các cặp quan hệ từ: tuy- nhưng, dẫu- nhưng, dù- vẫn, mặc dù- vẫn,..
+ Quan hệ mục đích thường dùng các quan hệ từ: để, cho, đặng,..
+ Quan hệ bổ sung đồng thời thường dùng quan hệ từ: và
+ Quan hệ nối tiếp thường dùng quan hệ từ: rồi
+ Quan hệ lựa chọn thường dùng quan hệ từ: hay.
GV gợi dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK/ 113 - 114.
- Khái niệm: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
Ví dụ: Nam( lớp trưởng lớp 8B) rất thích làm thơ.
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
- Khái niệm: Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
Ví dụ: Cha ông ta đã dạy:
Có công mài sắt có ngày nên kim.
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
- Khái niệm: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,..dẫn trong câu văn.
Ví dụ: Tôi rất thích đọc “ Hoa học trò” bởi đó là một tờ báo bổ ích và có nhiều chuyên mục hóm hỉnh.
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
Tiết 1+ 2+ 3+ 4:
Ôn tập 
kiến thức về từ:
1/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
a) Lý thuyết:
b) Bài tập:
2.Trường từ vựng:
a) Lý thuyết:
b) Bài tập
3. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
a) Lý thuyết:
b) Bài tập
4.Trợ từ, thán từ:
a) Lý thuyết:
b) Bài tập:
5.Tình thái từ:
a) Lý thuyết:
b) Bài tập
6.Nói quá, nói giảm nói tránh:
a) Lý thuyết:
b) Bài tập
7.Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
Tiết 5+ 6+ 7:
Ôn tập
về câu và dấu câu:
1/ Câu ghép:
a) Lý thuyết:
b) Bài tập:
2/ Dấu câu:
a) Dấu ngoặc đơn:
b) Dấu hai chấm:
c) Dấu ngoặc kép:
Tiết 8: 
Tiết này dành cho việc kiểm tra đánh giá. Nếu cần thiết GV có thể cho HS làm một bài kiểm tra từ 15- 20 phút.
IV/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm được khái niệm các kiến thức về từ.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them 9 full.doc