Giáo án dạy Tuần 21 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 21 - Môn Ngữ văn 9

TIẾT 96: VĂN BẢN – TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 - Nguyễn Đình Thi -

I: Mục tiêu cần đạt

1: Kiến thức : Nắm được những nét chình về tác giả, hiểu được nội dung phản ánh của văn nghệ.

2: Kĩ năng: Rèn kỹ năng xác định, phân tích tìm hiểu luận điểm, luận cứ và cách lập luận của bài viết.

3: Thái độ: Có ý thức trình bày vấn đề có luận điểm, luận cứ rõ ràng.

II. Chuẩn bị:

 GV : Nghiên cứu, soạn giáo án.

 HS : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk

III.Các hoạt động dạy học

 1. ổn định tổ chức. 5 P

 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tầm quan trọng, ý ngĩa của việc đọc sách ? Cần đọc sách như thế nào ?

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 21 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 17/1/2011 TUẦN 21
G: 18/1/2011
TIẾT 96: VĂN BẢN – TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 - Nguyễn Đình Thi - 
I: Mục tiêu cần đạt
1: Kiến thức : Nắm được những nét chình về tác giả, hiểu được nội dung phản ánh của văn nghệ.
2: Kĩ năng: Rèn kỹ năng xác định, phân tích tìm hiểu luận điểm, luận cứ và cách lập luận của bài viết.
3: Thái độ: Có ý thức trình bày vấn đề có luận điểm, luận cứ rõ ràng.
II. Chuẩn bị:
 GV : Nghiên cứu, soạn giáo án.
 HS : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
III.Các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức. 5 P
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tầm quan trọng, ý ngĩa của việc đọc sách ? Cần đọc sách như thế nào ?
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung ( 20 phút)
- HS đọc chú thích (*) SGK 
- Nêu vài nét khái quát về tác giả?
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc : rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm các dẫn chứng thơ.
- GV đọc 1 đoạn, Hs đọc , nhận xét cách đọc
- HS đọc các từ khó sgk
? Tìm bố cục đoạn trích. Chú ý các ý chính (luận điểm) nằm ở đầu các đoạn ?
 + Nội dung của văn nghệ : Cùng thực tại khách quan nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn làm thay đổi “mắt ta nhìn óc ta nghĩ”.
 + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với con người với chiến đấu, với sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
 + Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn kỳ diệu bởi nó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim.
 ?Nhận xét về thể loại và ptbđ cảu văn bản ?
* HOẠT ĐỘNG 2 : Phân tích nội dung phản ảnh, thể hiện của văn nghệ (20 phút)
- HS xem đọc lại đoạn 1. Tìm các luận điểm chính ? 
? Nội dung thể hiện phản ánh của văn nghệ là gì ?
- Hs trả lời nhận xét
- Gv nhận xét
? Văn nghệ là sự rung cảm và nhận thức của người tiếp nhận vì sao ?
- Là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Mỗi người tiếp nhận là một cá thể tinh thần, mang đến cho tác phẩm những ý nghĩa khác nhau. Cho nên nội dung tiếng nói của văn nghệ sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.
- GV nâng cao và kết luận :
Nội dung văn nghệ khác các bộ môn khoa học khác. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, tình cảm bên trong của con người. (Minh hoạ Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh).
- Hoạt động nhóm :
- Em hãy lấy một tác phẩm văn học để chứng minh cho cho các luận điểm trên ?
Vd: Lão Hạc, Lặng lẽ Sa Pa..
I- Đọc – Tìm hiểu chung :
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)
- Một nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, lí luận phê bình đồng thời tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam hơn 30 năm.
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: viết tại chiến khu V.Bắc vào năm 1948- thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Đọc, tìm hiểu từ khó.
3- Bố cục : 3 đoạn
- Nội dung của văn nghệ
- Văn nghệ rất cần thiết.
- Khả năng cảm hóa và tác động của văn nghệ với con người.
4. Thể loại
Nghị luật về một vấn đề văn nghệ; lập luận giải thích và chứng minh.
II- Đọc hiểu văn bản
1- Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ 
- Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ.
 - Văn nghệ chứa đựng những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mang đến cho người những rung động ngỡ ngàng.
 - Nội dung văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của người tiếp nhận.
* Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cách nhìn và tình cảm của nghệ sĩ.
 Củng cố: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ 
 Hướng dẫn về nhà: Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
 Mối quan hệ giữa nghệ sĩ và bạn đọc: 
S: 17/1/2011
G: 18/1/2011
TIẾT 97: VĂN BẢN – TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ đối với đời sống con người. Hiểu được cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng xác định, phân tích tìm hiểu luận điểm, luận cứ và cách lập luận của bài viết.
3. Thái độ: Có ý thức trình bày vấn đề có luận điểm, luận cứ rõ ràng
II. Chuẩn bị:
 GV : Nghiên cứu, soạn giáo án.
 HS : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
III.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức. 5 P
2. Kiểm tra bài cũ ? - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người ( 15phút)
-HS đọc đoạn 2 SGK 14. 
- GV Trong phần 1 khi nói về nội dung của văn nghệ ta thấy “Tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm cho thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ ...”. Đó có phải là tác dụng của văn nghệ không ? 
? Đoạn văn “Chúng ta nhận rõ .... nhất là trí thức” nêu ý gì ? Văn nghệ tác động tới số đông hay số ít ?
- HS Tác động tới quần chúng. Những khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống, những hoạt động, những vui buồn gần gũi.
? Theo tác giả văn nghệ là sợi dây đối với cuộc sống ntn ?
? Văn nghệ góp ích gì cho cuộc sống con người ?
- HS trả lời nhận xét
- Gv nhận xét
* HOẠT ĐỘNG 2 : Phân tích mối quan hệ (15phút)
- HS Đọc đoạn 3. 
? Em hiểu câu văn sau như thế nào ? “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.
- GV Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật đi từ trái tim đến tái tim. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan mà hòa lắng vào trong những cảm xúc, những nỗi niềm đi vài người đọc bẳng con đường tình cảm. TP văn nghệ đưa con người vào những cảnh ngộ, những tình huống khác nhau của đời sống để nếm trải bao nhiêu nỗi niềm ....
? Như vậy văn nghệ tác động tới chúng ta qua con đường tình cảm. Với nội dung và cách thức ấy văn nghệ đã giúp chúng ta điều gì ?
- HS Lấy ví dụ tác phẩm văn học hoặc ca dao, tục ngữ làm sáng tỏ tác động của tác phẩm đó với chính mình ?
 Ví dụ : + Công cha như núi Thái Sơn
+ Lặng lẽ Sa Pa...
* HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết (3 phút)
GV: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- GV nhận xét rút ra ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: Hs làm bài tập 5 P 
- Hs đọc yêu cầu bài tập, nêu ý kiến
- Gv nhận xét
II: Đọc hiểu văn bản
2- Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
- Văn nghệ giúp ta có đời sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình.
- Văn nghệ tác động đến đại đa số quần chúng.
- Văn nghệ là sợi dây buộc chặt con người với sự sống, với đời thường dù bị ngăn cách.
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày. TP văn nghệ giúp con người vui lên, rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả.
3- Mối quan hệ giữa nghệ sĩ và bạn đọc: 
- Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức tâm hồn cảu người đọc qua con đường tình cảm.
- Văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
III- Tổng kết:
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
* Ghi nhớ ( SGK)
IV: Luyện tập
 Củng cố ( 2 phút)
Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ ?
Hướng dẫn về nhà
- Soạn bài: Các thành phần biệt lập: Thành phần tình thái; Thành phần cảm thán.
S: 17/1/2011
G: 19/1/2011
Tiết 98: Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I
: Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh: 
-	Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán
-	Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu
- 	Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
II: Chuẩn bị
1. GV soạn bài, bảng phụ
2. HS trả lời câu hỏi I, II
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn đinh: 5 P
2. Kiểm tra: Thế nào là khởi ngữ ? Cho 2 ví dụ, ghi lên bảng
3. Bài mới
HĐ của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần tình thái 15 P
- Gọi HS đọc các câu a, b trong ví dụ
? Các từ ngữ in đậm trong hai câu trên thể hiện thái độ gì của người nói?
? Nếu không có các từ ngữ in đậm ấy thì nghĩa cơ bản của câu có gì thay đổi không? Tại sao?
- HS trao đổi, trả lời
- Gv nhận xét
 ? Thế nào là thành phần tình thái trong câu?
- HS nhận xét
Hoạt động 2: Thành phần cảm thán. 10 P
- HS địc ví dụ
- Gv nêu câu hỏi
- Hs trả lời nhận xét
? Các từ ngữ in đậm trong hai câu trên có chỉ những sự vật hay sự việc gì không?
? Những từ ngữ nào trong câu có liên quan đến việc làm xuất hiện các từ ngữ in đậm?
? Công dụng của các từ in đậm trong câu?
? Thành phần cảm thán được dùng để làm gì?
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ - SGK
Hoạt động 3 : Hs làm bài tập 15 P
- HS đọc yêu cầu bt 1
- Gv chia nhóm hs làm, trả lời, nhận xét
- GV đưa ra đáp án
- HS đọc yêu cầu bt 2
- GV cho hs lên bảng làm bài tập
- Hs nhận xét
- HS đọc yêu cầu bìa tập 3
- Hs trả lời, nhạn xét
- Gv đưa ra đáp án
- HS đọc yêu cầu bt 4, GV cho hs veef nàh làm bt 4
I. Thành phần tình thái
1. Ví dụ:
- Từ in đậm ở í dụ a thể hiện thái độ tin cậy cao: chắc 
- Từ in đậm ở ví dụ b thể hiện thái độ tin cậy chưa cao: có lẽ.
- Nếu không có các từ ngữ in đậm ấy thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi vì các từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu
2. Nhận xét: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
II. Thành phần cảm thán
1. Ví dụ:
- Các từ ngữ “Ồ”, Trời ơi” không chỉ các sự vật hay sự việc, chúng chỉ cảm xúc của người nói trong câu
- Nhờ những phần câu tiếp theo của các từ ngữ in đậm, phần câu này đã giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
- Các từ in đậm "ồ, trời ơi" được dùng dể cung cấp cho người nghe một "thông tin phụ", đó là trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói.
- Thành phần cảm thán có điểm riêng là nó có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt, không có C-V. Khi tách riêng ra thì nó trở thành câu cảm thán
2. Nhận xét: thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Bài 1: Nhận diện các thành phần biệt lập tình thái và cảm thán 
- Có lẽ, hình như, chả nhẽ
- Chao ôi
Bài 2: Sắp xếp
- Dường như - hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc chắn, chắc hẳn.
Bài 3:
- Từ "chắc chắn" có độ tin cậy cao nhất
- Từ "hình như" co độ tin cậy thấp nhất
- Tác giả dùng từ "chắc" vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo hai khả năng:
+ Thứ nhất, theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy
+ Thứ hai, do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
Củng cố : Thế nào là thành phần tình thái, cảm thán ?
Dặn dò: Chuản bị bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; chuẩn bị phần I: Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
S: 17/11/2011
G: 19/1/2011
Tiết 99: Tập làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I: Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh: Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
II: Chuẩn bị
1. GV soạn bài
2. HS trả lời câu hỏi I
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn đinh: 5 P
2. Kiểm tra: Phân tích bản chất của lối học đối phó ?
3. Bài mới
HĐ của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 20 P
- GV Gọi HS đọc văn bản "bệnh lề mề"
- GV hỏi
- HS trả lời nhận xét
- Gv chốt lại
? Văn bản bàn luận về hiện tượng gì?
?
 Nêu rõ những biểu hiện của hiện tượng đó? Cách trình bầy hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không?
? Bản chất của hiện tượng đó là gì?
? Nguyên nhân của bệnh lề mề đó là do đâu?
? Những tác hại của bệnh lề mề?
? Tại sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề?
? Nhận xét về bố cục của bài viết?
- HS đọc Đọc phần ghi nhớ – sgk
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 17 P
 - HS đọc yêu cầu bt 1
Thảo luận về các sự việc, hiện tượng có vấn đề đáng được đem ra bàn luận
- GV yêu cầu hs về nhà . Viết một bài nghị luận cho vấn đề sau:
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên của nhà trường (xây dựng môi trường xanh – sạch - đẹp).
- Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ (đạo lí “uống nước nhớ nguồn”).
- HS đọc yêu cầu bt 2
- Hs trao đổi trả lời
- Gv nhận xét
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1. Đọc văn bản : "bệnh lề mề"
2. Nhận xét:
- Vấn đề bàn luận: bệnh lề mề trong đời sống
- Biểu hiện: sai hẹn, đi chậm, không coi trọng...
- Bản chất của hiện tượng đó là thói quen kém văn hóa của những người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
- Nguyên nhân:
+ Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
- ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung. 
- Tác tại của bệnh lề mề
+ Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi
+ Làm mất thời gian của người khác 
+ Tạo ra một thói quen kém văn hóa (nảy sinh cách đối phó)
- Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì: cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau... Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
- Bố cục bài viết mạch lạc (nêu hiện tượng rồi phân tích các nguyên nhân và tác hại của căn bệnh, cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục).
*. Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập:
1 Bài 1: Thảo luận về các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội như: 
- Giúp bạn học tập tốt
- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường
- Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ
- Đưa em nhỏ qua đường
- Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi 
- Trả lại của rơi cho người mất
2 Bài tập 2: Hiện tượng hút thuốc là và hậu quả của việc hút thuốc là đáng để viết một bài nghị luận vì: 
- Thứ nhất, nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút, đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống.
- Thứ hai, nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường: khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh người hút.
- Thứ ba, nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
3 P Củng cố: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?
 Dặn dò: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; chuẩn bị phần II, II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_21_mon_ngu_van_9.doc