Giáo án giảng dạy Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Giáo án giảng dạy Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Bài : NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

I. Mục đích, yêu cầu:

 1.Mục đích

 -Thấy được nghệ thuật của Huy-go trong việc tạo dựng tình huống đầy kịch tính

 -Khám phá thao tác nghệ thuật mà tác giả sử dụng để xây dựng những tình huống tương phản.

 -Qua hình tượng nhân vật đối lập giữa Gia-ve và Giăng Van- Giăng và diễn diến của tình tiết cảm nhân được thông điệp tình thương mà tác giả gửi gấm.

 2.Yêu cầu:

 a) Đối với giáo viên:

 -Chuẩn bị sách giáo khoa lớp 11 tập hai, sách giáo viên, giáo án.

 b)Đối với học sinh

 -Sách giáo khoa, vở ghi bài .

 -Xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới

II. Phương pháp dạy học

 -Đàm thoại, diễn giải.

III. Tiến tình day học

-Ổn định lớp: 1 phút

-Kiểm tra bài cũ: 4 phút

-Bài mới: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”

-Dẫn dắt

Victo- Huy-go là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Các tác phẩm của ông thể hiện lòng thương bao la đối với những con người khốn khổ. Điều này được thể hiện rõ qua tác phẩm “Những người khốn khổ”. Tác phẩm đượcchia làm nhiều phần có nhiều tình huống tình tiết đầy hấp dẫn, kịch tính làm nổi rõ được tính cách của từng nhân vật. Hôm nay, chúng ta sẽ học đọc trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ”) của Victo- Huy-go.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài : NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
I. Mục đích, yêu cầu:
 1.Mục đích
 -Thấy được nghệ thuật của Huy-go trong việc tạo dựng tình huống đầy kịch tính
 -Khám phá thao tác nghệ thuật mà tác giả sử dụng để xây dựng những tình huống tương phản.
 -Qua hình tượng nhân vật đối lập giữa Gia-ve và Giăng Van- Giăng và diễn diến của tình tiết cảm nhân được thông điệp tình thương mà tác giả gửi gấm.
 2.Yêu cầu:
 a) Đối với giáo viên:
 -Chuẩn bị sách giáo khoa lớp 11 tập hai, sách giáo viên, giáo án.
 b)Đối với học sinh
 -Sách giáo khoa, vở ghi bài.
 -Xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới
II. Phương pháp dạy học
 -Đàm thoại, diễn giải.
III. Tiến tình day học
-Ổn định lớp: 1 phút
-Kiểm tra bài cũ: 4 phút
-Bài mới: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
-Dẫn dắt
Victo- Huy-go là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Các tác phẩm của ông thể hiện lòng thương bao la đối với những con người khốn khổ. Điều này được thể hiện rõ qua tác phẩm “Những người khốn khổ”. Tác phẩm đượcchia làm nhiều phần có nhiều tình huống tình tiết đầy hấp dẫn, kịch tính làm nổi rõ được tính cách của từng nhân vật. Hôm nay, chúng ta sẽ học đọc trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ”) của Victo- Huy-go.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn sách giáo khoa.
Tóm tắt phần tiểu dẫn sách giáo khoa.
GV hỏi: Xácđịnh bố cục cuả đoạn trích và ý của từng phần.
Hoc sinh trả lời, GV góp ý bổ sung.
GV hỏi: Từ câu chuyện ở đoạntrích này theo em nhân vật nào là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”?
GV hỏi: Gia- được miêu tả qua các chi tiết nào? Phân tích những chi tiết đó?
GV hỏi: Khi phát hiện ra Giăng Van –Giăng thì thái độ, hành động của Gia-ve như thế nào?
GV hỏi: Thái độ và cách ứng xử của Gia-ve trước tình mẫu tử thiêng liêng của Phăng-tin?
GV hỏi: Thái độ của Phăng-tin trước cái chết của Phăng-tin như thế nào?
GV hỏi:Nhệ thuật miêu tả của tác giả về lời nói cử chỉ thái độ của Gia-ve có nét gì độc đáo?
GV hỏi: Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn có nết gì dộc đáo?
GV hỏi: Khi biết Gia-ve đến bắt mình Giăng Van –Giăng nói gì với hắn? Điều đó có ý nghĩa gì?
GV hỏi: Đến khi nhún nhường không có hiệu quả, ông đã hành động như thế nào để chống lại Gia-ve?
GV hỏi: Khi Gia-ve đến bắt,Giăng Van –Giăng đã nói gì và giọng điệu như thế nào trước Phăng-tin? Điều đó có ý nghĩa gì?
GV hỏi: Hành động cử chỉ của Giăng Van –Giăng khi Phăng-tin mất? Ý nghĩa của hành động đó?
Ở cuối đoạn trích Giăng Van –Giăng đã thì thầm bên tai Phăng-tin như muốn nói điều gì?
GV hỏi: Ở có một chi tiếtđặc biệt đáng chú ý. Đó là chi tiết nào? Vì sao?
Nội dung bài giảng
I. Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả
 -Victo-Huy-go (1802-1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp.
 -Tác phẩm:
 +Tiểu thyết: “Nhà thờ đức bà Paris” (1831), “Những người khốn khổ” (1862), “Chín mươi ba” (1874).
 +Thơ: “Lá thu” (1831), “Tia sáng và bóng tối” (1840), “Trừng phạt” (1853).
 +Kịch: “Éc-na-ni” (1830)
 2.Tác phẩm Những người khốn khổ
 -Tóm tắt: SGK
 -“Những người khốn khổ” chia làm 5 phần: 
 Phần 1: Phăng-tin	
 Phần 2: Cô-dét
 Phần 3: Ma-ri-uýt
 Phần 4: Tình ca phố Pơ- luy-mê và anh hùng ca phố Xanh-đơ-ni
. 3.Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
 a)Vị trí
 - Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”nằm ở cuối phần thứ nhất.
 b)Bố cục: chia làm 3 phần
 -Phần 1: “Từ đầu.chị rùng mình”: Giăng Van-Giăng chưa mất hết uy quyền.
-Phần 2: “Rồi chị trông thấy.Phăng-tin đã tắt thở”: Giăng Van –Giăng đã mất hết uy quyền.
-Phần 3: Phần còn lại: Giăng Van –Giăng khôi phục uy quyền.
 c)Trao đổi về tiêu đề của đoạn trích:
- Có nhiêu cách lí giải nhưng cách lí giải hợp lí là: Gia-ve đang hống hách với Giăng Van –Giăng bổng nem nép nghe theo. Vậy Giăng Van –Giăng là người cầm quyền khôi phục uy quyền.
II. Đọc hiểu đoạn trích:
 1. Nhân vật Gia-ve:
a) Đối với Giăng Van –Giăng:
 -Giọng nói: Hắn quát: “Mau lên. Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng []. Không còn là tiếng người mà là tiếng thú gầm.”. “Hắn tiến vào giữa phòng và hét lớn: “Thế nào mày có đi không”
 -Cặp mắt: “Hắn phóng vào Giăng Van –Giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt”.
-Hành động: Gia-ve túm lấy cổ áo Giăng Van –Giăng, phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.
Những lời nói cử chỉ hành động của Gia-ve cùng với những lời bình luận kèm theo của người kể đã khắc học rõ bản chất tàn bạo của Gia-ve.
b) Đối với Phăng-tin
-Hắn vùi dập tia hi vọng cuối cùng của Phăng-tin vào ông thị trưởng tức là Giăng Van –Giăng “Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len, không có ông thị trưởng nào cả. Chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van –Giăng! Tao bắt được nó đây này! Chỉ thế thôi.
Trước tiếng kiêu tuyệt vong của Phăng- tin: “Con tôi! Thế nó chưa đến đây”. Vậy mà hắn không chút mủi lòng “Gia-ve giậm chân: Giờ đến lượt con này! Đồ khỉ có câm họng không?”
-Trước cái chết của Phăng –tin, Gia- ve không chỉ dững dưng mà vẫn cứ tàn bạo “Đừng có lôi thôi! Gia-ve pháy khùng hét lên. Tao không đến đây để nghe lí sư. Dẹp những cái đó lại. Lính tráng đang ở dưới nhà. Đi ngay,không thì cùm tay lại”.
 Qua tất cả những hành động cử chỉ đối với Giăng Van –Giăng và Phăng –tin, Gia-ve hiện nguyên hình là một kẻ tàn bạo vô nhân tâm. Tác giả sử dụng lối so sánh ngầm làm cho Gia-ve hiện lên như một con ác thú.
Tác giả kể chuyện một cách khách quan kể đến đâu bình luận đến đó tỏ rõ thái độ câm ghét, khinh bỉ của mình đối với nhân vật.
2.Nhân vật Giăng Van –Giăng
 a) Đối với Gia-ve:
-Giăng Van –Giăng biết Gia-ve đến bắt mình. Để có thể cứu Phăng- tin đang trong cơn nguy kịch không bị sốc thì ông đã nói với Gia-ve “Tôi biết anh muốn nói gì rồi”.
-Muốn nói nhỏ, nói riêng với Gia-ve “Tôi muốn nói riêng với ông câu này. Nhưng điều này chỉ có một mình anh nghe được thôiXin ông ba ngày! Ba ngày để đi đứa con cho người đàn bà đáng thương kia”. Giăng Van –Giăng đã nhún nhường, hạ mình với tên mật thám Gia-ve vì tình yêu thương con người.
-Đến khi nhún nhường không còn hiệu quả với kẻ lòng dạ sắt đá Giăng Van –Giăng đã phải dùng vũ lực. Ông giật gãy thanh sắt của chiếc giường cũ nát, đến bên giường Phăng-tin và quay lại nói với Gia-ve “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”. Sự thật là Gia-ve run sợ. 
 b) Đối với Phăng-tin
 - Khi gia-ve đến bắt, ông nói với Phăng-tin “Cứ yên tâm không phải nó đến bắt chị đâu”. Giọng nói nhẹ nhàng điềm đạm,từ tốn để không làm Phăng-tin bị sốc.
 - Khi Phăng-tin mất, ông “dùng bàn tay đở lấy trán, ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích” “mải miết yên lặng”. Ông thể hiện long thương xót đối với người đàn bà bất hạnh.
 - Ông thì thầm nói nhỏ với linh hồn người đã mất. Có vẻ như ông cầu chúc cho linh hồn Phăng-tin được siêu thoát.Ông như hứa với Phăng-tin phải tìm mọi cách để cứu Cô-dét ra khỏi nhà Te-nác-đi-ê và hứa với chị sẽ chăm lo cho Cô-dét.
 -Chi tiết bà Xem-pli-ơ thấy Phăng-tin cười khi chị đi vào cỏi chết.
 → Một người chết thì không thể ỏ nụ cười nhwngdo bà xúc động khi nhìn thấy thái đô yêu thương của Giăng Van –Giăng dành cho Phăng-tin. Hoặc có thể khi tác giả viết tới đoạn này xúc động trước tình cảm của Giăng Van –Giăng dành cho Phăng-tin và tưởng chừng nhu khuôn mặt Phăng-tin rạng rỡ lên.
 → Ngòi bút lãng mạn của tác giả được thể hiện rõ muốn vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nhữngđiều nên có và sẽ có để cuộc đời này them tót đẹp hơn.
III.Tổng kết 
Qua câu chuyện đầy kịch tính với nhưng hình tượng tương phản, Huy-go muốn gởi tới người đọc một thoog điệp: trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng con người chân hính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bong tối của cường quyền và nhe nhóm long tin vào tương lai.
 4. Dặn dò
- Nắm vững nội dung nghệ thuật của đoạn trích. Hoàn chỉnh bài tâp
- Chuẩn bị bài: Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_ngu_van_11_nguoi_cam_quyen_khoi_phuc_uy_qu.doc