BUỔI 1 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
ĐOẠN VĂN- TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN
I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1. Phương châm về lượng:
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
2. Phương châm về chất
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
3.Phương châm quan hệ
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
4.Phương châm cách thức:
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ
5. Phương châm lịch sự:
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác
6. Luyện tập
BT1: Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?nói ba hoa thiên tướng; có một thốt ra mười; nói mò nói mẫm; nói thêm nói thắt; nói một tấc lên trời ( Vi phạm phương châm về chất)
BT2: Đặt câu có các thành ngữ liên quan đến các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại
PCVL: Cậu ấy nói đồng quang sang đồng rậm
PCVC: Anh đừng nói thêm nói thắt
Kế hoạch dạy thêm văn 9 Năm học: 2010-1011 Buổi Bài dạy 1 Buổi 1: Ôn tập TV Các phương châm hội thoại (3t) 2 Ôn tập TLV: Dàn bài bài văn tự sự(1t) Đoạn văn- tập viết đoạn văn Tự sự (2t) 3 Ôn tập văn học trung đại (3t) 4 Ôn tập TV: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp(1t) Sự phát triển của từ vựng (2t) 5 Tập viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận (2t) Luyện tập làm văn tự sự (1t) 6 Tìm hiểu giá trị Truyện Kiều (3t) 7 Sự phát triển của từ vựng (1t) Trau dồi vốn từ (2t) 8 Truyện Lục Vân Tiên (3t) 9 Hình tượng người lính trong hai cuộc kháng chiến qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính(3t) 10 Tổng kết về từ vựng- Bài tập về các phép tu từ (3t) 11 Ôn tập văn học hiện đại: Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (3t) 12 Luyện tập phép phân tích và tổng hợp(2t) Các cách trình bày nội dung ĐV(1t) 13 Khỏi ngữ(1t) Các thành phần biệt lập(2t) 14 Bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống(1t) tập lập dàn bài bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.(2t) 15 Tập viết ĐV nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống(1t) Tập viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống (2t) 16 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí (1t) Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí(2t) 17 Một số tác phẩm văn học hiện đại 18 Cáh làm bài nghị luận về tp truyện ( đoạn trích) Luyện tập làm bài nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích 19 Nghĩa tường minh và hàm ý Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ 20 Ôn tập thơ Buổi 1 Các phương châm hội thoại đoạn văn- Tập viết đoạn văn I. Các phương châm hội thoại 1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa 2. Phương châm về chất Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 3.Phương châm quan hệ Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề 4.Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ 5. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác 6. Luyện tập BT1: Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?nói ba hoa thiên tướng; có một thốt ra mười; nói mò nói mẫm; nói thêm nói thắt; nói một tấc lên trời ( Vi phạm phương châm về chất) BT2: Đặt câu có các thành ngữ liên quan đến các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại PCVL: Cậu ấy nói đồng quang sang đồng rậm PCVC: Anh đừng nói thêm nói thắt BT3: Vận dụng các phương châm hội thoại để phân tích lỗi và chữa lại cho đúng (nếu có) đối với các trường hợp sau: Với cương vị là quyền giám đốc xí nghiệp, tôi xin cảm ơn các đồng chí ( vi phạm PCVL và PCLS. Chữa: Thay mặt giám đốc hoặc thay mặt anh em trong xí nghiệp) Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: -Cậu có họ hàng với rùa phải không? (vi phạm PCLS. Chữa: nhanh lên cậu, muộn lắm rồi) BT4: Trong giao tiếp, phép tu từ nào thường được sử dụng để đảm bảo phương châm lich sự? Cho VD và phân tích VD (+ Phép nói giảm nói tránh. VD: Bác đi di chúc giục lòng ta ; +Phép nói quá. VD Khi Kiều phải bán mình cho MGS, Vương ông đề cao hắn bằng câu: Ngàn vàng gửi bóng tầm quân Tuyết sương che chở cho thân cát đằng chính là để mong hắn đừng làm hại con mình) BT5: Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến việc vi phạm phương châm cách thức: Dây cà ra dây muống, nói đồng quang sang đồng rậm, nói con cà con kê, nói lúng búng như ngậm hột thị, nói ấm a ấm ớ BT6: Các cách nói sau đây vi phạm PCHT nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng. Đêm hôm qua cầu gãy Họp xong bạn nhớ đi ra cửa trước Lớp tớ, 2 người mua 5 quyển sách Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ Các câu đều vi phạm PCCT BT7: Trong giao tiếp, các từ ngữ nào thường được sử dụng để thể hiện PCLS:Xin lỗi, xin phép, xin mạn phép, à, ạ, nhé... Buổi 2 Ôn tập TLV: Dàn bài bài văn tự sự Đoạn văn- tập viết đoạn văn Tự sự I. Ôn tập văn tự sự - Trong văn bản tự sự, rất cần miêu tả chi tiết cảnh vật, con người và sự việc để câu chuyện trở nên cụ thể, gợi cảm và sinh động. - Yếu tố miêu tả phải dựa theo yêu cầu của tự sự, không lấn át tự sự. - Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả thường được sử dụng để tả cảnh có liên quan đến việc mở đầu câu chuyện; tả ngoại hình để nhận diện nhân vật và bước đầu khắc hoạ tính cách; tả sự việc, hành động có liên quan đến nhân vật khi kể diễn biến sự việc; tả nội tâm nhân vật, kín đáo gửi gắm chủ đề khi kết thúc câu chuyện. - Sử dụng miêu tả khi kể sự việc, cần chú ý tình thế của nhân vật, sự việc. Chẳng hạn, sự việc diễn ra nhanh thì miêu tả ít. Bài tập1: Em hãy tập viết phần mở bài cho các đề bài sau: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh. Đã có lần, em cùng bố, mẹ (hoặc anh , chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó. Bài tập 2: Dựa vào đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, viết một đoạn văn kể lại việc Mã Giám Sinh cùng bọn tay chân kéo vào nhà Kiều, trong đó có kết hợp miêu tả. Gợi ý : MGS được mụ mối đưa đến nhà Kiều và giới thiệu là “viễn khách” Được hỏi về tên và quê quán, MGS trả lời cộc lốc, trong câu trả lời là những lời nói dối nhằm che đậy tung tích của mình. Mã ăn mặc bảnh bao, cố tỏ ra trẻ trung, nhưng lại phần nào bộc lộ sự trơ trẽn của mình. Hành động của Mã là hành động của một kẻ ỷ thế cậy tiền : ngồi tót Bản chất của Mã thực chất là bảnt chất của một kẻ bất nhân, vì tiền: hắn lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của Kiều, xem Kiều như một món hàng, có kè trong việc mua bán Kiều. Thực chất của việc hỏi vợ này là một cuộc mua bán người. Yêu cầu:Cần tả tính cách của Mã qua lời nói, tả ngoại hình, tả cử chỉ, tả hành động kết hợp với sự tưởng tượng của em để viết thành văn xuôi. II. Dàn bài bài văn tự sự. I. Ôn tập văn tự sự - Trong văn bản tự sự, rất cần miêu tả chi tiết cảnh vật, con người và sự việc để câu chuyện trở nên cụ thể, gợi cảm và sinh động. - Yếu tố miêu tả phải dựa theo yêu cầu của tự sự, không lấn át tự sự. - Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả thường được sử dụng để tả cảnh có liên quan đến việc mở đầu câu chuyện; tả ngoại hình để nhận diện nhân vật và bước đầu khắc hoạ tính cách; tả sự việc, hành động có liên quan đến nhân vật khi kể diễn biến sự việc; tả nội tâm nhân vật, kín đáo gửi gắm chủ đề khi kết thúc câu chuyện. - Sử dụng miêu tả khi kể sự việc, cần chú ý tình thế của nhân vật, sự việc. Chẳng hạn, sự việc diễn ra nhanh thì miêu tả ít. 2. dàn baì: a) MB: Giới thiệu câu chuyện định kể b) TB: Kể diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định. c) KB: phát biểu suy nghĩ của mình II. đoạn văn- Tập viết đoạn văn -ĐV là đơn vị trực tiếp tạo nên vb, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - ĐV thường có câu chủ đề. Câu chủ đề mang nội dung khái quát , lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính và đứng ở đầu ĐV. -Nội dung ĐV có thể triển khai theo cách diễn dịch, quy nạp hoặc song hành. Cách chuyển đoạn trong văn bản: Khi chuyển từ ĐV này sang ĐV khác , cần sử dụng các phương tiện chuyển đoạn để chúng liền ý, liền mạch. -Có thể dùng các phương tiện chủ yếu sau để chuyển đoạn: a) Dùng từ ngữ chỉ: - ý liệt kê - ý tổng kết, khái quát sự việc - ý đối lập, tương phản - Sự thay thế ( các đại từ và các từ ngữ có tác dụng thay thế khác) b) Dùng câu nối. III. Luyện tập: BT1: Em hãy viết 1 ĐV nêu nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương -Câu chủ đề: Vũ Nương, một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, hiền thục, hết lòng chăm lo cho gia đình lại phải chịu cái chết oan uổng, đau đớn. - Có hai nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương: + Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản + Nguyên nhân gián tiếp: Do người chồng đa nghi, hay ghen Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng thô bạo của Trương Sinh Do cuộc hôn nhân không bình đẳng Do lễ giáo phong kiến hà khắc Do chiến tranh phong kiến BT2: Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về tài dụng binh như thần của vua Quang Trung trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Hành binh thần tốc Chia quân thành 5 đạo Bắt quân do thám của địch để giữ bí mật Tự mình tổng chỉ huy chiến dịch một cách thực thụ Nhanh chóng dùng mưu lấy đồn Hà Hồi Chuẩn bị ván ghép , trong một buổi sáng lấy đồn Ngọc Hồi Bài tập3 Em hãy tập viết phần mở bài cho các đề bài sau: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh. Đã có lần, em cùng bố, mẹ (hoặc anh , chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó. Bài tập 4 Dựa vào đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, viết một đoạn văn kể lại việc Mã Giám Sinh cùng bọn tay chân kéo vào nhà Kiều, trong đó có kết hợp miêu tả. Gợi ý : MGS được mụ mối đưa đến nhà Kiều và giới thiệu là viễn khách. Được hỏi về tên và quê quán, MGS trả lời cộc lốc, trong câu trả lời là những lời nói dối nhằm che đậy tung tích của mình. Mã ăn mặc bảnh bao, cố tỏ ra trẻ trung, nhưng lại phần nào bộc lộ sự trơ trẽn của mình. Hành động của Mã là hành động của một kẻ ỷ thế cậy tiền : ngồi tót Bản chất của Mã thực chất là bảnt chất của một kẻ bất nhân, vì tiền: hắn lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của Kiều, xem Kiều như một món hàng, có kè trong việc mua bán Kiều. Thực chất của việc hỏi vợ này là một cuộc mua bán người. Yêu cầu:Cần tả tính cách của Mã qua lời nói, tả ngoại hình, tả cử chỉ, tả hành động kết hợp với sự tưởng tượng của em để viết thành văn xuôi. Buổi 3: ôn tập văn học trung đại A.mục tiêu bài học: HS nắm được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa cuỷa các văn bản văn học trung đại B. Bài mới: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) *Nhân vật chính trong tác phẩm là Vũ Nương, một người phụ nữ đức hạnh, hết lòng vì hạnh phúc gia đình nhưng phải chịu cái chết oan khuất -Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải đến thất hoà -Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về. -Khi xa chồng: +Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng hết mực. +Nàng còn là người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng những lúc đau yếu,lo thuốc thang, cầu thần khấn phật v ... a gia đình. 2. Lập dàn bài a) MB: - NMC là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, trong cách viết của mình, ông đã trăn trở, tìm tòi đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật. - Truyện ngắn Bến quê sáng tác năm 1985 là một truyện ngắn tiêu biểu cho sự đổi mới trong sáng tác văn học của ông. Qua nhân vật Nhĩ trong truyện, NMC đã giúp người đọc nhận thấy những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời và con người, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị gần gũi của gia đình, của quê hương. b) TB: * Tình huống truyện: Nhân vật chính của truyện- anh Nhĩ- từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình di chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. - Nhưng cũng chính vào thời điểm ấy, Nhĩ phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. “ Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn. Con sông Hồng màu đỏ nhat, mặt sông như rộng thêm ra; vòm trời như cao hơn...và cả một vùng phù sa lâu đời của cái bãi bồi ở bên kia sông Hồng đang phô ra một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non”. Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc gần gũi , nhưng lkại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Đến lúc nằm liệt giường, nhận sự chăm sóc đến từng miếng ăn ngụm nước của vợ, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp, giá trị sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của người vợ. Lần đầu tiên, Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh. Nhĩ nói với Liên: “ Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm...mà em vẫn nín thinh” còn Liên đã trả lời : “Có hề sao đâu...miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này”.Chỉ đến những ngày cuói đời, anh mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ. Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Chính vào buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua ô của sổ căn phòng, đồg thời cũng hiểu rằng mình sặp phải giã biệt cuộc đời, ở Nhĩ bừng dậy niềm khát khao vô vọng là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông. Nhưng không thể làm được cái diều khát khao ấy, Nhĩ đã nhờ đứa con thay mình sang bên kia sông, đặt chân lên cái bãi phù sa màu mỡ. Nhưng đứa con không hiểu ý cha, nên làm một cách miễn cưỡng và rồi lại bị cuốn hút và trò chơi hấp dẫn nó trên đường đi, để rồi có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ sự việc ấy, Nhĩ đã nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” . Sự nhận thức này đến với Nhĩ lúc cuối đời, khi phải nằm liệt trên giường bệnh, nên đó là sự thức tỉnh xen với niềm ân hận và xót xa “Hoạ chăng chỉ có anh ddax từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn vẻ đẹp của một cí bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia” ở cuối truyện,khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này, Nhĩ đã thu hết tàn lực vào một cử chỉ có vẻ kì quặc “Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát- y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”. Hành động cuối cùng này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhưng phải chăng hành động ấy còn có ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tối những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững. Truyện cuốn hút lòng người bởi các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng . Từ nhân vật Nhĩ, ta đã cảm nhận đầy đủ những chiêm nghiệm của cuộc đời con người. Đó phải chăng là những suy ngẫm của nhà văn, gửi đến người đọc qua nhân vật Nhĩ trong truyện? c) KB: Truyện ngắn Bến quê chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lí về đời người. Học xong vb này, chúng ta hãy yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống đời thường, để tránh khỏi hối tiếc , tránh sa vào những cái vòng vèo, chùng chình trên đường đời. Phân tích vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn lê Minh Khuê, sáng tác năm 1971 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện - VĐNL: Vẻ đẹp của 3 cô gái TNXP, đặc biệt là nhân vật phương Định. 2. Lập dàn bài a) MB: - Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh,truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. - Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một trong số những tác phẩm đầu tay viết năm 1971. - Truyện viết về cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinhnhwng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là vẻ đẹp , tiêu biểu về thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. b) TB: *Truyện được kể ở ngôi 1, người kể chuyện là nhân vật Phương Định , đồng thời cũng là nhân vật chính của truyện một cô gái trẻ Hà Nội. * Vẻ đẹp chung của 3 nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường. - Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.Họ gồm có 2 cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Đó là một công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức. Nhưng với ba cô gái thì những công việc ấy đã trở thành công việc thường ngày. - Từ hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng khó khăn nguy hiểm, ở ba cô gái biểu hiện nhiều phẩm chất cao đẹp. + Phẩm chất chung của họ là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, lòng dũng cảm, không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó, luôn yêu thương chăm sóc cho nhau ở mọi hoàn cảnh. Họ cũng là những cô gái dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường. Chị Thao là người nhiều tuổi nhất, có vẻ từng trải, không hồn nhiên như Phương định, có những dự tính thực tế về tương lai. Chị rất dũng cảm, bình tĩnh trong mọi khó khăn, trong công việc táo bạo và cương quyết nhưng lại sợ máu và vắt. Nho là cô gái thích ăn kẹo. Phương Định vốn là một cô HS thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình. * Nhân vật Phương Định - Phương Định là một cô gái Hà Nội vào chiến trường.Cô có một thời hs hồn nhiên , vô tư lự bên người mẹ, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát,vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. - Cô tự nhận xét về mình : là một cô gái khá “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.”Cô biết mình được nhiều người để ý nhưng chưa giành riêng tình cảm cho một người nào. Nhạy cảm nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì. - Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, nhưng cô không mất đi vẻ hồn nhiên trong sáng của mình. Cô hay mơ mộng và thích hát “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận.Tôi thích dân ca quan họ mềm mại dịu dàng. Thích ca-chiu-sa của Hồng quân Liên xô, thích dân ca ý trữ tình giàu có. Thích nhiều.” - Cô yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình, đặc biệt cô dành tình yeu và niềm cảm phục cho tất cả các chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận : “Trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. -Tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của các cô gái thanh niên xung phong mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Giống các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự nhận xét về mình : là một cô gái khá “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.”Cô biết mình được nhiều người để ý nhưng chưa giành riêng tình cảm cho một người nào. Nhạy cảm nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì. - Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới 5 quả bom,nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Cô có nghĩ đến cái chết, một cái chết rất mơ hồ, rồi lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi lòng tự trọng: “ Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Điều duy nhất cô quan tâm là lo cho công việc lo xem bom có nổ hay không. “ Tôi dùng xẻng đào đất dưới quả bom. Đất rắn...Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi.Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. -Tâm lí của nhân vật được miêu tả rất đúng và hợp lí: hồi hộp, lo sợ, thần kinh căng thẳng, cảm giác cô đơn, mong có đồng đội bên cạnh. Qua nghệ thuật kể và tả, ta thấy Phương Định là một cô gái Hà Nội đẹp ,hồn nhiên, yêu đời, trẻ tuổi, yêu nước, tinh nghịch, lạc quan; đời sống nội tâm phong phú, rất dũng cảm, yêu thương đồng đội, đặc biệt có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh vì đồng đội... c) KB: - Câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp của 3 nữ thanh niên xung phong. Họ đều có tinh thần lạc quan, có tâm hồn trong sáng, đều dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao. Họ là những người góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Chúng ta học tập ở những cô gái này lòng yêu đời, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng cống hiến sức mình cho Tổ quốc khi cần thiết.
Tài liệu đính kèm: