Giáo án dạy thực nghiệm Ngữ văn 9 - Tiết 42 bài 16: Tiếng vọng (Hương Đình)

Giáo án dạy thực nghiệm Ngữ văn 9 - Tiết 42 bài 16: Tiếng vọng (Hương Đình)

Tiết 42 Bài 16

 TIẾNG VỌNG

(Hương Đình )

A.Mục tiêu

Giúp học sinh cảm nhận được :

-Tiếng vọng trong bài là tiếng vọng của tuổi thơ,một thế giới hồn nhiên trong trẻo ,đẹp đẽ và đầy thơ mộng ,được dội về từ kí ức xa xăm nhưng rất ngọt ngào của tác giả .Qua đó ,hiểu được tâm trạng nhớ tiếc tuổi thơ và niềm khát khao được lưu giữ nó mãi mãi trong tâm hồn của nhà thơ .

-Thấy được nghệ thuật độc đáo của bài thơ là các khổ thơ đều được cấu trúc theo hình htức đối thoại (dưới dạng phân thân )nhằm tăng tính chân thật của cảm và đem lại sự mới lạ cho tứ thơ .

-Biết trân trọng giữ gìn những kí ức đẹp đẽ về tuổi thơ ,bởi đó là một phần đời rất quan trọng của mỗi con người .

B.Chuẩn bị :

*GV: Soạn bài ,bảng phụ ,và một số tài liệu khác phục vụ cho tiết dạy .

*HS : Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sgk vào vở bài tập .

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 3172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thực nghiệm Ngữ văn 9 - Tiết 42 bài 16: Tiếng vọng (Hương Đình)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆM
Người dạy : Đàm Thị Phượng
Tổ xã hội Năm học 2008-2009
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân -Chư prông -Gia Lai.
Ngày soạn :1/11/2008 Ngày dạy : 5/11/2008 : lớp 9a (tiết 1)
Tiết 42 	Bài 16
 TIẾNG VỌNG
(Hương Đình )
A.Mục tiêu
Giúp học sinh cảm nhận được :
-Tiếng vọng trong bài là tiếng vọng của tuổi thơ,một thế giới hồn nhiên trong trẻo ,đẹp đẽ và đầy thơ mộng ,được dội về từ kí ức xa xăm nhưng rất ngọt ngào của tác giả .Qua đó ,hiểu được tâm trạng nhớ tiếc tuổi thơ và niềm khát khao được lưu giữ nó mãi mãi trong tâm hồn của nhà thơ .
-Thấy được nghệ thuật độc đáo của bài thơ là các khổ thơ đều được cấu trúc theo hình htức đối thoại (dưới dạng phân thân )nhằm tăng tính chân thật của cảm và đem lại sự mới lạ cho tứ thơ .
-Biết trân trọng giữ gìn những kí ức đẹp đẽ về tuổi thơ ,bởi đó là một phần đời rất quan trọng của mỗi con người .
B.Chuẩn bị :
*GV: Soạn bài ,bảng phụ ,và một số tài liệu khác phục vụ cho tiết dạy .
*HS : Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sgk vào vở bài tập .
C.Hoạt động dạy và học 
* Ổn định lớp : 1’
* GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs (Yêu cầu lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài của cả lớp )2’
* Bài mới :GV giới thiệu bài (2’)
Tuổi thơ là phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người .Có những tuổi đẹp đẽ ,có tuổi thơ nhọc nhằn ,có tuổi thơ sôi nổi ,mạnh mẽ có tuổi thơ lặng lẽ ,âm thầm ....Vâng ! ở tuổi thơ con người chưa trưởng thành ,chưa có những nhận thức chín chắn sâu sắc về cuộc đời nhưng lại là quãng thời gian người ta nuối tiếc và khát khao được trở lại nhất .Đặc biệt ,càng đi xa tuổi thơ ,người ta càng nhớ và càng khao khát ,vì tuổi thơ là nơi lưu giữ những kí ức ngọt ngào của tuổi hoa niên ,đánh mất tuổi thơ đồng nghĩa với việc đánh mất một phần đời đẹp đẽ và quý giá của bản thân .Vậy điều đó được tác giả Hương đình nói đến như thế nào qua bài thơ “Tiếng vọng ” nội dung bài học hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu bài thơ về nội dung và nghệ thuật trong thời gian 1 tiết .
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung kiến thức 
3’
5’
20’
4’
4’
Hoạt động 1
GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả và về bài thơ .
H’: Hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả và về bài thơ ?
HS trả lời (Dựa vào tài liệu )
GV nhấn mạnh thêm : là Nhà giáo, là nhà thơ , năm 2004, nhà giáo Trịnh Đình Chiến, tức Hương Đình, vừa ra mắt thi tập thứ 3: Quán sông. Anh sinh tại An Nhơn (Bình Định), làm việc ở Tây Nguyên (Sở Giáo dục - Đào tạo Gia Lai), in thơ ở Nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế), và viết nhiều bài về Đà Lạt (Một lần mưa), cao nguyên và Pleiku (Mưa mờ thung lũng), ruộng đồng nhung nhớ (Với mưa viễn du)...
GV: Dù tác phẩm được viết khi tác giả không còn trẻ nhưng nó vẫn gần gũi với độc giả nhỏ vì một thế giới hồn nhiên ,trong trẻo đẹp đẽ ,đầy thơ mmọng hiện lên một cách rõ nét trong toàn bài 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs đọc ,tìm hiểu chú thích ,bố cục bài thơ .
-GV hướng dẫn hs đọc : Bài thơ cấu tứ theo hình thức đối thoại nên khi đọc phải thể hiện được sắc thái đối thoại đó .Các em cần đọc với giọng thiết tha ,truyền cảm ,ngắt nhịp đúng để thể hiện được tình -điệu của bài thơ .
Gv đọc một lần và gọi 2 hs đọc cho đến hết .
-GV cho hs xem chú thích trong sgk.
GV bài thơ gồm 5 đoạn ,mỗi đoạn được kết cấu theo hình thức hỏi đáp của “tôi” hiện tại và “tôi” quá khứ H’:Vậy bài thơ được chia thành mấy phần ?nội dung từng phần ?
H’: Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?Nhân vật trữ tình là ai ?
HS : Thể thơ tự do ,nhân vật trữ tình là “tôi”.
GV: chuyển nội dung 
Hoạt động 3 : GV : Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản .
-GV nói đến tuổi thơ ,chúng ta nghĩ đến quãng thời gian nào trong cuộc đời con người ? kỉ niệm tuổi thơ trong lòng mỗi người giống hay khác nhau ?
GV gợi ý cho học sinh và hs trả lời được :
-Tuổi thơ là quãng thời gian đầu của đời người ,còn trẻ dại ,hồn nhiên và thơ ngây .
-Kỉ niệm tuổi thơ trong lòng mỗi người không giống nhau nhưng đều có một điểm chung là nó thường hằn sâu trong trí nhớ nên không dễ bị lãng quên .Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống ,kỉ niệm tuổi thơ đôi khi ngủ yên trong một vùng kí ức nhưng khi ta bắt gặp hình ảnh thân quen nó sẽ khuấy động tâm hồn và đánh thức kí ức đang ngủ yên đó .Lúc ấy ,kỉ niệm của ngày tháng tuổi thơ sẽ sốn lại trong tâm hồn và trái tim chúng ta .
H’: Trong bài “ Tiếng vọng” , Ở ba đoạn đầu , kí ức tuổi thơ hiện về qua những chi tiết ,hình ảnh nào ? -Kí ức tuổi thơ hiện về :
+Cánh đồng làng ,chú chó con đuôi xòe bím tóc ,đồi hoang và những cánh diều ..
.->Gợi nhớ về một thời thơ ấu hồn nhiên,chân chất hồn nhiên và nghịch ngợm ,rất vô tư -> Chú chó con theo sau cậu chủ nhỏ như một người bạn chân thành .Tuổi thơ Gắn liền với quê hương vùng duyên hải miền Trung của tác giả .
+Những dế mèn ,khúc lãng du lá cỏ ...
->Những tiếng vọng thì thầm xa xăm vọng về từ một thời hoa niên đẹp đẽ . Những trang sách của Tô Hoài cùng những ngày tháng tìm về với tháp Chàm bên thành cổ là những kí ức không phai mờ theo năm tháng .Bao ước mơ ,bao hoài bão ,bao khát vọng được ấp ủ trong những tháng ngày qua này .
+Triền sông -tôi trong veo...
Chỉ có “Gió ”,”mùa thu ”và “tiếng kẹt cửa ”thôi đã 
->Đưa tác giả về dòng sông tuổi thơ ,dòng sông cội nguồn ,dòng sông của kí ức .
H’:Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về kí ức tuổi thơ trong lòng tác giả ?
HStrả lời -GV: Như vậy ,kí ức tuổi thơ trong lòng tác giả là một thế giới hồn nhiên ,trong trẻo ,đẹp đẽ và đầy thơ mộng.
H’: Tiếng vọng tuổi thơ đã đưa tác giả trở về quá khứ và tạo nên một cuộc gặp gỡ giữa “Tôi ” hiện tại và “Tôi ”quá khứ . Câu thơ nào thể hiện điều đó ? Sự gặp gỡ ấy đem lại cảm giác và tâm trạng gì cho tác giả ? 
Giáo viên giảng các từ : Trong veo ,ám bụi ,bộn bề ,rỗng không
+trong veo , rỗng không => Tôi”Ngày xưa hồn nhiên ,trong trẻo và thanh khiết như dòng sông
+ám bụi ,bộn bề =>”Tôi ”bây giờ bộn bề bao nỗi lo toan và ám bụi đường đời 
-> Hình ảnh đối lập chứa đựng sự nuối tiếc quá khứ xa xôi và một chút xót xa cho hiện tại .
GV chuyển nội dung : Tiếng vọng dội về hiện tại và tương lai như thế nào qua những hình ảnh nào ? HS 
H’: Hình ảnh :“cánh đồng ”,”hạt cựa mình trong đất ấm ”,”mùa vàng ”...có mang ý nghĩa tả thực không ? Theo em ,nó thể hiện mong ước gì của tác giả ?
Hs trả lời :
+“Cánh đồng ”-> Là cánh đồng sự nghiệp
+”hạt cựa mình trong đất ấm ”-> là hạt giống tâm hồn
+”mùa vàng ”...- là niềm mong ước về mmột thành quả chín rộ .>
-GV: Mang ý nghĩa tượng trưng :Là cánh đồng sự nghiệp ,là hạt giống tâm hồn ,là niềm mong ước về mmột thành quả chín rộ .
GV: như cuộc đời của tác giả đối với sự nghiệp giáo dục .
H’: Những hình ảnh đó có mối quan hệ gì với tiếng vọng tuổi thơ ở trên?
HS trả lời 
GV: chốt qua bảng phụ :
-Tuổi thơ có những cánh đồng và những mùa gặt ,trong hiện tại ,sự nghiệp của nhà thơ cũng tựa như cánh đồng ,hạt giống gieo đã phát triển ,trưởng thành ,tác giả mơ ngày gặt hái .
-Tuổi thơ đã soi chiếu cho cuộc đời thực tại để con người không bị “ám bụi ”,”bộn bề ”hơn mà biết hướng mình tới những điều đẹp đẽ ,biết gieo niềm tin ,hy vọng ,biết cảnh tỉnh mình trước những ham muốn tầm thường .....
H’:Hình ảnh vầng trăng cuối bài thơ có ý nghĩa gì?
HS trả lời 
GV nhận xét và bổ sung :Thời gian lặng lẽ trôi,tuổi thơ đi qua không bao giờ trở lại ,chỉ thỉnh thoảng hiện về trong kí ức chúng ta .Còn vầng trăng muôn đời vẫn thế ,vẫn sáng trong vẫn thanh khiết vô ngần .Vầng trăng đẹp đẽ như tuổi thơ và tuổi thơ là một vầng trăng trong tâm tưởng ,hãy để cho vầng trăng kia chiếu sáng kia chiếu sáng tâm hồn ,để kí ức tuổi thơ không bao giờ lịm tắt và hiện tại cuộc đời đáng sống ,đáng yêu hơn.
HS đọc lại bài thơ và chốt lại nội dung đã phân tích .
GV cho hs thảo luận theo bàn (4’) câu hỏi :
H’:Phân tích những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ ?
Hs đại diện một vài bàn trả lời những bàn còn lại nhận xét bổ sung .
GV kết luận qua bảng phụ:
-Dùng hình thức tự vấn :Tôi ơi ...vừa thiết tha vừa khắc khoải bồi hồi vừa thể hiện sự rung động của tâm hồn trước tiếng vọng tuổi thơ .
-Hệ thống hình ảnh giàu sức gợi và sức biểu cảm :Cánh đồng làng ,chú chó con đuôi xòe bím tóc ,khúc lãng du ,bóng tháp chàm trầm mặc...
-Điệp cấu trúc thơ : hỏi và đáp ,mỗi khổ thơ là một tiếng vọng trong tâm hồn ,vừa bổ sung vừa nối tiếp nhau tạo nên một dòng chảy trong kí ức .
*Hoạt động 4 
GV hướng dẫn hs tổng kết nội dung và nghệ thuật bài thơ 
H’: Qua nội dung bài thơ em hãy khái quát lại nội dung và nghệ thuật toàn bài ?
HS khái quát qua ghi nhớ ,gv chốt lại .
H’: Em rút ra được bài học gì sau khi học xong bài thơ ?
 -HS trả lời -GV liên hệ và giáo dục học sinh từ nội dung bài học -Liên hệ tuổi thơ của Nguyên Hồng ,của Tế Hanh ,Của Duy Khán ,của Giang Nam và giáo dục hs trân trọng tuổi thơ của mình .Ví dụ tuổi thơ Tế Hanh: kỉ niệm với con sông quê hương.
Hoạt động 4
GV hướng dẫn hs luyện tập 
-GV cho hs đọc lại bài thơ .
GV cho hs trình bày miệng theo yêu cầu bài tập 2:
 Từ việc học bài thơ ,hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vai trò ,vị trí của tuổi thơ trong đời sống tâm hồn của con người .
 GV gợi ý :
-Tuổi thơ là phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người .
-Có những tuổi đẹp đẽ ,có tuổi thơ nhọc nhằn ,có tuổi thơ sôi nổi ,mạnh mẽ có tuổi thơ lặng lẽ ,âm thầm ....Ở tuổi thơ con người chưa trưởng thành ,chưa có những nhận thức chín chắn sâu sắc về cuộc đời nhưng lại là quãng thời gian người ta nuối tiếc và khát khao được trở lại nhất .Đặc biệt ,càng đi xa tuổi thơ ,người ta càng nhớ và càng khao khát ,vì tuổi thơ là nơi lưu giữ những kí ức ngọt ngào của tuổi hoa niên ,đánh mất tuổi thơ đồng nghĩa với việc đánh mất một phần đời đẹp đẽ và quý giá của bản thân .
I/Giới thiệu về tác giả và về bài thơ 
-Tác giả :Hương Đình (sinh năm 1962) ->SGK -tr35
-Bài thơ : in trong tập “Mưa phố ” Năm 2001.
II/ Đọc ,tìm hiểu chú thích ,bố cục bài thơ .
1.Đọc ,chú thích (sgk)
2/Bố cục :2 phần 
-Phần 1: 3 đoạn đầu :Tiếng vọng cất lên từ quá khứ .
-Phần 2: 2 đoạn cuối : Tiếng vọng dội về hiện tại và tương lai.
III/ Tìm hiểu bài thơ 
1/Tiếng vọng cất lên từ trong quá khứ .
-Kí ức tuổi thơ hiện về :
+Cánh đồng làng ,chú chó con đuôi xòe bím tóc ,đồi hoang và những cánh diều ....
+Những dế mèn ,khúc lãng du lá cỏ....
+Gió mùa thu và tiếng kẹt cửa -Trả tôi về hun hút một triền sông...
=> là một thế giới giới hồn nhiên ,trong trẻo ,đẹp đẽ và đầy thơ mộng .
- 
2/Tiếng vọng dội về hiện tại và tương lai.
-Hình ảnh :
+“Cánh đồng ”,”hạt cựa mình trong đất ấm ”,”mùa vàng ”...
=> mang ý nghĩa tượng trưng 
=>Là cánh đồng sự nghiệp ,là hạt giống tâm hồn ,là niềm mong ước về mmột thành quả chín rộ .
=>Tuổi thơ -> soi chiếu ->cuộc đời thực tại ->để con người :+ biết hướng mình tới những điều đẹp đẽ 
 +biết gieo niềm tin ,hy vọng 
 +biết cảnh tỉnh mình trước những ham muốn tầm thường.....
-Hình ảnh vầng trăng cuối bài: 
->v ... ia Lai, năm 1999, Sở Văn hoá - Thông tin đã phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian xuất bản sách Luật tục Jrai trên cơ sở kết quả nghiên cứu, sưu tầm, tập hợp luật tục của người Jrai ở các vùng khác nhau như Ayun Pa, Pleiku, Chư Pah, Chư Prông và phát hành rộng rãi đến các địa phương có người Jrai sinh sống. Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Gia Lai có trên 1.200 hương ước, quy ước đã được phê duyệt và đưa vào sử dụng. Nhiều hương ước, quy ước ở vùng đồng bào dân tộc đã có sự kết hợp hài hoà những quy định của luật tục với luật pháp nên được người dân chấp nhận.
Những điều mà luật tục quan tâm cũng chính là các trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nhưng cái hay ở luật tục là nó thường được diễn đạt bằng lời nói vần nên việc ghi nhớ và phổ biến có nhiều thuận lợi. Ví dụ, khi con cái có lỗi với cha mẹ, luật tục không dùng triết lý cao siêu về đạo đức để giảng giải, mà dùng chính những tình cảm, vật dụng gần gũi trong cuộc sống, dùng lý lẽ ứng xử trong văn hoá tộc người để khuyên răn:
“Dây buộc chiêng không thể lớn hơn cái chiêng
Hòn đá không thể lớn hơn quả núi
(vậy) con trẻ không thể khinh thường cha mẹ”
Đặc biệt trong những năm gần đây việc các tổ chức đoàn thể, chính quyền cơ sở vận dụng luật tục kết hợp với luật pháp vận động đồng bào không nghe lời kẻ xấu, không theo “Tin lành Đề-ga” đã mang lại kết quả khả quan. Trong luật tục của người Jrai, những hành động này được quy vào tội phản bội lợi ích của dân làng:
Từ nhỏ nó đã học chèo lên thuyền
Đến lớn nó đã học bơi theo dòng nước
Nó bỏ mẹ cha, già làng, anh em
Nó sống như con hươu con hoẵng chống lại cha mẹ mình
Vì thế phải đưa nó ra xét xử
Giải quyết việc tranh chấp tài sản, nợ nần, vấn đề trật tự an ninh xã hội; vấn đề hôn nhân và quan hệ gia đình là những nội dung chính mà luật tục đề cập. Đó cũng chính là những điều mà Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp quan tâm trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng làng văn hoá. Nhưng vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm là cách giải quyết từng vụ việc giữa luật pháp và luật tục còn có những điểm chưa thống nhất, rất cần được điều chỉnh để phát huy những mặt tích cực của luật tục và từng bước loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp trong một xã hội văn minh.
Nguyễn Thị Kim Vân
*Tư liệu tham khảo :
Qua các bài viết được đăng lẻ tẻ trên báo địa phương những năm gần đây, cho thấy nhiều trường hợp, việc xử lý bằng luật tục đã để lại hậu quả nặng nề ở các buôn làng. Báo Gia Lai cuối tuần (số ra ngày 18/10/2002) có thông tin: hai người láng giềng Rơ Lan Bêh và Kpă Biêng ở xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) do mâu thuẫn từ trước, nhưng cả hai bên đều không nói ra. Sau đó, ông Bêh bỗng thấy chân bị đau. Đi bệnh viện khám, bác sỹ bảo ông bị ung thư xương nhưng ông lại nghi là mình bị Biêng “thư” (một loài bùa có thể đưa được các vật lạ vào trong cơ thể con người theo niềm tin cho đồng bào). Sau khi ông Bêh chết, người nhà ông khăng khăng “Biêng bỏ thuốc độc cho ông Bêh chết, phải bắt nó đền”. Biêng đã báo cáo xã, xã báo lên huyện, mời bác sỹ pháp y về bới xác ông Bêh lên mổ và khẳng định, ông Bêh bị ung thư xương mà chết. Nhưng gia đình ông vẫn không chịu: “Nếu thằng Biêng nói nó không bỏ thuốc độc thì phải thi lặn nước mới biết. Nó thắng người nhà ông Bêh tức là Yang bảo không phải”. Cuối cùng, vì Biêng thua nên bị luật tục kết tội, phải đền cho gia đình ông Bêh số heo, bò trị giá gần 20 triệu đồng.
Cũng trên báo Gia Lai, số ra ngày 25/11/2005, đăng bài của Ama Giang “Xử theo luật làng - hai người chết” ở làng Mơ Năng, xã Kim Tân, huyện Ia pa.Trong luật tục Jrai, Bana có khi cả những người làm ăn lương thiện cũng trở thành nạn nhân. Có nhiều trường hợp vô lý đến khó tin nhưng nó vẫn xảy ra: Theo quan niệm của người Jrai về tang ma thì có 2 loại chết mà đồng bào gọi là chết lành và chết dữ. Chết lành là những người chết do đau ốm, còn chết dữ là những người chết bất đắc kỳ tử như tai nạn, phụ nữ chết khi sinh con thì gia đình có người chết đều là nạn nhân của sự trừng phạt. 
Cũng trên báo Gia Lai số ra ngày 1/6/2006 đăng trường hợp Ksor Blê ở làng Kte 3, xã Hbông tự tử vì lý do gì chưa rõ, nhưng vợ anh bị phạt 2 con bò, 2 con heo, 1 con dê và nhiều ghè rượu để cúng Yang. Một phụ nữ Jrai là cán bộ cấp huyện, ngay sau khi chồng chết vì ung thư đã bị gia đình chồng kết tội và phạt 14 con bò. Trong số đó có 1 con, chị phải chịu vì “tội” chồng chết chưa đầy một tháng mà đã tắm gội.
 Ở xã Bờ Ngong (huyện Chư Sê) sau một quá trình vận động vừa mềm mỏng, vừa kiên quyết, sáng 27/4/2005, tại buổi phát động phong trào “quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, 64 người trong xã đã đứng lên nhận mình là Tin lành Đề-ga và tự nguyện tuyên bố từ bỏ.
Trong luật tục, mặt tích cực là cơ bản, tuy nhiên đối với những vụ kiện tụng phức tạp, theo phong tục tập quán của đồng bào, kết quả phân xử đúng sai lại không chỉ phụ thuộc vào vai trò của người phân xử mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố rủi may mà đồng bào cho rằng đó chính là ý Yang. Trong nhiều trường hợp, ý Yang mới đóng vai trò quyết định. Nhất là đối với những vụ việc người liên quan phải minh chứng sự trong sạch của mình bằng cách thi lặn nước, đổ chì.
Qua các bài viết được đăng lẻ tẻ trên báo địa phương những năm gần đây, cho thấy nhiều trường hợp, việc xử lý bằng luật tục đã để lại hậu quả nặng nề ở các buôn làng. Báo Gia Lai cuối tuần (số ra ngày 18/10/2002) có thông tin: hai người láng giềng Rơ Lan Bêh và Kpă Biêng ở xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) do mâu thuẫn từ trước, nhưng cả hai bên đều không nói ra. Sau đó, ông Bêh bỗng thấy chân bị đau. Đi bệnh viện khám, bác sỹ bảo ông bị ung thư xương nhưng ông lại nghi là mình bị Biêng “thư” (một loài bùa có thể đưa được các vật lạ vào trong cơ thể con người theo niềm tin cho đồng bào). Sau khi ông Bêh chết, người nhà ông khăng khăng “Biêng bỏ thuốc độc cho ông Bêh chết, phải bắt nó đền”. Biêng đã báo cáo xã, xã báo lên huyện, mời bác sỹ pháp y về bới xác ông Bêh lên mổ và khẳng định, ông Bêh bị ung thư xương mà chết. Nhưng gia đình ông vẫn không chịu: “Nếu thằng Biêng nói nó không bỏ thuốc độc thì phải thi lặn nước mới biết. Nó thắng người nhà ông Bêh tức là Yang bảo không phải”. Cuối cùng, vì Biêng thua nên bị luật tục kết tội, phải đền cho gia đình ông Bêh số heo, bò trị giá gần 20 triệu đồng.Cũng trên báo Gia Lai, số ra ngày 25/11/2005, đăng bài của Ama Giang “Xử theo luật làng - hai người chết” ở làng Mơ Năng, xã Kim Tân, huyện Ia pa.Trong luật tục Jrai, Bana có khi cả những người làm ăn lương thiện cũng trở thành nạn nhân. Có nhiều trường hợp vô lý đến khó tin nhưng nó vẫn xảy ra: Theo quan niệm của người Jrai về tang ma thì có 2 loại chết mà đồng bào gọi là chết lành và chết dữ. Chết lành là những người chết do đau ốm, còn chết dữ là những người chết bất đắc kỳ tử như tai nạn, phụ nữ chết khi sinh con thì gia đình có người chết đều là nạn nhân của sự trừng phạt. Cũng trên báo Gia Lai số ra ngày 1/6/2006 đăng trường hợp Ksor Blê ở làng Kte 3, xã Hbông tự tử vì lý do gì chưa rõ, nhưng vợ anh bị phạt 2 con bò, 2 con heo, 1 con dê và nhiều ghè rượu để cúng Yang. Một phụ nữ Jrai là cán bộ cấp huyện, ngay sau khi chồng chết vì ung thư đã bị gia đình chồng kết tội và phạt 14 con bò. Trong số đó có 1 con, chị phải chịu vì “tội” chồng chết chưa đầy một tháng mà đã tắm gội.
* Đã sau hơn 30 năm giải phóng, cùng với luật pháp, các cộng đồng người Jrai, Bana ở Gia Lai còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của luật tục. Đây là luật dân gian của các tộc người, bắt nguồn từ phong tục tập quán, chứa đựng các tiêu chí về đạo đức, luân lý, cách ứng xử của đồng bào. Bên cạnh những mặt tích cực của luật tục như giáo dục, răn đe, góp phần ổn định trật tự - xã hội thì thực tế cũng cho thấy, việc phân xử bằng luật tục đã đẩy nhiều nạn nhân vào cuộc sống cùng cực, thậm chí dẫn đến chết người, gây nhức nhối cho an ninh cơ sở.
Đối với luật tục của các dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương: giữ gìn, tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp, phát huy những yếu tố tích cực và từng bước cải tạo, xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp với sự tiến bộ xã hội. Chỉ thị số 24/1998/CT/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của bản làng, thôn ấp, cụm dân cư cũng chỉ rõ: “Nội dung quy ước căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán của địa phương” nhưng đồng thời cũng nhắc nhở không được “lợi dụng quy ước để duy trì các hủ tục, tập quán lạc hậu”.
Ở Gia Lai, năm 1999, Sở Văn hoá - Thông tin đã phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian xuất bản sách Luật tục Jrai trên cơ sở kết quả nghiên cứu, sưu tầm, tập hợp luật tục của người Jrai ở các vùng khác nhau như Ayun Pa, Pleiku, Chư Pah, Chư Prông và phát hành rộng rãi đến các địa phương có người Jrai sinh sống. Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Gia Lai có trên 1.200 hương ước, quy ước đã được phê duyệt và đưa vào sử dụng. Nhiều hương ước, quy ước ở vùng đồng bào dân tộc đã có sự kết hợp hài hoà những quy định của luật tục với luật pháp nên được người dân chấp nhận.
Những điều mà luật tục quan tâm cũng chính là các trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nhưng cái hay ở luật tục là nó thường được diễn đạt bằng lời nói vần nên việc ghi nhớ và phổ biến có nhiều thuận lợi. Ví dụ, khi con cái có lỗi với cha mẹ, luật tục không dùng triết lý cao siêu về đạo đức để giảng giải, mà dùng chính những tình cảm, vật dụng gần gũi trong cuộc sống, dùng lý lẽ ứng xử trong văn hoá tộc người để khuyên răn:
“Dây buộc chiêng không thể lớn hơn cái chiêng
Hòn đá không thể lớn hơn quả núi
(vậy) con trẻ không thể khinh thường cha mẹ”
Đặc biệt trong những năm gần đây việc các tổ chức đoàn thể, chính quyền cơ sở vận dụng luật tục kết hợp với luật pháp vận động đồng bào không nghe lời kẻ xấu, không theo “Tin lành Đề-ga” đã mang lại kết quả khả quan. Trong luật tục của người Jrai, những hành động này được quy vào tội phản bội lợi ích của dân làng:
Từ nhỏ nó đã học chèo lên thuyền
Đến lớn nó đã học bơi theo dòng nước
Nó bỏ mẹ cha, già làng, anh em
Nó sống như con hươu con hoẵng chống lại cha mẹ mình
Vì thế phải đưa nó ra xét xử
Giải quyết việc tranh chấp tài sản, nợ nần, vấn đề trật tự an ninh xã hội; vấn đề hôn nhân và quan hệ gia đình là những nội dung chính mà luật tục đề cập. Đó cũng chính là những điều mà Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp quan tâm trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng làng văn hoá. Nhưng vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm là cách giải quyết từng vụ việc giữa luật pháp và luật tục còn có những điểm chưa thống nhất, rất cần được điều chỉnh để phát huy những mặt tích cực của luật tục và từng bước loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp trong một xã hội văn minh.
Nguyễn Thị Kim Vân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_thuc_nghiem_ngu_van_9_tiet_42_bai_16_tieng_vong.doc