Giáo án dự thi giáo viên giỏi Ngữ văn 7 - Tiết 106: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

Giáo án dự thi giáo viên giỏi Ngữ văn 7 - Tiết 106: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

Tiết 106: SỐNG CHẾT MẶC BAY.

- Phạm Duy Tốn.-

A. Mục tiêu cần đạt

 - Hiểu được những rung động và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời lúc cuối hạ đầu thu.

B. Trọng tâm kiến thức - kĩ năng:

1. Kiến thức: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

 - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, biết bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên.

C. Chuẩn bị:

 GV: Chân dung tác giả - tác phẩm + soạn bài + sưu tầm tư liệu

 HS: Soạn bài, sưu tầm bài thơ viết về mùa thu.

D. Tiến trình các hoạt động dạy học

I. Kiểm tra: - Đọc bài thơ Viếng lăng Bác?

 - Trong bài thơ em thích nhất hình ảnh nào được tác giả miêu tả để ngợi ca Bác Hồ? Giải thích lí do?

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi giáo viên giỏi Ngữ văn 7 - Tiết 106: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2010 - 2011
Giáo viên dự thi: Bùi Hữu Chí
Đơn vị công tác: Trường THCS Cao Đức - Gia Bình - Bắc Ninh
Tiết 106: SỐNG CHẾT MẶC BAY. 
- Phạm Duy Tốn.-
A. Mục tiêu cần đạt
	- Hiểu được những rung động và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời lúc cuối hạ đầu thu.
B. Trọng tâm kiến thức - kĩ năng:
1. Kiến thức: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.
2. Kĩ năng: 
	- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
	- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, biết bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên.
C. Chuẩn bị: 
	GV: Chân dung tác giả - tác phẩm + soạn bài + sưu tầm tư liệu
	HS: Soạn bài, sưu tầm bài thơ viết về mùa thu.
D. Tiến trình các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra: 	- Đọc bài thơ Viếng lăng Bác?
	- Trong bài thơ em thích nhất hình ảnh nào được tác giả miêu tả để ngợi ca Bác Hồ? Giải thích lí do?
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
	Các em ạ! Thiên nhiên thật ưu ái đã ban tặng cho chúng ta 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Và cả 4 mùa tươi đẹp ấy đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sĩ viết lên những áng thơ làm rung động lòng người. Riêng mùa thu đã trở thành nàng thu đẹp nhất có nhiều cảm xúc nhất để từ đó các nghệ sĩ tài hoa viết nên những vần thơ tuyệt bút : Nguyễn Du với bức tranh trong trẻo mà rực rỡ, Xuân Diệu: vui mừng phấn khởi , Nguyễn Khuyến , LTL Mỗi nhà thơ đều có những cảm xúc, những cái nhìn riêng chứa đựng bao điều mới mẻ về mùa thu. H«m nay chúng ta cùng tìm hiểu vẻ đẹp mùa thu quê hương quen mà lạ trong sự cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh qua thi phẩm "Sang thu".
2. Bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn học sinh đọc - Tìm hiểu chung
- Qua phần tìm hiểu bài ở nhà, em hãy giới thiệu về tác giả qua vài nét về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của ông?
GV giới thiệu thêm: 
- Chân dung
- Sự nghiệp
- Phong cách thơ
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942. Quê: Vĩnh Phúc.
- Là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông viết hay, viết nhiều về mùa thu.
- Thơ ông trong sáng, sâu lắng, giàu chất suy tưởng và tính chiêm nghiệm.
GV giới thiệu: - Bài thơ sáng tác vào cuối năm 1977 - Khi đất nước đã thống nhất. In trong tập "Từ chiến hào tới thành phố"
2. Tác phẩm
- Hãy quan sát và cho biết. Sang thu được làm theo thể thơ nào? (Giống với tác phẩm nào đã học?)
- Tên bài thơ gợi cho em thấy: Cảm xúc được bộc lộ trước cảnh gì? Trong thời điểm nào?
- Từ đây hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ? (Miêu tả + biểu cảm)
- Từ đó xác định giọng đọc bài thơ như thế nào cho phù hợp với thể thơ, cảm xúc? (Giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm thoáng suy tư). Hãy đọc đúng giọng điệu đó.
- Giáo viên nêu vấn đề: Như các em đã biết, 1 năm được chia làm 4 mùa, mỗi mùa tương ứng với 3 tháng (Mùa xuân: 1,2,3; mùa Hạ: 4,5,6; mùa Thu: 7,8,9; mùa Đông: 10,11,12).
Căn cứ vào tựa đề - Hãy xác định thời gian miêu tả cảnh vật ở đây? (Cuối tháng 6 đầu tháng 7)
3. Đọc - hiểu chú thích
Đây là thời gian chuyển mùa, giao điểm của 2 mùa Hạ-Thu. Cảnh vật thiên nhiên miêu tả trong trạng thái chuyển động giao mùa chứ không tĩnh lặng như ở nhiều bài thơ thu khác.
Bài thơ có 3 khổ, chia theo trục thời gian 2 mùa: 
4. Bố cục:
Em hãy chỉ rõ hơn thời gian của từng khổ ấy?
Cảm xúc trữ tình thể hiện theo từng khổ ấy?
Vậy cảm xúc của tác giả ra sao? Cảnh vật trong bài từng thời điểm ấy được miêu tả như thế nào? Chúng ta cùng phân tích theo 3 thời điểm ấy trong phần Đọc - Hiểu văn bản.
Cảnh: - Lúc chớm thu (Khổ 1)
- Sang thu (Khổ 2)
- Bước vào mùa thu (Khổ 3)
Hoạt động 2:
II. Đọc - Hiểu văn bản
HS đọc khổ 1. - Nêu nội dung?
- Trong câu thơ mở đầu, từ nào đã diễn tả trạng thái của nhà thơ khi mùa thu đến? Đó là trạng thái như thế nào?
- Trong trạng thái ấy, tác giả đã cảm nhận mùa thu sang bằng những hình ảnh, hình tượng nào?
- Để miêu tả được những hình ảnh, hình tượng của mùa thu lúc mới sang tác giả sử dụng những động từ và phép tu từ nào?
- Hãy giải thích 2 động từ này? (phả: tỏa vào, trộn lẫn). Hương ổi gắng sức tỏa vào không gian cho hương đậm hơn, thơm hơn.
 chùng chình - Từ láy vừa gợi hình vưag gợi trạng thái: cố tình đi chậm lại như muốn tận hưởng khoảnh khắc chớm thu đầy quyến rũ.
1. Khổ 1: Khung cảnh lúc chớm thu
Bỗng nhận ra
hương ổi - phả 
gió se
sương - chùng chình
=> Động từ, từ láy + phép nhân hóa
- Việc dùng từ láy kết hợp với động từ và phép nhân hóa để miêu tả cảnh vật gợi ra trạng thái như thế nào? (chuyển động nhẹ nhàng, vận động)
- Đây là những hình ảnh, hiện tượng thiên nhiên như thế nào?(Xét về mức độ tồn tại trong không gian)? (Tác giả miêu tả: hương ổi, gió se, sương không cụ thể, huyền ảo)
- Để cảm nhận được cảnh vật trong sự vận động nhẹ nhàng ấy tác giả huy động những giác quan nào? (khứu, thị, xúc giác).
- Mặc dù đã huy động nhiều giác quan để cảm nhận gió, hương, sương thu thế mà tác giả không khẳng định: Ôi mùa thu đã về mà lại viết Hình như thu đã về?
- Hình như thuộc loại từ nào? Thể hiện tâm trạng như thế nào của tác giả? (Xao xuyến, hoài nghi)
Thu mới chớm sang - cảnh vật còn huyền ảo nên nhà thơ mới băn khoăn như thế. Đó là tâm trạng, là cảm giác chỉ có trong thời điểm ấy.
 Cảm nhận bằng nhiều giác quan khung cảnh lúc chớm thu chuyển động trong trạng thái.
- Qua việc dùng từ và cách lựa chọn hình ảnh để miêu tả em có ấn tượng như thế nào về cảnh thiên nhiên khi thu vừa chớm đến qua lời thơ của Hữu Thỉnh?
 Nhẹ nhàng, như có tâm trạng làm tác giả ngỡ ngàng, xao xuyến.
GV bình: Cổ nhân có câu Ngô đồng nhất diệp lục
 Thiên hạ cộng tri thu
Thơ xưa Đỗ Phủ cảm nhận thu sang bằng tín hiệu ngô đồng rụng lá lìa cành báo hiệu cho thiên hạ biết trời đất sang thu. Nguyễn Trãi cảm nhận bằng hoa cau rụng, Nguyễn Đình Thi cảm nhận bằng hương cốm "Gió thổi mùa thu hương cốm heo may" và thi nhân nào cũng có cảm nhận thu đến bằng ngọn gió heo may se lạnh. Hữu Thỉnh cảm nhận thu sang bằng một khung cảnh quen mà lạ: Có hương thu, gió thu, sương thu. Đặc biệt là hương ổi - thứ hương quê nồng nàn thân thuộc nan tỏa trong sự vận động nhẹ nhàng của gió, bước đi chậm rãi của sương thu. Cảnh vật chuyển biến nhẹ nhàng nhưng lại có tâm trạng như con người chủ động; sương thu, hương ổi như cố lan tỏa vào không gian, vào hồn thi sĩ, sương thu cố ý đi chậm hơn trong đường thôn ngõ xóm để báo cho mọi người cảnh vật đất trời đã sang thu. Tất cả đều rất nhẹ, rất khẽ, rất êm. Phải là người tinh tế lắm tác giả mới cảm nhận được bước đi của thời gian, của cảnh vật tưởng như mơ hồ như vậy. Tất cả như chiếc chìa khóa mở rộng.
=> Gợi chuyển: Cảnh vật thiên nhiên trong khổ 1 gợi ta liên tưởng đến không gian nơi nào trong cuộc sống? (Từ ngõ) - ở làng quê.
Khổ 2: Còn miêu tả cảnh vật ở không gian ấy nữa không? (xa hơn, rộng, gần hơn).
Học sinh đọc khổ thơ 2. Nêu nội dung?
2. Khổ 2: Cảnh ngả dần sang thu
- Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả qua những chi tết hình ảnh nào?
- Em thấy cách miêu tả cảnh vật ở đây có gì giống khổ 1 về việc dùng từ và phép tu từ?
- Qua những từ ngữ đó em đã hình dung tưởng tượng thiên nhiên đã chủ động sang thu cụ thể hơn. Em hãy giải thích bằng cách giải nghĩa từng từ:
+ Dềnh dàng: cố ý chậm lại như ngắm cảnh đôi bờ, nước cạn hơn, trong hơn, nước không còn đỏ nặng phù sa và cuồn cuộn chảy như mùa hạ.
+ Vội vã: Nhịp vỗ cánh nhanh hơn, hối hả khẩn trương hơn bởi thu về hoàn hôn đến nhanh hơn mùa hạ, trong gió có se lạnh.( => 2 sự vật, 2 trạng thái như có sự hoán đổi vị trí cho nhau mùa hạ - mùa thu.)
+ Mây vắt nửa mình sang thu-Trông như dải lụa mỏng vắt ngang bầu trời, nửa mìnhh sang thu, một nửa còn ở mùa hạ.
- Cảnh vật trong khổ thơ này đều được miêu tả nhờ phép nhân hóa như có tâm trạng, sự chủ động khi bước vào thu. Trong những hình ảnh ấy, hình ảnh nào được miêu tả độc đáo hơn cả? Hãy giải thích vì sao? (Cảnh nào có thật mà lại như không có thật).
GV bình: Đám mây là hình ảnh độc đáo đầy sáng tạo. Đám mây là hình ảnh có thực được liên tưởng như dải lụa vắt ngang trôi trên bầu trời. Giống như một sứ giả giao mùa, giống như một nhịp cầu nối đôi bờ mùa hạ - mùa thu. Đám mây trong trạng thái ngập ngừng chưa muốn rời xa mùa hạ cũng chưa muốn bước chân sang thu nên mới như thế. Chữ bắt được dùng rất hay. Tác giả không dùng chữ bồng bềnh, lơ lửng, lang thang. Đám mây cụ thể mà lại rất mơ hồ. Trong bài Chiều Sông Thương Hữu Thỉnh đã từng viết Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ. Thi sĩ Lê Thu An cũng miêu tả mây chiều thu: Mây chiều một dải trắng phau. Vắt ngang sườn núi chiều thu ngập ngừng. Thi sĩ nào cũng miêu tả trong sự quan sát tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm.
Sông - dềnh dàng
Chim - vội vã
Đám mây mùa hạ - vắt nửa..
=> Động từ miêu tả trạng thái chủ động + từ láy, phép nhân hóabằng sự phát hiện tinh tế.
- Qua những hình ảnh được miêu tả em có ấn tượng ntn về khung cảnh sang thu ở khổ 2 so với khổ thơ thứ nhất về không gian tồn tại và vận động?
=> Cảnh vật được miêu tả trong không gian rộng hơn, trong trạng thái chủ động hơn.trông như một bức tranh
GV chuyển: Nếu khổ 1, khổ 2 cảnh vật miêu tả trong trạng thái chuyển mình thì đến khổ thơ cuối cách miêu tả của tác giả có gì thay đổi không? Từ đó bộc lộ suy ngẫm gì của tác giả trước cảnh vật?
HS đọc khổ 3 - nêu nội dung
3. Cảnh vật bước hẳn vào thu
Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả còn dấu hiệu của mùa hạ nhưng lại mang đặc trưng của mùa thu cụ thể ntn qua từng hình ảnh được tả?
Nắng - còn bao nhiêu
Mưa - vơi dần
Sấm - bớt bất ngờ
Hàng cây - đứng tuổi
- Nhà thơ mượn cảnh hạ để miêu tả mùa thu. Qua cách miêu tả và diễn đạt như vậy em hãy hình dung, tưởng tượng miêu tả lại cảnh này?
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, đã giảm đi không còn chói chang gay gắt.
Những cơn mưa rào ào ạt đã giảm dần, đã ít đi. Tiếng sấm lớn, dữ dội gắn cùng những cơn mưa rào mùa hạ vẫn làm người ta giật mình cũng đã giảm đi âm thanh và tần số không còn dữ dội, kinh hoàng nữa. Nhìn hàng cây buổi đầu thu như được thay áo mới đậm sắc hơn, đứng lặng bên đường trông như người đứng tuổi.
- Những từ " vẫn còn, vơi dần, đã bớt" được sử dụng có tác dụng ntn trong việc gợi tả ngoại cảnh ở đây?
(Tác giả đong đếm khối lượng cụ thể để diễn tả cái vô định, vô lượng)nhà thơ gợi tả mùa hạ như còn níu giữ thu sang những svht còn vương trên hàng cây, đất trời
-Trong đoạn thơ có một từ được sử dụng gợi ta liên tưởng đến con người - đó là từ ngữ nào? (đứng tuổi)
=> Hiện tượng đặc trưng của thời tiết đang có sự giảm dần về mức độ và cường độ
- Việc sử dụng từ ngữ đó trong trường liên tưởng về các hiện tượng: nắng, mưa, sấm giúp em có suy nghĩ gì về những con người đứng tuổi?
Đoạn thơ muốn nới gì về những con người đứng tuổi?
-Nhìn ngoại cảnh trong buổi đầu thu tác giả gửi gắm suy ngẫm và chiêm nghiệm gì về con người và đất nước qua những hình ảnh đó?
* GV trích dẫn lời tác giả Hữu Thỉnh: 
 Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ ta thấy khổ thơ cuối khiến chúng ta liên tưởng không chỉ đến những con người từng trải mà dường như tác giả muốn nói đến hoàn cảnh đất nước ta trong thời kì chiến tranh lửa đạn và nhà thơ đã từng là người lính trải qua thời kì ấy giờ đây được hưởng cuộc sống hòa bình nhưng vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong thời kì khôi phục và xây dựng đất nước mặc dù vậy đất nước ta vẫn cảm thấy vững vàng, chủ động trong mọi tình huống
- Nắng, mưa, sấm tượng trưng cho những vang động, khó khăn, chấn động của ngoại cảnh, của cuộc sống.
- Hàng cây đứng tuổi gợi ra những con người từng trải trong cuộc sống giờ có bản lĩnh hơn, vững tin hơn.
Sang thu là một bài thơ không chỉ hay, đẹp bởi hình ảnh thơ, giọng điệu mà còn mang đậm chiều sâu triết lí. Đọc bài thơ ta lại liên tưởng đến ý thơ: Sau mùa hạ ồn ào như lửa đỏ. Sớm mai này lòng yên ả sáng thu.
Hoạt động 3:
III. Tổng kết
Trong bài thơ tác giả sử dụng rất nhiều những hình ảnh thiên nhiên để miêu tả thời điểm chuyển giao giữa mùa hạ sang mùa thu em có nhận xét gì về việc sử dụng những hình ảnh đó? Sự vật, hiện tượng trong bài thơ đều được miêu tả trong trạng thái nào? Cách dùng từ và phép tu từ có ý nghĩa như thế nào trong việc miêu tả cảnh ở đây?
1. Nghệ thuật:
- Hình ảnh chọn lọc kết hợp với các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ gợi tả khung cảnh thiên nhiên trong thời điểm giao mùa rất đẹp.
- Cảm nhận bằng nhiều giác quan của tâm hồn nhạy cảm.
Nếu coi bài thơ là một bức tranh thu thì qua bức tranh này cảnh vật hiện lên có gì độc đáo và ấn tượng?
HS đọc ghi nhớ.
2. Nội dung
- Bức tranh giao mùa trong sự chuyển biến nhẹ nhàng. 
- Từ thiên nhiên liên tưởng tới con người và cuộc sống.
Hoạt động 4:
IV. Luyện tập
Thơ thu của dân tộc rất nhiều. Sau đây chúng ta cùng nghe một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến vịnh mùa thu. Từ đó các em hãy so sánh với bài Sang thu để thấy sự giống và khác nhau giữa thơ xưa và thơ hiện đại.
- Cảnh hiện lên trong trạng thái nào? Có đặc trưng gì? Hình ảnh con người trong bài thơ? Nghệ thuật miêu tả ? 
- Bài thơ Vịnh mùa thu - Nguyễn Khuyến.
III. Củng cố: 
	- Giáo viên cho học sinh làm bài tập: Điền từ
	- Cho học sinh đọc diễn cảm
	- GV diễn giảng: Bài thơ Sang thu khơi gợi cho em những cảm xúc gì? (Yêu thiên nhiên, thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, phát hiện ra thiên nhiên cũng giống con người, tìm thấy mình trong thiên nhiên)
IV. Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc lòng bài thơ, cảm nhậm về một hình ảnh thơ mà em thích.
	- Sưu tầm những bài thơ viết về mùa thu
	- Soạn bài Nói với con.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_du_thi_giao_vien_gioi_ngu_van_7_tiet_106_song_chet_m.doc