Giáo án Đề cương bộ môn: sinh lý người và động vật

Giáo án Đề cương bộ môn: sinh lý người và động vật

1.Khái niệm, bản chất hoocmon

- Hoocmon là những chất hoá học do một nhóm tế bào hay một tuyến nội tiết tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lí ở đó.

- Hoocmon có bản chất hoá học thuộc 3 loại sau đây:

+ Seroit: đây là nhũng hoocmon có cấu trúc hoá học giống cholesterrol và hầu hết được tổng hợp từ cholesterrol như hoocmon của tuyến vỏ thượng thận(cortisol, aldosteron), từ tuyến sinh dục(estrogen, testosteron,.)

 

doc 24 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1273Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đề cương bộ môn: sinh lý người và động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương bộ môn: sinh lý người và động vật (Tổ 3)
Chương VIII: Sinh lý nội tiết
Câu 1: Các đặc tính sinh lí của hoocmon.
1.Khái niệm, bản chất hoocmon 
- Hoocmon là những chất hoá học do một nhóm tế bào hay một tuyến nội tiết tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lí ở đó.
- Hoocmon có bản chất hoá học thuộc 3 loại sau đây:
+ Seroit: đây là nhũng hoocmon có cấu trúc hoá học giống cholesterrol và hầu hết được tổng hợp từ cholesterrol như hoocmon của tuyến vỏ thượng thận(cortisol, aldosteron), từ tuyến sinh dục(estrogen, testosteron,...)
+ Dẫn xuất của axitamin và tyrosin: hoocmon của tuyến tuỷ thượng thận (adrenalin, noadrenalin) và hoocmon của tuyến giáp(T3,T4).
+ Protein và peptit: Hầu hết là các hoocmon còn lại của cơ thểnhư hoocmon của vùng dưới đồi, hoocmon tuyến yên, tuyến tuỵ.... 
2. Các đặc tính sinh lí của hoocmon.
- Các hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài( trừ hoocmon sinh trưởng).
Có được đặc tính này là do bản chất hoá học của các loại hoocmon ở các loài khác nhau là như nhau.
Ví dụ: Người ta dùng insulin của bò thay thế isulin của người để chữa bệnh tiểu đường cho người, hoocmon nhau thai của người có thể gây chín trứng ở thỏ hoặc ảnh hưởng tới sự sinh tinh ở cóc, ếch....
- Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao: chỉ cần 1 liều lượng nhỏ cũng gây tác dụng rõ rệt.
 Có được đặc tính này là do khi có 1 lượng nhỏ hoocmon đến kết hợp thụ thể ở tế bào đích thì phức hợp hoocmon- thụ thể này là yếu tố xúc tác hàng loại các enzim trong tế bào đích theo kiểu dây truyền làm xuất hiện hàng loại các phản ứng sinh hoá trong tế bào đích gây ra một lực hoạt hoá mạnh cho toàn tế bào.
 Ví dụ: chỉ cần vài phần nghìn miligam adrrênalin đã làm tăng đường huyết, gây tăng nhịp tim....
- Tính đặc hiệu của hoocmon: Mỗi một hoocmon chỉ ảnh hưởng tới 1 hoặc một số cơ quan nhất định( gọi là cơ quan đích), mặc dù hoocmon theo máu đi khắp cơ thể.
+ Một số hoocmon chỉ có tác dụng đặc hiệu lên một mô hay 1 cơ quan nào đó như hoocmon ACTH, TSH, FSH, LH,...của tuyến yên.
+ Một số hoocmon có tác dụng lên hầu hết các mô trong cơ thể như hooocmon GH của tuyến yên, hoocmon T3,T4 của tuyến giáp, cooctizon của tuyến vỏ thượng thận, isulin của tuyến tuỵ...
 Có được đặc tính này là do các hoocmon tác dụng với các tế bào của cơ quan đích theo cơ chế chìa khoá- ổ khoá, chìa khoá ở đây là hoocmon và ổ khoá là thụ thể tương ứng nằm trên màng hay trong tế bào của cơ quan tương ứng voái hoomon đó.Khi hoocmon đã kết hợp với thụ thể ( đã khớp) sẽ kéo theo một loạt các phản ứng, kết quả là xúc tiến các quá trình sinh lí xảy ra trong các cơ quan này.
 Ví dụ: hoocmon gây chín trứng của tuyến yên chỉ có tác dụng đối với buồng trứng, hoocmon isulin do tuyến tuỵ tiết ra chỉ có tác dụng tăng quá trình biến đổi glucozơ thành glicogen dự trữ trong gan....
Câu 2: Cơ chế tác dụng của hoocmon
1.Khái niệm, bản chất hoocmon 
- Hoocmon là những chất hoá học do một nhóm tế bào hay một tuyến nội tiết tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lí ở đó.
- Hoocmon có bản chất hoá học thuộc 3 loại sau đây:
+ Seroit: đây là nhũng hoocmon có cấu trúc hoá học giống cholesterrol và hầu hết được tổng hợp từ cholesterrol như hoocmon của tuyến vỏ thượng thận(cortisol, aldosteron), từ tuyến sinh dục(estrogen, testosteron,...)
+ Dẫn xuất của axitamin và tyrosin: hoocmon của tuyến tuỷ thượng thận (adrenalin, noadrenalin) và hoocmon của tuyến giáp (T3,T4).
+ Protein và peptit: Hầu hết là các hoocmon còn lại của cơ thểnhư hoocmon của vùng dưới đồi, hoocmon tuyến yên, tuyến tuỵ.... 
2.Cơ chế tác dụng của hoocmon
 Sau khi hoocmon gắn với thụ thể tại tế bào đích, hoocmon sẽ hoạt hoá thụ thôạtní cách khác là làm cho thụ thể tự nó thay đổicấu trúc và chức năng. Chính các thụ thể này sẽ gây những tác dụng tiếp theo như làm thay đổi tính thấm của màng tế bào( mở kênh hoặc đóng kênh ion), hoạt hoá hệ thống enzim ở trong tế bào do hoocmon gắn vào thụ thể trên màng tế bào, hoạt hoá hệ thống gen do hoocmon gắn với thụ thể ở nhân tế bào.
 Tuỳ thuộc vào bản chất của hoocmon mà vị trí gắn của hoocmon với thụ thể sẽ xảy ra trên màng, trong bào tương hoặc trong nhân tế bào và do đó chúng sẽ có những con đường tác động khác nhau vào bên trong tế bào hay nói cách khác chúng có những cơ chế tác dụng khác nhau tại tế bào đích.
2.1 Cơ chế tác dụng của hoocmon thông qua chất truyền tin thứ 2.
 Hầu hết các hoocmon có bản chất là prôtêin, peptit, dẫn xuất của axitamin khi đến tế bào đích đều gắn với các thụ thể nằm ngay trên màng tế bào. Phức hợp hoocmon- thụ thể này sẽ tác động vào hoạt động của tế bào đích thông qua một chất trung gian gọi là chất truyền tin thứ 2.
2.1.1 Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ 2 là AMP vòng.
(Vẽ hình 13.2 trang 290)
 Sau khi gắn với thụ thể trên màng tế bào, phức hợp hoocmon- thụ thể sẽ hoath hoá một enzim nằm trên màng tế bào là adenylcyclase. Sau khi được hoạt hoá, enzim này lập tức xúc tác phản ứng tạo ra các phân tử cyclic 3’-5’ adenosin monophotsphat (AMP vòng) từ các phân tử ATP.Phản ứng này xảy ra ở bào tương, sau khi được tạo thành ngay lập tức AMP vòng hoạt hoá một chuỗi các enzim khác theo kiểu dây truyền. Ví dụ enzim thứ nhất sau khi được hoạt hoá sẽ hoạt hoá tiếp enzim thứ 2, rồi enzim thứ 2 lại hoạt hoá tiếp enzim thứ 3, cứ thế tiếp tục enzim thứ 4, thứ 5.... Với kiểu tác dụng như vậy, chỉ cần một lượng nhỏ hoocmon tác động lên bề mặt tế bào đích cũng đủ gây ra một động lực hoạt hoá mạnh cho toàn tế bào. Hệ thống enzim đáp ứng với AMP vòng ở tế bào đích có thể khác nhau giữa tế bào này với tế bào khác nhưng chúng có cùng một họ chung là prôteinkinaza. Các tác dụng mà hoocmon gây ra ở tế bào đích có thể là tăng tính thấm của màng tế bào, tăng tổng hợp prôtêin, tăng bài tiết, co hoặc giãn cơ.
 Sau khi gây tác dụng sinh lí tại tế bào đích, AMP vòng bị bất hoạt để trở thành 5’AMP dưới tác dụng của enzim photphodiesteaza có trong bào tương tế bào đích.
 Các hoocmon tác dụng tại tế bào đích thông qua AMP vòng bao gồm: ACTH, TSH, LH, FSH,vasopressin, parathormon, glucagon, catecholamin, secretin, hầu hết các hoocmon giải phóng của vùng dưới đồi.
2.1.2 Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ 2 là ion caxi và calmodulin.
 Một số trường hợp khi hoocmon hoặc chất truyền đạt thần kinh gắn với thụ thể trên màng tế bào đích nó sẽ làm mở kêng ion caxi và caxi được vận chuyể vào trong tế bào.
 Tại bào tương caxi gắn với một loại prôtêin là calmodulin. Loại prôtêin này có 4 vị trí để gắn với ion caxi. Khi có 3 hoặc 4 vị trí gắn với caxi thì phân tử calmodulin được hoạt hoá và gây ra một loạt tác dụng trong tế bào tương tự như tác dụng của AMP vòng, đó là một chuỗi phản ứng dây truyền hoạt hoá một loạt các enzim xảy ra ( các enzim này khác với enzim đấp ứng với AMP vòng) trong tế bào. một trong các tác dụng đặc hiệu của calmodulin là hoạt hoá enzim myosinkinaza là enzim tác dụng trực tiếp lên sợi myosin của cơ trơn để làm co cơ trơn.
2.1.3 Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ 2 là các mảnh photpholipit.
 Một số hoocmon khi gắn với thụ thể trên màng tế bào lại hoạt hoá enzim photpholipaza C trên màng tế bào . enzim này có tác dụng cắt các phân tử photpholipit thành các phân tử nhỏ và hoạt động như những chất truyền tin thứ 2 để gây tác dụng tại tế bào đích như co cơ trơn, thay đổi tiết, thay đổi hoạt động của nhung mao, thúc đẩy sự phân chia và tăng sinh tế bào.
 Những hoocmon tác dụng theo con đường này chủ yếu là các hoocmon tại chỗ, đặc biệt là các hoocmon được giải phóng do phản ứng miễn dịch và dị ứng.
2.2 Cơ chế tác dụng của hoocmon thông qua hoạt hoá gen.
( Vẽ hình 13.3 trang 291)
 Các hoocmon steroid đến tế bào đích thì khuyếch tán qua màng vào bào tương gắn với thụ thể trong bào tương để tạo thành phức hợp hoocmon- thụ thể, phức hợp này sẽ được vận chuyển từ bào tương vào nhân tế bào. tại nhân tế bào, phức hợp hoocmon- thụ thể sẽ gắn vào các vị trí đặc hiệu trên phân tử ADN của NST và hoạt hoá sự sao chép của gen đặc hiệu để tạo thành ARN thông tin. Sau khi được tạo thành, ARN thông tin sẽ khuyếch tán ra bào tương và thúc đẩy quá trình dịch mã tại riboxom để tổng hợp các phân tử protein mới. Những phân tử protein này có thể là các phân tử enzim hoặc phân tử protein vận tải hay protein cấu trúc.
Ví dụ: aldosteron là hoocmon của vỏ tuyến thượng thận được máu đưa đến tế bào ống thận. Tại đay aldosteron khuyếch tán vào bào tương và gắn với thụ thể. Phức hợp aldosteron – thụ thể sẽ thúc đẩy một chuỗi các sự kiện nói trên tại tế bào ống thận. Sau 45 phút, các protein vận tải bắt đầu xuất hiện ở tế bào ống thận, nhằm tăng tái hấp thu ion natri và tăng bài xuất ion kali.
 Chính kiểu tác dụng của hoocmon steroid có đặc điểm như đã trình bày ở trên thường chậm sau vài giờ hoặc vài chục phút thậm chí vài ngày điều này thường trái ngược với tác dụng xảy ra tức khắc của các hoocmon tác dụng thông qua AMP vòng.
 Hoocmon T3, T4 của tuyến giáp cũng tác động tại tế bào đích theo cơ chế này chỉ có khác là T3,T4 khuyếch tán vào nhân tế bào và gắn trực tiếp với thụ thể nằm trên phân tử ADN chứ không qua bước trung gian là gắn với thụ thể của bào tương.
Câu 3: Tác dụng sinh lí của hoocmon tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tuỵ, tuyến trên thận, tuyến sinh dục? điều hoà hoạt động của từng tuyến nội tiết.
1.Khái niệm, bản chất hoocmon 
- Hoocmon là những chất hoá học do một nhóm tế bào hay một tuyến nội tiết tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lí ở đó.
- Hoocmon có bản chất hoá học thuộc 3 loại sau đây:
+ Seroit: đây là nhũng hoocmon có cấu trúc hoá học giống cholesterrol và hầu hết được tổng hợp từ cholesterrol như hoocmon của tuyến vỏ thượng thận(cortisol, aldosteron), từ tuyến sinh dục(estrogen, testosteron,...)
+ Dẫn xuất của axitamin và tyrosin: hoocmon của tuyến tuỷ thượng thận (adrenalin, noadrenalin) và hoocmon của tuyến giáp(T3,T4).
+ Protein và peptit: Hầu hết là các hoocmon còn lại của cơ thểnhư hoocmon của vùng dưới đồi, hoocmon tuyến yên, tuyến tuỵ.... 
2. Tác dụng sinh lí của hoocmon tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tuỵ, tuyến trên thận, tuyến sinh dục và điều hoà hoạt động của từng tuyến nội tiết.
2.1 Tuyến yên
2.1.1. Vị trí và cấu tạo của tuyến yên.
* Vị trí:
 Tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm thuộc nền sọ, tuyến yên liên quan mật thiết với vùng dưới đồi qua đường mạch máu và đường thần kinh đó là hệ thống cửa dưới đồi – yên và bó sợi thần kinh dưới đồi – yên.
*Cấu tạo:
 Tuyến yên là một tuyến nhỏ đường kính khoảng 1cm, nặng từ 0,5- 1gam. Tuyến yên gồm 2 phần có nguồn gốc từ thời kì bào thai hoàn toàn khác nhau đó là thuỳ trước và thuỳ sau( thuỳ giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ).
- Thuỳ trước tuyến yên(thuỳ tuyến):
 Thuỳ này được cấu tạo bởi những tế bào tiết. Nh ... nh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh. Hợp tử tạo thành sẽ phát triển trong môi trường nước để tạo thnàh cá thể mới.
 Trong thụ tinh ngoài, do tinh trùng phải bơi trong nước đến gặp trứng để thụ tinh nên hiệu quả thụ tinh thấp. Đây cũng là một trong những lí do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài đẻ rất nhiều trứng.
 Các loài cá, lưỡng cư, động vật không xương sống sống trong môi trường nước sinh sản thông qua thụ tinh ngoài.
* Thụ tinh trong
 Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái . Vì vậy, thụ tinh phải có quá trình giao phối giữa con đực và con cái.
 Hiệu quả thụ tinh trong cao hơn so với thụ tinh ngoài là do tinh trùng được đưa trực tiếp vào trong cơ quan sinh dục của con cái.
 Các loài bò sat, chim, thú và các loài động vật không xương ssống sống trên cạn sinh sản thông qua hình thức thụ tinh trong.
Chương X: Sinh lí cơ.
Câu 1: Cơ chế co cơ.
 Cơ là mô có tính đàn hồi, chiếm tới 50% khối lượng cơ thể. Trong cơ thể cơ đóng vai trò là một cơ quan đáp ứng của hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết. Cơ hoạt động như một bộ máy sinh học ( sinh công, sinh nhiệt) và thông qua hoạt động co cơ mà tham gia điều hoà nhiều chức năng của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết......
 Có 3 loại cơ là: 
- Cơ vân( cơ xương): Là cơ bám vào xương thực hiện chức năng vận động cơ thể.
- Cơ trơn: Nằm trên thành các nội quan thực hiện vai trò rong điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng.
- Cơ tim: Nằm trên thành tim thực hiện chức năng điều hoà hoạt động của tim.
1. Cơ chế co cơ vân.
* Cấu tạo của cơ vân.
 Gồm :
- Sợi miozin: phân tử miozin có một đầu bị chẻ làm 2, phần đầu này gắn với phần cổ gọi là phần đầu – cổ có thể gập lại được như một khớp nên miozin có thể dễ dàng gắn và rời khỏi sợi actin.
- Sợi actin: Gồm 2 chuỗi actin F xoắn vào nhau, chuỗi actin F là do nhiều phân tử actin G liên kết với nhau thành chuỗi giống như hạt trai. Mỗi phân tử actin G gắn với một phân tử ADP- là vị trí hoạt động của sợi actin.
- Mạng nội cơ tương:
+ Các ống ngang( ống T).
+ Các ống dọc.
+ bể chứa tận cùng.
+ Hệ thống ống T: gồm ống ngang, ống dọc và bể chứa tận cùng tạo thnàh bộ 3.
*Cơ chế co cơ.
Xung thần kinh đi theo dây đến xináp làm giải phóng chất môi giới thần kinh làm màng sau thay đổi chiết áp dẫn đến đảo cực màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động màng sau lan theo màng cơ và lan sang ống ngang rồi sang ống dọc giải phóng canxi ra khỏi bể chứa, canxi giải phóng ra vào màng giữa các tơ cơ và gắn vào các troponin -> làm biến dạng troponin -> kéo sợi trôpmiozin di chuyển làm lộ vùng hoạt động trên sợi actin lam đầu nhánh bên sợi miozin gắn vào vùng hoạt động-> kéo sợi actin đi. Muốn kéo sợi actin đi cần năng lượng mà troponin ức chế hoạt động của ATP-aza, khi troponin bị biến dạng do canxi gắn vào thì nó không ức chế hoạt động của enzim ATP-aza, enzim này sẽ xúc tác phản ứng biến ATP có ở đầu nhánh bên miozin tành ADP và giải phóng năng lượng theo phương trình sau:
 ATP-aza 
ATP ADP + P + E
 Năng lượng này hình thành làm gậy đầu nhánh bên sợi miozin làm kéo sợi actin chạy do theo sợi miozin. Nhờ hoạt động này mà đĩa sáng ngắn lại, miền H ngắn lại làm cơ co.
* Cơ chế duỗi cơ.
 Trên màng ống dọc có bơm canxi để bơm canxi từ cơ tương trở về bể chứa của ống dọc, khi đó canxi trong cơ tương bị ít đi làm canxi bị tách ra khỏi troponin lúc đó troponin trở về hình dạng cũ và trở về vị trí cũ bịt vùng hạot động trên sợi actin lại làm cơ dãn.
ionsitol triphotphat (IP3).
* Năng lượng để co cơ.
- Nguồn năng lượng co cơ là ATP trong cơ, tuy nhiên khi cơ sử dụng hết ATP thì trong cơ còn CP(creatin photphat), phân giải CP tạo ra ATP cho cơ tiếp tục co: 
 CP +ADP -> ATP +C (creatin)
- Nếu ATP, CP hết thì cơ sử dụng đến glicogen tích luỹ trong cơ, biến glicogen thành glucozơ và glucozơ thực hiện qua trinh đường phân tạo ATP cho cơ co.
 Đủ oxi-> axit piruvic-> CO2 + H2O +38ATP
 Glucozơ
 Thiếu oxi-> axit lactic + 2ATP.
- Nếu làm việc lâu dài thì cơ huy động đến lipit để tạo năng lượng khi co cơ nhưng việc phân giải lipit tiêu tốn rất nhiều oxi trong khi cơ co thì đã tiêu tốn nhiều oxi rồi tuy nhiên việc phan giải lipít tạo ra nhiều năng lượng hơn phân giải protein và gluxit.
* Điều hoà co cơ vân.
 Hệ thần kinh trung ương điều khiển hoạt động co cơ vân thông qua các sợi vận động với chất truyền đạt thần kinh hoạt động tại xinap thần kinh – cơ là Ach. Do vậy nếu tổn thương noron vận động cơ sẽ không hoạt động (liệt) và sẽ dẫn tới teo cơ.
2. Cơ chế co cơ trơn.
* Cấu tạo cơ trơn.
- Tế bào cơ trơn dài(10-500Mm), mảnh(5-10Mm) và chỉ có một nhân, không có các vạch sáng tối và hệ thống ống nhỏ. Cơ trơn không có sarcomere, các tơ cơ mảnh và tơ cơ dày phân tán trong chất nền. Các tơ mảnh được gắn vào thể đặc và có actin và tropomiozin không có troponin, tơ dày có miozin. Tế bào cơ trơn không có hệ thống ống T, tốc độ co cơ trơn chậm hơn cơ vân tới 100 lần.
- Dọc trên sợi trục của các noron giao cảm và phó giao cảm nằm trong khối cơ trơn có các bọc nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh.
* Cơ chế co cơ.
 Cơ trơn khác với cơ vân ở chỗ không có troponin do vậy chát tiếp nhận ion canxi trong tế bào là canmodulin. Vai trò của canmodulin tương tự như trôpninC của tế bào cơ vân. ở cơ trơn, chu kì tạo cầu nối là do sự photphoryl hoá miozin gây ra bởi ion canxi. Cầu nối miozin có 4 chuỗi nhẹ. Nếu không có 1 trong 4 chuỗi nhẹ được photphoryl hoá thì miozin không gắn được vào actin. Sự photphoryl hoá được xảy ra dưới tác dụng của enzim MLCK (miozin light chain kinaza) .MLCK được hoạt hoá bởi calmodulin còn calmodulin lại được hoạt hoá bởi canxi. Có nhiều cơ chế làm canxi đi vào trong tế bào cơ trơn:
- Do chất truyền đạt thần kinh gắn vào thụ thể làm mở kênh canxi.
- Do các kênh canxi mở ra khi có điện thế hoạt động ở tế bào cơ.
- Do canxi được giải phóng từ mạng nội cơ tương. các kênh này mở ra dưới tác dụng của...
( ai có trang 475, 476 phần sinh lí cơ thì làm tiếp).
 Câu 2: Các dạng co cơ.
1. Co cơ trương lực: co cơ trương lực là do điện thế hoạt động ở các đơn vị vận động riêng lẻ gây ra. Người ta không thấy cơ co vì các đơn vị vận động hoạt động lệch pha nhau.
2. Co cơ đơn độc: Một kích thích đơn độc bao giờ cũng làm giải phóng tối đa ion canxi và gây ra co các sợi cơ vân ( định luật tất cả hoặc không). Do kích thích quá ngắn, thời gian trượt của các sợi cơ lại tương đối dài nên không thể tác động lên tất cả các vị trí hoạt động giữa sợi actin và sợi miozin được, bởi vậy không làm cơ co đến mức tối đa. Một kích thích đơn độc tiếp theo làm cơ co thêm. Như vậy các kích thích liên tiếp đã gây ra hiệu ứng cộng kích thích khi đó ta có cơ co răng cưa. Tần số kích thích tăng ( 20 Hz với cơ co chậm, 60-100 Hz với cơ co nhanh) thì đơn vị vận động co tối đa và cơ bị co cứng (tetanos) hay còn gọi là co 
cơ trơn, lực cơ của cơ lúc này gấp 4 lần lúc co đơn độc. Nồng độ ion canxi lúc co cơ cứng vẫn cao chứ không bị giảm như khi có 2 kích thích đơn độc nối tiếp nhau.
Co cơ
răng cưa
Co cơ trơn
Co cơ đơn
 Kích thích thưa Kích thích liên tục Kích thích rất dày
3. Co cơ đẳng trường: Chiều dài của cơ không thay đổi nhưng trương lực cơ thay đổi. Lực co cơ tăng do:
- Tăng số lượng nơron anpha hoạt động thêm làm tăng số sợi cơ co nên làm tăng lực co cơ.
- Tăng tần số xung trên nơron anpha làm tăng lượng canxi được giải phóng từ mạng nội cơ tương mỗi khi cơ bị kích thích. Nếu tần số tăng vừa phải thì có hiện tượng cộng kích thích. Nếu tần số cao thì các lần co cơ đơn độc chồng lên nhau và co cơ cứng, tạo ra lực co tối đa, tần số cần thiết để tạo lực co tối đa được gọi là tần số gây co cơ cứng hay tần số giới hạn.
 Lực co cơ đẳng trường phụ thuộc vào chiều dài của sợi cơ trước lúc co. Nếu độ dài của sarcomere là 2,2 Mm thì mỗi cầu nối gắn với một phân tử actin trên sợi mảnh và tạo ra được lực tối đa. Nếu sarcomere dài tới 3,5 Mm thì các sợi actin và sợi miozin không lồng vào nhau nên không tạo ra lực. Nếu sarcomere ngắn dưới 2,0 Mm thì các xơ tơ mỏng ở 2 bên của sarcomere chéo nhau, nếu ngắn dưới 1,5 Mm thì vạch Z tiếp giáp với xơ tơ dày miozin và cả 2 trường hợp này đều khômg tạo ra lực.
4. Co cơ đẳng trương: Chiều dài của cơ thay đổi nhưng trương lực cơ ( hay sức tải) không thay đổi. Co cơ đẳng trương ( có rút ngắn sợi cơ) đòi hỏi phải lặp lại các chu kì trượt của các xơ cơ. Thoạt tiên, cơ co đẳng trường vì cơ chỉ ngắn lại khi lực sinh ra bằng mức tải ( load) của cơ. Trọng lượng mà cơ nâng được trong khi co đẳng trương được gọi là mức sau tải ( afterload). Trong khi cơ ngắn lại, lực không thay đổi mà vẫn bằng mức sau tải trong suốt thời gian co cơ. Tốc độ rút ngắn cơ cũng không thay đổi. Tích chất co thay đổi theo mức chịu tải của cơ.
Câu 3: Nguyên nhân gây mỏi cơ.
 Hiện tượng mỏi cơ xuất hiện khi cơ co mạnh và kéo dài. Mỏi cơ là hiện tượng thiếu oxi, cạn năng lượng trong cơ và tích luỹ các chất chuyển hoá như axit lactic, giảm nồng độ glicogen trong cơ.
- Khi cơ vận động mạch máu giãn, lưu lượng máu cung cấp oxi cho cơ tăng. Sự tiêu thụ oxi tăng theo năng lượng tiêu dùng. Năng lượng này được cung cấp trong điều kiện hiếu khí.
- Khi cơ vận động gắng sức liên tục, lượng oxi cung cấp không đủ để tái tạo tổng hợp năng lượng, cơ sẽ sử dụng năng lượng theo con đường yếm khí và sản phẩm là axit lactic được tạo ra nhiều làm pH giảm và ức chế hoạt động của các enzim trong mô, đồng thời thiếu nguồn glicogen và crêatin photphat dự trữ gây mệt cơ làm lực co tối đa giảm. 
- Khi vận cơ, máu đến cơ nhiều hơn và oxi được giải phóng nhiều hơn nhưng cũng không thể bù lại hoàn toàn được những biến đổi này. Hơn nữa cơ căng chèn ép lên mạch nên có thể làm giảm lưu thông máu đến cơ.
- Ngoài ra, sự dẫn truyền thần kinh – cơ ở tấm vận động cũng có thể bị giảm do các chất truyền đạt thần kinh không được tái tạo kịp thời nên làm giảm khả năng co của cơ.
- Sự mỏi cơ còn liên quan đến yếu tố tâm lí ( yếu tố thần kinh): Khi ta hứng thú, vui vẻ với hoạt động đang thực hiện thì lâu mỏi cơ hơn khi chúng ta bị ức chế, không hứng thú với công việc đang thực hiện.
 Khi cơ được nghỉ ngơi sau giai đoạn hoạt động gắng sức, cơ sử dụng oxi để oxi hoá axit lactic thành hợp chất có thể cung cấp ATP. Quá trình này đã tiêu thụ một lượng lớn oxi sau khi vận động. Lượng oxi này được đòi hỏi cho các phản ứng hiếu khí xảy ra cho đến khi trạng thái ban đầu của cơ được phục hồi. Sự tích tụ quá nhiều axit lactic và sự thiếu glicogen xảy ra trong luyện tập được gọi là tình trạng nợ oxi bởi vì tình trạng này phải được trả lại bằng sự tiêu thụ oxi sau co cơ. Lượng oxi nợ này cao gấp 6 lần lượng oxi tiêu thụ cơ bản cho cơ co do vậy hạot động gắng sức chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, vận động bình thường có thể thực hiện trong thời gian dài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong mon Sinh li nguoi.doc