Giáo án Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Năm học 2011 - 2012

Giáo án Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Năm học 2011 - 2012

TUẦN 1:

 TIẾT: 1+2: VH: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 - Lê Anh Trà-

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật

 vẻ đẹp của phong cách HCM : Chọn lọc chi tiết tiêu biểu

- T ừ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận

- Tích hợp: toàn bộ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.

B/ CHUẨN BỊ :

1. GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẩu chuyện về cuộc đời của Bác.

2. HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK

C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs

 

doc 306 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGỮ VĂN 9- HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2011-2012
Ngày soạn: 10/08/2011 Ngày giảng: 15&16 /08/2011
 TUẦN 1:
 TIẾT: 1+2: VH: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 - Lê Anh Trà-
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật 
 vẻ đẹp của phong cách HCM : Chọn lọc chi tiết tiêu biểu 
- T ừ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
Tích hợp: toàn bộ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
B/ CHUẨN BỊ :
GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẩu chuyện về cuộc đời của Bác.
HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Tiến trình các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu
GV: Cho học sinh nêu vài nét về Bác Hồ mà em biết
HS : trình bày
GV: Chốt- chuyển: Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV hướng dẫn cách đọc cho hs : rõ ràng 
chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.đọc mẫu 1đoạn.
- 2 HS: đọc tiếp.
G:? Em hiểu như thế nào “Truân chuyên,hiền 
triết ,thuần đức ”?
HS: Dựa vào SGK
- G:? Văn bản trên viết về vấn đề gì? Vấn đề như vậy thuộc kiểu loại văn bản gì?
? Chủ đề của văn bản này là gì?
? Nhắc lại các chủ đề VBND đã học?
? Phương thức biểu đạt của VB là gì?
HS: lần lượt trả lời
-G:?Văn bản chia làm mấy phần? nội dung 
từng phần ?
- HS: tìm, trả lời
- Lệnh: theo dõi đoạn 1:
- G:? Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa Văn hoá nhân loại ?
- HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu 
 nước năm 1911
- G:? Bác đã làm cách nào để nắm và hiểu được tri thức văn hoá nhân loại ?
- HS: Trả lời
- G? Động lực nào giúp Bác có được kho tri
 thức ấy ?
? Tìm dẫn chứng để chứng minh ?
HS: Tìm, trả lời
-G:? Từ tất cả điều trên , em có nhận xét gì về phẩm chất của Bác ?
- HS:Tự bộc lộ
-G:?Kết quả HCM đã thu dược vốn tri thức như thế nào ?
- HS: kq
-G:? Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây là gì ?
HS: Tự bộc lộ
- G:? Tại sao nói “ Phong cách HCM rất Việt Nam, rất Phương Đông ” ?
-HS:? thảo luận.
- G:? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện ở những khía cạnh nào ? Tìm chi tiết biểu hiện ?
- Hs thảo luận theo bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày
Gv : Nhận xét , bổ sung
- G:?Em hình dung như thế nào cuộc sống các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thời với Bác và đương đại ?
- H: Liên hệ (Họ sống trong giàu sang phú quý, có kẽ hầu người hạ, ăn các món sơn hào hải vị) 
-G:? Em cảm nhận được gì qua lối sống của Bác ?
Hs:
- G:? Hãy giải thích vì sao tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết ?
- Hs : Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà văn hoá dân tộc
-G?Giữa Bác và các vị ấy có gì giống , khác nhau ?
Hs : Tự bộc lộ
GV: Giải thích thêm: Các vị danh nho xưa không màng danh lợi, hư vinh sống cuộc đời ở ẩn để lánh đời, không màng chính sự.
Bác Hồ sống để chiến đấu vì lí tưởng cộng sản, giải phóng nước nhà, tiết kiệm là lo cho dân, cho nước.
- G:? Hãy chỉ ra những nguy cơ ,thuận lợi trong thời kì văn hoá hội nhập này ?
Hs: Tự bộc lộ, liên hệ.
- G:?Thông qua tấm gương của Bác, chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động gì ?
Hs :
-G: ?Hãy nêu vài biểu hiện về lối sống phi văn hoá ?
Hs: Liên hệ - Ăn mặc nói năng , ứng xử
Hoạt động 3: Khái quát
-G:? Nhận xét về cách trình bầy nội dung trong văn bản? Tg sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào mđể làm sáng tỏ nội dung bài?
H: Kq
? Gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK ?
Hs : Đọc
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1.Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
- Chủ đề: Sự hội nhập thế giới và giữ 
gìn bản sắc văn hoádân tộc.
- VB trích trong “ HCM và Văn hoá VN”- Lê Anh Trà
2. Phương thức biểu đạt: TS k/h NL
3. Bố cục :
P1:HCM với sự tiếp thu tinh hoa 
văn hoá nhân loại
P2: Nét đẹp trong lối sống của 
 Bác
P3: Bình luận và KĐ ý nghĩa của
 phong cách HCM.
II/ TÌM HIỂU VĂNBẢN
1.HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn 
hoá nhân loại
 -Hoàn cảnh : Khát vọng tìm đường 
 cứu nước, giải phóng dân tộc
 - Cách tiếp thu :
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
là ngôn ngữ.
 + Thông qua lao động.
 + Tiếp thu có chọn lọc.
 - Động lực : Ham hiểu biết.
 - Kết quả : Vốn tri thức sâu rộng uyên 
thâm , có chọn lọc, dựa trên nền tảng 
 văn hoá dân tộc
-> Tạo nên 1 nhân cách, 1 lối sống rất Phương đông nhưng rất mới, rất hiện đại.
2.Nét đẹp của phong cách HCM
- Nơi ở và nơi làm việc: đơn sơ mộc mạc 
- Trang phục giản dị
- Ăn uống đạm bạc với món ăn dân dã, bình dị 
→ Sd lời bàn luận, so sánh: thấy đc lối sống bình dị nhưng thanh cao & sang trọng.
→Kế thừa và phát huy nhưng nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc. Đây là một cách di dưỡng tinh thần.
3.Ý nghĩa phong cách HCM
- Trong thời kì hội nhập:
+Thuận lợi :Giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại. 
+ Nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại.
-> Tiếp thu có chọn lọc, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
III- TỔNG KẾT
* NT: - Kết hợp giữa kể, phân tích, bàn luận
Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
Nghệ thuật so sánh, đối lập đặc sắc.
Sử dụng từ HV trang trọng.
* Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 4: CŨNG CỐ -DĂN DÒ- HƯỚNG DẪN TỰHOC:
 - GV hệ thống toàn bài
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Sưu tầm một số chuyện về cuộc đời của Bác, tìm hiểu một số từ HV trong đoạn trích.
 - Soạn “ phương châm hội thoại ”
Rút kinh nghiệm:  .
Ngày soạn: 13 /08/2011 Ngày giảng: 17 /08/2011
 TIẾT: 3- TV : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 - HS nắm được hiểu biết cốt yếu về phương châm về lượng và phương châm về chất
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
III/ CHUẨN BỊ :
GV: Soạn giáo án , bảng phụ các đoạn hội thoại 
HS : Trả lời các câu hỏi ở SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1 . Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : KĐ- GT
- Trong giao tiếp có những quy định không nói ra thành lới nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không dù câu nói không mắc lỗi vêềngữ âm, từ vựng, ngữ pháp thì giao tiếp cũng sẽ không thành công, những quy địng đó đợc thể hiện qua các phương châm hội thoại.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
-G:? Nhắc lại Hội thoại là gì?
-H: nhắc lại
- Lệnh : hs đọc ví dụ ở SGK. Cho biết “Bơi” có nghĩa là gì ?
Hs: đọc, trả lời
G:? Từ khái niệm đó theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn hỏi không ?
? Theo em , An muốn hỏi về điều gì ?
Hs : địa điểm
- G:?Vậy với câu hỏi ấy đáng ra Ba phải trả lời như thế nào ?
Hs: 
-G:? Từ đây rút ra bài học gì về nội dung giao tiếp ?
Hs: KL( Chú ý người nghe hỏi cái gì? Ntn? ở đâu?) 
- Gọi hs đọc ví dụ “ Lợn cưới áo mới ”
?Vì sao truyện lại gây cười ? Hãy chỉ ra 2 chi tiết gây cười ?
 Hs : Đọc, trả lời
-G: Vậy cần nói như thế nào để người nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời ?
- Hs : Bỏ đi những nội dung không cần thiết
-G:? Khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì?
- Hs:kl
G: ?Như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng ?
Hs: Dựa vào ghi nhớ 
- G: Cho hs đặt tình huống vi phạm phương châm về lượng 
- Gv nhận xét
- Lệnh: Hs đọc văn bản “ Quả bí khổng lồ ”. Những thông tin trong văn bản có thật không ?
Hs : Không có thật 
-G:? Truyện phê phán điều gì ?
Hs :
-G: ? Khi không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô bạn ấy đi chơi không ?
Hs :
-G:?Vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì ?
Hs:KL
Hoạt động 3: thực hành 
-G Yêu cầu của bài tập 1 là gì ?
Hs : Xác định phương châm về lượng
- GV cho cả lớp làm trong 3p . Sau đó gọi 1 em trả lời, chấm điểm( HS TB)
-Yêu cầu hs làm vào vở . Sau 3p gọi hs lên bảng điền.
(Hs TB)
- G:?Các cách nói trên có vi phạm phương châm hội thoại không ? Đó là phương châm nào ?
Hs : TL-nx
 -G:? Phương châm nào không được tuân thủ ? Hãy chỉ ra chổ vi phạm ?
Hs : hđ đl- TL-nx
H: Hoạt động nhóm- đ d trả lời- nx
G: nx chung
I.PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG 
1- a, VD1 : ( SGK)
Bơi là hoạt động di chuyển dưới nước
Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An
b, NX: Cần nói đúng nội dung yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì giao tiếp cần hỏi.
2. a,VD 2: LỢN CƯỚI ÁO MỚI
Nói thừa nội dung
+ Khoe lợn cưới khi tìm lợn
+Khoe áo mới khi trả lời
 b, NX: Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
 *Ghi nhớ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không thừa không thiếu
II/ PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
1. VD: QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
2. NX: 
Phê phán những người nói sai sự thật, nói khoác 
-> Không nên nói những điều không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực.
*Ghi nhớ : SGK
III/ LUYỆN TẬP
BT1: Phương châm về lượng
a.Thừa từ “nuôi ở nhà” vì gia súc vốn dĩ là vật nuôi ở nhà
b. “2 cánh” vì bản chất con chim luôn có 2 cánh
BT2: điền từ
 a.Nói có sách mách có chứng.
 b.Nói dối
 c. Nói mò d.Nói nhăng nói cuội 
 e. Nói trạng 
 → Vi phạm phương châm về chất
BT3:
Thừa câu “Rồi có nuôi được không”
 → Vi phạm phương châm về lượng
BT4:
a, Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất. Người nói tin rằng những điều mình nói là đúng, muốn đưa ra bằng chứng xác thực để thuyết phục người nghe, nhưng chưa có hoặc chưa kiểm tra đợc nên phải dùng từ chêm xen như vậy.
b, Sd trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng, nghĩa là không nhắc lại những điều đã đc trình bày.
Hoạt động 4/ CŨNG CỐ- DẶN DÒ – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 -Gv hệ thống toàn bài
Học thuộc ghi nhớ
Làm các bài tập còn lại
Đặt các đoạn hội thoại vi phạm 2 phương châm trên, chưa lại cho đúng.
Soạn “ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản ”
Rút kinh nghiệm:  
 ..........................................................................................................
Ngày soạn: 13 /08/2011 Ngày giảng: 19&20 /08/2011
 TIẾT:4- TLV: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 	 TRONG VĂN THUYẾT MINH
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Hiểu được vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM.
 HS biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng, ngoài trình bày giới thiệu còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm cho văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn .
Tạo lập đc VBTM có sd 1 số biện pháp NT.
II/ CHUẨN BỊ :
GV:Soạn giáo án , các đoạn văn có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
HS: Trả lời câu hỏi ở SGK, ôn lại kiến thức về văn TM lớp 8.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ : Văn thuyết minh là gì ? Lập luận là gì ?
Tổ chức các hoạt động: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : KĐ-GT
- Ôn lại kiến thức cũ, gt bài mới	
-G: Như thế nào là văn thuyết minh ?
?Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã học ?
? Văn thuyết minh có những đặc điểm nào ? 
Hs : N ...  bài qua đó giúp các em có kĩ năng làm bài tốt hơn ở những bài kiểm tra sau.
II.Chuẩn bị : Bài làm của HS chấm chữa cụ thể, chi tiết
III.Tiến trình lên lớp
Tổ chức: Sĩ số 9A,B,C
Kiểm tra: Không
Bài mới(40’)
Đề bài( GV hướng dẫn HS xem lại yêu cầu đề bài)(10’)
Câu 1(2đ) Tại sao Nguyễn Thành Long đặt tên cho truyện ngắn của mình là Lặng lẽ Sa Pa
 Câu 2 : Nêu cảm nhận cảu em về nhân vật Phương Định trong truyện “Ngững ngôi sao xa xôi”_ Lê Minh Khuê.
*. Đáp án và biểu điểm
Câu 1: (2đ): Đặt tên truyện ngắn của mình là Lặng lẽ Sa Pa tác giả muốn thể hiện và ca ngợi cách sống cách làm việc cống hiến âm thầm lặng lẽ mà vô cùng cao đẹp của những con người ở mảnh đất Sa Pa, đồng thời tạo nên sự đối lập bất ngờ thú vị, gây hứng thú cho người đọc...
Câu 2:
1. Yêu cầu:
a. Hình thức:
- Bài văn nghị luận về nhân vật văn học
- Bố cục rõ ràng đảm bapỏ sự liên kết
- Lời văn giàu cảm xúc, gợi cảm
b. Nội dung:
- Cảm nhận về Phương Định- nhân vật chính trong “Những ngôi sao xa xôi”-	Lê Minh Khuê.
+ Cô gái Hà Nội mơ mộng, kín đáo và duyên dáng, thích hát hay nghĩ về tuổi thơ và thành phố quê hương.=>Tâm hồn trong sáng, vô tư , giàu ước mơ, thích làm đẹp..
+ Tình đồng chí đồng đội thắm thiết
+ Trong công việc: bình tĩnh, dũng cảm không sợ khó khăn, nguy hiểm, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng hi sinh.( Thể hiện rõ trong lần phá bom)
=> Đó là vẻ đẹp lãng mạn của “Những ngôi sao xa xôi”, thế hệ trẻ VN thời đánh Mĩ hào hùng.
- Thành công nghệ thuật: Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật.
*Biểu điểm:
- Điểm 6: Bài đáp ứng yêu cầu trên, gợi cảm , sáng tạo
- Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên còn mắc vài lỗi diễn đạt-
- Điểm =, <3 : Bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi, tuỳ theo mức độ, GV cho điểm.
II. Nhận xét(20’)
1. Ưu điểm: Một số em đã hiểu yêu cầu của đề bài, phần trắc nghiệm làm rất tốt, phần luận bài làm sâu sắc: Hồng , Bách (9B)
- Một số bài viết trình bày sạch đẹp, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt: Lý 9C, Sỹ, Thạnh(9b), Duyên, Bình (9c)
1. Nhược điểm: 
- Một số bài luận còn sơ sài, văn viết hời hợt, kĩ năng làm bài còn hạn chế: Phương, Lạc, Chí ..(lớp 9C)
- Một số em diễn đạt còn vụng về, chưa biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện, trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt: Thanh , Vi ( 9c) , Thành, Việt, Thi, Thúy (9b)
III. Chữa lỗi cho HS(10’)
GV đưa ra một số lỗi HS hay mắc phải khi làm bài kiểm tra này, hướng dẫn HS sửa lỗi. Tự sửa lỗi cho nhau( diễn đạt, lập luận, chính tả...)
*Kết quả cụ thể
Lớp(SS)
8-10
6,5-7
5-6,4
Dưới 5
9C(30)
9B(34)
4. Củng cố: Nhận xét giờ trả bài kiểm tra.
5. Dặn dò: 
Tiếp tục ôn tập lại các tác phẩm truyện.
Ôn tập Tiếng Việt giờ sau trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
TIẾT 174: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
NS : 5/5/2010
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nhận ra ưu, nhược điểm bài làm của mình, những hạn chế kiến thức phần tiếng việt để từ đó có cách học ôn tập cho phù hợp.
Giúp HS nhận ra mặt được, mặt hạn chế trong kĩ năng làm bài qua đó giúp các em có kĩ năng làm bài tốt hơn ở những bài kiểm tra sau.
II.Chuẩn bị : Bài làm của HS chấm chữa cụ thể, chi tiết
III.Tiển trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3.Bài mới:
I. Đề bài:(10’)
Câu 1:(1đ) Hãy xác định khởi ngữ trong các câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ: “ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc một lần mà bỏ xuống được”
Câu 2(1đ): Gạch chân thành phần biệt lập có trong các câu ở cột A và nêu tên thành phần biệt lập vào cột B
 A (câu)
 B( Tên thành phần biệt lập)
Đây thưa chị, tôi dắt về trả chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.
Có lẽ trong thâm tâm, bác như thầm rằng một tuổi xuân đã qua lầm lỡ rất có thể sẽ lầm lỡ lần nữa.
Trời ơi, chỉ còn 5 phút.
Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt cái giống hoa ngay khi mới màu sắc đã nhợt nhạt.
Câu 3: Chép lại chính xác và giải đoán hàm ý trong 2 câu cuối bài thơ “ Sang thu”( Hữu Thỉnh)(1 điểm)
Câu 4: Cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương( Trong đó thể hiện sự liên kết về hình thức và nội dung)
* Đáp án- Biểu điểm
Phần 1: Trắc nghiệm (3đ)
Câu1: 1đ 
Khởi ngữ: Một bài thơ hay(0,5)
Viết lại đúng (0,5đ)
Câu 2: 1đ
Đây thưa chị( Thành phần gọi đáp)
Có lẽ( Thành phần tình thái)
Trời ơi( Thành phần cảm thán)
Cái giống hoa( Thành phần phụ chú)
( Mỗi ý đúng = o,25 đ)
Câu 3: Chép lại 2 câu thơ( 0,5 đ)
 Giải đoán đúng hàm ý: (0,5 đ)
Câu 4( 7đ)
 * Yêu cầu
Hình thức: Đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ
 Đảm bảo sự liên kết về nội dung và hình thức
 Lựa chọn cách lập luận phù hợp
Nội dung: Cảm nhận nội dung nghệ thuật
Diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác
+ Cảm xúc nghẹn ngào luyến tiếc, diễn đạt theo kiểu Nam Bộ
+ Điệp ước muốn làm=> Nguyện ước hoá thân vào những cảnh vật bên lăng Bác, đặc biệt là cây tre trung hiếu=> Kết cấu đầu cuối tương ứng-> Hàng tre của dân tộc
 * Biểu điểm:
Điểm6-7: Đáp ứng yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc
Điểm 4-5: Đáp ứng cxác yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt, lời văn còn khô khan
Điểm <4 Chưa đạt yêu cầu trên, tuỳ theo từng mức độ cho điểm.
II. Nhận xét: (20’)
1. Ưu điểm : Phần lớn các em làm tốt phần trắc nghiệm, xác định đúng các thành phần biệt lập, hàm ý trong 2 câu cuối bài Sang thu
- Một số em đã biết vận dụng khởi ngữ và các thành phần biệt lập vào tạo lập phần luận: Lý, Duyên, Bình, Diệu, Linh( 9c)
 Hồng, Thảo, Nhiễm, Sỹ, Bách(9b)
2. Nhược điểm: - Nhiều em chưa biết vận dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập vào bài luận, một số bài luận phân tích còn sơ sài: Hà Vi, Lạc, Phương( 9c)
- Một số em diễn đạt còn vụng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả :9C: Chí, Thanh, Mạnh, Dung
III. Chữa lỗi cho HS(10’)
GV hướng dẫn HS sửa một số lỗi , Hướng dẫn các em tự sửa lỗi của mình, cho bạn
Kết quả cụ thể
Lớp(SS)
8-10
6,5-7
5-6,4
Dưới 5
9B(34)
9C(30)
s4. Củng cố: Thu bài, nhận xét giờ làm bài
5. Dặn dò:
- Ôn tập phần TV
- Chuẩn bị giờ sau luyện tập viết hợp đồng 
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
 ( Trích Truyện Kiều- nguyễn Du) 
Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật qua 1 đoạn trích.
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích nhân vật phản diện
Giáo dục hs biết phê phán những thế lực chà đạp lên số phận con người
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: KĐ- GT
? Hãy cho biết vì sao Thuý Kiều phải bán mình?
? Quyết định ấy dẫn đến điều gì?
- Đến cuộc mua bán - dưới hình thức vấn danh-> khúc dạo đầu của cuộc đời 15 năm phiêu bạt của Kiều.
Hoạt động2: Đọc- Hiểu văn bản
- Gv giới thiệu vị trí đoạn trích : Khi Kiều bán mình chuộc cha, MGS đến mua Kiều , câu 623
- Gọi hs đọc văn bản,gv nhận xét cách đọc của hs
- Hs : Đọc 
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các chú thích : 2,7,8,9 
- G:?Trong đoạn trích có những nhân vật nào?
Hs : MGS và Kiều
- G:? Cách ăn nói của MGS có gì đáng chú ý ?
- Hs :TL 
- G:?MGS được tác giả miêu tả diện mạo ra sao ? 
- Hs : TL
- G:?Em có nhận xét gì về bề ngoài đó 
- Hs :NX
- G;? Ngững người hầu của anh ta được miêu tả như thế nào?
- G:?Cử chỉ của tay họ Mã được miêu tả qua câu thơ nào ?
Hs : 
- G:?Ngồi “Tót ” là ngồi như thế nào ?
- Hs : Nhảy lên
- GV lưu ý : Ghế trên là ghế dành cho người lớn, người có địa vị. Vậy mà MGS không cần giữ gìn cứ nhảy lên ngồi đó
- G:?Qua từ “Tót ” em có nhận xét gì về cử chỉ của MGS ?
Hs : NX
Liên hệ: lễ ăn hỏi ngày nay.
- G: Nói thêm: chân dung, cử chỉ của MGS đc miêu tả = 4 từ đặc sắc: nhẵn nhụi, bảnh bao, tót, sỗ sàng.
- Lệnh : đọc “ đắn đo tường”
-G:? Tác giả đã chọ lọc từ ngữ nào để miêu tả MGS?
? bộc lộ bản chất gì ? 
Hs : thảo luận theo bàn 
 - Sau đó gọi đại diện các bàn trình bày, gv nhận xét , bổ sung, chốt ý
- G:? Tại sao y lại nói năng văn vẻ như vậy? điều đó có gì mâu thuẫn với cử chỉ, hành động lời nói trước đó không?
-H: NX
- G:? Kết quả của cuộc mua bán như thế nào?
? Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả ? 
Hs : 
GV : Chỉ với từ tót, cò kè, ND đã lột trần bản chất giả dối, bất nhân của một bề ngoài trau chuốt bóng loáng. Đó là biệt tài dung ngôn ngữ của ND
-G:? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để đặc tả MGS? S2 nhân vật chính diện?
_ H: S2
 - nhân vật chính diện: bút pháp ước lệ
- nhân vật phản diện: bút pháp hiện thực.
- Lệnh: đọc đoạn nói về Kiều?
-G:? Trong cuộc mua bán này , TK có vai trò gì ? 
- Hs : Là một món hàng
- G:?Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh TK ?
- Hs : Tìm
+ Nỗi mình, nỗi nhà
+ Thềm hoa một bước lệ hoa mấy ..
+ Ngại ngùng dợn gió , e sương
+ Ngừng hoa.. mặt dày
+ Nét buồn như cúc điệu gầy như mai
- G:?Nhận xét về tâm trạng của TK lúc này ?
Hs :NX
 GV phân tích thêm : đau khổ vì tình duyên dang dở, gia đình bị vu oan, Tk đau đớn tái tê như chết lặng đi, mặc cho bà mối vén tóc bắt tay, mặc cho MGS cân đo đong đếm
Hoạt động3: Khái quát
- Hs thảo luận . Sau 2p đại diện các nhóm trình bày.Gv nhận xét bổ sung:
? Tấm lòng nhân đạo của tác giả trong đoạn trích này thể hiện như thế nào ?
? Qua đoạn trích em hiểu gì về con người trong xã hội cũ ?
- Hs :Người có tiền bất nhân, buôn người, người phụ nữ bị chà đạp
- Gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK
I. Tìm hiểu chung : 
a. Vị trí : Phần 2:
Khi Kiều bán mình chuột cha, MGS đến mua Kiều , từ câu 618-652
II. Phân tích :
1, Nhân vật MGS : 
- Ngôn ngữ : Hỏi tên, rằng :
 Hỏi quê, rằng : 
→ Ngôn ngữ của kẻ vô học: Cộc lốc , vô lễ , cậy tiền
- Diện mạo : + Ngoại tứ tuần
 + Mày râu nhãn nhụi 
 + Áo quần bảnh bao 
→Chải chuốt lố lăng không hợp với độ tuổi.
- Đầy tớ: Lao xao-> lộn xộn, láo nháo, không tôn trọng gia chủ.
- Cử chỉ : Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
-> Rất nhanh nhẹn nhưng bất lịch sự-> thói quen của kẻ vô học.
- Cuộc mua bán:
 Đắn đo cân sắc cân tài
 Ép cung cầm nguyệt, thử bài..
 Cò kè bớt một thêm hai
+ Mã cân, đong, đo đếm, so đi tính lại-> Kiều như một món hàng=> Bản chất con buôn dần bộc lộ. 
 + “ Sính nghi xin dạy”-> dở giọng lễ phép, khách sáo-> buồn cười, lố bịch. 
- Sd từ láy: cò kè-> Bộc lộ bản chất con buôn keo kiệt, lưu manh xảo quyệt.
* NT : Ngôn ngữ đặc sắc lột tả được bản chất của nhân vật= Bút pháp tả thực-> MGS là một kẻ giả dối, vô học, 1 tên lưu manh thô bỉ, một tay buôn người lão luyện.
2, Hình ảnh Thuý Kiều : 
- TK là một món hàng đem bán
Cử chỉ: ngại ngùng
 Thái độ: rụt rè, hổ thẹn trong lòng
-> Sd bút pháp ước lệ, h/a ẩn dụ → Tâm trạng buốn sầu, tủi hổ, đau đớn tái tê, dáng điệu tiều tuỵ.
III- Tổng kết
1. Giá trị nhân đạo:
- Tác giả bày tỏ thái độ Khinh bỉ , căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp con người
- Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước số phận con người bị vùi dập, chà đạp 
2.Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện: gọn, mạch lạc
- NT miêu tả nhân vật phản diện= bút pháp tả thực đặc sắc.
Ghi nhớ (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 20122013.doc