Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 15, Bài 15: Thương mại và du lịch - Năm học 2018-2019 - Bùi Thị Lan

Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 15, Bài 15: Thương mại và du lịch - Năm học 2018-2019 - Bùi Thị Lan

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Biết được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch nước ta.

Nắm được những tiềm năng du lịch và ngành du lịch đang trở thành ngành KT quan trọng

- Hiểu và giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại và du lịch lớn nhất cả nước

- Vận dụng KT để giải thích các hiện tượng địa lí KT-XH

b. Kĩ năng

- Đọc và phân tích biểu đồ, bảng số liệu

- Sưu tầm tranh ảnh DL VN, thực hiện hoạt động trải nghiệm về thương mại

- Đọc lược đồ thương mại và DL

- Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tổng hợp kiến thức

 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

a. Các phẩm chất

- Yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước

- Tôn trọng, hợp tác với bạn bè

b. Các năng lực chung

- Tự học, tự giải quyết vấn đề, thuyết trình, hợp tác

c. Các năng lực chuyên biệt

- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu để rút ra kiến thức, sưu tầm tranh ảnh

 

docx 10 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 15, Bài 15: Thương mại và du lịch - Năm học 2018-2019 - Bùi Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Kế hoạch dạy
10/10/2018
Lớp
9A5
Tiết (TKB)
Ngày dạy
 18/10/2018
TIẾT 15- BÀI 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
(Dạng bài: Lí thuyết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, HS cần: 
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Biết được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch nước ta.
Nắm được những tiềm năng du lịch và ngành du lịch đang trở thành ngành KT quan trọng
- Hiểu và giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại và du lịch lớn nhất cả nước
- Vận dụng KT để giải thích các hiện tượng địa lí KT-XH
b. Kĩ năng
- Đọc và phân tích biểu đồ, bảng số liệu
- Sưu tầm tranh ảnh DL VN, thực hiện hoạt động trải nghiệm về thương mại 
- Đọc lược đồ thương mại và DL
- Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tổng hợp kiến thức
 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
a. Các phẩm chất
- Yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước
- Tôn trọng, hợp tác với bạn bè
b. Các năng lực chung
- Tự học, tự giải quyết vấn đề, thuyết trình, hợp tác
c. Các năng lực chuyên biệt 
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu để rút ra kiến thức, sưu tầm tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ
1. GV :
- Lược đồ thi trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam
- Lược đồ du lịch VN ( atlat Địa lí trang 25)
2. HS
- Dụng cụ học tập, SGK, VBT
- Chuẩn bị phần bài tập nhóm đã được giao
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
 A. Hoạt động khởi động ( 3 phút) 
- GV chiếu 5 câu hỏi trắc nghiệm bài học trước, gọi 1 HS đứng dưới lớp chọn đáp án, GV nhận xét và cho điểm
Câu 1: Loại hình vận tải nào sau đây VN sử dụng nhiều nhất:
Đường bộ
Đường sắt
Đường biển
Đường hàng không
Câu 2: Tuyến đường nào đi qua 6/7 vùng kinh tế của đất nước:
a. Đường sắt Thống Nhất b. Quốc lộ 1A
c. Đường Hồ Chí Minh d. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.
Câu 3: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ.
a. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
b. Nền kinh tế phát triển năng động.
c. Giao thông vận tải phát triển.
d. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.
Câu 4: Những dịch vụ nào sau đây thuộc bưu chính viễn thông
a. Sửa chữa xe máy, internet, chuyển bưu phẩm
b. Du lịch, điện báo, điện thoại
c. Phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, điện báo
d. điện thoại, khám sức khỏe, báo chí
Câu 5: Nước ta hòa mạng internet vào năm nào?
a. Năm 1990
b. Năm 1993
c. Năm 1995
d. Năm 1997
- Quan sát các bức tranh sau, miêu tả tranh và cho biết các bức tranh đề cập đến ngành kinh tế nào ?
HS trả lời : Ngành thương mại và ngành du lịch
- GV dẫn vào bài mới : Thương mại và du lịch cũng là 2 ngành KT thuộc nhóm ngành DV mà ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo.
 Đây là hai ngành kinh tế không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng có vai trò thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước ta. Sự phát triển của thương mại và du lịch như thế nào chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
1. THƯƠNG MẠI 
 Từ xa xưa ông cha ta đã nói « phi thương bất phú », tức là không kinh doanh buôn bán thì không thể giàu được. Qua câu nói đó chúng ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của ngành thương mại. Vậy ở nước ta ngành KT này phát triển ntn mời cả lớp cùng tìm hiểu
 B. Hoạt động hình thành kiến thức( 30 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu thương mại
- Mục tiêu: Đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại nước ta. Hiểu và giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. 
- Thời lượng: 15 phút
- Phương tiện, đồ dùng/ tài liệu học tập: biểu đồ 15.1,15.6, tranh ảnh các chợ, BĐ thế giới 
- Phương pháp/ kĩ thuật: Đàm thoại, đặt câu hỏi, động não, nhóm
- Năng lực:+ NL chung: năng lực tự học, hợp tác, thuyết trình
 + NL chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh
- Tiến trình thực hiện và sản phẩm:
Hoạt động của HS và GV
Nội dung - sản phẩm
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 Ngành thương mại nước ta gồm những hoạt động chính nào?
+ Ngành nội thương và ngành ngoại thương
Tiết học trước cô đã giao bài tập cho cả lớp về nhà nghiên cứu, tìm hiểu và đã hướng dẫn từng nhóm, cô mời 1 bạn nhắc lại yêu cầu :
+ N1: Tìm hiểu về hoạt động nội thương
+ N2: Tìm hiểu về hoạt động ngoại thương
- Thời gian 2 phút để các nhóm xem lại kết quả của mình
- GV gọi đại diện 1 HS của nhóm lên trình bày về hoạt động nội thương và ngoại thương
- Các nhóm còn lại nhận xét theo kĩ thuật 3 lần 3 ( 3 điều tốt - 3 điều chưa tốt - 3 đề nghị cải tiến)
- HS nhóm khác đặt câu hỏi, nhóm thuyết trình trả lời, GV hỗ trợ
- GV nhận xét, cho điểm, chuẩn kiến thức
* Các câu hỏi HS và GV có thể đặt thêm đối với nhóm thuyết trình:
- Nội thương: 
Hoạt động nội thương nước ta còn những hạn chế nào?
+ Sự phân tán manh mún, hàng thật hàng giả cùng tồn tại trên thị trường. 
+ Lợi ích của người tiêu dùng và người kinh doanh chân chính chưa được bảo vệ
+ Cơ sở còn chậm đổi mới.
Tại sao HN và HCM là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất cả nước?
+ Hai thành phố đông dân
+ Hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, được đầu tư nhiều
+ Vị trí địa lý thuận lợi
+ Nhiều tài nguyên du lịch
- Ngoại thương:
Tại sao chúng ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường Châu Á - TBD?
+ Vị trí thuận lợi, khoảng cách gần
+ MQH truyền thống
 + Thị hiếu có phần giống nhau 
+ Tiêu chuẩn hàng hoá không cao
Để xuất khẩu không bị thua thiệt trên thị trường TG thì yếu tố nào cần được quan tâm hàng đầu?
+ Chất lượng và mẫu mã, sự am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế, thông tin về nhu cầu và giá cả thị trường
- GV nhận xét, đánh giá kết quả và thái độ hoạt động, chuẩn kiến thức ( chiếu trên slide) và cho điểm các nhóm
I. THƯƠNG MẠI
*Bước 2: Hoàn thành nhiệm vụ
- HS bàn luận đưa ra kq
- GV: Nhận xét mức độ tích cực tham gia hoạt động học tập của HS
Sản phẩm nghiên cứu hoàn thiện của HS
1. Nội thương:
- Phát triển với hàng hóa phong phú, đa dạng, mạng lưới lưu thông hàng hóa có khắp mọi nơi nhưng chênh lệch theo vùng
+ ĐNB đạt mức cao nhất, Tây Nguyên thấp nhất
+ Hai trung tâm lớn nhất là HN và TP.HCM
2 Ngoại thương:
- Xuất khẩu:
+ Hàng CN nặng, khoáng sản
+ Hàng CN nhẹ, tiểu thủ CN
+ Hàng nông, lâm, thủy sản
- Nhập khẩu:
+ Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu
+ Hàng tiêu dùng
* Bước 3: Lưu sản phẩm
- HS: Tổng hợp, hoàn thiện sản phẩm cá nhân và lưu vào vở học tập
* Lưu sản phẩm 
I. Thương mại
1. Nội thương
- Phát triển mạnh, phân bố không đều, phụ thuộc vào qui mô dân số, sức mua, hoạt động kinh tế khác ( tập trung nhiều ở ĐNB, ĐBSH, kém phát triển hơn tại Tây Nguyên, BTB)
+ Hà Nội, TPHCM là hai trung tâm thương mại dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta
2. Ngoại thương
+ Xuất khẩu: Khoáng sản, lâm, nông, thuỷ sản, sản phẩm CN chế biến, tiểu thủ CN,
+ Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu,
+ Thị trường chủ yếu là khu vực Châu Á – TBD: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN,
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghành du lịch
-Mục tiêu: Trình bày được tiềm năng, đặc điểm phát triển và phân bố ngành du lịch nước ta. 
- Thời lượng: 15 phút
- Phương tiện, đồ dùng/ tài liệu học tập: BĐ du lịch VN, phần chuẩn bị của HS
- Phương pháp/ kĩ thuật: Đàm thoại, đặt câu hỏi, động não, hợp tác nhóm nhỏ
- Năng lực:+ NL chung: năng lực tự học, thuyết trình, hợp tác nhóm, sưu tầm tài liệu
 + NL chuyên biệt: sử dụng lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ
- Tích hợp: BVMT
- Tiến trình thực hiện và các sản phẩm:
Hoạt động của HS và GV
Nội dung- sản phẩm
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV dẫn bài: DL còn được coi là ngành CN không khói, ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu KT cả nước, đem lại thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, giao lưu với các nước trên TG. Cho cô biết:
Nước ta có những tài nguyên nào để phát triển DL?
+ TN DL tự nhiên
+ TN DL nhân văn 
Tiết học trước GV đã yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu về ngành du lịch VN. Nộp hoặc gửi kết quả cho GV trước khi học. Gọi 1 HS đọc lại yêu cầu đã giao :
+ N1 : Tìm hiểu TN DL tự nhiên
+ N2 : Tìm hiểu TN DL nhân văn
- GV mời đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả
- HS dưới lớp nhận xét phần thuyết trình của nhóm bạn theo kĩ thuật 3.2.1 ( 3 khen, 2 góp ý, đặt 1 câu hỏi )
- HS các nhóm trả lời câu hỏi của nhóm bạn
- GV hỗ trợ, nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và cho điểm
- HS dưới lớp theo dõi 1 video 5 phút về du lịch : Cảm nhận của em về du lịch Việt Nam sau khi xem video ? 
- GV chốt kiến thức, yêu cầu HS về nhà hoàn thành vào vở ghi theo bảng :
Nhóm tài nguyên 
Tài nguyên
Ví dụ
Tài nguyên DL tự nhiên
Tài nguyên DL nhân văn
Em có nhận xét đánh giá gì về tiềm năng du lịch của Hải Phòng ? (liên hệ địa phương)
+ Có tiềm năng rất to lớn, bao gồm : Du lịch khí hậu sinh thái, phong cảnh, lịch sử, lễ hội dân gian ( HS kể tên các địa danh, tài nguyên DL tự nhiên và DL nhân văn của HP : Rừng quốc gia Cát Bà, biển Đồ Sơn, bến nghiêng, Vịnh Lan Hạ, Núi Voi, đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ,)
 Theo em thì cần có những điều kiện nào để thúc đẩy ngành du lịch nước ta phát triển ?
+ Cơ sở hạ tầng, an ninh chính trị, tinh thần và thái độ phục vụ, nét đặc sắc trong tài nguyên và văn hóa DL,
Để phát triển du lịch theo hướng bền vững cần thực hiên biện pháp gì ( tích hợp BVMT)
Một là: khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Hai là: phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên.
Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội 
Bốn là: nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.
Năm là: tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch
II. DU LỊCH
*Bước 2: Hoàn thành nhiệm vụ
- HS bàn luận đưa ra kq
- GV nhận xét về thái độ, mức độ tích cực hoạt động của HS
*Sản phẩm nghiên cứu hoàn thiện của HS
- Tài nguyên du lịch
+ Tự nhiên ( phong cảnh, bãi tắm, khí hậu tốt, sinh thái,)
+ Nhân văn ( các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, lễ hội, văn hóa dân gian,)
- Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nhanh (nhiều di sản thiên nhiên, văn hóa, phi vật thể, lễ hội,được UNESCO công nhận, các dịch vụ DL đa dạng hơn,)
* Bước 3: Lưu sản phẩm
- HS: Tổng hợp, hoàn thiện sản phẩm cá nhân và lưu vào vở học tập
* Lưu sản phẩm 
II. Du lịch
Nhóm tài nguyên
Tài nguyên
Ví dụ
Du lịch tự nhiên
Phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, khí hậu tốt, vườn QG
 (ĐTV quý hiếm)
- Vịnh Hạ Long, động Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Bà, Đồ Sơn, Nha Trang,
- Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo,
- VQG Cúc Phương, Yok Đôn
Du lịch nhân văn
Công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề
- Chùa Một Cột,Tháp Chàm, Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn
- Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, chọi trâu Đồ Sơn (HP), 
- Làng lụa Vạn Phúc, Tranh Đông Hồ,
+ Ngành du lịch nước ta phát triển ngày càng nhanh
C. Hoạt động luyện tập (7 phút)
Bài 1. GV gọi 1 HS tổng kết lại nội dung bài học, GV chiếu bằng sơ đồ
Bài 2. GV chia lớp thành 2 nhóm, cho tên của 10 địa danh du lịch Việt Nam
Các thành viên trong mỗi đội thay nhau lên viết tên tỉnh, thành phố tương ứng tên địa danh ( mỗi lượt chỉ được viết tên 1 tỉnh, thành phố), đội nhanh và đúng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng
1. Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh)
2. động Phong Nha Kẻ Bàng ( Quảng Bình)
3. Phố cổ Hội An ( Đà Nẵng )
4. di tích Mỹ Sơn ( Quảng Nam)
5. Hoàng thành Thăng long (Hà Nội)
6. Cửa Lò (Nghệ An)
7. Thiên Cầm (Hà Tĩnh)
8. Nha Trang (Khánh Hòa)
9. Mũi Né (Cà Mau)
10. Quần đảo Hoàng Sa ( Đà Nẵng)
D. Hoạt động vận dụng (3 phút)
- GV gọi 1 HS chọn đáp án 5 câu trắc nghiệm, cho điểm, dưới lớp HS cùng chọn đáp án ghi ra giấy
Câu 1: Ba khu vực có hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh của nước ta năm 2002 là:
a. ĐBSH, TDMNBB, ĐNB 
b. ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL
c. ĐBSH, DHNTB, ĐNB 
d. ĐBSH, ĐNB, Đông Bắc
Câu 2: Hiện nay, nước ta đang hợp tác buôn bán với khu vực nào nhiều nhất:
a. Châu Âu 
b. Bắc Mĩ 
c. Châu Á – Thái Bình Dương 
d. Châu Đại Dương
Câu 3: Thành phần kinh tế giúp cho nội thương phát triển mạnh mẽ là:
a. Kinh tế tư nhân
b. Kinh tế Nhà nước
c. Kinh tế tập thể
d. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 4: Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận dưới đây, nhóm di sản nào thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ:
a. Cố đô Huế, Hạ Long 
b. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn
c. Phong Nha – Kẻ Bàng, di tích Mĩ Sơn 
d. Cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An
Câu 5: Đâu là hang động tự nhiên lớn nhất Thế giới?
a. Sơn Đoòng
b. Thiên Cung
c. Phong Nha
d. Sửng Sốt
- GV hướng dẫn HS làm BT trong VBT
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng (2 phút)
- Về nhà xem lại bài cũ: Nắm rõ vai trò và đặc điểm phát triển ngành thương mại và du lịch nước ta
- Trả lời phần câu hỏi và bài tập cuối sgk
- Tìm thông tin và tập thuyết trình về 1 địa danh DL
- Nghiên cứu trước bài thực hành: Chuẩn bị bút chì, bút viết, máy tính, thước kẻ, sgk, VBT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_15_bai_15_thuong_mai_va_du_lich_na.docx