Giáo án dạy Tuần 35 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 35 - Môn Ngữ văn 9

TIẾT 164 : TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

I: Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt dã được học

- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học

2. Kĩ năng

- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học

- Đọa – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy

- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng

- Kết hợp hài hòa hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài

II: Chuẩn bị

1. GV hệ thống hóa kiến thức

2. Hs chuẩn bị ngằn gọn theo yêu cầu sgk

III: Các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: Không

3. Bài mới:

 

doc 21 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 35 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:3/5/2011
G:4/5/2011
TIẾT 164 : TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt dã được học
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
2. Kĩ năng
- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học
- Đọa – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng
- Kết hợp hài hòa hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài
II: Chuẩn bị
1. GV hệ thống hóa kiến thức
2. Hs chuẩn bị ngằn gọn theo yêu cầu sgk
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: Không 
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1:
-Gv: Cho học sinh đọc bảng tổng kết trong SGK/213 
Hoạt động 2
Gv? Nêu phương thức biểu đạt của các loại văn bản?
Gv? Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau đựơc không? Vì sao?
GV? Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không ?
- Hs cho ví dụ cụ thể 
Gv? Hãy cho biết kiểu văn bản và thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau?
- GV nêu câu hỏi 5, hs trả lời nhạn xét
- GV nhận xét
- GV nêu câu hỏi 6, hs trả lời nhạn xét
- GV nhận xét
- GV nêu câu hỏi 7, hs trả lời nhạn xét
- GV nhận xét
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn TTCS:
 Bảng tổng kết
1. Sự khác nhau của các văn bản trên
- Tự sự 
- Miêu tả 
- Biểu cảm: 
- Thuyết minh 
- Nghị luận:
- Văn bản điều hành
2: Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau đựơc 
 -> Vì mỗi kiểu văn bản có một phương thức biểu đạt riêng, hình thức thể hiện khác nhau, mục đích khác nhau
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau
4. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học
a. giống nhau: có thể dùng chung một phương thức biểu đạt
 VD: Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự
 Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình
b. Khác nhau
- Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học
- Thể loại văn học là “môi trường” xuất hiện các kiểu văn bản
5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự : khác nhau
- Thể loại văn học tự sự đòi hỏi các sự kiện, nhân vật kết hợp với nhau tạo thành cốt truyện thống nhất
- Kiểu văn bản tự sự trình bày các sự việc có klieen hệ nhân quả hoặc qua lại với nhau dấn đến kết cục
6. So sánh kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình
- Giống nhau: Đều biểu hiện các cảm xúc của con người
- Khác nhau:
+ Văn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc
+ Thể loại văn học trữ tình bày tỏ cảm xúc thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình
7. Tác phẩm nghị luận cần sử dụng các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả - làm cho bài nghị luận thêm sinh động. Ngoài tác động đến lí trí còn lay động tình cảm người đọc
 * Củng cố: - Sự khác nhau giữa các phương thức biểu đạt tự sự miêu tả, biểu cảm, nghị luận, ....
 * Dặn dò: - Soạn tiếp phần Tổng kết phần TLV 
S: 5/5/2011
G:7/5/2011
TIẾT 165 : TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt dã được học
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
2. Kĩ năng
- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học
- Đọa – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng
- Kết hợp hài hòa hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài
II: Chuẩn bị
1. GV hệ thống hóa kiến thức
2. Hs chuẩn bị ngằn gọn theo yêu cầu sgk
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: Không 
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS
- Gv: ôn lại tinh thần tích hợp trong phần tập làm văn.
Gv? Phần đọc, hiểu văn bản và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Mô phỏng
Học phương pháp kết cấu
Học diễn đạt
Gợi ý sáng tạo
=> Đọc nhiều để học tốt cách viết, không đọc, đọc ít, thì viết không tốt, không hay.
Gv? Phần tiếng việt có quan hệ như thế nào với phần đọc – Hiểu văn bản và phần tập làm văn 
Gv: Các ptbđ miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kỹ năng tập làm văn?
* Hoạt động 2 : 
Gv: hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại 3 kiểu văn bản mà các em đã học 
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự 
Văn bản nghị luận
Gv?: Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?
Gv? Muốn làm được văn bản thuyết minh trước hết cần chuẩn bị những gì?
Gv: Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh là gì?
Gv:Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
Gv?Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?
.
Gv? Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự 
Gv ? Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp với miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Tác dụng của các yếu tố đó trong văn tự sự.
- Không có một văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt.
- Làm cho văn phong phú, sinh động, hấp dẫn hơn, tạo điều kiện bộc lộ thái độ cảm xúc của người viết.
Gv? Ngôn ngữ của văn bản tự sự có đặc điểm gì?
Gv? Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?
Gv:Nêu các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận.
Gv:Các yêu cầu với các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS:
1 - Cần kết hợp phần đọc – phần hiểu văn bản và tập làm văn Đọc nhiều để học tốt cách viết, không đọc, đọc ít, thì viết không tốt, không hay
2 - Kết hợp phần Tiếng Việt với phần đọc hiểu văn bản và phần tập làm văn.
Phần Tiếng Việt góp phần nâng cao năng lực và viết các văn bản tập làm văn và nhận biết được sự phối hợp cần thiết của chúng trong thực tế làm văn.
3 - Kết hợp các thao tác miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh. Phát triển năng lực biểu đạt và để tự khẳng định mình trong cuộc sống
-> Tính tích hợp
III. Các kiểu văn bản trọng tâm:
Văn bản thuyết minh
- Trình bày tri thức khách quan
- Xác định đối tượng cần thuyết minh, Sưu tầm tư liệu về đối tượng, tìm hiểu để nắm được các thuộc tính, cấu tạo,...
- Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh: Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại.
- Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh: Cụ thể, chính xác, sinh động.
Văn bản tự sự
- Biểu hiện con người, quy luật đời sống bày tỏ thái độ.
- Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: Cốt truyện, Nhân vật, Lời kể, ngôi kể 
- Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm Thể hiện tính cách của nhân vật
Văn bản nghị luận
- Làm cho người đọc tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
- Luận điểm: sáng tỏ đúng đắn, phù hợp với đích lập luận.
 - Luận cứ: tiêu biểu, đủ về số lượng, chính xác toàn diện.
- Lập luận: chặt chẽ 
* Dàn bài chung
- Nghị luận về một sự việc
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
+ Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
- Nghị luận về một tư tưởng
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Thân bài: 
Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí
Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh cuộc sống riêng chung
+ Kết bài : Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
- Nghi luận về một bài thơ
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
- Nghị luận về một tác phẩm truyện..
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình
+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực
+ Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 * Củng cố: Nhắc lại các kiểu văn bản đã học trong chương trình lớp 9
 * Dặn dò: - Soạn bài Tôi và chúng ta. 
S:10/5/2011
G:11/5/2011
TIẾT 166- TỔNG KẾT VĂN HỌC
I. Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức:
-Nắm những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học VN.
-Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học.
2-Kĩ năng:
-Hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
-Đọc- hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.
II : Chuẩn bị
1. GV tổng hợp kiến thức, giáo án
2. Hs bảng thống kê
III : Các hoạt động dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới
Hoạt động 1. Tổng kết văn học dân gian
HS trình bày từng nội dung theo câu hỏi sgk, HS nhận xet
GV nhận xét 
Thể loại
Định nghĩa
Các văn bản được học
Truyện
- Truyền thuyết: kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
Con rồng cháu Tiên
Bánh trưng, bánh giầy
Thánh gióng
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sự tích Hồ Gươm
Cổ tích: kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh và ngốc nghếch, là động vật có yếu tố hoang đường, thể hiện mơ ước, niềm tin chiến thắng....)
Sọ Dừa
Thạch Sanh
Em bé thông minh
Ngụ ngôn: Mượn chuyện về vật, đồ vật (hay chính con người) để nói bóng gió, kín đáo chuyện vè con người để khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó.
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Đeo nhạc cho mèo
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Truyện cười: kể về những hiện đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội 
Treo biển
Lợn cưới, áo mới
Ca dao – dân ca
Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hơp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người
Những câu hát về tình cảm gia đình 
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Những câu hát than
- Những câu hát châm biếm
Tục ngữ 
Là những câu nói giân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, xã hội ...) được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ về lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Tục ngữ về con người xã hội 
Sân khấu
(chèo)
Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu (diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình) Phổ biến ở Bắc Bộ
Quan Âm Thị Kính
Hoạt động 2: Tổng kết văn học trung đại:
HS trình bày từng nội dung theo câu hỏi sgk, HS nhận xet
GV nhận xét 
Thể loại
Tên văn bản
Thời gian
Tác giả
Những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Truyện
1. Con hổ có nghĩa
 (NXB GD -1997)
Vũ Trinh
Mượn truyện loài vật để nói chuyện con người, đề cao ân nghĩa trọng đạo làm người
2. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Đầu thế kỷ XV
Hồ Nguyên Trừng
Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị thái y lệnh họ Phạm: tài chữa bệnh và lòng thương yêu con người, không sợ qu ... đời, tin tưởng ở tương lai.....
2/ Văn học viết
- Về chữ viết: có những sáng tác bằng tiếng Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp (Nguyễn Ái Quốc). Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dân tộc, thể hiện tính dân tộc đậm đà.
- Về nội dung: bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kỳ, mọi thời đại.
+ Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc
+ Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí
+ Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng
+ Ca ngợi lao động xây dựng 
+ Ca ngợi thiên nhiên
+ Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, cha mẹ....
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam 
- Hs đọc, chốt lại ý chính
a/ Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX:
Là thời kỳ văn hoá trung đại, trong điều kiện xã hội phong kiến suốt 10 thế kỷ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ.
- Văn hoá yêu nước chống xâm lược (Lý – Trần – Lê – Nguyễn) có Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn học tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương ....)
b/ Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945
- Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỷ (trước khi Đảng CSVN ra đời) có Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài.
- Sau năm 1930: xu hướng hiện đại trong văn học với văn học lãng mạn (Nhớ rừng), văn học hiện thực (tắt đèn), văn học cách mạng (Khi con tu hú...)
c/ Từ 1945-1975
- Văn học viết về kháng chiến chống Pháp (Đồng chí, Đêm nay Bác không ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ....)
- Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, ánh trăng ... )
- Văn hoá viết về cuộc sống lao động (Đoàn thuyền đánh cá, Vượt thác ....)
d/ Từ sau 1975
- Văn học viết về chiến tranh (Hồi ức, Kỷ niệm)
- Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước đổi mới.
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam:
 (Truyền thống của văn học dân tộc)
a/ Tư tưởng yêu nước: chủ đề lớn, xuyên suốt trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân tình đồng chí đồng đội, niềm tin chiến thắng)b/ 
bTinh thần nhân đạo
yêu nước và yêu thương con người đã hoà quyện thành tinh thần nhân đạo (Tố cáo bóc lột, thông cảm người nghèo khổ, 
lên tiếng bênh vực quyền lợi con người – nhất là quyền phụ nữ, khát vọng tự do và hạnh phúc)
c/ Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan:Trải qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường trong trong chiến tranh. Đó là nguồn mạch tạo nên sức mạnh chiến thắng.
Tinh thần lạc quan, tin tưởng cũng được nuôi dưỡng từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh và cũng rất hào hùng. Là bản lĩnh của người Việt, là tâm hồn Việt Nam.
d/ Tính thẩm mỹ cao: Tiếp thu truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu văn học nước ngoài (Trung Quốc, Pháp, Anh ...) văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ, những tác phẩm quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị (Những câu ca dao tục ngữ, những pho sử thi, tiểu thuyết, thơ ca ....).
+ Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam 
+ Là bộ phận quan trọng của văn hoá tinh thần dân tộc thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại.
* Ghi nhớ sgk 
Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Sơ lược về một số thể loại văn học
B/ Sơ lược về một số thể loại văn học
 - Hs đọc, nhận xét về một số thể loại
I. Một số thể loại văn học dân gian
(xem lại tiết ôn tập về văn học dân gian)
II. Một số thể loại văn học trung đại
- Hs đọc, nhận xét về một số thể loại
1/ Các thể thơ
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: Cổ phong và thể thơ Đường luật
- Gồm: Côn Sơn ca, Chinh phụ ngâm khúc....
- Thơ tứ tuyệt, thất bát ngôn cú (Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh)
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Truyện Kiều, Thơ Thố Hữu
2/ Các thể truyện ký (Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
3/ Truỵên thơ Nôm;(Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
4/ Văn nghị luận:(Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
III. Một số thể loại văn học hiện đại
- Hs đọc, nhận xét về một số thể loại
- Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tuỳ bút........(Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
- GV cho hs đọc ghi nhớ sgk
* Ghi nhớ sgk 
Hs đọc ghi nhớ
Củng cố: Hs đọc lại ghi nhớ
Dặn dò: xem lại đề bài kiểm tra tiếng việt, văn
S: 12/5/2011
G: 13/5/2011
TIẾT 168 – TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: củng cố lại kiến thức của bài kiểm tra văn, tiếng việt
2. Kĩ năng: nhận biết ưu, nhược điểm cảu bài làm; rèn kĩ năng làm bài cho học sinh
II: Chuẩn bị
1. GV chấm bài, nhận xét baid cảu hs
2. HS làm lại các đề bài kiểm tra
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1:
I: Trả bài kiểm tra văn
1. Bài kiểm tra văn Phần thơ
- GV cho hs xem lại đề bài
- Hs trả lời từng câu hỏi, nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
* Đề bài
Câu 1. (2 điểm) Chép lại hai khổ thơ thể hiện ý nguyện của tác giả trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh hải.
	Câu 2. (2 điểm) Chỉ ra cái hay trong hai câu thơ sau:
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
	 (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Câu 3. (6 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ “Nói với con” Của Y Phương.
* Đáp án 
	Câu 1 “Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hòa ca
	Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc ”
 (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
 Câu 2: 
	- Hình ảnh mặt trời trong câu 1 là mặt trời của thiên nhiên = 0,5 điểm
 - Hình ảnh mặt trời trong câu 2 là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ = 0,5 điểm
 - hình ảnh ẩn dụ cho thấy sự vĩ đại của Bác (như mặt trời) vừa thể hiện sự ton kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. = 1 điểm
Câu 3:
 * Về kĩ năng: viết được đoạn văn có chủ đề, đúng nội dung
 Trình bày lưu loát, diễn đạt các câu, ý rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp
 * Về kiến thức : 
 - Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương dành cho con = 2 đ
 - Những đức tính cao đẹp của “Người đồng mình” = 2 d
 - Niềm mong ước của người cha đối với người con = 2 đ
* GV nhận xét
- Ưu điểm: có nhiều cố gắng trong bài làm, trả lời đủ các câu hỏi, nhiều bài trả lời đẩy đủ nội dung của câu hỏi : Chí, Huyền, Luân (9A), Đào,Hạo, Tháo (9B)
- Nhược điểm: nhiều em chưa nắm được biện pháp tu từ ở câu 2, chưa nêu đủ nội dung cảm nhận về bài thơ Nói với con: Nông – Khánh (9A), Chiến, Đạt, Hà, Tú (9B)
	Chữ viết chưa rõ nét, sai chính tả: Tỷ, Trung, Thuật, Trưởng (9A), Thức, Đương, Hà (9B)
* Gv trả bài, Hs tự nhận xét và rút ra kinh nghiệm
2. Bài kiểm tra văn Phần truyện
- GV cho hs xem lại đề bài
- Hs trả lời từng câu hỏi, nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
* Đề bài
Câu 1 (2 điểm) Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
Câu 2 (3 điểm): Trình bày ý nghĩa truyện ngắn “Bến Quê” của Nguyễn Minh Châu.
Câu 3 (5 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) trình bày cảm nhận của em về ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
*Đáp án
Câu 1: 
 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân 
Câu 2: 
- Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta. 
- Trên đường đời, con người khó lòng tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống. 
- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. 
Câu 3: 
* Về kĩ năng: viết được đoạn văn có chủ đề, đúng nội dung
 Trình bày lưu loát, diễn đạt các câu, ý rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp
* Về kiến thức : nêu được một số ý sau:
- Hoàn cảnh: 
+ Sống làm việc trên cao điểm đường Trường Sơn.
+ Làm nhiệm vụ phá bom,-> Khắc nghiệt – đối mặt cái chết.
- Phẩm chất: 
+ Họ còn rất trẻ
+ Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc 
+ Không sợ gian khổ, hi sinh. 
+ Sống gắn bó với đồng đội 
+ Họ có nhiều ước mơ và dễ xúc động như nhiều cô gái trẻ khác cùng độ tuổi
* GV nhận xét
- Ưu điểm: có nhiều cố gắng trong bài làm, trả lời đủ các câu hỏi, nhiều bài trả lời đẩy đủ nội dung của câu hỏi : Huyền, Hứa Khánh, Thơ, Luân (9A), Bách, Đào,Hạo, Tháo , Phúc, Hằng (9B)
- Nhược điểm: nhiều em chưa biết cách tóm tắt ngắn gọn nội dung câu 1, chưa hiểu hết ý nghĩa của truyện ngắn “Bến quê”, chưa nắm chắc văn bản “Những ngôi sao xa xôi": Tuấn Anh, Thuật, Thụy (9A), Đương, Nghĩa, Tuyền (9B)
	Chữ viết chưa rõ nét, sai chính tả: Tỷ, Trung, Thuật, Trưởng (9A), Thức, Đương, Hà (9B)
* Gv trả bài, Hs tự nhận xét và rút ra kinh nghiệm
* Hoạt động 2 : Trả bài kiểm tra Tiếng việt
- GV cho hs xem lại đề bài
- Hs trả lời từng câu hỏi, nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
* Đề bài
Câu 1 (2 điểm) Đặt hai câu văn có thành phần khởi ngữ ? Chỉ ra dâu là thành phần khởi ngữ ?
Câu 2 (3 điểm): Trình bày ngắn gọn khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn ?
Câu 3 (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, trong đó sử dụng các phép lặp từ ngữ, phép thế và phép nối để liên kết các câu. 
*Đáp án
Câu 1: 
	- Hs đặt được 2 câu văn có thành phần khởi ngữ và chỉ ra được khởi ngữ ở trong câu 
Câu 2: 
	- Các đoạn văn trong một văn bản cúng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức 
	- Về nội dung: Liên kết chủ đề; liên kết lô-gic 
	- Về hình thức: Các phép liên kết: phép lặp từ ngữ; phép thế; phép nối; phép đồng nghĩa, trái nghĩa và lien tưởng 
Câu 3: 
 - HS viết đoạn văn giới thiệu về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” trong đó phải sử dụng phép nối, phép lặp, phép thế để liên kết câu.
- Đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu và cùng hướng vào việc giới thiệu tác phẩm “Chiếc lược ngà” 
* GV nhận xét
- Ưu điểm: có nhiều cố gắng trong bài làm, trả lời đủ các câu hỏi, nhiều bài trả lời đẩy đủ nội dung của câu hỏi : chí, Cường, Huyền, Hứa Khánh, Thơ, Luân (9A), Bách, Quốc, Tháo , Thời(9B)
- Nhược điểm: câu 1 nhiều em chưa nêu được ví dụ, còn lấy ví dụ trong sgk. Câu 3 chưa biết sử dụng các phép liên kết câu để giới thiệu tác phẩm,	Chữ viết chưa rõ nét, sai chính tả: Anh, Thụy, Tùng(9A), Dũng, Đạt, Đương, Hà, Hanh, Huệ, Huy, Nghĩa, Văn (9B)
* Gv trả bài, Hs tự nhận xét và rút ra kinh nghiệm
Củng cố: thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ?
Dặn dò: Trả lời lại các câu hỏi chưa trả lời đầy đủ trong bài làm, Tập viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_35_mon_ngu_van_9.doc