Giáo án dạy Tuần 23 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 23 - Môn Ngữ văn 9

Tiết 104: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nhận biết 2 thành phần gọi đáp và phụ chú.

- Nhận biết tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.

2. Kĩ năng: Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thnahf phần phụ chú

II. CHUẨN BỊ

1. GV soạn giáo án, bảng phụ

2. HS chuẩn bị phẩn I, II sgk

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1: Ổn định lớp : 5 P

2. Kiểm tra bài cũ: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán được dùng để làm gì?

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 23 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
S: 8/2/2011
G: 9/2/2011
Tiết 104: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Nhận biết 2 thành phần gọi đáp và phụ chú.
- Nhận biết tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
2. Kĩ năng: Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thnahf phần phụ chú
II. CHUẨN BỊ
1. GV soạn giáo án, bảng phụ
2. HS chuẩn bị phẩn I, II sgk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1: Ổn định lớp : 5 P
2. Kiểm tra bài cũ: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán được dùng để làm gì?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần gọi đáp. 7 P
- GV sử dụng bảng phụ treo trên bảng
- HS đọc to, rõ ràng 2 ví dụ a,b 
- GV hỏi, HS trả lời nhận xét
? Từ nào dùng để gọi từ nào dùng để đáp.
? Những từ này có tham gia diễn đạt sự việc của câu không?
? Từ nào để lập cuộc gọi, từ nào dùng để duy trì cuộc gọi đang diễn ra?
? Vậy theo em hiểu thế nào là thành phần gọi đáp?
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thành phần phụ chú: 13 P
HS đọc ví dụ trong SGK 
GV hỏi
- Hs thảo luận theo bàn, trả lời nhận xét
? Nếu lược bỏ từ in đậm, nghĩa sự việ của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
? Ở câu a, các từ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
? Trong câu b, cụm chủ vị in đậm nhằm chú thích điều gì?
HS đọc ví dụ 2.
GV nêu yêu cầu:
? các từ trong ngoặc đơn có ý nghĩa như thế nào?
HS nêu ý nghĩa của từng yếu tố trong ngoặc đơn.
Hs nhận xét
GV nhận xét
? Các thành phần vừa xét có đặc điểm chung gì về cách trình bày trong câu? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời.
- Thế nào là thành phầnphụ chú ?
- HS đọc Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3. Luyện tập: 20 P
HS đọc yêu cầu bài tập 1
HS độc lập làm bài, trả lời, nhận xét
Gv đưa ra đáp án
 HS đọc yêu cầu bài tập 2, phân tích yêu cầu của bài tập.
Hs đọc yêu cầu bt 3, làm bài tập theo nhóm bàn
Hs trả lời, nhận xét
Gv đưa ra đáp án
Hs đọc yêu cầu bt 4, làm bài tập theo nhóm bàn
Hs trả lời, nhận xét
Gv đưa ra đáp án
- Gv yêu cầu hs làm bài tập 5 ở nhà
I. Thành phần gọi đáp
1. Ví dụ:
a) Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đau mà nghe rát thế không?
b) Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
-Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
2. Nhận xét: 
- Này: Gọi -> thiết lập quan hệ giao tiếp, không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.
- Thưa ông: Đáp -> Duy trì giao tiếp.
 Không tham gia vào sự diễn đạt nội dung của câu.
=> Thành phần câu gọi đáp là: những thành phần biệt lập dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
* Ghi nhớ: sgk
II. Thành phần phụ chú
1. Ví dụ 1:
a) Lúc anh đi, đứa con giá đầu lòng của anh và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
. Nhận xét:
- Nếu lược bỏ các từ in đậm trên, nghĩa sự việc trong câu không thay đổi vì nó không tham gia vào thành phần cấu trúc.
- Ở câu a, các từ in đậm (và cũng là đứa con gái duy nhất của anh) chú thích cho phần trước nó (đứa con gái đầu lòng của anh) được rõ hơn.
- Ở câu b, cụm chủ - vị in đậm (tôi nghĩ vậy) chỉ sự việc diễn ra trong ý nghĩ tác giả giải thích thêm cho việc:
+ lão hiểu tôi chưa hẳn đã đúng.
+ Họ cho đó là lý do, điều đó khiến tôi càng buồn.
2.Ví dụ 2:
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
 (Quê hương - Giang Nam)
* Nhận xét:
-“Có ai ngờ”: Sự ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích.
- “Thương thương quá đi thôi”: Xúc động trước nụ cười hồn nhiên của cô gái, và dôi mắt đen tròn.
- “Quê hương - Giang Nam”: Nêu xuất xứ của đoạn thơ (tên bài thơ, tác giả).
- Cách trình bày: Các thành phần đó thường được đặt giữa các dấu:
+ Gạch ngang
+ Ngoặc đơn
+ Dấu phẩy
- Tác dụng: Chú thích giải thích thêm cho những từ ngữ sự việc trong câu hoặc bày tỏ thái độ của người nói, người viết.
* Ghi nhớ:
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 (tr.32)
Tìm thành phần gọi - đáp, phân tích cụ thể:
Này: Gọi, thiết lập quan hệ.
Vâng : Đáp, chỉ quan hệ bề trên với người dưới; bà lão hàng xóm - chị Dậu.
2. Bài tập 2 (tr.32)
Tìm thành phần Gọi - Đáp.
“Bầu ơi”: Thành phần gọi đáp lời gọi chung chung không hướng tới riêng ai.
3.Bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú và chỉ ra công dụng.
a. Kể cả anh: giải thích cho cụm từ “mọi người”
b. Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ: giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá cánh cửa này”.
c. Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới”: giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”
d. Các thành phần phụ chú và tác dụng của nó:
- Thành phần phụ chú “ có ai ngờ thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “tôi” trước việc cô gái tham gia du kích.
- Thương quá đi thôi: thể hiện tình cảm trìu mến, xúc động của nhân vật trữ tình “tôi” với nhân vật “cô bé nhà bên”.
4. Bài tập 4: Tìm giới hạn tác dụng của thành phần phụ chú
- Các thành phần phụ chú ở bài tập 4 liên quan đến những từ ngữ mà nói có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau.
5. Bài tập 5: Về nhà
Củng cố: Thế nào là thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú ?
Dặn dò: Học bài, ôn lại phàn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng dể chuẩn bị viết bài tập lamg văn số 5
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
S: 8/2/2011
G:9/2/2011
Tiết 105 – 106: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I: Mục tiêu cần đạt
 Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội
II: Chuẩn bị 
- GV thông báo cho hs chuẩn bị viết bài tập làm văn số 5, nghiên cứu ra đề kiểm tra, đáp án biểu điểm
- HS ôn lại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
III: Nội dung kiểm tra
	Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy đặt một nhan đề để gọi hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy của mình về hiện tượng trên.
IV- Đáp án, biểu điểm :
1. Nội dung:
- Yêu cầu đặt được nhan đề 
- Nêu nguyên nhân vứt rác
- Tác hại của vứt rác 
- Bài học lời khuyên, lời kêu gọi
- Mỗi luận điểm phải có luận cứ và lập luận chặt chẽ
2. Hình thức: Bài viết có bố cục 3 phần
- Mở bài: (1 điểm)
	Giới thiệu hiện tượng vứt rác ra đường, nơi công cộng
- Thân bài: (7 điểm)
+ Thực tế việc vứt rác ra đường (1 điểm)
+ Phân tích tác hại của việc vứt rác bừa bãi. (2 điểm)
+ Phân tích nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi. (2 điểm)
+ Đưa ra những giải pháp hạn chế (2 điểm)
- Kết bài: (1 điểm)
Lời khuyên, lời kêu gọi
 Bài viết trình bày đẹp có bố cục đầy đủ, có luận diểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, viết đúng chính tả: (1 điểm)
S: 11/2/2011
G: 12/2/2011
TIẾT 107 – VĂN BẢN : 
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG - TEN
 (Trích) ( Hi – pô – lít – Ten )
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu lập luận, so sánh và trình bày quan điểm. 
3. Thái độ: Giáo dục đạo lý trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten
túc 
II: Chuẩn bị
1. GV nghiên cứu tài liệu, soạn bài
2. Hs đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 5 P 
2. Kiểm tra bài cũ: ? Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam là gì ? Nhiệm vụ cần phải làm khi bước vào thế kỉ mới ?
3. Bài mới: 
 Trong phản ánh nghiên cứu c/s hiện thực, văn chương có điểm gì khác so với khoa học, tự nhiện? Văn bản nghị luận nghiên cứu một bài thơ ngụ ngôn LPT nổi tiếng của nhà n.cứu H.Ten sẽ góp phần làm s.tỏ vấn đề trên.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn Đọc, tìm hiểu chung 20 p
Gv: Cho h/s tìm hiểu chú thích
? Nêu vài nét về tác giả Hi-pô-lit-Ten?
? Nêu vài nét về t/phẩm?
- HS trả lời, nhận xét
- Gv chốt lại
Gv: hướng dẫn H/S đọc 
- Đoạn trích thơ của LPT: Lời dọa giẫm của chó sói, tiếng van xin của cừu non
- Đoạn lời dẫn nghiên cứu của Buy phông Giọng rõ ràng khúc chiết, mạch lạc
- Lời luận chứng của tác giả H ten: Giọng rõ ràng
GV đọc mẫu một đoạn 
 H/S đọc, nhận xét, GV nhận xét
HS tìm hiểu từ khó sgk
? Nhận xét về bài NL này với những bài NL đã học?
- HS Các bài trước NL về 1 v.đề XH còn đây là một bài NL liên quan 1 t/p văn chương nên gọi là NL văn chương.
? Xác định bố cục của bài NL? Đặt tiêu đề cho từng phần?
? Trong cả hai phần nhằm làm nổi bật hình tượng con cừu và con chó sói tác giả đã lập luận bằng cách nào ?
- Hs lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về chó sói và cừu cảu nhà khoa học Buy – Phông để so sánh.
- Mạch NL cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự 3 phần: dưới ngòi bút của LPT – dưới ngòi bút của Buy Phông – ngòi bút của LPT 
 Khác: Phần 1: H/ả cừu trong thơ LPT được thể hiện qua 1 đoạn thơ cụ thể làm cho bài văn sinh độg hấp dẫn hơn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
17 P
? Buy Phông đã nêu ra nhận xét về loài cừu ntn?
- Hs tìm chi tiết trả lời
? Sói trong lời của Buy Phông là con vật ntn?
- Hs tìm chi tiết trả lời
? Nhà khoa học Buy Phông nhận xét về loài cừu , loài chó sói căn cứ vào đâu? Có đúng không?
- HS trao đổi bàn trả lời, nhận xét
- Gv nhận xét
? Tại sao ông không nói đến sự thân thương của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài chó sói?
-HS ; Nhà khoa học không nhắc đến tình cảm mẫu tử thân thương của cừu vì không phải loài cừu mới có 
- Ông cũng không nhắc đến nỗi bất hạnh của chó sói vì đấy không phải là nét cơ bản của nó ở mọi nơi mọi lúc
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: (1828 – 1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp.
- Là tác giả công trình nghiên cứu La Phông – Ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853)
b. Tác phẩm: Trích chương II, phần thứ II trong “La Phông – Ten và thơ ngụ ngôn của ông”
2. Đọc, tìm hiểu từ khó
3. Thể loại: Nghị luận văn chương
4. Bố cục: 2 phần
P1: Từ đầu  tốt bụng như thế: Hình tượng cừu trong thơ LPT 
P2: Phần còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ LPT
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học:
- Con cừu là ngu ngốc sợ sệt “Chính vì sợ hãi chúng thường hay tụ tập thành bầy ... gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi”
- Chó sói : Thù ghét sự kết bè, kết bạn, bầy sói chinh chiến, ồn ào ầm ĩ.
 Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, đáng ghét, có hại, vô dụng.
=> Bằng ngòi bút chính xác của nàh khao học nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng.
 Củng cố, dặn dò: 3 P
- Củng cố: Hai con vật dưới ngòi bút của Buy – Phông hiện lên ntn ?
- Dặn dò: Học bài, Soạn tiếp phần còn lại : Hình tượng con cừu, chó sói trong thơ ngụ ngôn:
S: 14/2/2011
G: 15/2/2011
TIẾT 108 – VĂN BẢN : 
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG - TEN
 (Trích) ( Hi – pô – lít – Ten )
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu lập luận, so sánh và trình bày quan điểm. 
3. Thái độ: Giáo dục đạo lý trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten
túc 
II: Chuẩn bị
1. GV nghiên cứu tài liệu, soạn bài
2. Hs đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 5 P 
2. Kiểm tra bài cũ: ? Dưới con mắt của nhà khoa học Buy – Phông hai con vật chó sói và cừu non như thế nào?
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn:
- Gv: Cho h/s đọc lại đoạn thơ
? Đoạn này nói về hình tượng n.vật nào? HS: Nhân vật chú cừu
? Đoạn thơ trong phần này là của tác giả nào ? 
HS: Tác giả LPT
? H/ả con cừu trong thơ LPT hiện ra như thế nào?
HS nhận xét, GV nhận xét
? Qua thái đọ ngôn từ của cừu ta thấy cừu bộc lộ tính cách ntn ?
? Sau những nhận xét của Buy Phông, t/g trở lại với nhận xét của LPT ra sao?
- HS Con vật thân thương tốt bụng thật cảm động thấy cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, đứng yên khi con đã bú xong.
? Nhận xét về cách viết của hai tác giả về con cừu?
- Cùng xuất phát trên đặc điểm vốn có của loài cừu là hiền lành, nhút nhát không hại ai. LPT nhân cách hóa làm cừu có thể suy nghĩ nói năng
Hoạt động 2: Hình tượng con chó sói trong thơ ngụ ngôn
Gv: Cho h/s đọc đoạn “Còn chó sói, bạo chúa...luôn bị ăn đòn”
? Con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La phông - Ten là con vật ntn ?
- HS trả lời nhận xét
- Gv chốt lại
? Tại sao nhận xét của LPT & Buy Phông lại khác nhau?
-HS trao đổi, trả lời
- Dựa theo góc độ nhìn khác nhau
- Nhận xét của LPT là cái nhìn đồng cảm, phóng khoáng hơn (hài kịch của sự ngu ngốc) vì ngu ngốc mà bụng đói meo, gầy giơ xương, (bi kịch của sự độc ác)-> con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu.
Hoạt động 3: So sánh nhìn nhận của Buy –Phông và La phông – Ten về chó sói và cừu
- GV cho hs đọc đoạn văn “ con chó sói...về sự ngu ngốc”
? Em hãy So sánh nhìn nhận của Buy –Phông và La phông – Ten về chó sói và cừu
Hoạt động 4: Tổng kết
? Cách lập luận của La phông - Ten trong văn bản ntn ? Tác dụng?
- Hs trao đổi trả lời
- Phân tích, so sánh
- Tác dụng: luận điểm được nổi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục.
? Mạch lập luận trong văn bản ntn? Tác dụng?
- Theo trình tự con vật hiện ra dưới ngòi bút của LPT của Buy Phông của LPT.
Tạo bố cục chặt chẽ
- GV Cho H/S đọc phần ghi nhớ, Đọc thêm
I. Đọc, tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học:
2. Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông - Ten
- Là một con cừu bé bỏng lâm vào hoàn cảnh đối mặt với chó sói bên dòng suối
- Tính cách hiền lành nhút nhát, chẳng bao giờ làm hại ai.
- Cừu cũng suy nghĩ nói năng và hành động như con người
=> Cách viết dựa vào đặc điểm vốn có, nghệ thuật nhân hóa làm nổi bật hình ảnh con cừu.
3. Hình tượng con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La phông - Ten
- Là tên trộm cướp khốn khổ, bất hạnh, vô lại, đói dài luôn bị ăn đòn.
- Sói cũng suy nghĩ nói năng và hành động như con người
=> Chó sói vừa là bi kịch của sự độc ác vừa là hài kịch của sự ngu ngốc.
4. So sánh nhìn nhận của Buy –Phông và La phông – Ten về chó sói và cừu
* Cừu: 
- Ngu ngốc và sợ sệt
- Hiền lành, nhút nhát đáng thương
* Sói
- Là con vật có hại, độc ác
- Khổ sở, đáng thương, luôn bị đói
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK
* Đọc thêm
* Củng cố: : So sánh nhìn nhận của Buy –Phông và La phông – Ten về chó sói và cừu
* Dặn dò: Học bài 
 Soạn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_23_mon_ngu_van_9.doc