Giáo án Đội tuyển Ngữ văn 9

Giáo án Đội tuyển Ngữ văn 9

NÂNG CAO VĂN BẢN VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN BẢN

Ngày giảng :10 tháng 9 năm 2010

*A - Mục đích yêu cầu:

- Củng cố nâng cao kiến thức về các văn bản đã học.

- Rèn kĩ năng cảm nhận văn học.

B- Nội dung.

Câu 1: Trong bài phong cách HCM có mấy câu mang ý nghĩa giống nhau nhằm nhấn mạnh phong cách đặc biệt của HCM ? Tác dụng của những cách diễn đạt ấy ?

* Có ba trường hợp các câu văn có chung ý so sánh để nhấn mạnh:

- Nhu cầu học hỏi, khả năng học hỏi:'' Có thể nói , ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới , văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch HCM''.

-Cách sống giản dị và đơn sơ: '' Lần đầu tiên trong LSVN, và có lẽ cả trên t.g, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm ''cung điện'' của mình''.

- Một sự tiết chế đến kì lạ: ''Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy''.

* Cách khẳng định ở câu thứ hai là khẳng định trực tiếp, còn ở câu thứ nhất và thứ ba là khẳng định gián tiếp, khẳng định bằng cắch phủ định.

 

doc 67 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đội tuyển Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nâng cao văn bản và rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn bản
Ngày giảng :10 tháng 9 năm 2010
*A - Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nâng cao kiến thức về các văn bản đã học.
- Rèn kĩ năng cảm nhận văn học.
B- Nội dung.
Câu 1: Trong bài phong cách HCM có mấy câu mang ý nghĩa giống nhau nhằm nhấn mạnh phong cách đặc biệt của HCM ? Tác dụng của những cách diễn đạt ấy ?
* Có ba trường hợp các câu văn có chung ý so sánh để nhấn mạnh:
- Nhu cầu học hỏi, khả năng học hỏi:'' Có thể nói , ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới , văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch HCM''.
-Cách sống giản dị và đơn sơ: '' Lần đầu tiên trong LSVN, và có lẽ cả trên t.g, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm ''cung điện'' của mình''.
- Một sự tiết chế đến kì lạ: ''Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy''.
* Cách khẳng định ở câu thứ hai là khẳng định trực tiếp, còn ở câu thứ nhất và thứ ba là khẳng định gián tiếp, khẳng định bằng cắch phủ định.
Câu 2: Trong văn bản đấu tranh cho một thế giới hoà bình ở ý nhỏ thứ hai nhà văn cho ta một ví dụ điển hình về sự thuyết phục của nhưng con số, biến sự im lặng thành tiếng nói hùng hồn, do vậy sức hấp dẫn của nó đạt rất cao. Hãy thử viết một đoạn văn ngắn để chứng minh cho nhận xét ấy ?
- Chỉ trong một đoạn văn ngắn ( từ câu: ''Năm 1981,UNICEF đã định ra một chương trình'' đến ''đủ tiền xoá nạn mù chữ trên toàn t.g''), người viết đã sử dụng p.pháp so sánh,thống kê nhằm điểm lại những ước mơ trong dự án tốt đẹp của Liên hợp quốc nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên t.g về các mặt như :y tế, giáo dục, điều kiện vệ sinh, tiếp tế thực phẩmngân sách gói gọn là 100 tỉ đô la.
- Nhưng tất cả chỉ là một giấc mơ vì tốn kém quá. Vấn đề đặt ra tưởng như chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng nếu làm một động tác so sánh khoản chi này với khoả chi cho các cuộc chạy đua vũ trang thì tiếng nói căm giận trào lên vì sự mỉa mai và phi lí. Bởi số tiền không thể có được đó chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.
- Sự mỉa mai phi lí ở chỗ : dự án của liên hợp quốc là để cứu người , còn những tính toán từ những cái đầu ngu xuẩn chạy đua chiến tranh là để huỷ diệt con người. Và dự án tốt đẹp nói trên- xét về mặt kinh phí chỉ bằng cái móng tay của những khoản chi tiêu điên dại cho các cuộc chạy đua chiến tranh vô nghĩa mà thôi.
=>Như vậy lí lẽ có hàng nghìn cách phát ngôn. Và Mác-két đã chọn cho mình cách phát ngôn độc đáo.
Câu 3 :Bài ''Đấu tranhhoà bình '',t.g dùng biện pháp đối lập trong nhiều trường hợp để làm nổi bật lên một nghịch lí trớ trêu :tạo ra sự sống thì khó, thì lâu ,còn huỷ diệt nó thì dễ, chỉ cần trong nháy mắt. Hãy chọn một đoạn văn tiêu biểu ở phương diện này phân tích để làm sáng tỏ .
- HS lựa chọn đoạn văn mà mình thích để phân tích.
VD :Chọn đoạn :''Từ khi mới nhen nhóm sự sốngđiểm xuất phát của nó''
+ ý văn ở đây tương phản ,đối chọi nhau :sự sống đối lập với cái chết. Và không chỉ 380 triệu năm hay 180 triệu năm là trái ngược với một khái niệm thời gian cơ học :'' bấm nút một cái'', lập tức mọi vật, mọi loài , mọi thứ hiện hữu trên thế gian này sẽ trở lại con số không xuất phát. Đoạn văn nói về sự sống với bao nhiêu chi chút, gắng gỏi, nhọc nhằn. Đó là một cuộc chạy tiếp sức của loài người và muôn vật với bao nhiêu sức lực, mồ hôi và nước mắt. 380 triệu năm, một con số khổng lồ, nhưng nhân loại có khi chỉ đi được nửa bước chân trên con đường vạn dặm. Đó là thời gian để con bướm tập bay, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở. Rồi qua bốn kỉ địa chất nữa, ''con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu''. Đó là một quá trình gian nan để cuộc sống mới đáng gọi là cuộc sống, và con người mới thoát khỏi cuộc sống động vật .
+ Vậy mà chỉ cần một cái bấm nút một cái là có thể huỷ diệt tất cả . Điều đó làm nổi bật một sự vô lí, một cuộc chạy đua vũ trang vô nhân đạo đi ngược lại lí trí tự nhiên và lí trí con người.
Câu 4 :Trong baì '' Phong cách HCM'', ngoài hai ý lớn là con đường dẫn đến phong cách HCM và biểu hiện của phong cách ấy,còn thấp thoáng một vấn đề khác. Suy nghĩ của em về vấn đề ấy ?
* Ván đề :nhận thức mới về mối quan hệ giữa cách mạng với văn hoá và văn hoá với cách mạng.
- ở phần thứ nhất của bài văn, người viết nói về'' cuộc đời đầy truân chuyên của Bác''. Đó là cuộc đời đi tìm con đường cách mạng, cuộc đời hoạt động cách mạng: ''Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi- Những đất tự do những trời nô lệ- Những con đường cách mạng đang tìm đi'' ( Chế Lan Viên - Người đi tìm hình của nước ) . Như vậy cách mạng là mục tiêu của Bác.
+Người đã đi nhiều nước, Người đã đến với nhiều nền văn hoá khác nhau của nhiều nước, nhiều vùng, cả bốn bể năm châu. Như vậy đối với Bác, vì mục tiêu cách mạng mà Người đến với văn hoá :''Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật tới mức khá uyên thâm ''.Thì ra với Bác: văn hoá cần cho cách mạng. Người cách mạng là những người cần có văn hoá.
+Mặt khác văn hoá cũng cần đến cách mạng. Ngay trong việc tiếp nhận văn hoá, nếu không có tinh thần cách mạng , không có lập trường cách mạng thì làm sao có thể sàng lọc để loại trừ cái tiêu cực, cái xấu để tiếp nhận cái đep, cái hay ? Như vậy phải là người cách mạng Bác Hồ của chúng ta mới có thể làm được một việc phi thường là ''nhào nặn '' những ảnh hưởng quốc tế với '' cái gốc văn hoá dân tộc '' của mình để trở thành một nhân cách vừa rất VN vừa rất hiện đại một cách tự nhiên, dung dị như ta thường thấy ở Người.
- ở phần thứ hai , khi nói đến biểu hiện văn hoá rất đặc trưng của Bác : sự giản dị. Tác giả nhắc đến sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế ( dẫn chứng SGK ).
+Còn bản thân con người giản dị, khiêm nhường và vĩ đại ấy được so sánh với các vị hiền triết. Nhưng Người vừa giống họ và vừa khác họ . Bởi Người là môt chiễn sĩ cách mạng.
Câu 5 : Nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách HCM ?
 * Yêu cầu : HS phát biểu cảm nhận của bản thân mình sau khi học xong văn bản, và qua các biểu hiện về phong cách văn hoá của Người học sinh rút ra bài học gì cho bản thân ? 
..***
Ngày giảng : 17 tháng 9 năm 2010.
Luyên tập tiếng Việt
* Mục đích yêu cầu : củng cố cho HS kiến thức tiếng Việt trong bài 1, 2, 3. Học sinh luyện tập rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng đúng các phương châm hội thoại.
* Nội dung ôn tập :
I / Lí thuyết .
 1. Thế nào là phương châm về lượng ?
- Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu không thừa.
2. Thế nào là phương châm về chất ?
- Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3. Thế nào là phương châm quan hệ ?
- Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
4. Thế nào là phương châm cách thức ?
- Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
5. Thế nào là phương châm lịch sự ?
- Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
II / Luyện tập.
 Bài tập 1:
 Trong các cuộc hội thoại sau đây, cuộc hội thoại nào thực hiện đúng cả phương châm về lượng lẫn phương châm về chất và cuộc hội thoại nào không thực hiện đúng phương châm đó ? vì sao ?
a, Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai bèn cho mời các lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán :
 - Hai chàng đều vừa ý ta nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào ? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước , ta sẽ cho cưới con gái ta.
 Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì , vua bảo:''Một trăm ván cơm nếp,một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.'' ( Truyền thuyết ST- TT ).
b, Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo :
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo :
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi :
- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói :
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.
c, Khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một chiếc kim may rồi đưa cho sứ giả và bảo :
- Ông cầm lấy cái kim này về tâu vua xin rèn cho tôi một con dao để xẻ thịt chim.
=> Gợi ý giải bài tập :
Câu a, b không vi phạm hai phương châm hội thoại nêu trên. Tuy nhiên ỏ trương hợp b các ý kiến mà các thầy bói đưa ra chỉ đúng với mình sai với thực tế khách quan.
Câu c:Vi phạm hai phương châm trên vì cậu bé không thực hiện đúng yêu cầu của vua, và cũng không tin cây kim có thể rèn được con dao-> đó chỉ là cách tương kế tựu kế mà thôi.
Bài tập 2.
Bài ca dao sau là lời gieo quẻ của một thầy bói với một cô gái :
 Số cô chẳng giàu thì nghèo
 .
 Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Em có nhận xét gì về lời của thầy bói ?Nói như vậy là vi phạm phương châm hội thoại nào ? Hãy tìm một câu thành ngữ nhận xét câu nói ấy ?
=> Lời phán của thầy bói mơ hồ, mập mờ -> vi phạm phương châm cách thức. -> nói nước đôi.
Bài tập 3.
Được ít tuần lễ,mụ lại giận dữ , bắt ông chồng đi tìm con cá :
- Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không nuốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, tao muốn làm bà nữ hoàng kia.
Ông lão hoảng sợ kêu xin :
- Mụ nói gì vậy ? Mụ có lẫn không ? Mụ đi chẳng biết đường di, nói chẳng biết đường nói mà đòi làm nữ hoàng ?Thiên hạ họ biết, họ sẽ cười cho.
Mụ vợ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão :
- Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi.
Trong cuộc hội thoại trên, mụ vợ ong lão đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Hãy phân tích để thấy được việc vi phạm phương châm hội thoại ấy cũng thể hiện tính cách của nhân vật ?
=> Mụ vợ đã vi phạm phương châm lịch sự.
-> Qua việc vi phạm phương châm lịch sự trong giao tiếp ấy ta thấy được mụ vợ trong truyện là người đàn bà chua ngoa đanh đá và coi thường chồng
Bài tập 4.
Viết đoạn văn hội thoại trong đó nhân vật thể hiện đúng phương châm quan hệ và phương châm cách thức ?
 => HS dựa vao phần lí thuyết để làm bài.
Bài tập 5.
 Viết một đoạn văn nội dung tự chọn, trong đó có dùng cụm từ : ''Tôi nói có gì không phải anh bỏ quá cho''. hoặc cực chẳng đã tôi phải nói điều này ''.
=> HS làm bài, đọc GV nhận xét.
Tập làm văn : Luyện văn thuyết minh kết hợp yếu tố nghệ thuật và miêu tả. 
Đề 1 : Thuyết minh về chiếc bàn học của em.
* Yêu cầu : HS phải kết hợp được yếu tố nghệ thuật và miêu tả trong bà thuyết minh. Hai yếu tố ấy phải được thể hiện một cách hợp lí  ... xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, khổ thơ thứ hai trong bài là những cảm nhận thật hơn về sức xuân nảy nở nơi những con người chiến đấu và lao động, là hai mẫu người gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước. Bốn câu thơ lặp lại từng cặp cấu trúc sánh đôi, cùng điệp ngữ'' Mùa xuân'' xuất hiện đầu hai câu1- 3đã gợi ra những hình ảnh về đoàn quân cầm súng và đoàn người ra đồng. Bên cạnh đó, tác giả dùng thêm từ '' lộc'' để nói tới sức xuân đang nảy nở. Cành lá nguỵ trang trên lưng người ra đồng,dấu là cành nhưng trước sức xuân nhiệm màu vẫn đâm chồi, nảy lộc. Những cây mạ non vừa được gieo xuống trong khí xuân,chẳng đợi thời gian đâm chồi'' trải dài nương mạ''. Dùng từ '' lộc'' để diễn tả sức xuân nảy nở, mãnh liệt đang trào dâng của thiên nhiên đất trời, đồng thời còn thể hiện sức xuân của con người. Những con người cầm súng, truyền sức xuân cho cành lá nguỵ trang trên lưng nảy lộc,những người ra đồng gieo mạ xuống đất hay là đang gieo xuống những mùa xuân:
 '' Mùa xuân người cầmnương mạ''.
Họ đã mang cả mùa xuân, sức xuân ra đồng, ra chiến trường và hơn thế nữa, họ đang mang cả mùa xuân về cho đất nước. Từ hai hình ảnh của hai lớp người này t/g đã đi tới một khái quát cao hơn đối với'' tất cả'': ''Tất cả.. xôn xao''.
 Cả dân tộc đang hứng sức sống mới trước mùa xuân nhiệm màu. Tất cả đang vội vã, khẩn trương trong công việc để cống hiến, xây dựng đất nước. Và thêm nữa, từ xôn xao như diễn đạt một sự thay đổi, một sự biến chuyển trong tâm hồn mỗi con người trước mùa xuân. Tất cả mọi người đang đóng góp những mùa xuân nhỏ bé của mình cho mùa xuân của đất nước:
 '' Đất nướctrước''.
Mùa xuân của đất nước được cảm nhận trong sự tổng kết chiều dài của lịch sử bốn nghìn năm với bao vất vả, gian lao. Và đất nước được so sánh với vì sao,nguồn sáng kì diệu của thiên hà, vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên vũ trụ. Đất nước ấy như một bà mẹ tảo tần, vất vả, qua bao nhiêu gian lao thử thách vẫn kiêu hãnh, ngoan cường'' Cứ đi lên phía trước''. Không chỉ bằng sức mạnh của hôm nay mà bằng sức mạnh của bốn nghìn năm lịch sử. Câu thơ như là một điểm nhấn, lời tổng kết về sức sống mãnh liệt của đất nươc đồng thời ẩn chứa niềm tự hào, niềm tin của tác giả vào cuộc đời và đất nước.
 Khổ thơ thư tư, năm là hai khổ thơ bộc lộỗo nhất chủ đề của bài thơ. Đó là ước nguyện thiết tha muốn hoà đồng vào mùa xuân đất nước, ước nguyện dâng hiến tài sức cho đời. Và ước nguyện trước tiên là ước nguyện muốn hoà đồng vào thiên nhiên đất nước:'' Ta làm xao xuyến''.
 ở khổ thơ này đã có sự lặp lại ở cấu trúc ngữ pháp, bắt gặp những hình ảnh bông hoa, con chim, những tín hiệu mùa xuân ở khổ thứ nhất. Trong muôn ngàn điều wowcs, t/g chỉ ước làn một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân.Những ước muốn giản dị để thành những vật nhỏ bé, nhưng chính những vật nhỏ bé này lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân, tạo nên sắc xuân. Bên cạnh đó, t/g còn muốn làm một nốt trầm trong bản hoà ca êm ái.Chỉ là một nốt trầm kín đáo khiêm nhường, chứ không phải là một nốt thanh thánh thót, nổi trội.Lẫn vào trong bản hoà ca, khó nghe và nhận ra những nốt trầm khiêm nhường ấyđã tạo nên cái hay của bản nhạc. T/g muốn làm nốt trầm nhưng phải là một nốt trầm xao xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời. Những ước muốn tưởng như giản dị ấy lại có một ý nghĩa lớn lao. Đó là phải đóng góp những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước, dù đó là sự cống hiến khiêm nhường, giản dị. Điều đó không chỉ là ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả chúng ta. Thông qua việc chuyển đổi đại từ'' Tôi'' sang '' Ta'', nguyện ước riêng đã trở thành nguyện ước chung. Sau ước nguyện hoà đồng,t/g đã đi tới khát vọng cống hiến bền bỉ của mình. Trong cảm hứng trữ tình, nhân vật trữ tình bỗng biến thành '' mùa xuân nho nhỏ'', một mùa xuân không chỉ mang ý nghĩa là một mùa xuân nhỏ bé có hình khối hữu hạn mà là một mùa xuân nhập vào mùa xuân rộng lớn của đất nước.': '' Một mùa.. tóc bạc''.
 Khổ thơ như là một lời nhắn nhủ, một lẽ sống. Sống là để cống hiến. Mùa xuân nho nhỏồcn là quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa mỗi con người, giữa cuộc đời chung của dân tộc. Thanh hải đã chọn cho mình một cách cống hiến riêng, không phô trương, không ồn ào, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Khổ thơ là một sự tổng kết, chiêm nghiệm từ chính cuộc đời đã cố gắng không biết mệt mỏi từ tuổi 20 căng tràn sức sống đến khi phải nằm trên giường bệnh của nhà thơ. Là lời cho riêng mình, đoạn thơ bỏ trống cách xưng hô nhưng điều đó lại như mở rộng tới mọi người, lay động người đọc cùng chung ý nghĩ.
 Bài thơ ít nói đến Huế, nhưng người đọc vẫn nhận ra một điều,bài thơ vẫn đậm đà chất Huế. Chất Huế nằm trong cảnh sắc nền thơ,trong tâm hồn dịu dàng,đằm thắm trong những bài thơ ngũ ngôn, trong những bài dân ca Huế. Và đặc biệt chất Huế đậm đà ở khổ cuối trong tiếng hát,tình yêu nước non, tình yêu quê hương:'' Mùa xuân... đất Huế''.
 Nếu những khổ thơ trên là những suy ngẫm cảm động về ước nguyện dâng hiến thì khổ thơ cuối nhà thơ lại muốn được cất lên tiếng hát thiết tha dựa trên lời ca buồn bã của câu Nam ai, Nam bình. Thanh Hải đã chuyển thành một nội dung đằm thắm chất Huế, vừa hoà chung cùng nước non.
 Lời ca như vang vọng, gợi mở ra một cái tình nhỏ bé trong cái ngàn dặm rộng lớn, mênh mang nhưng vẫn rất gần gũi, tràn đầy yêu thương và ấm áp, gợi mở ra một cái mình rất riêng, rất Huế nhưng lại hoà chung được với nước non. Tiếng hát đằm thắm hiền hoà xen với những tiếng phách giòn giã tươi vui đã kết lại bài thơ. Bài thơ khơi lên là dòng sông, là tiếng chim hót vang trời xứ Huế, kết thúc lại là nước non và tiếng hát với tất cả tình yêu nước non ngàn dăm, tình yêu quê hương đất nước.
 Bài thơ được viết theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi, vừa thể hiện nguyện ước chân thành, tha thiết vừa như dựng lên một lẽ sống cao đẹp, cống hiến hết mùnh, bền bỉ mà âm thầm lặng lẽ.
Đề 10: Phân tích đoan trích '' Chị em Thuý Kiều''( Truyện Kiều của nguyễn Du.
 Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du không ai quên được chân dung của hai chị em TK, TV. Những bức chân dung chẳng những cho thấy cách hình dung người đẹp của nghệ thuật thời xưa mà còn gợi liên tưởng tới số phận , tính cách của mỗi người. Đồng thời hai bức chân dung cũng cho thấy tấm lòng của nhà thơ ND đối với mỗi người trong hai chị em.
 Trình tự giới thiệu , miêu tả hai chị em của nhà thơ rất cổ điển: Mở đầu giới thiệu chung, sau đó tách ra miêu tả riêng, cuối cùng gộp lại kết luận chung.
 Thuý Kiều và Thuý Vân trong truyện Kiều là những nhân vật chính diện, nghĩa là nhân vật lí tưởng của t/g. Do vậy, miêu tả chân dung cũng có nghĩa là ca ngợi sắc đẹp và tài năng nhân vật. Sau câu giới thiệu vị trí hai chị em trong gia đình, nhà thơ liền ca ngợi:
 '' Mai cốt mười''. 
Đừng nghĩ rằng hễ bắt tay vào vẽ chân dung là người ta vẽ mặt, vẽ mắt, vẽ miệng ngay đâu! T/g chú ý trước hết đến '' cốt cách'' và '' tinh thần'' sau đó mới dựa vào tinh thần chung của mỗi người mà lựa chọn chi tiết cho bức chân dung'' Mai cốt cách'' là cốt cách, dáng vẻ thanh tú như cành mai, '' tuyết tinh thần'' là tinh thần trong trắng, thanh sạch như tuyết trắng, khó mà nói t/g chỉ ai là mai. chỉ ai là tuyết, chỉ biết rằng, nhìn chung thì: '' Mỗi mười''.
 Mấy chữ'' Mười.. mười'' cho thấy ý thức lí tưởng hoá cao độ của nhà thơ. Bởi ở đời mấy ai đã được mười phân ven mười ?
 Vẻ đẹp của TV được giới thiệu vẻn vẹn trong bốn dòng, nhấn mạnh ở tính chất '' Trang trọng, đoan trang'' của nàng:
 '' Vân xem màu da''.
 Khuôn mặt thuý Vân tròn trịa ,như mặt trăng rằm, đầy đặn phúc hậu. Lông mày nàng cong, đậm như con ngài. Có ý kiến cho '' ngài '' là người theo phương ngữ Nghệ Tĩnh,nét ngài là chỉ vóc dáng người, nhưng ở đây cả ba dòng đều tả khuôn mặt, lông mày, môi, tóc, nước da, lẽ nào lại chen vào đó một nét tả người được ? Lại nữa, mày ngài là biểu trưng chỉ lông mày phụ nữ, rồi chỉ phụ nữ nói chung, cũng như biểu trưng mày râu là chỉ đàn ông vậy.Miệng cười tươi thắm như hoa, tiếng nói trong và đẹp như ngọc. Tóc nàng đen hơn mây và da trắng hơn tuyết. Nét đẹp nào của nàng cũng hoàn hảo và được đem so với các thứ quý giá, cao đẹp trên đời, tưởng như nàng là kết tinh của những thứ cao đẹp, quý giá ấy.Nhưng tất cả các nét đẹp ấy đều biểu hiện tính cách đoan trang, phúc hậu mà đường bệ, trang nghiêm mà đứng đắn, một vẻ đẹp khiến người ta kính nể, chấp nhận một cách êm đẹp.Thật vậy, cười nói '' đoan trang '' là ngay thật, đúng mực, nghiêm trang không quanh co, châm chọc làm người ta phật lòng.'' Mây thua, tuyết nhừơng'' cũng là vì vậy.ND không giới thiệu tài năng và tình cảm của TV, đặc biệt là không '' vẽ mắt '' cho nàng. Đây là điểm khác của chân dung TK được vẽ ra sau đó.
 ND khắc hoạ chân dung TK trong 16 dòng còn lại. Nhà thơ giới thiệu Kiều có vẻ đẹp'' Sắc sảo. mặn mà'' nghĩa là một vẻ đẹp nổi bật,có sức mạnh hấp dẫn,cuốn hút người khác. Vẻ đẹp này thể hiện tập trung ở sắc và tài. Trước hết ND vẽ đôi mắt, phần gợi cảm nhất trên khuôn mặt. Nhưng đây là một cách vẽ khác. Nếu như khi vẽ TV, nhà thơ có thể chỉ ra bộ phận này đẹp, bộ phận kia đẹp một cách dễ dàng theo lối liệt kê, thì khi vẽ TK , nhà thơ chỉ vẽ lên một ấn tượng đẹp tổng hợp mà không tài nào chỉ ra một cách cụ thể: '' Làn thành''.
 Suy ra thì có thể nói rằng K có đôi mắt trong sáng, long lanh như nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân, rất đẹp và quyến rũ. Đôi môi đỏ thắm và mái tóc xanh mượt'' Nét xuân sơn'' là nét lông mày như của nàng Trác Vân Quân xưa '' Mày như núi xa'', đen nhạt. Nhưng cái mà t/g nhấn mạnh chỉ là ''làn'' và ''nét''. ND không chỉ chú ý tới nét đẹp mà còn chú ý tới ảnh hưởng, tác động của vẻ đẹp. Đó là vẻ đẹp của môi và tóc làm cho '' hoa ghen, liễu hờn''. Và đôi mắt nàng, một khi nhìn ai, thì có trể gây nên cảnh tai hoạ'' nghiêng nước, nghiêng thành''. Ta có thể thấy khi tả sắc đẹp nàng K, ND đặc biệt nhấn mạnh tới tác động của đôi mắt, chỉ có đôi mắt là nói lên rõ nhất cái sắc sảo, mặn mà của nàng. Đó là bút pháp lựa chọn tinh vi, công phu của t/g.
 Thứ hai, ND đề cao sự toàn tài của TK làm nền cho câu chuyện'' đố tài'- ghen với tài'' về sau : '' Thông minhtrương''.
 K làm được thơ, vẽ được tranh, biết ca ngâm, thành thạo âm nhạc, đặc biệt là tài đàn. Tài của TK được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê.Đáng chú ý là các chữ'' vốn sẵn tính trời'', '' pha nghề'' '' đủ mùi'', '' làu'', '' ăn đứt'', làm cho cái gì cũng có đủ và toàn vẹn. Ngoài ra K còn có tài sáng tác nhạc, một bài đàn ai oán lấy tên thiên bạc mệnh, ai nghe cũng buồn thảm, đau đớn. Các tài của K chung lại là tài biểu hiện t/cảm.
Nhưng lời văn của ND đâu có giản đơn là lời giới thiệu tài năng của K. Phải nói rằng đó là lời tung hô nhân vật của mình thì đúng hơn.Mấy dòng giới t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_doi_tuyen_ngu_van_9.doc