Giáo án Địa lí 9 - Trường THCS Đình Cao

Giáo án Địa lí 9 - Trường THCS Đình Cao

Bài 1 : CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I/ Mục tiêu cần đạt .

 - Sau bài học HS cần :

+ Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.

+ Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

+ Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.

II/ Chuẩn bị của thày và trò

1. Chuẩn bị của thày : Bản đồ dân cư Việt Nam, tranh ảnh ( nếu có )

2. Chuẩn bị của trò : Vở ghi, chuẩn bị bài ở nhà.

III/ Tổ chức lớp

1. Kiểm tra sĩ số lớp :

2. Các hình thức tổ chức dạy và học : Cá nhân , nhóm, thuyết trình .

IV/ Tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc 51 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1129Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 9 - Trường THCS Đình Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn : 22- 8 -2008 Ngày dạy : 28 - 8 - 2008
Tiết 1	địa lí Việt nam ( tiếp theo )
địa lí dân cư
Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam 
I/ Mục tiêu cần đạt .
 - Sau bài học HS cần :
+ Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
+ Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
+ Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II/ Chuẩn bị của thày và trò
1. Chuẩn bị của thày : Bản đồ dân cư Việt Nam, tranh ảnh ( nếu có )
2. Chuẩn bị của trò : Vở ghi, chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Tổ chức lớp
1. Kiểm tra sĩ số lớp :
2. Các hình thức tổ chức dạy và học : Cá nhân , nhóm, thuyết trình.
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1 :Tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam
- GV : Bằng sự hiểu biết của bản thân hãy chobiết ở nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết ? Em thuộc người DT nào?
- HS : 54 dt
- ? Nêu những nét khái quát về ( ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất) của các dân tộc mà em biết ?
- ? Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
- HS : Xác định
- ? Dựa vào thực tế hiểu biết và nội dung SGK cho biết đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người ? ( kinh nghiệm sản suất, các nghề truyền thống )
- ? Em hãy cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước?
I - Các dân tộc ở VN
- Nước ta có 54 dt mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng
- Dân tộc kinh có số dân đông nhất ( chiếm 86,2 % dân số cả nước)
- Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng 
HĐ 2: Tìm hiểu sự phân bố dân tộc 
- ? Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dt Việt ( kinh ) phân bố chủ yếu ở đâu ? Tại sao ?
- Hs : Xác định
- ? Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ? Tại sao ?
- HS : Xác định
- ? Hãy cho biết cùng với sự pt của nền kinh tế, sự phân bố và đời sống của đồng bào các dt ít người có những sự thay đổi lớn như thế nào ?
HĐ 3 : Củng cố 
- VN có bao nhiêu dt ? Sự phân bố các dt có đặc điểm gì nổi bật ?
 HĐ 4 : HDVN 
- Đọc lại nội dung SGK, trả lời câu hỏi Tr 6.
- Chuẩn bị bài 2
II - Sự phân các bố dân tộc
1 - Dân tộc Việt : Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển.
2 - Các dân tộc ít người
- Phân bố chủ yếuở miền núi và cao nguyên 
+ Trung du và miền núi phía bắc có các dt : Tày , Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông.
+ Khu vực Trường Sơn- Tây nguyên : Ê đê, Gia rai, Ba na, Cơ ho
+ Người Chăm , Khơ me, Hoa sinh sống ở cực Nam Trung bộ và Nam bộ.
* Ghi nhớ ( SGK- 6 )
	 -------------------------------------------------------------------------------------	 Tuần : 1 Ngày soạn : 22 - 8 - 2008 Ngày dạy : 30- 8 - 2008
Tiết 2
Bài 2 : Dân số và gia tăng dân số
I / Mục tiêu cần đạt.
- HS cần :
+ Biết số dân của nước ta ( Năm 2002 )
+ Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
+ Biết sự thay đổi cơ cấu và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi.
+ Có kĩ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số.
+ ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí.
II/ Chuẩn bị của thày và trò
1. Chuẩn bị của thày : Biểu đồ dân số Việt Nam
2. Chuẩn bị của trò : Vở ghi, chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Tổ chức lớp
1. Kiểm tra sĩ số lớp :
2. Các hình thức tổ chức dạy và học : Cá nhân , nhóm, thuyết trình.
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1 : KTBC
- ? Nước ta có bao nhiêu dt ?
Những nét văn hoá riêng của các thẻ hiện ở những mặt nào ? Cho VD ?
- ? Trình bày tình hình phân bố của các dt ở nước ta ?
HĐ 2 :Tìm hiểu về số dân VN
- GV : Giới thiệu số liệu của 3 lần tổng điều tra dsố ?
- ? Dựa vào sự hiểu biết và SGK em hãy cho biết dsố nước ta đến năm 2003 là bao nhiêu ? Em có nhận xét gì về DT và dân số của VN so với các nước khác ?
- HS : Xác định
- Năm 2003 dsố nước ta là 79,7 (84,5 - 2007 )
- DT vào hạng Tb nhưng dsố vào loại đông 
- ? DS nước ta đông có những thuận lợi khó khăn gì cho sự pt kinh tế ?
- HS : Xác định 
- Thuận lợi : nguồn lđộng lớn, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn : Gây khó khăn cho pt kinh tế, xã hội và môi trường .
HĐ 2 : Tìm hiểu sự gia tăng dân số
- Mục tiêu :Biết được sự gia tăng dsố, nguyên nhân và giải pháp..
- ? Yêu cầu HS đọc thuật ngữ " Bùng nổ dân số - SGK Tr 152 '' 
- ? Quan sát H2.1 nêu nhận xét sự bùng nổ dsố của nước ta ? ( Qua chiều cao các cột )
- HS : Xác định 
- DS tăng nhanh liên tục 
- ? DS tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì ?
- HS : Bùng nổ dsố 
- ? Qua đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên em có nhận xét gì ? ( H2.1 )
- HS : Tốc độ gia tăng có sự thay đổi , tăng cao ở những năm 54 - 60 nhưng có xu hướng giảm năm 76 - 03 
- ? Vì sao có sự thay đổi tỉ lệ gia tăng trên ?
- HS : NHờ thực hiện chính sách KHHGĐ
- ? Vì sao tỉ lệ gia tăng dsố giảm nhưng dsố vẫn tăng ?
- Cơ cấu dsố trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
- ? Dân số tăng nhanh để lại hậu quả gì ? (đối với kinh tế, xã hội , môi trường )
- ? Dựa vào bảng 2.1 hãy xác định vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất ? thấp nhất ? Rút ra kết luận gì ?
- HS : Xác định 
HĐ 3 : Tìm hiểu cơ cấu dsố 
- Mục tiêu : Xác định được cơ cấu dsố theo từng độ tuổi có sự khác nhau ntn 
- ? Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét tỉ kệ hai nhóm dsố nam, nữ thời kì 79 - 99 ?
+ Tỉ lệ nam < nữ thay đổi theo thời gian
+ Sự thay đổi giữa tỉ lệ tổng số nam và nữ giảm dần 
- ? Tại sao cần phải biết kết cấu dsố theo giới nam - nữ ở một quốc gia ?
- Nhận xét cơ cấu dsố theo nhóm tổi nước ta thời kì 1979 - 1999 ?
- HS : Nhận xét
HĐ 4 : Củng cố 
- ? Dsố nước ta có đặc điểm gì ? Tình hình gia tăng dsố nước ta hiện nay ntn ? Cơ cấu dsố nước ta có đặc điểm gì ?
- HS : Đọc ghi nhớ
HĐ 5 : HDVN
- Đọc kĩ nội dung bài giảng 
- Trả lời câu hỏi SGK - 10 ( Lưu ý cách tính tỉ lệ gia tăng = Tỉ lệ sinh - Tỉ lệ tử Tỉ lệ gia tăng tự nhiên )
 10
- Chuẩn bị bài 3
I - Số dân.
- VN là nước đông dân, dân số nước ta là 79,7 triệu (2002 ) 84,5 triệu ( 2007 ) 
II - Gia tăng dân số
- Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX nước ta có hiện tượng '' Bùng nổ dsố ’’
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dsố và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dsố có xu hướng giảm.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng.
II - Cơ cấu dân số 
- Cơ cấu dsố theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi .
- Tỉ lệ trẻ em giảm xuống tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên .
* Ghi nhớ ( SGK - 9 )
 ------------------------------------------------------------
Tuần : 2 Ngày soạn : 25 - 8 - 2008
Tiết : 3 Ngày dạy :.
Bài 3
Phân bố dân cư và các loại quần cư
I/ Mục tiêu cần đạt.
- Sau bài học sinh cần :
+ Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta.
+ Biết được đặc điểm các loại quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta.
+ Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam (1999 ) một số bảng số liệu về dân cư.
+ ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sinh sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. 
II/ Chuẩn bị của thày và trò.
1. Chuẩn bị của thày : Lược đồ phân bố dân cư ( Nếu có )
2. Chuẩn bị của trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III/ Tổ chức lớp.
1. Kiểm tra sĩ số :
2. Các hình thức tổ chức dạy học : Cá nhân, nhóm, tập thể.
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :Kiểm tra bài cũ
? Hãy cho biết tình hình gia tăng dân số của nước ta hiện nay ? Hậu quả của việc gia tăng dân số đó ?
- ? Cho biết ý nghĩa của của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dsố nước ta ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về mật độ dân số và phân bố dân cư
- ? Cung cấp mật độ dân số của TQ + In đô ( 2001 ) là ( 1333 - 107 ), Châu á ( 85 ), Thái Lan ( 124 ) ( 2003 ), Thế giới là 47
- ? DT vào loại Tb ( 58 ) Dsố vào loại cao ( 14 )
- ? Căn cứ vào kiến thức đã học và số liệu trên. Em hãy so sánh mật độ dân số nước ta so với châu lục thế giới và khu vực, rút ra nhận xét ?
- HS : Dựa vào số liệu trả lời.
- ? Dựa vào số liệu mật độ dân số nước ta năm 1989 (195 ), 1999 ( 231 ), 2002 ( 241 ), 2003 ( 246 ) em có nhận xét gì ?
- Hs : Xác định 
- ? Dựa vào H3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào ? thưa thớt ở vùng nào ?
- HS : ĐB , ven biển , các đô thị . 
- ? Dựa vào thực tế và sự hiểu biết cho biết sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn? Tại sao lại có sự phân bố đó ? 
- HS : Xác định. 
I - Mật độ dân số và sự phân bố dân cư.
1. Mật độ dân số.
- Nước ta có mật độ dân số cao 246 ng/ km2 ( 2003 ).
- Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng.
2. Phân bố dân cư.
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
-Miền núi và Tây Nguyên dân cư thưa thớt hơn.
- Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn.( 76 % )
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các loại hình quần cư.
- ? Dựa vào kiến thức đã học cho biết dân cư thường sống tập trung theo những kiểu quần cư nào ?
- HS : Nông thôn và thành thị.
- ? Dựa vào thực tế hãy nêu đặc điểm của quần cư nông thôn ? 
- ? Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết ?
- Nơi em ở thuộc loại hình quần cư nào ?
- ? Dựa vào vốn hiểu biết nêu đặc điểm của quần cư đô thị ?
- HS : Trả lời.
- ? Quan sát H 3.1 hãy nêu nhận xét về sự phân các đô thị ở nước ta ?
- HS : Dựa vào lược đồ trả lời.
II - Các loại hình quần cư.
1 . Quần cư nông thôn.
- Là điểm dân cư sống ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú. ( làng, ấp, bản, buôn ..)
- Hoạt động kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. 
2 . Quần cư đô thị.
- Có mật độ dân số cao. Phần lớn các đô thị nước ta có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động CN, dịch vụ. Là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị KHKT.
- Phần lớn đô thị nước ta phân bố tập trung ở ĐB, ven biển.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về đô thị hoá.
- ? Cho Hs tìm hiểu khái niệm đô thị SGK - 153.
- ? Dựa vào bảng 3.1 hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta ?
- HS : Quan sát bảng trả lời.
- ? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta ntn ?
- HS : Xác định. 
III - Đô thị hoá.
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục và mở rộng quy mô, quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Trình độ đô thị hoá thấp.
* Ghi nhớ ( SGK - 13 )
Hoạt động 5 : Luyện tập - củng cố.
- ? Hướng dẫn Hs làm các bài tập.
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, chuẩn bị bài mới.
 --------------------------------------------------------------------------
Tuần : 2 Ngày soạn ... liền kề đồng bằng sông Hồng một vùng có trình độ pt cao về kinh tế xã hội.
+ Có nguồn lao động dồi dào.
+ Có mặt bằng xây dựng tốt, có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.
+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
+ Nguồn đất ở tương đối lớn, giao thông đi lại dễ dàng , khí hậu không khắc nghiệt ..là điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống.
=> Ngược lại miền núi gặp khó khăn.
=> Đẩy mạnh khai thác tài nguyên tn song nguồn tài nguyên bị cạn kiệt; gỗ , lâm sản, đất nông nghiệp khoáng sản đang bị khai thác quá mức, dt đất trống đồi trọc tăng lên, thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái.
=> Điều kiện cơ sở vật chất, giao thông, các loại hình dịch vụ .
+ Có dịa danh du lịch nổi tiếng
+ Nguồn lao động có trình độ cao.
+ Có nhiều dich vụ phục vụ phù hợp
=> Vị trí địa lí ở trung tâm của phía bắc của đất nước 
- Đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ.
- Dân cư đông đúc có trình độ cao.
- Kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện 
- Khí hậu có mùa đông lạnh 
- Nhiều đô thị hình thành lâu đời
- Vị trí địa lí thuận lợi
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho xd cơ sở hạ tầng.
- Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Có lịch sử phát triển nền công nghiệp từ lâu và sớm nhất.
- Được nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển.
- Là nơi tập trung các ngành công nghiệp trọng điểm.
* Dân số đông mật độ dân số cao dẫn tới tỉ lệ bình quân đầu người thấp 
- Tỉ lệ lao động thất nghiệp lớn.
Hoạt động 2 : Củng cố
- Gv hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ
+ Các bước tiến hành 
+ Ghi chú
+ Nhận xét.
Hoạt động 3 : HDVN
- Chuẩn bị giấy kiểm tra học kì
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì
 -------------------------------------------
Tuần 17 Ngày soạn : 03 - 12 - 2008
Tiết 34 Ngày dạy : 
Kiểm tra học kì I
I/ Mục tiêu
- Nhằm đánh giá sự nhận thức của học sinh về đặc điểm tự nhiên dân cư xã hội và tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế đã học.
- Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ và trình bày bài kiểm tra.
II/ Đề kiểm tra
Phần Trắc nghiệm (3 đ)
Điền chữ Đ vào ô trống trong các câu dưới đây em cho là thích hợp.
Câu 1 : Hiện nay điều kiện hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài vào công nghiệp nước ta là ;
A- Dân cư lao động 
B - Chính sách phát triển *
C - Thị trường *
D - Cơ sở vật chất kĩ thuật *
Câu 2 : Nối các ý ở dãy phải với dãy bên trái cho phù hợp
a) Các sân bay quốc tế của nước ta thuộc tỉnh thành phố
1 - Nội Bài a) TP Đà Nẵng
2 - Tân Sơn Nhất b) TPHCM
3 - Đà Nẵng c) TPHN
b) Hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa với các tỉnh , thành phố mà hai huyện đảo trực thuộc.
1 - Huyện đảo Trường Sa a) TP Đà Nẵng
2 - Huyện đảo Hoàng Sa b) Tỉnh Khánh Hoà
Câu 3 : Những thiên tai thường xuyên xảy ra ở vùng ven biển BTB (1 đ)
A - Bão, lũ lụt, rét hại 	 *
B - Gió lạnh Đông Bắc	 * 	
C - Gió Tây Nam nóng, khô hạn, bão, lũ lụt *
D - Tất cả đều đúng *
Phần Tự luận ( 7 đ)
Câu 1(3 đ) : Tại sao nói HN và TPHCM là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất và đa dạng nhất nước ta ?
Câu 2(4 đ) : Dựa vào bảng số liệu sau đây
Số lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 1990 - 2002 ( Nghìn tấn)
Năm
Sản lượng thuỷ sản
Khai thác
Nuôi trồng
Tổng số
1990
728, 5
162. 1
890. 6
1995
1068, 2
537, 5
1005, 7
2002
1802, 6
844,8
2647, 4
a) Vẽ biểu đồ cột trồng thể hiện sản lượng thuỷ sản của nước ta năm 1990 và 2002.
b) Nhận xét sự phát triển của ngành thuỷ sản (cả khai thác và nuôi trồng). Giải thích vì sao nước ta có điều kiện pt .
III/ Đáp án và biểu điểm chấm
1 . Cách chấm và cho điểm
- Chấm đúng đáp án, chấm theo thang điểm 10
2 . Đáp án và biểu điểm chấm
Phần trắc nghiệm :
Câu 1 : Đáp án A, B, C đúng
Câu 2 : a) Nối 1 - c; 2 - b ; 3 - a b) Nối 1 - b; 2 - a.
Câu 3 : ý D ( tất cả đều đúng )
Phần tự luận :
Câu 1 : Mỗi ý trả lời đúng đạt 0,5 đ 
- Vị trí nằm trung tâm của 2 miền Nam Bắc.
- Có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng .
- Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn tốt nhất tạo thị trường tiêu thụ rộng.
- Có điều kiện cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện.
- Được nhà nước quan tâm đầu tư sớm.
- Là nơi tập trung và phát triển sớm các ngành cn hàng đầu Vn đặc biệt là các ngành Cn trọng điểm.
Câu 2: 
a) Vẽ biểu đồ đúng có tên biểu đồ, có chú giải. (2 đ)
b) Nhận xét
- Từ năm 1990 - 2002 sản lượng thuỷ sản tăng nhanh liên tục ( PT số liệu )
- Từ năm 1990 - 2002 sản lượng khai thác tăng mạnh hơn nuôi trồng.
* Giải thích :
- Có diện tích mặt nước mặn, lợ, rộng lớn có nhiều bãi tôm cá.
- Đường bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh tạo điều kiện pt nuôi trồng.
- Nguồn lao động cần cù có kinh nghiệm.
V/ Thống kê kết quả
Điểm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
0 - 4
5 - 6
7- 8
9-10
Số lượng
Tỉ lệ
 --------------------------------------------------------------------
Tuần 18 Ngày soạn : 25 - 12 - 2008
Tiết 35 Ngày dạy : 31 - 12 - 2008
Vùng đông nam bộ
I/ Mục tiêu
Sau bài học học sinh cần :
- Hiểu được ĐNB là vùng phát triển kinh tế rất năng động. 
Đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và trên biển cũng như đặc điểm dân cư và xã hội.
- Nắm vững phương pháp kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng đặc biệt là trình độ đô thị hoá và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong cả nước.
- Đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức, liên kết các kênh kiến thức theo câu hỏi dẫn dắt.
II/ Chuẩn bị 
1 . Chuẩn bị của thày : SGK, lược đồ vùng ĐNB
2 . Chuẩn bị của trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III/ Tổ chức lớp 
1 . KT sĩ số : 
2 . Các hình thức tổ chức dạy học : Cá nhân, nhóm
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : HD tìm hiểu vị trí địa lí giới hạn lãnh thổ 
- ? Dựa vào H31.1 xác định ranh giới vùng ĐNB ?
- HS xác định dựa vào lược đồ.
- ? Với vị trí địa lí ấy có ý nghĩa như thế nào ?
- HS nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Là cầu nối giữa Tây Nguyên và DHNTB với đồng bằng sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng.
- Là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông.
Hoạt động 2 : HD Hs tìm hiểu về ĐKTN và TNTN
- ? Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1 hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền ? và có điều kiện gì để phát triển kinh tế biển ?
- Hs xác định.
- ? Quan sát H31.1 hãy xác định các sông Đnai, sông Sài Gòn, sông Bé,. Vì sao phải bảo vệ và rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở ĐNB ?
- ? Bên cạnh thuận lợi thì trong quá trình phát triển kinh tế ĐNB gặp phải những khó khăn gì ?
- HS nêu.
- GV chốt kiến thức.
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Vùng đất liền :
+ Có địa hình thoải để xây dựng cơ sở hạ tânngf tốt
+ Có diện tích đất xám và đất ba zan, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt tạo điều kiện thuận lợi cho cây công nghiệp, cây rau màu, hoa quả phát triển.
- Vùng biển : ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
=> thuận lợi phát triển kinh tế biển.
- Khó khăn : khoáng sản ít, rừng ít, ô nhiễm môi trường .
Hoạt động 3 : Hd tìm hiểu về đặc điểm dân cư
- ? Dựa vào bảng 31.2 hãy nhận xét tình hình dân cư xã hội ở ĐNB so với cả nước ?
- Trong quá trình phát triển kinh tế ĐNB cần giải quyết vấn đề khó khăn xã hội nào ?
- ? ĐNB có những thuận lợi nào để phát triển du lịch ? 
III/ Đặc điểm về dân cư, xã hội
- Là vùng đông dân, nguồn lao động dồi dà, lành nghề, năng động sáng tạo => Tạo sức hút mạnh mẽ với lao đông cả nước.
- ĐNB có nhiều di tích lịch sử phát triển dịch vụ du lịch. 
Hoạt động 4 : HDVN
- Nắm chắc nội dung bài học, làm bài tập sách giáo khoa, 
Tuần 20 Ngày soạn : 02 - 01 - 2009
Tiết 36 Ngày dạy : 
Vùng đông nam bộ
I/ Mục tiêu
Sau bài học học sinh cần :
- Hiểu được ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP , sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi, các ngành này cũng có những khó khăn hạn chế nhất định.
- Hiểu một số khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế xuất.
- Về kĩ năng, cần kết hợp tốt kênh hình và kênh chữ để phân tích nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng.
- Phân tích so sánh số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ theo câu hỏi dẫn dắt
II/ Chuẩn bị 
1 . Chuẩn bị của thày : Lược đồ vùng
2 . Chuẩn bị của trò : học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III/ Tổ chức lớp
1 . KT sĩ số :
2 . Các hình thức tổ chức dạy học : Cá nhân, nhóm
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy và học
* KTBC : Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế ?
Hoạt đông của thày và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : HD tìm hiểu về sự phát triển kinh tế
- ? Dựa vào kênh chữ SGk - 116, 117 kết hợp bảng 32.1 cho biết đặc điểm cơ cấu SX công nghiệp trước và sau giải phóng ở ĐNB có gì thay đổi ?
- HS xác định.
- ? Căn cứ bảng 32.1 nhận xét tỉ trọng CN - XD trong cơ cấu kinh té của vùng ĐNB so với cả nước ?
- ? Dựa vào hình 32. 2 hãy nhận xét sự phân bố sản xuất Cn ở ĐNB?
- ? Ví sao sản xuất ccông nghiệp tập trung chủ yếu TP HCM ?
+ Vị trí địa lí 
+ Nguồn lao động
+ Cơ sở hạ tầng
+ Chính sách pt luôn đi đầu.
- ? Trong quá trình pt CN vùng ĐNB cần khắc phục những khó khăn gì ?
+ Csở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu pt và sự năng động của vùng 
+ Lực lượng lao động tại chỗ chưa đủ về lượng và chất.
+ công nghệ chậm đổi mới
+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
IV/ Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
- Trước 1975 công nghiệp phụ thuộc cơ cấu đơn giản, phân bố nhỏ hẹp
- Ngày nay : công nghiệp là thế mạnh của vùng, cơ cấu sx cân đối đa dạng tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng khai thác dầu khí, cơ khí điện tử công nghệ cao, CBLTTP..
- CN - XD chiếm tỉ trọng lớn ( 59,3 %) trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM , Biên Hoà. Bà Rịa - Vũng tàu.
2 . Nông nghiệp
- Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng nhất cả nước
- Cây CN lâu năm và hàng năm phát triển mạnh đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả.
- Chăn nuôi gai súc gia cầm theo hướng công nghiệp và môi trường thuỷ sản được chú ý phát triển. 
Hoạt động 2 : Củng cố
- Tình hình pt CN ở ĐNB có gì thay đổi ?
- Tại sao ĐNB trở thành vùng trồng cây CN lớn nhất nước ta ?
Hoạt động 3 : HDVN
- Học bài theo nội dung tìm hiểu, làm bài tập sgk, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan ngu van9.doc