Giáo án dạy Tuần 22 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 22 - Môn Ngữ văn 9

Tiết : 100 – CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I : Mục tiêu cần đạt:

 -Kiến thức : Học sinh nắm được cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

 - Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội.

II. Chuẩn bị :

 GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.

 HS : Tìm hiểu bài.

III. Tiến trình lên lớp .

 1. ổn định tổ chức .

 2. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luận về một sự việc trong đời sống.

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 22 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S : 24/1/2011
G : 25/1/2011
Tiết : 100 – CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I : Mục tiêu cần đạt: 
 -Kiến thức : Học sinh nắm được cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
 - Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
II. Chuẩn bị : 
 GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. 	
 HS : Tìm hiểu bài.
III. Tiến trình lên lớp .
 1. ổn định tổ chức .
 2. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luận về một sự việc trong đời sống.
 3. Bài mới :
Hoạt động 1: 
- GV gọi HS đọc kĩ các đề trong sách giáo khoa 
? Mỗi đề bài có cấu tạo mấy phần? Phần đầu, đề nêu nội dung gì? Phần sau, đề nêu nội dung gì ?
- HS nhận xét 
- GV nhận xét
? Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau ?
- HS trả lời nhận xét 
- GV nhận xét
- GV . So sánh cụ thể đề 1 với đề 4:
* Giống nhau:
- Cả hai đề đều có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương: đó là những tấm gương vượt khó, học giỏi
- Cả hai đề đều yêu cầu phải “nêu suy nghĩ của mình” hoặc nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về các sự việc, hiện tượng tốt cần được biểu dương.
* Khác nhau:
- Đề 1, yêu cầu phải phát hiện sự việc, hiện tượng tốt; tập hợp tư liệu (vốn sống trực tiếp và vốn sống gián tiếp) để bàn luận và nêu suy nghĩ về các sự việc, hiện tượng tốt đó.
- Đề 4 cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể để người viết phân tích, bàn luận và nêu những nhận xét, suy nghĩ của mình.
? Dựa vào mỗi đề mẫu trong sgk, mỗi hs tự ra một đề bài?
- HS nêu đề bài
- GV nêu một số đề
* Hoạt động 2:
- Hs đọc phần II
- Gv hỏi
- Hs trả lời nhận xét
? Muốn làm một bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào?
? Đề nêu hiện tượng sự việc gì?
?Đề yêu cầu làm gì 
? Nghĩa là người như thế nào ?
? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì?
? Tại sao Thành đoàn HCM lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
? Nếu mọi HS đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ?
- Gv cho hs lập dàn bài
- HS trình bày
- Gv gọi hs trình bày dàn bài sgk
- Hs đọc phần 3 viết bài
- Gv cho hs tập viết phần mở bài, một ý của phần thân bài
- Hs trình bày
- Hs đọc Ghi nhớ sgk
- Gv củng cố lại
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1. Tìm hiểu các đề bài
- Mỗi đề bài đều có cấu tạo hai phần
1. – Nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi
- Trình bày một số tấm gương và nêu suy nghĩ 
2. – Lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam
- Nêu suy nghĩ về các sự kiện đó 
3. – Trò chơi điện tử hấp dẫn nhưng cũng có tác hại 
- Nêu ý kiến của em về hiện tượng đó 
4 - Câu chuyện Nguyễn Hiền nhà nghèo, vượt khó học tập, đỗ Trạng Nguyên
- Nêu nhận xét, suy nghĩ về nhân vật trong truyện.
- Điểm chung: đều có hai phần: nêu hiện tượng đời sống và yêu cầu làm bài. Sự việc, hiện tượng đời sống là vấn đề để người làm bài nêu suy nghĩ, ý kiến của mình.
- Điểm khác: 3 đề 1, 2, 3 thì sự vật hiện tượng đó. Còn đề 4, sự việc, hiện tượng được kể bằng một câu chuyện (Trạng Hiền), người làm bài căn cứ vào đó để nhận xét, suy nghĩ theo yêu cầu đã ghi
Đề 1: Hiện nay trên đường phố, có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu và gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
Đề 2: Các phương tiện thông tin đại chúng luôn cảnh báo về hiện tượng tàn phá rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đang diễn ra một cách ồ ạt ở một số tỉnh. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
Đề 3: Nghiện hút ma tuý không chỉ làm khánh kiệt gia sản, thoái hóa nòi giống mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng đau lòng như con bất hiếu với cha mẹ, học trò bất kính với thầy, trẻ em vị thành niên phạm tội... Bạn có nhận xét gì trước hiểm họa ma túy đối với cộng đồng.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1. Tìm hiểu đề:
- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đề nêu hiện tượng người tốt, việc tốt, cụ thể là tấm tương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả.
- Đề yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
*. Tìm ý: 
- Nghĩa là một người con biết thương mẹ: giúp mẹ trồng trọt, nuôi gà, nuôi heo...
- Nghĩa là một học sinh biết kết hợp học và hành, biết sáng tạo: thụ phấn cho bắp đạt năng suất cao, làm tời để mẹ kéo nước đỡ mệt...
- Những việc làm của Nghĩa cho ta thấy nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người có thể hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường, nhưng có hiệu quả.
- THành đoàn phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì bạn Nghĩa là một tấm tương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm như thế được. Học tập bạn Nghĩa là noi theo một tấm gương cho hiếu với cha mẹ, có ý thức học tập kết hợ với thực hành, có đầu óc sáng tạo, đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Phong trào ấy được các bạn HS nhiệt liệt hưởng ứng
- Nếu mọi hs đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội.
2. Lập dàn bài: SGk
a. Mở bài:
b. Thân bài
c: Kết bài
3. Viết bài:
- Tập viết những phần theo dàn ý. Tập mở bài bằng nhiều cách.
- Khi viết cần chú ý phân tích rõ ý nghĩa của các việc làm của Nghĩa(nêu sự việc trước, chỉ ra ý nghĩa sau) và ý nghĩa của việc Thành Đoàn phát động phong trào học tập bạn Nghĩa.
- Bài viết phải thể hiện được những suy nghĩa riêng của bản thân.
4. Dọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ sgk
Củng cố: Bố cục của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Dặn dò: học bài chuẩn bị phần III Luyện tập
S : 25/1/2011
G : 26/1/2011
Tiết : 101 – CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I : Mục tiêu cần đạt: 
 -Kiến thức : Học sinh nắm được cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
 - Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
II. Chuẩn bị : 
 GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. 	
 HS : Tìm hiểu bài.
III. Tiến trình lên lớp .
 1. ổn định tổ chức . 5 P
 2. Kiểm tra: ? Trình bày cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?
 3. Bài mới : (tiếp)
III. Luyện tập: 
- GV cho hs đọc yêu cầu của bài tập: SGK
Hoạt động 1: 10 P
1. Tìm hiểu đề:
? Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì ?
- Hs trả lời, nhận xét
- Gv chốt lại
- Đề thuộc loại nghị luận về một hiện tượng đời sống; câu chuyện Trạng Hiền vượt khó học giỏi
- Yêu cầu làm bài: Nêu những nhận xét, những suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.
*. Tìm ý: 
- Gv nêu các câu hỏi trong phần gợi ý làm bài mà sgk đã nêu.
 - Hs trả lời nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại
? Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt ?
 + nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa...
? Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền như thế nào?
+ Nép bên cửa nghe thầy giảng kinh, chữ nào chưa hiểu hỏi thầy giảng thêm.
+ Lấy que viết chữ, lấy que xâu thành từng xâu, chủ động xin thầy cho đi thi để thử sức...
? ý thức tự trọng của Hiền biểu hiện ra sao?
+ Đón Trạng Nguyên phải có võng lọng
? Em có thể học tập Nguyễn Hiền ở những điểm nào ?
+ Nhà nghèo nhưng vẫn vượt khó để học giỏi, ham học và chủ động, sáng tạo trong học tập, có ý thức tự trọng.
Hoạt động 2: 25 P
- HS trao đổi theo bàn lập dàn bài ra giấy
- Gv gọi hs trình bày, nhận xét
- Gv nhận xét đưa ra dàn bài tham khảo 
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Trạng Hiền
- Đó là một tấm gương vượt khó học giỏi, đỗ Trạng Nguyên năm 12 tuổi.
b. Thân bài: Nhận xét về nhân vật.
+ Nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa nhưng rất thông minh và ham học
+ Vượt khó, chủ động, sáng tạo trong học tập, tự tin, dám thi thố với thiên hạ
+ Có ý thức tự trọng, không để mọi người coi thường thực lực của mình mặc dù mới 12 tuổi.
- Suy nghĩ về nhân vật: 
+ Là một tấm gương sáng ngời trong vượt khó để học giỏi, đỗ đạt cao.
+ Là một hiện tượng xuất chúng hiếm có, làm rạng danh cho thiếu nhi Việt Nam
c. Kết bài: 
- Khẳng định tấm gương Trạng Hiền trong truyền thống học tập của DT
- Rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: biết vượt khó, có ý chí vươn lên trong học tập, biết chủ động sáng tạo và tự tin trong việc học của mình.
3. Viết bài
- GV cho hs viết phần kết bài,
- HS viết trình bày, nhận xét
- GV nhận xét: Là học sinh cần biết vượt khó, có ý chí vươn lên trong học tập, biết chủ động sáng tạo và tự tin trong việc học của mình.
Củng cố: HS nêu lại bố cục cảu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
Dặn dò: Chuẩn bị Chương trình địa phương Phần Tập làm văn
S: 25/1/2011
G: 26/12011
Chương trình địa phương: Phần tập làm văn
Tiết 102 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG
THỰC TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG
(Chuẩn bị cho bài 28)
I:Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS
- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở đại phương
- Viết một bài văn trình bày ván đề đó với suy nghĩ, kiến nghị (nếu có) dưới hình thức bài tự sự hoặc miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
II: Chuẩn bị 
- Gv tài liệu Ngữ văn địa phương, soạn bài
- Tài liệu Ngữ văn địa phương, chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk địa phương
III: Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Kiểm tra : Không
- Bài mới
Hoạt động 1: 20 P
- Hs đọc phần chuẩn bị ở nhà SGK địa phương
? Mục 1 yêu cầu phải làm gì? 
- Hs nêu sự hiểu biết
- Gv giải thích, kết hợp sgk
? Mục 2 yêu cầu phải làm gì ?
? Mục 3 yêu cầu phải làm gì ?
- Gv giải thích, kết hợp sgk
? Mục 4 yêu cầu phải làm gì ?
Hoạt động 2: 25
- HS đọc bài đọc thêm
- GV
? Bài viết dề cập đến vấn đề gì ? Ở đâu ?
? Baì viết chia làm mấy phần ?
? Chỉ rõ phần MB, TB, KB ? Tìm các luận điểm, luận cứ, luận chứng của phần TB ?
- Hs trao đổi trình bày, nhận xét
- GV chốt lại
I: Chuẩn bị ở nhà
1: Quan sát sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương
- Vấn đề môi trường
- Đời sống nhân dân...
2: Lựa chọn, tìm hiểu một sự việc, hiện tượng
3: Viết bài
4: Thời hạn nộp bài: Trước khi học bài 27
II: Đọc thêm
NGƯỜI LÀM GIÀU TỪ RÁC
- Vấn đề bảo vệ môi trường
- Cách trình bày
*Mở bài Giới thiệu về công ty TNHH và tên giám đốc công ty
*Thân bài
Luận điểm 1: Tình hình môi trườn thành phố Lạng Sơn trước năm 1993 (các luận cứ, luận chứng: cơn lốc cơ chế thị trường làm nảy sinh rác thải)
Luận điểm 2: thời điểm công ty TNHH được thành lập và những khó khăn bàn đầu (luận cứ, luận chứng: nhiệm vụ cảu công ty, những khó khăn về đầu tư cơ sở vật chất, những khó khăn từ phía người dân..)
Luận điểm 3: Những cố gẵng của công nhân và thành tích của công ty.
*Kết bài: Đánh giá những đóng góp cảu công ty sau 12 năm hoạt động.
Củng cố: HS nêu lại yêu cầu phần chuẩn bị ở nhà
Dặn dò : chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
 Đọc VB, trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản.
Kiểm tra 15 phút : Tiếng việt
1: Thế nào là khởi ngữ ? Cho ví dụ ? (4 điểm)
2: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán dược dùng để làm gì ? cho ví dụ ? 96 điểm)
* Đáp án:
1: - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu: 2 đ
 - Cho được ví dụ : 2 đ
2: - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu: 1,5 đ
 - Cho được ví dụ : 1,5 đ
 - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...) 1 đ
 - Cho được ví dụ : 1,5 đ
S: 7/2/2011
G: 8/2/2011
TIẾT 103 : VĂN BẢN - CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
 - Vũ Khoan -	
I: Mục tiêu cần đạt	
1: Kiến thức
- Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Từ đó, thấy được yêu cầu gấp rút cần phải khắc phục những điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá - hiện đị hoá trong thế kỷ mới.
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
2: Kĩ năng: Tìm hiểu luận điểm, luận cứ, cách viết văn nghị luận
3: Thái độ: Học tập tiếp thu khoa học kĩ thuật
II: Chuẩn bị
1: GV nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
2: HS đọc, soạn bài theo câu hỏi
III: Các hoạt động dạy học
1: Ổn định lớp: 5 P
2: Kiểm tra: Văn nghệ có vai trò ntn trong đời sống con người ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 12 P
- HS Đọc phần giới thiệu tác giả trong SGK.
? Nêu những nét chính về tác giả và xuất xứ của tác phẩm. 
? Tác phẩm có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện những vấn đề cấp bách của xã hội?
HS đọc. Yêu cầu rõ ràng, mạch lạc, giọng trầm tĩnh, khúc triết.
GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó trong SGK.
? Văn bản được viết theo phương thức nào?
? văn bản có thể chia làm mấy phần, ý của mỗi phần là gì?
HS xác định bố cục của văn bản.
Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản: 20 P
? Hãy xác định hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản.
HS thảo luận, phát biểu ý kiến, nhận xét ý kiến của bạn và bổ sung.
- Gv chốt lại
? Trong các luận cứ được tác giả đưa ra, luận cứ nào quan trọng nhất? vì sao?
HS phát biểu ý kiến.
- Đây là một luận cứ quan trọng, mở đầu cho hệ thống luận cứ, có ý nghĩa đặt vấn đề - mở ra hướng lập luận toàn bài.
? Để làm rõ luận cứ trên, tác giả đưa ra những lý lẽ nào?
HS tìm, phân tích lý lẽ trong văn bản.
? Em hãy nhận xét về cách đưa những lý lẽ để làm rõ luận cứ này. Vấn đề tác giả đưa ra có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV Nêu ra một cách chính xác, logic, chặt chẽ, khách quan. Vấn đề được nêu ra rất có ý nghĩa thực tiễn. Trong thế kỷ trước, nước ta đã đạt những thành quả rất vững chắc. Chúng ta đang bước sang thế kỷ mới với nhiệm vụ cơ bản là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Việc chuẩn bị hành trang (tri thức, khoa học, công nghệ, tư tưởng, lối sống) là vô cùng cần thiết.
? Để khẳng định vai trò yếu tố con người, tác giả nêu lên bối cảnh của thế giới ntn ?
- HS trả lời.
? Theo tác giả, trong thế kỷ mới, nước ta hướng đến mục tiêu nào, đồng thời phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
- HS bám sát nội dung văn bản để thảo luận, nêu ý kiến.
- GV Từ việc gắn vai trò trách nhiệm của con người Việt Nam với thực tế lịch sử, kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới để dẫn dắt tới vấn đề cơ bản mà tác giả cần bàn luận: “những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam”.
? Tác giả đã đưa ra điểm mạnh - điểm yếu nào của con người Việt Nam? Để chứng minh cho nhận định của mình, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng như thế nào?
HS trả lời. Mỗi HS 
HS khác bổ sung.
? Cách nêu và phân tích của tác giả có gì đặc biệt?
- Tác giả đã nêu phân tích cụ thể thấu đáo, nêu song song hai mặt và luôn đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước hiện nay chứ không chỉ nhìn trong lịch sử.
? Tác giả đã nêu những việc cần làm khi bước vào thế kỉ mới ntn ?
HS trình bày ý kiến.
? Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào khi đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam?
Hoạt động 3.. Tổng kết: 3p
? Nhận xét về nghệ thuật của văn bản ?
- HS chỉ ra các thành ngữ tục ngữ, nêu ý nghĩa
 Vừa sinh động cụ thể, vừa sâu sắc mà ngắn gọn
? Nêu nội dung của văn bản ? 
Hs đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 4: HS làm bài tập: 5 P
- Hs đọc yêu cầu. làm bài tập 1, 2
- HS trình bày, nhận xét
- GV nhận xét
I. Đọc, tìm hiểu chung 
1. Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả
Vũ Khoan: Nhà hoạt động chính trị, đã từng làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ thương mại.
b) Tác phẩm
- Bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, được in vào tập Một góc nhìn của tri thức, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
- Bài viết ra đời vào đầu năm 2001 thời điểm thời điểm chuyển giao hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ
2. Đọc - chú thích
3. Thể loại : Văn nghị luận
4.Bố cục : 3 phần
- Mở bài (từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”): nêu luận điểm chính.
- Thân bài (tiếp theo đến “kinh doanh và hội nhập”): Bình luận và phân tích luận điểm bằng hệ thống luận cứ (3 luận cứ)
- Kết bài(còn lại): Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam.
II. Đọc - hiểu văn bản
 Luận điểm: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Hệ thống luận cứ:
- Luận cứ 1: Vai trò của con người trong hành trang bước vào thế kỉ mới.
- Luận cứ 2: Nhiệm vụ của con người Việt Nam trước mục tiêu của đất nước.
- Luận cứ 3: Những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam cần nhận thức rõ.
1. Vai trò của con người trong hành trang vào thế kỷ mới.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người.
 Lý lẽ: 
- Con người là động lực phát triển của lịch sử.
- Ngày nay nền kinh tế tri thức phát triển, vai trò con người càng nổi trội.
2. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu - nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Bối cảnh của thế giới: Khoa học công nghệ phát triển cùng với việc hội nhập sâu rộng.
- Mục tiên, nhiệm vụ của đất nước:
+ Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
3. Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam.
- Điểm mạnh:
+ Thông minh, nhạy bén
+ Cần cù, sáng tạo, tỉ mỉ.
+ Đoàn kết, đùm bọc trong chống giặc ngoại xâm.
+ Thích ứng nhanh
- Điểm yếu:
+ Thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
+ Đố kị trong làm ăn, cuộc sống đời thường.
+ Hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen bao cấp, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.
- Việc cần làm
+ Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu.
+ Phải làm cho lớp trẻ, chủ nhân của đất nước nhận rõ điều đó. Làm quen với những thói quen tốt ngay từ những việc làm nhỏ nhặt nhất.
- Thái độ của tác giả: Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch.
 Tác dụng: Giúp mọi người tránh được tâm lý ngộ nhận tự đề cao quá mức, tự thoả mãn, không có ý thứ học hỏi cản trở sự có hại đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay.
III. Tổng kết
1: Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, cách nói giản dị, dễ hiểu
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
2: Nội dung:
 *: Ghi nhớ SGK
IV: Luyện tập
1. Bài tập 1: 
2. Bài tập 2:
Củng cố: Nhận xét về điểm mạnh của con người việt nam ? Bản thân em càn phải làm gì?
Dặn dò: Học bài theo trình tự phân tích
 Chuẩn bị bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) phần I, II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_22_mon_ngu_van_9.doc