Giáo án dạy Tuần 28 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 28 - Môn Ngữ văn 9

TIẾT 129 : ÔN TẬP VỀ THƠ (Tiếp)

I: Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

 Củng cố tri thức về thể loại thơ trữ tình, hiểu biết về thơ Việt Nam sau cách mạng tháng Tám

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng phan tích thơ

II: Chuẩn bị

1. Gv hệ thống lại kiến thức, soạn giáo án

2. Hs lập bảng thống kê

III: Các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp 5 P

2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bài thơ đã học trong chương trình lớp 9 ? Nêu nội dung một bài thơ ?

3. Bài mới

* Hoạt động 1: 8 P

3: Nhận xét về cách biểu hiện tình mẹ con

- Hs trao đổi bàn nhận xét về cách biểu hiện

- Gv nhận xét

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 28 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:29/3/2011
G
TIẾT 129 : ÔN TẬP VỀ THƠ (Tiếp)
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Củng cố tri thức về thể loại thơ trữ tình, hiểu biết về thơ Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng phan tích thơ
II: Chuẩn bị
1. Gv hệ thống lại kiến thức, soạn giáo án
2. Hs lập bảng thống kê
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp 5 P
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bài thơ đã học trong chương trình lớp 9 ? Nêu nội dung một bài thơ ?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: 8 P
3: Nhận xét về cách biểu hiện tình mẹ con 
- Hs trao đổi bàn nhận xét về cách biểu hiện
- Gv nhận xét
* Nét chung: Ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của bé nói với mẹ.
* Nét riêng:
 + Khúc hát ru: thống nhất tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với CM và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà Oi thời kháng chiến chống Mĩ.
 + Con cò: Phát biểu hình tượng con cò trong ca dao để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời hát ru.
 + Mây và Sóng: hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ.
Hoạt động 2 15 P
4: Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội 
- Hs trao đổi bàn nhận xét về cách biểu hiện
- Gv nhận xét
- Đồng chí: viết về người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dưạ trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu.
 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của ngưòi chiến sĩ lái xe 1 hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Anh trăng: nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố, trong hòa bình. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để tử đó nhắc nhở về đạo lý nghĩa tình, thủy chung.
Hoạt động 3 : 7 P 
5: Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:
- Hs trao đổi bàn nhận xét về cách biểu hiện
- Gv nhận xét
 - Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp tượng trưng lãng mạn , phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo.
 - Anh trăng: bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.
 - Mùa xuân nho nhỏ: hiện thực, lãng mạn (hình ảnh đặc sắc: Mùa xuân nho nhỏ) 
 - Con cò: Bút pháp dân tộc – hiện đại -> phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời ru. Hình ảnh đặc sắc: con cò – cánh cò.
Hoạt động 4 : 7 P
6: Phân tích một khổ thơ
- HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị, lớp nhận xét
- Gv nhận xét, biểu dương
3 P
Củng cố: Nhận xét về tình đồng đội trong bài thơ “Đồng chí”
Dặn dò: Chuẩn bị bài nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp) Phần I: Điều kiện sử dụng hàm ý
S: 27/3/2011
G:28/3/2011
TIẾT 130 : NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp theo)
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: HS hiểu hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe
2. Kĩ năng: Giải đoán và sử dụng hàm ý
II: Chuẩn bị
1. Gv giáo án, bảng phụ
2. HS soạn trước bài ở nhà
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp : 5 P
2. Kiểm tra: Phan biệt nghĩa tường minh và hàm ý ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 : tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý (13 phút)
- Gv sử dụng bảng phụ
- HS đọc đoạn trích, chú ý tới các câu có hàm ý.
? Nêu hàm ý của câu in đậm 1 ?
- HS trao đổi nêu hàm ý
? Vì sao trong câu 1 chị Dậu không dám nói thẳng mà phải dùng câu có hàm ý đó ?
? Hàm ý câu thứ 2 là gì? 
? Hàm ý trong câu nói nào cuả Chi Dậu rõ hơn ? 
? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn ?
GV định hướng : Cái Tí có hiểu được hàm ý ở câu nói thứ nhất.
? Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu được hàm ý câu nói của mẹ?
- HS: Cái Tí nghe nói giãy nảy ...
? Để sử dụng hàm ý cần có điều kiện nào ? 
- Hs trả lời
 * HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện tập (25 phút)
- HS Đọc bài tập 1
- Hoạt động nhóm, mỗi nhóm làm 1 ý
- Lần lượt các nhóm trình bày, nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
- HS đọc yêu cầu bt 2
- Gv gọi hs trả lời, nhận xét
- Gv nhận xét
- Hs đọc yêu cầu bài tập 3
- Gv cho hs lên bảng làm bài tập
- Hs nhận xét
- Gv nhận xét
- HS đọc yêu cầu bt 4
- Hs trao đổi trả lời
- Gv gọi hs trả lời, nhận xét
- Gv nhận xét
- HS đọc yêu cầu bt 5
- Gv gọi hs trả lời, nhận xét
- Gv nhận xét
I- Điều kiện sử dụng hàm ý
1- Ví dụ : 
2.Nhận xét:
- Câu 1 : hàm ý : Sau bữa này con không được ở nhà với thầy mẹ nữa 
=> đó là điều đau lòng nên không nói thẳng.
- Câu 2: hàm ý : Mẹ đã bán cho cho nhà cụ Nghị thôn Đoài 
=> Hàm ý của câu này rõ hơn 
 Vì cái Tý không hiểu được hàm ý của câu 1.
* Ghi nhớ sgk 91
II- Luyện tập :
1. Bài tập 1:
 a. Câu "chè đã ngấm rồi đấy"
+ Người nói là anh thanh niên, người nghe là cô gái và ông hoạ sĩ.
+ Hàm ý của câu là: "mời bác và cô vào uống ước"
+ Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết "ông theo liền anh thanh niên vào nhà" và "ngồi xuống nghe".
b. Câu "Chúng tôi cần phải bán những thứ này đi để...."
+Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu.
+ Hàm ý của câu: "Chúng tôi không thể cho được" (nghĩa là từ chối)
+ Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng.
c. Câu "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây".
"Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều".
+ Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư
+ Hàm ý là mỉa mai: Nàng là tiểu thư danh giá thế mà cũng phải đến đây, cúi đầu trước con hoa nô này sao? Hàm ý đe doạ trừng trị: gieo gió sẽ gặp bão.
+ Hoạn Thư hiểu hàm ý câu nói đó nên "hồn lạc phách xiêu"
2. Bài tâp 2: 
- Hàm ý của câu in đậm là: :"Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão". 
- Em bé dùng hàm ý vì dã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu cơm nhão). 
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì "anh Sáu vẫn ngồi im", tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu).
3. Bài tập 3: 
A. Mai về quê với mình đi !
B. Mình rất nhiều việc
 Mình đã có hẹn
4. Bài tập 4: Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: tuy hy vọng nhưng chưa thể nói thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
5. Bài tập 5: Câu có hàm ý mời mọc:
+ Bọn tớ chơi từ khi..........Bọn tớ chơi với Bình khi
 Mẹ mình đang đợi ở nhà......... Làm sao có thể..........
+ Bọn tớ ca hát ........Bọn tớ ngao du.......... 
 Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà.........
- Nói rõ hàm ý mời mọc:
 VD: Các bạn nhỏ mà đi cùng thì thú vị lắm đấy! Không biết có ai muốn đi cùng với bọ tơ không nhỉ?
2 P
Củng cố: Điều kiện để sử dụng hàm ý ?
Dặn dò: Ôn tập lại phần thơ lớp 9 kì II, chuẩn bị kiểm tra phàn thơ 1 tiết.
S: 27/3/2011
G: 29/3/2011
TIẾT 131 : KIỂM TRA VĂN – PHẦN THƠ
I: Mục đích kiểm tra
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 học kì II
- Rèn luyện kĩ năng viết văn, cảm nhận, phân tích tác phẩm thơ
II: Hình thức kiểm tra
 Tự luận
III: Ma tận đề kiểm tra
Chủ đề kiểm tra 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Nhận biết được hai khổ thơ thể hiện tâm niệm của Thanh Hải
Số câu: 1
Số điểm: 2 Tỉ lệ 20 % 
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu 1
2 điểm=20% 
Chủ đề 2
Bài thơ viếng lăng Bác
Thấy được cái hay của biện pháp tu từ Ẩn dụ
Số câu 1
Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % 
Số câu 1
Số điểm 2
Số câu 1
2 điểm=20% 
Chủ đề 3
Bài thơ Nói với con
Hiểu tình yêu thương của quê hương, của người cha 
Số câu 1
Số điểm 6 Tỉ lệ 60 %
Số câu 1
Số điểm 6
Số câu 1
6 điểm= 60% 
Tổng số câu 3
Tổng số điểm10
Tỉ lệ 100% 
Số câu 1
Số điểm 2
 20 %
Số câu 1
Số điểm 2
 20 %
Số câu 1 
Số điểm 6
 60 %
Số câu 3
Số điểm 10
IV: Câu hỏi kiểm tra theo ma trận
	Câu 1. (2 điểm) Chép lại hai khổ thơ thể hiện ý nguyện của tác giả trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh hải.
	Câu 2. (2 điểm) Chỉ ra cái hay trong hai câu thơ sau:
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
	 (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Câu 3. (6 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ “Nói với con” Của Y Phương.
V: Đáp án - Thang điểm
Câu 1: (2 đ)
HS chép lại đúng hai khổ thơ = 2 điểm, mỗi khổ được 1 điểm
 “Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hòa ca
	Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc ”
 (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
 Câu 2: ( 2 đ)
HS nêu được một số ý sau
	- Hình ảnh mặt trời trong câu 1 là mặt trời của thiên nhiên = 0,5 điểm
 - Hình ảnh mặt trời trong câu 2 là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ = 0,5 điểm
 - hình ảnh ẩn dụ cho thấy sự vĩ đại của Bác (như mặt trời) vừa thể hiện sự ton kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. = 1 điểm
Câu 3: (6 đ)
 * Về kĩ năng: Hs viết được đoạn văn có chủ đề, đúng nội dung
 Trình bày lưu loát, diễn đạt các câu, ý rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp
 * Về kiến thức : Cần nêu được một số ý sau:
 - Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương dành cho con = 2 đ
 - Những đức tính cao đẹp của “Người đồng mình” = 2 d
 - Niềm mong ước của người cha đối với người con = 2 đ
* Lưu ý chỉ cho điểm tối đa khi bài viết không mắc lỗi về kĩ năng
VI: Xem xét việc biên soạn đề
S:29/3/2011
G:30/3/2011
TIẾT 132 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I: Mục tiêu cần đạt
- Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình. Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi
- Ôn tập lại lý thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
II: Chuẩn bị 
1. GV chấm bài, nhận xét ưu điểm, khuyết điểm
2. HS lập lại dàn bài cho đề bài.
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1: Lập dàn bài
- HS đọc lại đề bài nêu yêu cầu
- GV gọi hs nêu các ý cần có trong bài làm
- Hs trình bày dàn bài, lớp nhận xét
- Gv chốt lại một số ý cần có
Hoạt động 2: GV nhận xét chung về bài làm cảu hs
- Về ưu điểm
- Về nhược điểm
Hoạt động 3: 
- Gv yêu cầu hs đọc lại bài tự nhận xét về ưu điểm, khuyết điểm của bài làm, nêu cách sửa, lớp cùng nhận xét, sửa giúp bạn
- Gv cho hs tập nêu luận điểm cho bài làm, với luận điểm đó cần đưa những dẫn chứng nào
- Gv cho hs đọc một bài văn khá, hs nhận xét học tập
 Đề bài : Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Vần đề nghị luận: tình cảm gia đình trong chiến tranh
- Phương pháp: phân tích, nhận định
2. Lập dàn bài
- Nêu được vấn đề nghị luận: tác phẩm thể hiện tình cảm gia đình, tình cha con rất sâu nặng 
- Trình bày các luận điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện 
+ Hoàn cảnh nước ta thời kì đó có nhiều người như ông sáu phải xa nhà đi chiến đấu 
+ Ông Sáu là một người cha rất yêu thương con 
 Mong nhớ được gặp con, quan tâm chăm sóc con, ân hận vì đã dánh con, tỉ mẩn làm cho con chiếc lược ngà, khi hi sinh chỉ nhớ về con kịp trao chiếc lược ngà cho đồng đội.
+ Bé Thu là một người rất yêu ba Không chịu nhận ba vì không giống người trong ảnh, chứng tỏ em rất yêu ba trong ảnh. Khi nhận ra ba thể hiện tình yêu mãnh liệt xen lẫn niềm ân hận
+ Tình cảm giữa hai cha con là tình cảm rất cao đẹp vượt lên mội gian khổ hi sinh của chiến tranh, đó là tình cảm gia đình của người dân Việt Nam trong thời kì chiến tranh 
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí, xây dựng tình thuống truyện thể hiện tình cảm của nhận vật 
- Tác phẩm thành công trong việc thể hiện đời sống tình cảm gia đình trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Liên hệ với bản thân mọi người 
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ưu điểm
- Viết đúng bài nghị luận về tác phẩm truyện
- Bài viết có luận điêm, có dẫn chứng xác đáng (Huyền, Thơ 9A, Đào 9B..)
- Trình bày đủ bố cục 3 phần
- Có cố gắng làm bài
* Nhược điểm
- Một số bài chữ viết cẩu thả, sai chính tả (Tỷ, Trưởng, Thuật, Trung..9A, Tú, Đương, Hà, Thức.. 9B)
- Chưa có bố cục, bố cục chưa rõ ràng: Trung, Thuật A, Đương 9 B )
- Chưa nắm kĩ tác phẩm:Trung, Tỷ, Nông Khánh, Văn, Tú, Đương..9B)
- Nhiều bài chưa nêu được luận điểm, còn kể lại truyện hơi nhiều, chưa nêu được cảm thụ, nhận định, đánh giá của bản thân.
VD: Luận điểm:
+ Ông Sáu là một người cha rất yêu thương con 
+ Tình cảm giữa hai cha con là tình cảm rất cao đẹp 
+ Bé Thu là một người rất yêu ba 
Củng cố: bố cục của bài nghị luận về một tác phẩm truyện ..?
Dặn dò: Chuẩn bị bài Tổng kết phần văn bản nhật dung,(chuẩn bị các phần theo SGK)
S:29/3/2011
G:30/3/2011
TIẾT 133 : TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học
2. Kĩ năng
- Tiếp cận một văn bản nhật dung
- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức
II: Chuẩn bị
1. GV giáo án tổng kết các văn bản nhật dụng từ lớp 6 - 9
2. HS soạn bài theo yêu cầu sgk
III. Các hoạt động dạy học
Ổn định lớp: 5 P
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm văn bản nhật dụng: 15 P
- Hs đọc mục I
- GV? VB nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không?
- GV? VB nhật dụng đề cập đến vấn đề nào?
- HS Các vấn đề: Đề tài, chức năng, tính cập nhật.
- Gv ? VB nhật dụng bàn về những vấn đề nào?
 - HS Thiên nhiên, môi trường, VH, GD, chính trị, XH, thể thao, đạo đức, nếp sống
- Gv Tích hợp môi trường: Kể tên các văn bản nhật dụng có đề tài về môi trường 
Gv? VB nhật dụng có những chức năng gì?
Gv ? Em hiểu thế nào về tính cập nhật?
- HS trả lời
- Gv ? Về giá trị văn chương của văn bản nhật dụng thể hiện ntn?
- HS Đây kg phải là yêu cầu cao nhất đối với loại vb này.Nhưng nó là một y/c q.trọng vì văn có hay thì mới làm cho người đọc thấm thía về t/c thời sự của chính v/đề được đạt ra mà còn giúp rèn luyện kiến thức, kỹ năng đặc thù của môn văn.
-Gv: ? HS học văn bản nhật dụng để làm gì?
- HS mở rông hiểu biết toàn diện, tạo đ/k giúp h/s hòa nhập với c/s XH, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường – g/đình – XH. 
Hoạt động 2: Nội dung các văn bản nhật dụng đã học 22 p
- Hs đọc yêu cầu mục II
- H/S lần lượt trình bày bảng hệ thống hóa của cá nhân với những VB nhật dụng đã học từ lớp 6 -> lớp 9. 
- Gv nhận xét chốt lại
- Gv? Những vấn đề ND nêu trên có đạt y/c của VB nhật dụng không? Có mang tính cập nhật không? Có ý nghĩa lâu dài không? Có giá trị Vhọc không?
- Tất cả các vấn đề trên các VB nhật dụng đều đạt được.
Gv: Ngoài những VB nhật dụng trên còn những VB nhật dụng được học thêm nào?
 - HS + Trường học (7) 
 + Thống kê về đ.cơ hút thuốc lá của TN Hà Nội. (8)
I. Khái niệm văn bản nhật dụng:
* Đề tài: Thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục , chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống
=> rất phong phú
* Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội
* Tính cập nhật: kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại
VD: môi trường, dân số, GD trẻ em.
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học:
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
6
1. Cầu Long Biên-chứng nhân Lịch sử 
2. Động Phong Nha
3. Bực thư của thủ lĩnh da đỏ
- Giới thiệu & 
bảo vệ DTLS –
 DLTC
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
- Quan hệ giữa 
thiên nhiên và con 
người.
7
4. Cổng trường mở ra
5. Mẹ tôi
6. Cuộc chia tay của những con búp bê
7. Ca Huế trên sông Hương
- GD nhà trường 
– gia đình và trẻ em.
- VH dân gian 
(ca nhạc cổ truyền) 
8
8. Thông tin về ngay trái dất năm 2000
9. Ôn dịch thuốc lá
10. Bài toán dân số
- Môi trường
- Chống tệ nạn 
ma túy, thuốc lá.
- Dân số và tương lai nhân loại.
9
11. Tuyên bố thế giới về sự sống còn  trẻ em.
12. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
13. Phong cách Hồ Chí Minh
- Quyền sống của con người.
- Chống chiến tranh, bảo vệ HB thế giới.
- Hội nhập với TG, 
giữ gìn bản sắc 
VH DT
3 P
* Củng cố: thế nào là tính cập nhật ?
* Dặn dò: Soạn bài: Tổng kết văn bản nhật dụng tiếp mục III, IV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_28_mon_ngu_van_9.doc